Hôm nay,  

Thời Sự Trong Tuần

15/05/202000:00:00(Xem: 1506)
THOI-SU-TRONG-TUAN-01-rev

Các nhân viên cửa hàng Apple và nhân viên an ninh sửa soạn cho khách hàng vào tiệm tái mở cửa hôm 13 tháng 5 năm 2020 tại thành phố Charleston thuộc tiểu bang South Carolina. Các khách hàng được kiểm tra nhiệt độ và được yêu cầu mang khẩu trang khi ở trong tiệm. Apple cũng tái mở cửa nhiều địa điểm tại Idaho, Alabama, và Alaska sau đợt đóng cửa vì đại dịch. (Photo Getty Images)

 
Trong khi toàn cầu đã chứng kiến việc sút giảm số người bị truyền nhiễm và thiệt mạng từ vi khuẩn corona và đã bắt đầu tái mở cửa sinh hoạt kinh tế, thì ngay tại trung tâm đầu não chỉ huy cuộc chiến chống đại dịch là Tòa Bạch Ốc lại bùng lên làn sóng lây lan trong các viên chức lãnh đạo y tế do tiếp xúc với một vài nhân viên Bạch Ốc làm cho dư luận công chúng và báo chí truyền thông trong tuần qua đặc biệt chú ý theo dõi. 
 
Mỹ Báo Động Tin Tặc TQ Tấn Công Đánh Cắp Tài Liệu Vi Khuẩn Corona

THOI SU TRONG TUAN 02
Tin tặc TQ tấn công các bệnh viện, phòng thí nghiệm, công ty dược phẩm Mỹ để đánh cắp tài liệu về thuốc chích ngừa và điều trị vi khuẩn corona.
 
Washington -- Bộ Nội An Hoa Kỳ và FBI đã đưa ra “tuyên bố công khai” hôm Thứ Tư, 13 tháng 5 năm 2020 cảnh báo rằng Trung Quốc đang mở nhiều cuộc tấn công tin tặc để đánh cắp tài liệu vi khuẩn corona liên quan đến thuốc chích ngừa và điều trị từ các cơ chế nghiên cứu và các công ty dược phẩm Hoa Kỳ, gọi đó là “mối đe dọa nghiêm trọng,” theo CNN tường trình cho biết.

Việc cảnh báo chung từ FBI và lực lượng mạng của Bộ Nội An, CISA, cảnh báo “các tổ chức nghiên cứu COVID-19 là mục tiêu tấn công bởi Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc (PRC). Các lãnh vực chăm sóc sức khỏe, dược liệu và nghiên cứu làm việc đáp ứng COVID-19 tất cả nên cảnh giác họ đang là các mục tiêu hàng đầu của hoạt động này và nên thực hiện các bước cần thiết để bảo vệ các hệ thống của họ.”

Thông báo nói trên làm trầm trọng them sự cáo buộc bởi chính phủ Hoa Kỳ rằng TQ đang lợi dụng đại dịch để thực hiện các cuộc tấn công mạng đáng kể vào các cơ chế quan trọng chống lại vi khuẩn.

Thông báo đã không đưa ra bất cứ bằng chứng nào về việc dính dáng của TQ.

Cảnh báo hôm Thứ Tư đến giữa lúc nhiều căng thẳng tiếp tục leo thang giữa Washington và Bắc Kinh với 2 bên đều đưa ra những lời lẽ cay cú về việc giải quyết đại dịch của mỗi bên.

Các bệnh viện, các phòng thí nghiệm nghiên cứu, các nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe và các công ty dược phẩm đều bị tấn công, theo các viên chức cho biết, và Bộ Y Tế -- giám sát Trung Tâm Kiểm Soát và Ngăn Ngừa Bệnh Tật Hoa Kỳ (CDC) – đã bị tấn công gia tăng mỗi ngày, theo một viên chức biết rõ về các cuộc tấn công trước đó nói với CNN.

Bộ Tư Pháp nó rằng họ đặc biệt quan ngại về các cuộc tấn công bởi những tin tặc TQ nhắm vào các bệnh viện và phòng thí nghiệm Hoa Kỳ.
 
Los Angeles Giữ Lệnh Ở Trong Nhà Tới Tháng 7, BS Fauci Cảnh Báo Trước Thượng Viện Tái Mở Cửa Sớm Sẽ Làm Dịch Bệnh Tái Phát
 
LOS ANGELES – Thị Trưởng thành phố Los Angeles hôm Thứ Ba, 12 tháng 5, đã đạp thắng từ sự quả quyết của giám đốc y tế của ông rằng lệnh ở trong nhà tại thành phố lớn thứ 2 nước Mỹ sẽ kéo dài ít nhất tơi tháng 7, sau khi những lời tuyên bố đó đã khiến các cư dân thất vọng, theo Reuters cho biết.

Phát biểu bởi Giám Đốc Y Tế Quận Los Angeles Barbara Ferrer, được báo Los Angeles Times tường trình, đến trong khi các thành phố lớn và tiểu bang khác ở Mỹ bắt đầu nới lỏng các hạn chế được đưa ra nhiều tuần trước trong lúd đối diện với đại dịch vi khuẩn corona.

“Tôi muốn tái khẳng định với mọi người bởi vì tôi nghĩ có nhiều hoảng hốt khi những hàng tin lớn nói rằng tất cả chúng ta sẽ ở trong nhà trong 3 tháng nữa trong khi điều đó không đúng,” theo Thị Trưởng Eric Garcetti nói với CNN trong một cuộc phỏng vấn.

“Tôi nghĩ, hoàn toàn đơn giản, bà ấy nói rằng chúng ta sẽ không tái mở cửa toàn bộ Los Angeles và có lẽ bất cứ nơi nào tại Mỹ, mà không có bất cứ sự bảo vệ hay bất cứ lệnh y tế nào trong vòng 3 tháng tới. Tôi nghĩ chúng ta đều biết nói sẽ ngay cả lâu hơn 3 tháng,” Garcetti cho biết.

Thống Đốc California Gavin Newsom cho biết hôm Thứ Ba rằng các nhà hàng tại nhiều nơi của tiểu bang có thể bắt đầu cho phép thực khách ăn đêm theo điều kiện được điều chỉnh và rằng những thương xá mua sắm ngoài trời có thể mở cửa để đặt mua và tới lấy.

Các văn phòng làm việc tại nhiều nơi trong tiểu bang cũng có thể mở cửa với một số hạn chế, theo Newsom cho biết trong cuộc họ báo thường ngày. Nhưng ông vẫn chưa cho mở cửa các tiệm nail salons, tiệm xâm hình hay phòng tập thể dục.

Trong khỉ đó hôm Thứ Ba, chuyên gia bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Bạch Ốc Anthony Fauci nói với Quốc Hội rằng việc gỡ bỏ phong tỏa vi khuẩn corona có thể tạo đợt lây lan mới của dịch bệnh, mà hiện đã giết chết hơn 80,000 người Mỹ và làm thiệt hại nặng nề kinh tế Hoa Kỳ.

Fauci, giám đốc Viện Về Bệnh Dị  Ứng và Truyền Nhiễm Quốc Gia, nói với một ủy bang Thượng Viện Hoa Kỳ rằng dịch vi khuẩn corona vẫn chưa được kiểm soát tại nhiều khu vực của nước Mỹ.

“Tôi nghĩ chúng ta đang đi đúng hướng, nhưng đúng hướng không có nghĩa là chúng ta có cách kiểm soát tất cả sự lây lan,” theo Fauci cho biết trong cuộc điều trần kéo dài 3 tiếng rưỡi đồng hồ.

Ông thúc giục các tiểu bang phải theo các đề nghị của những chuyên gia y tế để chờ các dấu hiệu, gồm việc giảm số bị truyền nhiễm mới, trước khi tái mở cửa.

Ngoài ra, Thống Đốc New York Andrew Cuomo nói rằng tiểu bang của ông cần 61 tỉ đô la trong gói kích cầu liên bang để giúp tái mở của kinh tế. Ông kêu gọi Quốc Hội và TT Trump ủng hộ dự luật giải quyết các thiếu hụt tài trợ.

Trong khi đó tại Quận Cam thuộc miền Nam California đang chứng kiến các trường hợp bị lây vi khuẩn corona hàng tuần gia tăng, nhưng các viên chức y tế thì nói điều này không nhất thiết phải là do đám đông người tụ tập tại các bãi biển trong quận hôm 25 và 26 tháng 4 gây ra.

Quận Cam xác nhận 441 trường hợp mới bị lây COVID-19 từ ngày 20 tới 26 tháng 4, với con số nhảy vọt tới 664 trong tuần kế tiếp và 787 trong tuần sau đó.  

Tính tới Thứ Tư, 13 tháng 5, Quận Cam đã có 3,602 trường hợp bị lây, với 62 người thiệt mạng.

Toản tiểu bang California hiện có 67,939 trường hợp bị lây, với 2,770 người thiệt mạng.

Tại Hoa Kỳ hiện có hơn 1.4 triệu trường hợp bị lây, với hơn 83,000 người thiệt mạng.

Trên toàn cầu hiện có 4,308,055 trường hợp bị lây, với 294,155 người thiệt mạng.
 
Hạ Viện Công Bố Dự Luật Trợ Cấp 3,000 Tỉ MK Cho Tiểu Bang Và Trả Trực Tiếp Cho Dân Mỹ Thêm $1,200, Sẽ Bỏ Phiếu Vào Thứ Sáu Tuần Này
 
Các nhà lập pháp Dân Chủ tại Hạ Viện hôm Thứ Ba, 12 tháng 5 đã công bố một gói trợ giúp dịch vi khuẩn corona trị giá 3 ngàn tỉ đô la -- gồm một đợt gửi tiền trực tiếp đến người Mỹ -- được đặt ra để làm nhẹ đi các ảnh hưởng của đại dịch đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe và nền kinh tế Mỹ.

Các nhà lãnh đạo Dân Chủ công bố Hạ Viện sẽ bỏ phiếu về dự luật khổng lồ vào Thứ Sáu tuần này, khiến cho các thành viên chỉ có chưa tới 3 ngày để suy nghi về dự luật dày gần 2,000 trang.

Chủ Tịch Hạ Viện Nancy Pelosi đã bênh vực cho tốn kém này tại Tòa Nhà Quốc Hội hôm Thứ Ba.

“Chủ tịch Quỹ Dự Trữ Liên Bang đã bảo chúng tôi phải ‘nghĩ lớn’ bởi vì lãi suất là quá thấp,” theo Pelosi cho biết. “Chúng tôi cố tình sử dụng lãi suất thấp đó để trợ giúp người dân Mỹ. Chúng tôi phải nghĩ lớn cho người dân hiện nay, bởi vì nếu chúng tôi không, thì sẽ thêm nhiều người mất mạng sau này. Không làm gì cả là tốn kém nhất.”

Ngay dù dự luật có thông qua tại Hạ Viện vào Thứ Sáu thì con đường cũng bị đóng lại tại Thượng Viện, nơi mà các nhà lập pháp Cộng Hòa cho biết nhiều lần rằng họ không thấy cần thiết đối với gói trợ giúp khẩn cấp khác.

Theo bản tóm tắc của dự luật, gói tài trợ sẽ cung cấp 1 ngàn tỉ đô la cho các chính quyền tiểu bang, địa phương và bộ lạc. Trong số đó thì 500 tỉ đô là sẽ tới các tiểu bang.

Nó sẽ gồm một vòng thứ hai gửi trực tiếp $1,200 cho một người trong mỗi gia đình, và lên tới 46,000 cho một gia đình.

Gói tài trợ cũng gia hạn các phúc lợi thất nghiệp, bảo đảm $600 tiền thất nghiệp liên bang hàng tuần sẽ tiếp tục cho đến tháng 1 năm 2021. Tiền trả thất nghiệp 4600 hiện nay sẽ hết hạn vào tháng 7.

Nó cũng cấp 175 tỉ đô la vào quỹ mới để trợ giúp những người thuê nhà và chủ nhà với tiền trả thuê nhà hàng tháng và tiền trả nợ nhà.

Dự luật cũng sẽ thiết lập “Qũy Anh Hùng” 200 tỉ đô la cho những công nhân làm việc nơi tuyến đầu quan trọng, bảo đảm những công nhân đó là những người gặp rủi ro đến mạng sống qua đại dịch nhận được tiền thiệt hại.

75 tỉ đô la sẽ dành cho việc thử nghiệm, theo dõi người tiếp xúc, và các biện pháp cô lập.

Dự luật cũng tài trợ cho chương trình cho vay tiểu thương với 10 tỉ đô la khác cho các khoảng trợ cấp khẩn cấp qua chương trình Economic Injury Disaster Loan.
 
Vũ Hán Và 1 Thành Phố Khác Báo Cáo Các Trường Hợp Mới Bị Lây Corona Gây Lo Ngại Đợt Lây Lan Mới
 
Hai nhóm người bị lây vi khuẩn corona mới tại TQ đã được báo cáo cách xa nhau hàng trăm dặm, gây sợ hãi về một đợt truyền nhiễm ở phạm vi rộng lớn khác.

Hôm Chủ Nhật, Ủy Ban Y Tế Quốc Gia đã báo cáo 17 trường hợp chẩn đoán lây vi khuẩn corona mới, là số cao nhtâ trong vòng 2 tuần lễ, và liên tiếp 2 ngày tăng 2 con số, theo Reuters cho biết, hôm 12 tháng 5.

14 trường hợp tại Shulan, thành phố với hơn 700,000 dân gần biên giới Nga và Bắc Hàn. Tất cả từ một phụ nữ 45 tuổi làm việc tại ty công an với không có lịch sử đi đây đi đó hay tiếp xúc với một người bị bệnh nào.

Chính quyền đã tái xếp hạng Shulan là vùng co nguy cơ cao. Chính quyền đã đóng cửa những nơi công cộng, với các cư dân được bảo phải ở trong nhà trừ “các hoàn cảnh đặc biệt.”

Thị Trưởng thành phố Shulan là Jin Hua cho biết hôm Thứ Hai rằng thành phố nằm trong tình trạng phong tỏa cho đến cuối tháng 5 và việc thử nghiệm cho người dân gia tăng.

Cách đó nhiều trăm dặm tại Vũ Hán, nơi đã từng là trung tâm dịch bệnh vi khuẩn corona, 6 trường hợp mới được báo cáo vào cuối tuần qua, theo ABC News. Tất cả đều ở quận Sammin có 5,000 dân.

5 trường hợp được báo cáo hôm Chủ Nhật là cao nhất kể từ ngày 11 tháng 3.
 
Nam Hàn Có Nguy Cơ Tái Bùng Phát Dịch; Nga Nới Lỏng Phong Tỏa
 
Cuối tuần trước, một người đàn ông Nam Hàn 29 tuổi đã đến 5 hộp đêm tại Hán Thành, nơi ông tham dự tiệc với khoảng 7,200 người khác. 5 ngày sau – cùng ngày Nam Hàn nới lỏng các biện pháp giữ khoảng cách xã hội – ông đã thử nghiệm với dương tính Covid-19, trở thành người bị truyền nhiễm tại địa phương đầu tiên trên toàn quốc trong 4 ngày.

Theo các viên chức y tế Nam Hàn, gần 80 trường hợp Covid-19 mới được liên kết với lây lan của người đàn ông nói trên tại khu phố Itaewon. Và hôm Thứ Hai, 11 tháng 5, các viên chức tuyên bố thêm 35 người khác bị lây – là cao nhất trong vòng 1 tháng – trong đó 29 trường hợp có thể đã xuất phát từ 5 hộp đêm.

Do kết quả đó, Đô Trưởng Hán Thành Park Won-soon hôm Thứ Bảy đã ra lệnh tất cả nhà hàng và câu lạc bộ đều phải đóng cửa. “Sự cẩu thả có thể đưa tới việc bùng phát trong truyền nhiễm,” theo ông cho biết.

Trong khi đó tại Nga, TT Putin đã nởi lỏng các biện pháp kiểm soát vi khuẩn corona hôm Thứ Hai ngay dù toàn quốc báo cáo một ngày nữa với số trường hợp bị lây Covid-19 cao kỷ lục. Nga đã có 11,656 trường hợp mới hôm Chủ Nhật, nâng tổng số người bị lây lên 221,344. Moscow vẫn là trung tâm đại dịch tại Nga với hơn một nửa số người bị nhiễm và thiệt mạng.

Tại Hoa Kỳ, Thống Đốc New York Andrew Cuomo tuyên bố rằng tiểu bang bị thiệt hại nặng nề nhất sẽ bắt đầu tái mở cửa vào Thứ Sáu tuần này. 3 khu vực trong tiểu bang sẽ bắt đầu tái mở cửa vào ngày 15 tháng 5. Đó là Finger Lakes, Southern Tier và Mohawk Valley.

Cuomo cho biết những khu vực đó đã đáp ứng 7 số liệu sẽ được dùng để quyết định khi nào nới lỏng các hạn chế thích đáng.

Cuomo cũng tuyên bố rằng một số cơ sở kinh doanh “có nguy cơ thấp” có thể tái mở cửa vào Thứ Sáu này. Đây là những ngành gồm nghề làm cảnh quang và làm vườn, các hoạt động giải trí ngoài trời ít nguy cơ như tennis và các rạp chiếu phim ngồi trong xe xem.

Trong khi đó tại Quận Los Angeles chiếm hơn một nửa tổng số tử vong và gần một nửa trường hợp bị lây tại California. Hơn 2,700 người thiệt mạng trên toàn tiểu bang, và gần 68,000 người đã được xác nhận bị truyền nhiễm. Số trường họp bị lây gia tăng gồm 134 phụ nữ mang thai.

Có 3,614 nhân viên chăm sóc sức khỏe và cấp cứu là những người tiếp xúc với người bệnh. 20 nhân viên chăm sóc sức khỏe đã thiệt mạng, gồm 14 người làm việc trong các cơ sở y tá chuyên môn hay trợ sinh.

Các bãi biển Quận Los Angeles đã bị đóng từ cuối tháng 3 tái mở cửa vào Thứ Tư tuần này với một số điều lệ. Trượt sóng, bơi, chạy bộ và đi bộ được phép. Đạp xe, chơi bóng chuyền, ngồi, tắm nắng và hội họp sẽ bị cấm.

Hơn 70% kinh tế của tiểu bang California đã tái mở cửa với các điều chỉnh, theo Thống Đốc Newsom cho biết hôm Thứ Hai.
 
Tình Báo Đức: Giám Đốc Tổ Chức WHO Bị Tập Cận Bình Ép Không Đưa Ra Cảnh Báo Toàn Cầu Về Sự Lây Lan Vi Khuẩn Corona
 
Chủ Tịch TQ Tập Cận Bình được báo cáo đã gây áp lực với giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) trong tháng 1 để không đưa ra cảnh báo toàn cầu về sự lây lan của vi khuẩn corona.

Báo Đức Der Spiegel, trích thuật tin tình báo từ cơ quan tình báo quốc gia, Bundesnachrichtendienst (BND), báo cáo áp lực đến trong ngày 21 tháng 1 kêu gọi nhà lãnh đạo WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus.

BND phỏng đoán hành động của TQ là để che giấu thông tin làm mất từ 4 tới 6 tuần lễ chống COVID-19.

WHO bác bỏ tuyên bố như là “không có cơ sở và không đúng sự thực.”

“Bác sĩ Tedros và Chủ Tịch Tập đã không nói trong ngày 21 tháng 1 và họ đã không bao giờ điện đàm. Những báo cáo không chính xác như thế làm xao lãng các nỗ lực của WHO và thế giới để chấm dứt đại dịch COVID-19,” theo tổ chức này viết twitter cho biết như thế.

WHO cũng nói rằng TQ đã xác nhận việc lây nhiễm từ người qua người với cơ quan y tế Liên Hiệp Quốc hôm 20 tháng 1 và WHO đã “công bố” 2 ngày sau đó mà “tài liệu thu thập… cho thấy rằng việc truyền nhiễm từ người sang người đã diễn ra tại Vũ Hán.”

TT Trump đã lên án TQ che giấu thông tin quan trọng về vi khuẩn với thế giới, gồm việc không báo cáo chính xác con số người bị lây nhiễm.

Liên quan đến đại dịch, bản tin của CNN hôm Chủ Nhật cho biết Thủ Tướng Anh Boris Johnson đã kêu gọi người dân trở lại làm việc nếu họ không thể làm việc từ nhà, trong khi ông phác họa việc tái mở cửa từ từ nền kinh tế.
 
Giám Đốc CDC, BS Fauci, Ủy Viên FDA: Đều Tự Cách Ly
 
Bác Sĩ Robert Redfield, lãnh đạo Trung Tâm Kiểm Soát và Ngăn Ngừa Bệnh Tật Hoa Kỳ (CDC), sẽ tự cách ly trong 2 tuần sau khi ông đã tiếp xúc với một người tại Bạch Ốc mà người đó đã thử nghiệm dương tính với Covid-19, theo một phát ngôn viên của CDC xác nhận với CNN.

Báo Washington Post đưa tin trước nhất về việc này.

“Giám Đốc CDC Bác Sĩ Robert Redfield đã được xác định có tiếp xúc với nguy cơ thấp hôm 6 tháng 5 với một người tại Bạch Ốc mà người đó bị lây COVID-19. Ông hiện cảm thấy bình thường, và không có triệu chứng gì. Ông sẽ làm việc qua hệ thống viễn thông trong 2 tuần tới,” theo một phát ngôn viên cho biết như thế.

Các viên chức sẽ không xác định người mà BS Redfield tiếp xúc là ai. Tuy nhiên, Katie Miller, thư ký cho PTT Pence, đã thử nghiệm dương tính hôm Thứ Sáu. Bà ấy được biết thường có mặt trong các cuộc họp của lực lượng chống vi khuẩn corona của Bạch Ốc.

Phó tham vụ báo chí Bạch Ốc Judd Deere từ chối xác nhận tin nói rằng Redfield sẽ tự cách ly, nhưng ông cho biết bác sĩ của Tổng Thống và các viên chức làm việc tại Bạch Ốc “tiếp tục làm việc chặt chẽ để bảo đảm mọi đề phòng được thực hiện để bảo vệ Tổng Thống, gia đình TT và toàn bộ Bạch Ốc được an toàn và khỏe mạnh.”

Bác Sĩ Stephen Hahn, ủy viên Cơ Quan FDA, cũng đã bắt đầu tự cách ly hôm Thứ Sáu sau khi tiếp xúc với một người tại Bạch Ốc mà người đó đã thử nghiệm dương tính.

Trong khi đó, Bác Sĩ Anthony Fauci, lãnh đạo Viện Các Bệnh Dị Ứng và Truyền Nhiễm Quốc Gia, đã vào “cách ly vừa phải” sau khi tiếp xúc với một nhân viên Bạch Ốc là người đã thử nghiệm dương tính với vi khuẩn corona, theo CNN cho biết hôm Thứ Bảy, 9 tháng 5.

Bác Sĩ Fauci, thành viên chính của lực lượng chống vi khuẩn corona của Bạch Ốc, nói với cơ quan truyền thông rằng ông muốn làm việc từ nhà và đeo khẩu trang 14 ngày sau khi tiếp xúc “nguy cơ thấp” với một nhân viên.

Tiếp xúc nguy cơ thấp có nghĩa ông “đã không ở quá gần với một người đã thử nghiệm dương tính trong thời gian khi mà người đó được biết bị lây vi khuẩn,” theo Jake Tapper của CNN tường trình.

Trong lúc mong muốn tái mở cửa toàn quốc, TT Trump đối diện thách thức của việc tạo niềm tin cho người Mỹ rằng sẽ là an toàn để trở lại sở làm việc. Nhưng vài ngày qua đã cho thấy ngay cả chinh nơi làm việc của tổng thống cũng không an toàn với vi khuẩn corona.
 
1 Phụ Nữ Gốc Á Đi Bộ Tại San Francisco Đã Bị Một Phụ Nữ Lạ Mặt Tấn Công Kỳ Thị Bằng Lời Đòi Đuổi Về Nguyên Quán
 
Một cư dân thành phố San Francisco đã đối diện với việc sách nhiễu chống người gốc Á trong khi dẫn chó đi bộ đã lên tiếng, thúc giục những người làm chứng tình trạng bài ngoại như vậy thì hãy ra tay giúp đỡ.

Amanda Law, 36 tuổi, sinh viên cao học tại Đại Học San Francisco State University, nói rằng cô lúc đó đi gần Đường Great Highway vào tháng trước khi một người phụ nữ đến gần cô để hỏi tại sao cô không ở trong nhà. Law nói với NBC Asian America rằng cô đã ghi hình lại sự kiện để bảo vệ.

Trong video, người phụ nữ có thể được nhìn thấy đi bộ hướng tới máy thu hình, hỏi tại sao Law “không trở về nguyên quán,” khi người qua đường bước đi và nói với người phụ nữ đó đừng sách nhiễu cô. Video cho thấy người phụ nữ kia tiếp tục đi tới máy thu hình.

“Người Mỹ nói rằng chúng tôi không muốn bô ở đây,” theo người phụ nữ đó nói sau đó trong video. “Đó l à lý do tại sao chúng tôi đã bầu cho TT Trump.”
Law cho biết ít nhất từ 5 tới 6 người đã can thiệp, và rằng cô đã cảm ơn điều đó.

“Tôi là như thế, ‘Cảm ơn Thượng Đế’. Bởi vì tôi lúc đó, tôi đã bị dồn vào đường cùng. Tôi đã không có chỗ khác để đi,” theo cô Law cho biết.
Cô cũng đã ủng hộ cho những người làm chứng việc sách nhiễu do bài ngoại đã can thiệp.

“Hãy cảnh gaíc điều này sẽ xảy ra, bảo đảm bạn biết cách để giải quyết khi nó xảy ra, và nếu bạn đi bộ ngang qua và bạn thấy người nào đó bị sách nhiễu, thì hãy can thiệp bởi vì, bạn biết đó, bạn sẽ thực sự giúp đỡ để bảo vệ người đó,” Law phát biểu như thế.

Người Mỹ gốc Á Châu đã báo cáo con số vụ tấn công vì bài ngoại gia tăng, cả bằng lời nói và hành động chân tay, trong đại dịch vi khuẩn corona. Các tổ chức bất vụ lợi và các viên chức chính quyền đã mở các đường dây phản ứng với thành kiến đối với người Mỹ gốc Á Châu để báo cáo các sự kiện bài ngoại, và các nhà lãnh đạo quốc hội đã lên án sự kỳ thị chủng tộc liên quan đến vi khuẩn corona.

Ty Cảnh Sát San Francisco đã xác nhận trong một email rằng một báo cáo cảnh sát được lập hồ sơ. Trong một thông báo, họ nói rằng một người phụ nữ vô danh đã đến gần nạn nhân vào bắt đầu chửa tục tĩu do chủng tộc của nạn nhân. Ty cảnh sát cũng nói rằng trong khi lời tục tĩu đã thốt ra là “đáng ghét,” nó đã không thành lập tội thù ghét.
 
1 Người Mỹ Gốc Á Bị 1 Ông Kẹp Cổ Tống Ra Khỏi Tàu Điện Ở New York
 
Một y tá người Mỹ gốc Á Châu đang đi trên một tàu điện ngầm tại New York hôm Chủ Nhật khi một ngưiờ đàn ông đến gần và nói ra lời kỳ thị, theo cảnh sát nói với NBC News.

Theo cảnh sát, người đàn ông đã dùng cổ tay và vai kẹp lấy người y tá và cố đẩy người y tá ra khỏi tàu điện.

“Nè thằng Trung Quốc kia, mày bị truyền nhiễm rồi,” người đàn ông nói thế, theo cảnh sát cho biết. “Mày cần tới xe khác. Tao sẽ đánh chết thằng TQ này.”

Người y tá cỡ 30 tuổi đã không bị thương và từ chối việc chăm sóc y tế, theo NBC News, trong khi nghi can nọ đã bỏ chạy.

Lực Lượng Chống Tội Phạm Thù Ghét của Sở Cảnh Sát New York đang điều tra về sự kiện trên, theo NBC News cho hay.

Sự kiện này đến trong lúc Người Mỹ Gốc Á và Cảc Đảo Thái Bình Dương trên toàn nước Mỹ đang đối diện với sự gia tăng sách nhiễu và tấn công do kỳ thị chủng tộc.

Chỉ riêng trong tháng qua, nhóm Stop AAPI Hate đã nhận được gần 1,500 báo cáo về các sự kiện chống người Á Châu, từ việc sách nhiễu bằng lời nói tới tấn công bằng tay chân, theo Manjusha Kulkarni, giám đốc Hội Đồng Chính Sách và Kế Hoạch của Người Mỹ Gốc Á Châu Thái Bình Dương, nói với báo Business Insider trong tháng 4.

Vào ngày 21 tháng 4, hơn hai chục Thượng Nghị Sị Dân Chủ đã ký lá thư gửi Tổng Thống Donald Trump bày tỏ lo ngại về sự gia tăng tội phạm sách nhiễu và tấn công chống lại người Mỹ gốc Á giữa cơn đại dịch COVID-19.

Lá thư nhấn mạnh rằng các viên chức công quyền cần “phải chống lại niềm tin sai lầm rằng có bất cứ mối liên kết nào giữa vi khuẩn và chủng tộc của một người.”

Việc sử  dụng chữ “Chinese virus” và “Wuhan virus,” được đưa ra trong truyền thông bảo thủ và bởi chính tổng thống, có thể góp phần vào sự kỷ thị chống lại người Mỹ gốc Á và các thành viên của cộng đồng AAIP, theo các vị dân cử viết trong lá thư nói trên.
 
Vụ Án Hồ Duy Hải Bị Xử Tử Hình: Nhiều Điều Bất Hợp Lý Trong Điều Tra, Thiếu Bằng Chứng Phạm Tội

THOI SU TRONG TUAN 03

Anh Hồ Duy Hải đã bị giữ y bản án tử hình trong cuộc tái xử của Hội Đồng Thẩm Phán Tòa Án Nhân Dân Tối Cao Việt Nam hôm 8 tháng 5. Mẹ của anh đã không ngừng vận động kêu cứu con bà suốt 13 năm.(nguồn: Đài RFA)

Hồ Duy Hải bị xử giữ y án tử hình dù vụ án còn nhiều chi tiết nghi ngờ chưa được điều tra tường tận và thiếu bằng chứng, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 8 tháng 5 năm 2020. Bản tin RFA cho biết chi tiết sự việc như sau.
Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao Việt Nam vào ngày 8 tháng 5 tuyên giữ nguyên bản án tử hình đối với anh Hồ Duy Hải tại phiên xử theo thủ tục giám đốc thẩm bắt đầu từ ngày 6 tháng 5 vừa qua.

Truyền thông Nhà nước Việt Nam loan tin cho biết Hội đồng Thẩm phán gồm 17 người thống nhất bác kháng nghị của Viện trưởng Viện Kiểm Sát Nhân dân Tối cao, giữ nguyên bản án mà hai tòa sơ thẩm và phúc thẩm tuyên đối với anh Hồ Duy Hải.

Tin dẫn tuyên bố của Hội Đồng Thẩm Phán rằng vào những thời điểm quan trọng, anh Hồ Duy Hải luôn nhận tội. Hội đồng này cho rằng hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm kết án anh Hồ Duy Hải về tội cướp tài sản, giết người là có căn cứ, không oan sai. Tội giết người bị xử tử hình và tội cướp tài sản bị tuyên 5 năm tù là đúng pháp luật.

Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao thừa nhận dù quá trình điều tra, xét xử có một số thiếu sót, nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án.
Luật sư của anh Hồ Duy Hải trong nhiều năm qua từng trưng ra những chứng cứ cho thấy những bất hợp lý trong quá trình điều tra như con dao và cái thớt gây án được mua từ chợ về để làm vật chứng; rồi dấu vân tay tại hiện trường không khớp, chưa xác định được; hai nghi phạm khác trong vụ án mạng không được điều tra làm rõ…

Vụ giết hai nữ nhân viên bưu điện Cầu Voi ở ấp 5, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, Long An tại nơi làm việc xảy ra hồi ngày 13 tháng 1 năm 2008.  Ngay sau đó, thanh niên Hồ Duy Hải, sinh năm 1985, ở Long An bị bắt giữ và bị tuyên án tử hình dưới tội danh “giết người, cướp tài sản” tại cả hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm.

Hơn 12 năm qua, bản thân Hồ Duy Hải và gia đình đã kêu oan. Thân nhân tử tù này nộp đơn đến các cấp chính quyền từ địa phương đến trung ương và đại biểu quốc hội.

Ủy ban Tư pháp của Quốc hội từng kêu gọi Chính quyền tỉnh Long An điều tra lại vụ án vì cho rằng việc xét xử vụ án đã không diễn ra đúng các trình tự pháp luật, và thiếu bằng chứng.

Năm 2014, TAND tỉnh Long An cho biết sẽ tổ chức thi hành bản án tử hình đối với Hồ Duy Hải. Tuy nhiên, Văn phòng Chủ tịch nước yêu cầu tạm dừng thi hành án để xem xét kỹ lại vụ án này.

Hồi cuối tháng 11 năm 2019, Viện KSND Tối cao ban hành quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, đề nghị xóa bỏ toàn bộ các bản án trước đó đối với tử tù Hồ Duy Hải để điều tra lại.

Trước đó vào cuối tháng 10 năm 2019, Tổng thư ký Ân xá quốc tế Na Uy - John Peder Egenaes đã  ký tên và gửi thư đính kèm cùng với chữ ký của hơn 25.500 người quan tâm đến Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, kêu gọi hủy án tử hình cho Hồ Duy Hải; đồng thời kêu gọi một quy trình tái xét xử công bằng cho Hồ Duy Hải.
 
Hồng Kông: Biểu Tình Chống Chính Quyền Tái Phát Nhiều Tuần Lễ Qua
 
Những người biểu tình đã làm gián đoạn tại Hồng Kong khi hàng trăm người tụ tpậ tại nhiều trung tâm mua sắm để kêu gọi độc lập và từ chức của nhà lãnh đạo được Bắc Kinh hậu thuẫn.

Thành phố TQ bán tự trị này năm ngoái đã bế tắc nhiều tháng vì các cuộc biểu tình bạo động được kích động bởi việc đệ trình dự luật dẫn độ hiện đã bị bãi bỏ. Các cuộc biểu tình sau đó đã chuyển thành phong trào ủng hộ dân chủ, nhưng nhiều cuộc bắt bớ rộng lớn và đại dịch vi khuẩn corona đã làm lắng dịu trong những tháng gần đây.

Nhưng với sự thành công kềm chế truyền nhiễm COVID-19 của Hồng Kông, đã có sự hồi sinh trong các cuộc biểu tình chống chính quyền trong những tuần lễ qua.

Các nhóm biểu tình nhỏ đã xâm nhập vào ít nhất 8 trung tâm thương mại trong ngày Chủ Nhật, 10 tháng 5, khiến cho cảnh sát chống bạo loạn đã vào cuộc và phân tán đám đông những người hoạt động và mua sắm trong Ngày Lễ Mẹ.

Ít nhất 3 người đã bị bắt trong lúc nhiều nhóm cảnh sát thực hiện trạm kiểm soát và theo dõi.
 
Mỹ Đưa 2 Tàu Chiến Vào Biển Đông Để Thách Thức TC, VN Có Thể Kiện TQ Ra Tòa Quốc Tế
 
BIỂN ĐÔNG -- Mỹ đã đưa 2 tàu chiến vào vùng biển đang có căng thẳng giữa Mã Lai và Trung Cộng trên Biển Đông, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 9 tháng 5. Bản tin RFA cho biết chi tiết vụ việc này như sau.

Hải quân Hoa Kỳ vừa điều hai tàu chiến đến tuần tra gần khu vực căng thẳng giữa Trung Quốc và Malaysia ở Biển Đông. Trang tin của Học viện Hải quân Hoa Kỳ - USNI trích lời của giới chức Hải quân Hoa Kỳ cho biết như vậy hôm 8/5.

Đây là lần thứ hai trong vòng 1 tháng, Hoa Kỳ điều tàu chiến đến khu vực Biển Đông, thách thức Trung Quốc.

Trong lần triển khai mới nhất, Hải quân Mỹ đã điều tàu USS Montgomery và USNS Cesar Chavez đến gần khu vực tàu khoan dầu West Capella đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia vào hôm 7 tháng 5. Hải quân Trung Quốc trong nhiều tuần qua đã điều tàu chiến và hải cảnh đến gần khu vực này.

Vào cuối tháng 4 vừa qua, Hoa Kỳ cũng điều tàu tuần dương có tên lửa dẫn đường là USS Bunker Hill, tàu USS America và tàu USS Barry đến tập trận gần khu vực tàu Hải dương địa chất 8 của Trung Quốc hoạt động ở vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia.

Hôm 8/5, Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ là Đô đốc John Aquilino đã ra tuyên bố khẳng định cam kết của Mỹ trong việc duy trì trật tự theo luật quốc tế ở Biển Đông, đảm bảo tự do hàng hải theo luật ở khu vực này.

“Đảng Cộng sản Trung Quốc cần chấm dứt việc bắt nạt các nước Đông Nam Á trong các hoạt động khai thác dầu khí và đánh bắt cá”, tuyên bố viết.

Liên quan đến tình hình Biển Đổng, một bản tin khác của Đài RFA hôm 8 tháng 5 cho biết rằng CSVN có thể sớm kiện TQ ra tòa quốc tế về vấn đề Biển Đông. Bản tin RFA cho biết tiếp như sau.

Tác giả David Hutt trên Asia Times ngày 07/05/2020 có bài phân tích về việc chính phủ Hà Nội đang cân nhắc việc kiện Bắc Kinh trước một tòa án trọng tài quốc tế về vấn đề Biển Đông.

Tựa đề bài viết của tác giả David Hutt là “Vietnam may soon sue China on South China Sea”, tạm dịch "Việt Nam có thể sớm kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông". Theo đó, Hà Nội được cho là đang chuẩn bị hồ sơ kiện lên tòa trọng tài quốc tế chống lại yêu sách chủ quyền Biển Đông phi lý của Bắc kinh. Đây có thể là phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc ngày càng đe dọa và quấy rối trên tuyến đường hàng hải tranh chấp.

Các nhà quan sát tình hình Biển Đông tin rằng Hà Nội có thể nộp đơn kiện giống Philippines đã làm trước đây và đã thắng. Sau 4 năm nộp đơn, tháng 7/2016 Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye đã ra phán quyết khẳng định Trung Quốc không có quyền lịch sử về đường lưỡi bò 9 đoạn mà Bắc Kinh sử dụng để đòi hỏi chủ quyền gần 90% diện tích Biển Đông. Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện và tuyên bố không chấp nhận phán quyết, vốn không có cơ chế buộc phải thực thi.

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu Đông Nam Á nói về việc này với RFA tối 8/5/2020:

“Trung Quốc tìm hiểu luật pháp quốc tế rất rõ nên họ không tham gia tranh tụng vụ kiện của Philipines ngay từ đầu, cho nên họ coi phán quyết năm 2016 là độc lập và đơn phương. Họ coi thế nên họ không nhận. Hành xử không công nhận là hợp pháp, tức họ có quyền không công nhận. Nhưng không công nhận không có nghĩa Trung Quốc có thể hành xử ngược lại phán quyết đó. Phán quyết có giá trị vĩnh viễn."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Dữ liệu nghiên cứu mới cho thấy những người thợ móng tay—chủ yếu là phụ nữ Việt Nam, dân nhập cư và tị nạn—đang bị trả lương quá thấp dưới mức tối thiểu và bị xếp loại nghề nghiệp sai chỗ tràn lan, điều này làm suy yếu khả năng bảo vệ quyền lợi lao động của họ tại nơi làm việc. Ngoài ra, chủ tiệm—phần lớn điều hành các tiệm nail gia đình nhỏ lẻ—không nhận được giải trình về luật lao động hợp với ngôn ngữ và văn hóa của họ. Những kết quả báo cáo đã ghi trong dự luật AB 2444, một dự luật mới được Dân biểu Tiểu bang California Alex Lee (AD 24) đệ trình vào ngày 13 tháng 2 năm 2024 để thực thi các yêu cầu về giáo dục trong ngôn ngữ và tinh tế trong văn hóa cho thợ và chủ tiệm nail.
Vừa đúng thời điểm mọi người nghỉ kỳ Spring Break vào Tháng Ba này, một trong những quần thể hồ tắm phong thái resort rộng nhất tại một trong những cơ sở resort/casino lớn nhất trong nước sẽ mở cửa đón tiếp mùa vui đùa trong nước vào Thứ Hai, 11 Tháng Ba. Năm nay, khách vui chơi hồ tắm mọi nơi đều sẽ có thể tới tận hưởng môi trường như-một-ốc-đảo của The Cove, với diện tích rộng bằng năm sân football. Ban Quản Lý khu The Cove của Pechanga Resort Casino thực hiện thẻ dùng trong ngày cho những vị khách không-thuê-phòng-khách sạn và để những vị này được thuê 'lều - cabana' cùng 'giường nằm - daybed'.
Đã quá lâu, việc dạy kèm và trợ giúp làm bài tập về nhà đã nằm ngoài tầm với của nhiều học sinh và gia đình ở California. Sự phân chia giữa những người có thể tiến lên trong xã hội và những người chỉ có thể mơ ước về điều đó thường dẫn đến một nền tảng giáo dục không bình đẳng cho học sinh. Nhằm đem quyền lợi và cơ hội bình đẳng cho học sinh, thư viện địa phương của quý vị hiện đang cung cấp miễn phí dịch vụ dạy kèm và hỗ trợ làm bài tập về nhà trực tuyến HelpNow cho học sinh California!
Quần jean xanh là một trong những trang phục cổ điển và quan trọng trong thế giới thời trang. Nhưng đây cũng là một trong những sản phẩm tạo ra tác động môi trường lớn nhất trong ngành này. Hàng tỷ sản phẩm từ vải denim được sản xuất mỗi năm, và giá trị của thị trường denim toàn cầu đã đạt 63.5 tỷ MK vào năm 2020. Để tạo ra loại trang phục cổ điển này, các nhà sản xuất phải sử dụng chất nhuộm màu chàm (indigo) để tạo ra màu xanh lam đặc trưng của jean. Chất nhuộm chàm ban đầu được chiết xuất từ cây cỏ, nhưng do nhu cầu sử dụng đồ jean ngày càng tăng trong thế kỷ 20, thuốc nhuộm chàm tổng hợp (synthetic indigo) đã được phát triển và được sử dụng phổ biến cho đến ngày nay.
Tháng 2 năm 2024, việc đóng cửa tạm thời Darien Gap – đoạn đường đầy nguy hiểm băng qua 66 dặm rừng rậm nối liền Nam Mỹ và Trung Mỹ – đã tạm thời ngăn chặn một trong những tuyến đường di cư đông đúc nhất ở Bán cầu Tây. Điều này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của Darien Gap đối với một nhóm nhỏ nhưng ngày càng tăng - những người phụ thuộc vào con đường này để đến Hoa Kỳ: di dân từ Trung Quốc.
Giám đốc tình báo của Israel sẽ tham gia vào cuộc đàm phán về lệnh ngừng bắn tại Qatar hôm thứ Sáu (22/3); trong khi đó, Hoa Kỳ sẽ đệ trình một nghị quyết lên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nhằm yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức ở Gaza, nhằm gia tăng áp lực lên Israel, theo Reuters.
Mexico đã đệ trình một bản tường trình lên tòa án, bày tỏ sự ủng hộ đối với quan điểm của Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ về việc phản đối dự luật SB4 của Texas, theo Reuters.
Nếu nói một cách ngắn gọn nhất, thì tui sẽ nói như thế này: Hình như Mai là cuốn phim Việt Nam hay nhất với tui từ trước đến giờ thì phải. Còn nếu nói dài thì nói luôn là tui coi phim Việt Nam không nhiều. Hồi nhỏ không có gì coi thì tivi chiếu gì coi đó, trong đó có phim VN. Sao mà nó cứ chầm chậm, lây lất. Ngột ngạt. Nặng nề. Đến lúc diễn viên có thể nói nhanh hơn một chút, cuộc sống chuyển động lẹ hơn một chút, thì tui lại thấy sao những gì mà người ta nói, người ta làm, người ta sống cứ như ở một thế giới nào đó mà tui không tồn tại, nó cứ giả giả gượng gượng như "plastic". Rồi thì cũng đến lúc tui được xem nhiều cuốn phim Việt Nam hay ho hơn, tử tế hơn trong các lần VAALA tổ chức Đại hội điện ảnh Việt Film Fest. Nhưng bàng bạc trong đó, vẫn cứ thấy lẩn quẩn một nỗi gì khó diễn tả lắm. ‘Bi ơi, đừng sợ!’ (mặc dù tui coi tui sợ muốn chết), ‘Trăng nơi đáy giếng’, ‘Song Lang’,… nhiều quá không nhớ hết tựa… ‘Mai’ thu hút tui từ cảnh đầu tiên...
Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ hôm thứ Năm đã công bố dự luật chi tiêu trị giá 1,2 nghìn tỷ USD, đã được Bạch Ốc và Quốc hội đồng thuận, đồng thời được lập ra để duy trì hoạt động của chính phủ cho đến tháng 9/2024.
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho biết, các chuyến bay trực thăng đã bắt đầu chở công dân Hoa Kỳ rời khỏi Port-au-Prince, thủ đô của Haiti. Chuyến bay đầu tiên đã vận chuyển hơn 15 người đến Santo Domingo ở Cộng hòa Dominica. Biện pháp này được tổ chức bởi chính phủ Hoa Kỳ, nhằm giúp công dân Hoa Kỳ rời khỏi Haiti trước tình hình bạo lực ngày càng gia tăng, theo Reuters.
Thống đốc Quỹ Dự Trữ Liên Bang (FED) Jerome Powell cho biết các chỉ số lạm phát gần đây tuy ở mức cao nhưng không ảnh hưởng đến việc giảm dần áp lực giá cả trong nền kinh tế Hoa Kỳ. Do đó, FED vẫn sẽ tiến hành kế hoạch cắt giảm lãi suất ba lần trong năm nay. Powell cũng khẳng định rằng sự tăng trưởng kinh tế vẫn sẽ tiếp tục vững mạnh, theo Reuters.
Sản xuất chậm để tăng chất lượng. Giám đốc tài chính (CFO) của Công ty Boeing Brian West tiết lộ hôm thứ Tư rằng nhà sản xuất phi cơ sẽ hạn chế sản xuất mẫu 737 trong vài tháng tới để "củng cố" chất lượng của mẫu này. Phát biểu tại Hội nghị Công nghiệp Toàn cầu của Bank of America (BofA) ở London, West giải thích điều đó có nghĩa là Boeing sẽ không sản xuất 38 chiếc phi cơ 737 như thường lệ. Ngoài ra, ông khẳng định Boeing sẽ không “vội vàng” hay “đi quá nhanh” với quy trình kiểm tra chất lượng.
Tối Cao Pháp Viện (TCPV) Hoa Kỳ đã quyết định cho phép một đạo luật của Texas có hiệu lực, bác bỏ nỗ lực ngăn chặn của chính quyền Tổng thống Joe Biden. Luật này được hậu thuẫn bởi Đảng Cộng Hòa, cho phép các cơ quan thực thi pháp luật của tiểu bang bắt giữ những người bị nghi ngờ là di dân vượt biên trái phép vào Hoa Kỳ, theo Reuters.
Một công dân Canada đang sinh sống ở Trung Quốc đã bị bắt giữ tại Hoa Kỳ, với cáo buộc đánh cắp bí mật thương mại của nhà sản xuất xe điện Tesla rồi âm mưu bán thông tin, nhưng gặp phải cảnh sát chìm, theo Reuters.
Khoảng đầu tháng 04 năm 2024, Hoà thượng GIỚI ĐỨC-MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH Sư Trưởng HUYỀN KHÔNG SƠN THƯỢNG HUẾ VIETNAM sẽ vân du hoằng hoá ở Hoa Kỳ và Thầy sẽ lưu trú tại miền nam California từ ngày 05 đến 12 tháng 04 nam 2024 Nhân dịp này, Thầy muốn gặp gỡ những vị thiện hữu tri thức, quý phật tử hữu duyên
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.