Hôm nay,  

Khoa Học Gia Cảnh Báo: Vi Khuẩn Corona Ngày Càng Biến Dạng Và Nguy Hiểm Hơn

05/05/202019:08:00(Xem: 5342)

 

Theo một nghiên cứu mới của các nhà khoa học tại Phòng Thí Nghiệm Quốc Gia Los Alamos, các nhà khoa học đã xác định được một giống mới của vi khuẩn corona đã khống chế trên toàn thế giới và dường như dễ lây truyền hơn các phiên bản lan truyền trong những ngày đầu của đại dịch COVID-19.

Biến dạng mới này đã xuất hiện vào tháng 1 tại Châu Âu, di chuyển nhanh tới Bờ Biển Miền Đông của Hoa Kỳ và đã là giống khống chế khắp thế giới kể từ giữa tháng 3, theo các nhà khoa học viết như thế.

Cộng vào sự lây lan nhanh hơn, nó có thể làm con người dễ bị tổn thương với đợt truyền nhiễm thứ hai sau đợt đầu với dịch bệnh, theo phúc trình cảnh báo.

Phúc trình dày 33 trang đã được phổ biến hôm Thứ Năm tuần trước bởi BioRxiv, là trang mạng mà các nhà nghiên cứu dùng để chia xẻ nghiên cứu của họ trước khi nó được xem, một nỗ lực chay đua họp tác với các nhà khoa học đang làm việc để tìm ra thuốc chích ngừa và điều trị COVID-19. Nghiên cứu đó phần lớn dựa vào kết quả di truyền của các giống trước và có thể không có hiệu quả đối với loại mới.

Đột biến được xác định trong phúc trình mới ảnh hưởng đến các gai nhọn khét tiếng xấu hiện nay ở bên ngoài của vi khuẩn corona, cho phép nó xâm nhập vào các tế bào hô hấp của con người. Các tác giả của phúc trình cho biết họ cảm thấy "cần khẩn cấp cảnh báo sớm" để thuốc chủng ngừa và thuốc điều trị đang được phát triển trên toàn thế giới sẽ có hiệu quả chống lại giống đột biến.

Theo phúc trình, bất cứ nơi nào có giống mới xuất hiện, nó đã nhanh chóng lây nhiễm cho nhiều người hơn nhiều so với các giống trước đó xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc và trong vài tuần, đây là giống duy nhất phổ biến ở một số quốc gia. Sự thống trị của giống mới so với những giống trước của nó chứng tỏ rằng nó dễ lây nhiễm hơn, theo phúc trình, mặc dù chính xác tại sao vẫn chưa được biết.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.