Hôm nay,  

Giới thiệu Tuồng Kim Vân Kiều Nam Bộ!

30/04/202015:41:00(Xem: 3542)
Giới thiệu  Tuồng Kim Vân Kiều Nam Bộ!
 
Nguyễn Văn Sâm

 

 

Học giới để ý tới truyện Kiều đều biết tác phẩm nầy có nhiều phó phẩm, nào là tuồng hát bội Kiều, tuồng chèo Kiều, thơ Vịnh Kiều, thơ Xử Án Kiều, Kim Vân Kiều Ca, Kim Vân Kiều Diễn Ca, Túy Kiều Phú… và hàng trăm bài thơ lẫy Kiều nhiều cách ngắn dài, kể cả có người viết lại toàn thể truyện Kiều và thay những chữ ông ta cho là khó hiểu để tạo nên một bản văn Kiều mới mà ông cho rằng có tánh cách dân tộc hơn. Đặc biệt phó phẩm viết theo toàn bộ các sự kiện trong truyện Kiều bằng một thể loại văn học khác hẵn để phú hợp với sự thưởng thức của một vùng miền mới phải kể đến nhiều tuồng Kiều.

 

Trong số các tuồng do Thư Viện Hoàng Gia Anh Quốc tặng Phủ Quốc Vụ Khanh Việt Nam Cộng Hòa dưới thời cụ Chánh Trí Mai Thọ Truyền có hai (02) tuồng Nôm Kim Vân Kiều:

1.  Tuồng hát bội có tựa là Phong Tình Lục Thúy Kiều Thực Sự, gồm ba hồi dài 116 trang đôi. Mỗi hồi bắt đầu bằng hai câu thơ tóm lược chung cả hồi.

Hồi thứ nhứt thì là:

                              Tảo mộ Thúy Kiều mộng Đạm Tiên, tự tình oan trái,

                             Thám hoa Vương thị phùng Kim Trọng, đính ước lương duyên.

                        Hồi thứ hai thì là:

                             Thúy Kiều mãi thân thục phụ tội, Lâm Truy quận đệ nhất thanh lâu.

                             Hoạn Thư đố kỵ xuất gia vọng, Thai Châu địa ngộ mưu Bạc Hạnh.

                        Hồi Thứ ba là:

                             Thai Châu Thúy Kiều phùng Từ Hải, oán nghĩa báo minh.

                             Tiền Đường Kim Trọng kiến Giác Duyên, ân tình tái hợp.

2.  Cũng là tuồng hát bội nhưng có khuynh hướng lai hát chèo, ít tiểu đối, ít những cách nói đặc trưng của tuồng như thán, loạn, tán, vãn, bài…, tựa đề là Thù Thế Tân Thanh, gồm 6 tiết, cũng theo đúng tình tự sự kiện xảy ra trong truyện Kiều. Tuồng nầy có thêm nhiều đoạn bình luận, và nhứt là dùng rất nhiều câu Kiều nguyên văn, không thay đổi gì. Giá trị văn chương không nhiều như quyển trên nhưng cùng có tính chất mang sắc thái vùng miền từ những từ ngữ được dùng.           

Đây là hai tuồng chắc chắn do nho sĩ Miền Bắc viết. Ta chỉ gặp các từ ngữ riêng của Miền Bắc mà không gặp từ ngữ đặc biệt của Nam Bộ. Cả hai tuồng đều thuộc về tuồng văn, nhiều lời, khó ăn khách và hình như chưa bao giờ được trình diễn. Đó là loại tuồng để đọc hơn là tuồng để diễn vì sẽ không ăn khách.

 

Hai tuồng Kiều Nam Bộ chắc chắn do người Miền Nam viết ra, chưa từng được giới thiệu với học giới, còn ở dạng chữ Nôm đã có số phận lạc loài lâu nay.

  1. Tuồng Kim Vân Kiều Tập, bản Phi Long, khắc ván năm Ất Hợi (1875).

Hồi 1: Thanh Minh tiết, Kim Lang phùng thục nữ.

            Hoạn nạn thời Vương thị ngộ ma đầu.

Hồi 2: Thúc thủ bất tài không lụy giai nhân ma chiết,

            Thúy vô ý hạnh ngộ sử khách châu di.

Hồi 3: Hàng Châu phủ tiến binh Từ Hải dư hàng nguy kế,

Tiền Đường giang tiên đảo túy hỷ sự trùng viên.

Đặc biệt bản nầy hiện một thư viện ở Paris còn giữ được một bản giấy (ký hiệu Q. 80167) có con dấu chữ 張明記 (Trương Minh Ký) thiệt to, cho biết trước đây ông Trương Minh Ký là sở hữu chủ. Chắc chắn là ông dùng nó trong việc giới thiệu bản quốc ngữ in năm 1896 của mình.

 

  1. Tuồng Kiều do Cao Đĩnh Hưng, chép tay, 1942.

Nguyên bản Nôm còn tồn tại đến ngày nay do một gia đình cố cựu ở An Giang tặng Viện Đại Học An Giang thập niên đầu thế kỷ 21. Bút tích trên trang bìa tập sách cho biết người viết bản chữ Nôm là ông là Cao Đĩnh Hưng, năm 1942. Không có chữ nào cho biết đây có phải là tên tác giả hay tên người sao chép. Tôi thiên về giả thiết cho rằng ông Cao Đĩnh Hưng là người sao chép hoặc là người phiên âm ngược từ bản quốc ngữ của Trương Minh Ký với những sửa đổi nho nhỏ thành một bản Nôm mà chúng tôi nghĩ rằng đây là tuồng Kiều Nam Bộ có giá trị nhứt và dùng bản nầy để giới thiệu, phiên âm.

Tuồng gồm 3 hồi nhưng không có hai câu thơ tóm tắt như bình thường ở tuồng hát bội hay tiểu thuyết chương hồi.

Nhìn chung hai tuồng Kiều Nam Bộ nầy văn chương lưu loát, đi theo đúng diễn biến sự kiện trong tác phẩm của Nguyễn Du. Đọc thầm cũng rất thích thú, giúp hiểu thêm điển tích trong nguyên tác Đoạn Trường Tân Thanh, trong khi đọc chúng ta hồi ức về những câu thơ tương đồng trong truyện Kiều thì sự thưởng thức tăng thêm bội phần thú vị.

 

Ngoài 4 tuồng Kiều Nôm nói trên, chúng ta còn có một tuồng Kiều bằng Quốc ngữ do Trương Minh Ký sao lục, nhà in Rey et Curiol ở Sàigòn in năm 1896. Bản nầy cũng gồm 3 hồi, nội dung tương tợ như hai bản Nôm Nam nói trên, được in theo lối liên tục lời của từng nhơn vật, không xuống dòng ở chỗ tiểu đối, không xuống dòng ở những nhóm từ chuyển câu, chuyển ý, nhấn mạnh nên chỉ có 72 trang.

Hồi 1:  Thanh minh tiết Kim lang phùng thục nữ.

             Hoạn nạn thì, Vương thị ngộ ma đầu.

Hồi 2:  Thúc Sanh bất tài, không lụy giai nhân ma chiết.

             Thúy Kiều vô ý hạnh ngộ quý khách châu triền.

Hồi 3:  Hàng Châu phủ tấn binh, Từ Hải ngộ tao ngụy kế,

             Tiền Đường giang tiêu kiếp, Thúy Kiều hỷ đắc đoàn viên.

Cũng nên biết thêm rằng ngày xưa sự in khắc khó khăn nên người yêu văn chương chữ nghĩa thường chép lại tác phẩm của người khác mà mình thấy ưa thích với mục đích để sau nầy đọc lại hay lưu truyền cho con cháu. Sự chép qua lại nhiều tầng khiến tên tác giả bị mất - ngoài lý do rất thường là ngay trên bản chánh cũng không có tên tác giả vì tác giả không muốn để tên mình trên tác phẩm do nhiều nguyên nhân.  Người chép dầu có đề tên mình trên bản văn chăng nữa thì cũng chỉ có công sao chép. Qua thời gian, hay qua nhiều lần sao qua chép lại, tên tác giả bị mất đi, cái tên của người chép, tên người có công giới thiệu bản văn tới độc giả gần như được coi là tên người sáng tác, người sanh thành tác phẩm đó.

Ngay cả việc phiên chuyển từ bản Nôm ra quốc ngữ cũng vậy, có quá nhiều nhà nghiên cứu liệt kê những quyển mà ông Trương Vĩnh Ký chép ra quốc ngữ dưới thể loại tác phẩm của Trương Vĩnh Ký, coi như Trương Vĩnh Ký là tác giả. Đặc biệt toàn bộ thơ bình dân do ba nhà xuất bản ở Chợ Lớn khoảng tròm trèm một thế kỷ trước (2020) là Phạm Văn Thình, Phạm Đình Khương, và Thuận Hòa những người chép ra quốc ngữ các bản Nôm xưa - với những chữ đọc, sửa tùy tiện- thường không đề tên người sáng tác nguyên thủy mà đề tên của mình, dầu là tên thật hay là tên hiệu. Chuyện đã trở thành xưa cũ, kẻ hậu học nầy chỉ nhắc lại sự kiện, không có ý trách cứ ai, mỗi thời có những quan niệm khác nhau về nhiều vấn đề của thời đại mình và cách thế họ ứng xử rất lạ lùng đối với cái nhìn của người thời đại khác. Mà chuyện văn chương thì quan niệm đổi thay ngày càng nhiều!

Thời nay làm chuyện kỳ khôi nầy – phiên chuyển từ bản văn quốc ngữ sang chữ Nôm - mới đáng trách.

Cất công  đi tìm hiểu rằng: (1) ông Cao Đĩnh Hưng chép lại một bản Nôm của người khác, (2) ông phiên chuyển từ một bản quốc ngữ sang chữ Nôm hoặc là (3) ông tự sáng tác ra bản tuồng Kim Vân Kiều bằng chữ Nôm mà chúng ta đang có trong tay sẽ không còn quan trọng và cũng chẳng cần thiết chút nào nếu chúng ta nhìn tất cả những tác phẩm văn chương bằng cái nhìn tổng thể nền văn học của một thời kỳ tại một vùng đất đặc biệt nào đó thay vì nhìn đó là công trình của một cá nhân rồi cố gắng đi tìm để vinh danh người A người B nào đó rồi sa đà vào những tranh luận về tiểu sử một vài người thay vì đi vào sự khảo sát chính tác phẩm mà cuối cùng cũng chỉ đi tới được sự đồng tình theo nhóm với nhiều tính chất chủ quan và cảm tính chứ không đến được chân lý. (Như trường hợp ai là dịch giả ra Nôm của bản Hán văn Chinh Phụ Ngâm).

Do đó chúng tôi quan niệm rằng đối với tình trạng đặc biệt của văn học nước ta, do sự thiếu thốn tài liệu giá trị, những tác phẩm khó định chính xác tác giả thì nên đặt vào nhóm tác phẩm của toàn dân vì nó thể hiện nhiều mặt trong chính tác phẩm, như tư tưởng, ngôn ngữ, tình trạng dân trí, tình trạng thể loại tác phẩm… (1) của dân chúng, (2) của một thời nào đó, (3) của một địa phương nào đó hơn là mất công đi tìm về một cá nhân là chuyện bên ngoài tác phẩm, hơn nữa lý thuyết về ảnh hưởng của dòng dõi, về hoàn cảnh thời đại của người sáng tác ngày nay đã bị coi là lỗi thời., người ta  thiên về tư tưởng của thời đại nhiều hơn.                       

 

 blank

Bản Nôm tuồng Kiều Bắc chép vào cuối thế kỷ 19.

 

Từ những nhận định căn bản trên, tôi phiên âm mà không đi tìm tác giả, cũng không bận tâm chứng minh có phải ông Cao Đĩnh Hưng là người viết bản Tuồng Kiều mà chúng ta đương đọc hay không.

Dân ta từ lâu chấp nhận ca dao, tục ngữ, chuyện kể, chuyện khôi hài, ca trù, nhạc chế, lời châm chọc phê phán (kiểu Nam Kỳ khởi nghĩa tiêu công lý, Đồng Khởi ra đời mất tự do…) là những tác phẩm thuộc về toàn dân, là tiếng nói chung của thời đại thì tại sao lại bận tâm đi tìm tác giả trong những trường hợp quá khó khăn trong việc minh chứng?

 

Cũng ông Cao Đĩnh Hưng chép tay, còn lại tới ngày nay là Tuồng Ghen, một tuồng hài kiểu tuồng Trần Bồ (Lão Bạng Sanh Châu), đã được người Pháp, ông Landes, dịch ra tiếng Pháp ngay từ những năm đầu khi họ mới tới Việt Nam. Trong tuồng Ghen ta thấy những địa danh, những chức danh trong làng xã, điều nầy đa phần là có sau khi người Pháp đã đặt vững nền cai trị trên đất Nam Kỳ nên ta dễ dàng chấp nhận ít nhứt tác giả nếu không phải là ông Cao Đĩnh Hưng thì cũng là người đồng thời với ông và sống trong một địa phương không xa,

Để dễ dàng theo dõi câu chuyện, bản in Tuồng Kiều Nam Bộ nầy tôi tạm chia ra nhiều lớp, dầu trong bản chép không có sự chia lớp như vậy. Bắt đầu là tâm trạng của Chàng Kim về tin đồn rằng gần miền có hai cô con gái đẹp nhà họ Vương, kế đó là Kiều du Thanh minh, Kiều than khóc lân ái trước mả Đạm Tiên… cứ như vậy cho đến hết hồi 3 với lớp đoàn viên hưởng phước.

 

So sánh bản quốc ngữ với hai bản Nôm Nam, tạm thời tôi đi đến giả thuyết sau, theo thứ tự thời gian và liên hệ:

  1. Ban đầu bản Long Phi của một tác giả vô danh - có thể là từ nhóm người Minh Hương ở Xóm Dầu Gia Định (vùng Q5 Sàigòn  ngày nay) mà nổi tiếng nhứt là Duy Minh Thị - xuất hiện trước, năm 1875.
  2. Kế đến nhà văn Trương Minh Ký từ bản trên, sửa lại chút đỉnh và thêm thắt những từ đưa đẩy ở cuối câu cũng như những tiếng có tính chất nối tiếp giữa hai vế đối của một câu, giới hát bội thường gọi là hường, từ đó ông cho in thành bản quốc ngữ Kiều mà chúng ta gọi là bản Quốc ngữ Trương Minh Ký.
  3. Trong tủ sách của ông Cao Đĩnh Hưng, An Giang có một bản Nôm Tuồng Kiều đề năm 1942 do ông viết tay. Sau khi đọc và so sánh với bản Long Phi và bản Trương Minh Ký tôi ngờ là ông Hưng, hoặc một người nào đó trong địa phương và sống đồng thời, đã rà soát, chỉnh sửa lại từ bản quốc ngữ Trương Minh Ký rồi phiên chuyển ra bản Nôm mà chúng ta đương có đây.

 

Bản Cao Đĩnh Hưng chữ rõ ràng, dễ đọc. Điều nầy có thể là do sự viết tay - Thường bản viết tay nếu người viết đừng bay bướm lả lướt quá mà chú trong đến sự chính xác của âm vận thì phần nhiều là chính xác hơn bản khắc, nhứt là bản khắc ở bên Phật Trấn, Quảng Đông vốn dĩ sai do người khắc không hiểu chữ Nôm và làm việc chẳng mấy cẩn trọng. Đọc bản viết tay Lục Vân Tiên Truyện Diễn Ca do Hòa Thương Pháp Quang viết gần đây ta thấy rõ điều nầy vì những sai sót trong bản khắc ván do nhóm Duy Minh Thị thực hiện đã gần như biến mất.

Gần đây GS Đoàn Lê Giang ở Sàigòn có giới thiệu mấy bài viết rất có giá trị về truyện Kiều ở Nhật Bản, đã cho người đọc đi tới sự suy nghĩ rằng người viết truyện Kiều ở Nhật đã chỉnh sửa lại cốt chuyện để phù hợp với đời sống xã hội và văn hóa người Nhật, bằng những hoạt động của kiếm sĩ võ sĩ đạo, bằng những cuộc đánh nhau nho nhỏ của nhân vật nầy kia, bằng cách bỏ bớt vài ba nhân vật không cần thiết... Sự thay đổi đó đã khiến cho truyện Kiều ở Nhật được dân chúng Nhật Bản biết đến nhiều hơn so với việc người Tàu biết về truyện của Thanh Tâm Tài Nhân.

Cũng vậy ở Miền Nam nước Việt, cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, truyện Kiều đã được thay đổi để dễ đi đến quần chúng miền xa xôi nầy, nhưng không phải thay đổi theo lối Nhật Bản mà thay đổi thể loại từ truyện thơ là thứ chỉ được thưởng thức bởi một người đọc hoặc là chừng mươi người nghe đọc trong một căn phòng, sang tuồng hát bội là thứ được thưởng thức một lúc cả mấy trăm người, từ văn chương cao sang bác học ít người hiểu thấu chuyển qua thể loại nhiều đối thoại là thứ văn chương dồi dào tánh cách đời thường với việc sử dụng nhiều thành ngữ, nhiều nhóm chữ của vùng, phù hợp với hoàn cảnh của lưu dân chưa ổn cư còn phải đối phó với thiên nhiên và cư dân bản địa.

Đọc một đoạn nào ta cũng thấy thành ngữ phương ngữ, chúng hiện diện không phải để làm hoa hòe hoa sói cho bản văn mà có mặt để người xem tuồng đọc tuồng thấy thân thiết.

Lượm lặt ngẫu nhiên:

-        Mối mang còn ghe chốn dập dìu, Keo sơn chửa một lời gắn vó.

-        Phận bạc thà nương dấu Di đà, Thân tàn ngõ qua đời khổ não thôi!

-        Cớ sao vắng vẻ lửa hương. Mà lại rậm rầu hoa cỏ!

-        Hoa thơm xưa đấng hữu danh. Cỏ rậm nay mồ vô chủ.

-        Chật nhà dễ chật lòng, Rậm người hơn rậm cỏ.

-     Khi nảy giận làm đẫy đẫy, Bây giờ chết lại trân trân. Nó hung hăng, chẳng dám lại gần. Mày nhặm lẹ vào coi cho chắc

-     Kiếp trâu ngựa, ơn người chưa báo, Thân liễu bồ, phận thiếp còn chi. Nhơ nhuốc nầy bạc cũng ra chì, Danh giá ấy, vàng đâu lộn sắt.

Vậy có thể nói mà không sợ sai lầm rằng Tuồng Kiều Nam Bộ hình thành trong suốt sáu mươi năm (1875-1942) qua nhiều cải tiến. Nguyên nhân hình thành là để phù hợp với sự thưởng thức của người lưu dân mới vừa định cư ở vùng đất mới mọi thứ đều thiếu thốn nhứt là trình độ văn chương thơ phú ở mức độ không thể thưởng thức được loại văn chương quá cầu kỳ kiêu sa của nguyên tác.

Cũng nên nói thêm là tuồng mang nhiều tính chất miền Nam ở lời nói, ở vài chi tiết sinh hoạt của dân chúng… như cờ bạc , rượu chè, hát xướng, quán ăn, cai ngục, vốn dĩ ăn khách ở đây nên chúng ta thấy rất nhiều tuồng hát bội ở trong trường hợp nầy. Ta có thể kể vài tuồng nhiều người biết:

Tuồng Tứ Mỹ Đồ, Tuồng Gia Trường, Tuồng Tứ Linh, Tuồng Lâm Sanh Xuân Nương, Tuồng Hỏa Diệm Trận, Tuồng Gia Trường… bằng quốc ngữ.

Tuồng Trương Ngáo, Tuồng Trần Bồ, Tuồng Trương Ngố, Tuồng Lê Ngụy Khôi, Tuồng Lôi Phong Tháp, Tuồng Văn Doan… bằng chữ Nôm.

Trích hai đoạn giới thiệu tuồng Kiều Nam Bộ để thấy nghệ thuật của người tạo nên phó phầm nầy.

 

1. Kim Trọng nghe kể chuyện đời Kiều:

Dân chúng:

Nghe lịnh đòi lật đật,

Tới ứng hậu vội vàng.

Bẩm ông!

Gái lỡ thời phải ở trong làng

Thưa,

Xin ông (52) xuất trát đòi ngay vào huyện thôi mơ!

Kim Trọng:

Không phả!

Số là:

Ta đòi vô hỏi chuyện,

Ngươi nói lại rõ tình.

Nghe tiền niên có gã Mã Sinh,

Kiếm tiểu thiếp cưới nàng Kiều nữ.

Người nên lịch sự,

Số mắc gian nan.

Sau đem về không tỏ sự duyên,

Rày hỏi lại cho tường dạ mỗ đó mà!

Lại mục:

Dạ!

Tưởng việc chi rằng khó,

Hay chuyện ấy xin bày.

Số là xứ nầy có:

Tú bà thiệt đứa đĩ thầy,

Mã thị là thằng bợm bãi,

Mượn vốn dạo mua con gái.

Giả danh đi cưới hầu non,

Thương hại:

Người mang tai nên phải gả con.

Nó gia hại bắt đi làm đĩ.

Nàng khi ấy, mới:

Trâu bẻ ách chẳng cam thá ví,

Đến sau:

Chim túng lồng khó nỗi cao bay,

Sau lại:

Gặp Thúc Sinh, làm bé cũng may,

Ai ngờ là:

Mắc Hoạn thị ghen già lại rủi,

Hành hà đà đến tội,

Cực khổ phải lánh thân.

Sau lại:

Mắc Bạc bà lại chịu phong trần,

Ăi ngờ lại may:

Gặp Từ Hải vầy duyên kháng lệ.

Từ Hải nầy là:

Binh giáp đã mở mang một phía,

Cơn rứa chừ:

 Ân oán cho [đáp] trả vẹn đường. (53)

Đã nên mặt khôn ngoan,

Lại đủ điều nhân nghĩa.

Thành Vô Tích muôn binh đóng lại,

Phủ Hàng châu ngàn đội ruổi vào.

Đến lúc sau, chưa biết làm sao

Chuyện ngày trước, tôi hay chừng ấy.

Kim Trọng, gia quyến:

Lưu lê ngọc, lưu lệ ngọc!

Cát can tràng, cát can tràng!

Yểu mang nhân vạn lý,

Tố hồi thủy nhứt phương.

Thán:

Tài văn tiêu tức bất thăng sầu,

Minh nhạn cô phi vị cảm thâu.

Hải giác bình tung vô xứ mịch,

Ngọc nhân hà nhựt xướng giao đầu.

Kim Trọng:

Bóng hoa tàn mấy cuộc biển dâu

Vóc liễu yếu ghe phen lưu lạc.

Một ngày chịu quê người bèo nước

Còn ta thời:

Cả nhà đều cửa tía hiển vinh

Ôi em ôi Vàng trao ngọc dặn dễ ngui tình

Cát lấp sóng dồi khôn thấy mặt ôi em ôi!

 

2.Cả nhà khuyên Kiều kết nối tơ duyên.

Thúy Vân:

Thế mặt xưa đà nát ruột,

Tỏ lòng nay phải cạn lời.

Biến nhà từ dâu biển đổi dời,

Duyên em phải tóc tơ chấp nối.

Lá rụng nay đà về cội,

Cầm lành, tính phải xe dây,

Trống chỗ đà chờ đợi những ngày,

Chừ phải:

Tới ngôi ắt chủ trương kịp thuở thôi mơ!

Vương ông:

Ối a!

Nhứt văn thử ngữ,

Thập hiệp kỳ tình.

Tam kỳ nay gặp ngày lành,

Vậy thôi thời:

Lưỡng mỹ rày vầy duyên cũ.

Thúy Kiều: (63)

Nói ra càng hổ,

Chịu vậy sao an.

Xét phận đà nhị rữa hoa tàn,

Ghe phen lại ong rời bướm rả.

Đã mượn, mượn nào trông trả,

Chẳng tu, tu trót cho rồi.

Cớ sự nầy là:

Đã đành cho dòng nước chảy xuôi,

Ai còn tưởng đạo nhà bận lại.

Kim Trọng:

Sao khiến buông lời nói,

Mà chẳng nghĩ tấm lòng.

Hẹn trước đà gá tiếng vợ chồng,

Thề xưa cũng thấu lòng trời đất.

Phận rủi mối chỉ săng hóa đứt,

Duyên may đà gương bể lại lành.

Dấu nước bèo đó những ngại tình,

Chớ như:

Lời vàng đá đây không ngơ mặt.

Thúy Kiều:

Đàn bà phải giữ bề trinh bạch,

Biến nhà xui gặp bước gian nan.

Từ gặp cơn nước chảy sóng tan,

Đã nhiều lúc mưa sa gió giật.

Nhơ nhuốc đã liều thân băng ngọc,

Bụi lầm khôn dựa phận bố kinh.

Nhớ lời xưa, chàng dẫu nghĩ tình,

Nói vậy chớ:

Trông người cũ, thiếp không mở mắt cho đặng mà!

Có em đó đã vầy duyên cầm sắt,

Lọ chị đây mới an phận thất gia hay mần răng?

Phận bạc thà nương dấu Di đà,

Thân tàn ngõ qua đời khổ não thôi!

Kim Trọng:

Tiết cả là trung là hiếu,

Người đời có biến có thường.

Trinh kia cũng có ba giường,

Ta há chấp nê một lẽ sao đặng?

Như nàng:

Xử biến phải đền ơn cha mẹ,

Tùng quyền nên lỗi đạo vợ chồng

Nhưng rứa mà:

Đức cả toàn, đức nhỏ ở trong

Chữ hiếu vẹn, chữ trinh chẳng mất.

Danh ấy (64) ai không vị mặt,

Lòng nầy xin chớ hổ ngươi.

Có phải a!

Hoa tuy tàn, sắc hỡi còn tươi,

Ngọc có vết, lẽ nào mất sáng cho đặng!

Vương ông:

Con đừng tính cạn,

Chàng thiệt tình sâu.

Mười lăm năm biết mấy thảm sầu,

Đến nay mần răng:

Một sợi chỉ nỡ nào cắt đứt cho đành hả con?

Thúy Vân:

Thưa chị:

Chị xin hỡi an bề gia thất,

Em cũng nguyền đẹp phận Hoàng, Anh.

Công bấy lâu chàng cũng nặng tình,

Lòng thiệt vậy chị đừng thẹn mặt nào!

Kim Trọng:

Vốn thiệt nặng lòng đinh sắt,

Phải rằng vui thói gió trăng.

Nói thiệt:

Tiêu lang dầu khỏi thấy người vàng,

Vĩ sinh cũng đánh liều mạng bạc thôi mờ!

Thúy Kiều:

Thời!

Trên cha đã cạn lời giác đát,

Dưới em thời tính cuộc vuông tròn.

Cũng đánh liều mặt thẹn mày thuồng,

Cho rồi chút ơn đền nghĩa trả thôi mờ!

Lại nói:

Cúi đầu lạy tạ,

Nhờ lượng bao dung.

Ơn chàng đã lọc đục ra trong,

Phận thiếp đặng khỏa nhơ làm sạch.

Nhờ lượng cả chẳng thổi lông tìm vết.

Khác tình thường nên trải chiếu lấp dơ.

Ngoài mười năm mới có bây giờ,

Trong một buổi gọi là duyên trước.

Nhân đây tôi xin gởi lời cám ơn tới người đã trao đổi với tôi bản tuồng nầy mà tôi sẽ nói tên khi được chấp thuận. Những sự trao đổi tư liệu văn học nào cũng có mặt tích cực của nó. Ở xa đất nước, nếu không nhờ sự trao đổi tôi sẽ khó lòng có được những bản tuồng quí, và hôm nay quí vị đã không có quyển sách lạ đang cầm trên tay: Quyển Tuồng Kiều Nam Bộ hay tuồng Kim Vân Kiều ở Đồng Bằng Cửu Long, hay tuồng Kiều ở Miền Nam. (Tôi muốn gọi nhiều cách để nhấn mạnh trên tính cách Miền Nam của bản tuồng.)

 

Nguyễn Văn Sâm (Mỹ Quốc, 40 năm xa xứ, Victorville, CA, 04-30-2020)

 



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
HOA KỲ – Một bồi thẩm đoàn đã kết án bốn thành viên của nhóm cực hữu Proud Boys, bao gồm cả cựu thủ lãnh là Enrique Tarrio, về tội âm mưu nổi loạn trong vụ bạo loạn Điện Capitol ngày 6 tháng 1 năm 2021, theo tin Reuters.
MANILA – Hoa Kỳ đã công bố các điều khoản rõ ràng về mức độ cam kết trong hiệp ước phòng thủ với Philippines, đưa ra các hướng dẫn mới làm rõ các trường hợp tấn công ở khu vực Biển Đông, theo tin Reuters.
Có một câu chuyện rất hay trong Tiểu Bộ Kinh đề cập về các pháp môn tu có thể giúp chúng ta thực tập để cuộc sống của mình được hạnh phúc và an lạc./ The Collections of Minor Discourses provides an excellent tale about spiritual practices that can help us live happy and tranquil lives.
Đêm yên tĩnh. Nhìn ra khung kiếng cửa sổ chỉ thấy một màu đen, đậm đặc. Cây cối, hàng giậu, lẳng hoa, bồn cỏ, ghế đá, và con đường ngoằn ngoèo trong công viên, có thể sẽ khó cho khách bộ hành nhận ra vị trí và thực chất của chúng. / The night is quiet. Looking through the window pane, I see only a solid black color. Trees, hedges, flower beds, lawns, benches, and winding paths in the park can make it difficult for pedestrians to discern their location and character.
DALLAS Các quan chức cho biết hôm thứ Năm, ngày 4 tháng 5 một nhóm Hacker đã làm gián đoạn một số dịch vụ công cộng ở Dallas, đóng cửa các tòa án và đánh sập các trang web về dịch vụ khẩn cấp của thành phố, theo tin từ báo DN, Thụy điển.
WASHINGTON – Với thông báo tăng lãi suất thêm 0.25%, Quỹ Dự Trữ Liên Bang (FED) đã chuyển quá trình phục hồi kinh tế hậu đại dịch sang một giai đoạn mới, báo hiệu rằng đây có thể là đợt tăng lãi suất cuối cùng trong chu kỳ tăng liên tục, theo tin Reuters.
ATLANTA Một vụ xả súng tại trung tâm y tế ở Atlanta đã khiến một phụ nữ thiệt mạng, và 4 phụ nử khác bị thương, theo tin từ báo DN, Thụy điển.
RIGA – Hôm Thứ Tư, Nga đã cáo buộc Ukraine dàn dựng một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (drone) nhằm ám sát Tổng thống Vladimir Putin tại Điện Kremlin; ngay sau đó, cáo buộc này đã bị các viên chức Ukraine mạnh mẽ bác bỏ, cảnh báo rằng đây có thể là cái cớ để Nga leo thang chiến tranh, theo tin từ NYTimes.
HOA KỲ – Chính quyền bang Texas đã bắt giữ vợ và bạn của một người đàn ông bị buộc tội giết 5 người hàng xóm của mình, với lý do là hai người này đã giúp can phạm trốn thoát trong 4 ngày, theo tin Reuters.
Trump đã giật điện thoại của một phóng viên và cố gắng đẩy anh này ra khỏi máy bay sau khi bị hỏi về cuộc điều tra của luật sư quận Manhattan. Theo đoạn ghi âm đầu tiên mà Vanity Fair có được, phóng viên Vaughn Hillyard của NBC News đã hỏi Trump một loạt câu hỏi sau cuộc vận động tranh cử của ông ở Waco, Texas
Hội Dân Chủ Việt Mỹ (VADC) xin mời quí vị cư dân gốc Việt vùng Little Saigon ghi danh tham dự miễn phí ngày thực tập phỏng vấn thi quốc tịch 25 Tháng 05 2023.
Ngày 3-5-2023. Giáo sư Lê Thành Khôi được một trăm tuổi. Sử gia Phan Huy Lê nhận định Giáo sư Lê Thành Khôi là Nhà bác học, nhà sử học và văn hóa lớn của đất nước. Là một giáo sư đại học, khoa trưởng phân khoa Giáo Dục tại Paris Sorbonne đại học hàng đầu thế giới. Được mời làm tư vấn cho các tổ chức quốc tế như UNESCO, BIT, ACCT (Tổ chức Hợp tác Văn hoá Kỹ thuật các nước Pháp ngữ), Trường Đại Học Liên Hiệp Quốc Tokyo, Chương Trình UNDP. Được Liên Hiệp Quốc gửi đi làm cố vấn Giáo Dục cho hơn 40 quốc gia trên thế giới.
Biểu tượng của nước Đức là « chim ưng », của Anh là « sư tử », của Tây ban nha là con « bò mộng » (bò đực không bị thiến), của Pháp là con « gà trống » (cũng không bị thiến vì còn gáy). Nhưng tại sao lại con « gà trống » đại diện cho Pháp? Nó có nguồn gốc từ xa xưa. Thời đó, người La Mã thường nhạo báng người « Gaulois » vì chữ gaulois do chữ Latin là « gallus», mà gallus cũng có nghĩa là con « gà trống »...
Và dù thế nào, trong lịch sử nhân loại, hơn hai nghìn năm trăm năm trước, đã có một đức Phật sinh ra trong cõi đời ô trược, vượt lên từ cõi ấy như hoa sen vươn khỏi bùn lầy, trải bao khổ nhọc tìm cầu chân lý; và cuối cùng, sau 49 ngày đêm thiền định, vừa khi Sao Mai mọc, đã chứng được tuệ giác vô thượng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.