Hôm nay,  

Corona: Đúng Việc, Đúng Lúc (II)

20/04/202009:06:00(Xem: 4707)

II/ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có làm đúng việc, đúng lúc?


Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có trụ sở đặt tại Geneva,  được thành lập vào ngày 7 tháng 4 năm 1948 và hiện nay có 194 quốc gia thành viên.

Công việc chính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là giúp các nước nghèo chống lại bệnh tật. Và để có khả năng làm được công việc này, WHO cần sự đóng góp của tất cả các quốc gia thành viên.(1)


Trận đại dịch COVID-19 còn đang hoành hành trên khắp thế giới chưa biết bao giờ mới tìm ra cách chống hữu hiệu, một số người đã lên tiếng phê bình WHO tắc trách, không ứng phó với cuộc khủng hoảng kịp thời. Họ cho rằng trong một thời gian quá lâu tổ chức này đã chấp nhận và loan tải những tin tức do Trung Quốc phát tán dù những tin này không phản ảnh đúng tầm mức nghiêm trọng của đại dịch, và WHO đã có  những tuyên bố không rõ ràng cũng như hành động do dự.

Lẽ dĩ nhiên gần như không ai còn chút nghi ngờ nào về thái độ vô trách nhiệm cố gắng che đậy dịch bệnh của Trung Quốc, nhất là trong những tuần đầu tiên, tuy nhiên, WHO có chủ đích tham gia vào hành vi này hay không sẽ còn cần phải điều tra sau khi dịch bệnh đã ngưng.


Dù sao, tuy về bản chất, tất cả những thiếu sót của WHO được nêu đã ít nhiều có xảy ra, nhưng từ đó để buộc tội WHO làm thế giới mất cơ hội chặn đứng nạn dịch vì "đã chịu ảnh hưởng Trung Quốc, che đậy sự lây lan của dịch COVID-19" là điều không trung thực. Nó cho thấy một sự hiểu biết hoàn toàn sai lầm về vai trò và quyền lực của tổ chức liên chính phủ này, cũng như sự không nhìn nhận những khiếm khuyết xử thế của từng quốc gia.


WHO chủ yếu là một cơ quan và không phải là một dịch vụ y tế khẩn cấp.

Hoạt động của WHO có thể được so sánh với một hoạt động của lực lượng Mũ Nồi Xanh của Liên hiệp quốc. Đó là một tập hợp sự có mặt của các quốc gia thành viên và trên hết, WHO phụ thuộc vào ý chí, kỹ năng và phương tiện của các quốc gia này để thực hiện các dự án chung của họ trên toàn thế giới.

Những tổ chức liên quốc gia thường phải ngoại giao rất mềm mỏng và cẩn trọng với các quốc gia thành viên của họ, và người ta khó có thể mong đợi những tổ chức này ra mặt chỉ trích mạnh mẽ các chính sách thông tin và y tế của một quốc gia. Việc này là nhiệm vụ của các tổ chức viện trợ độc lập, của giới vận động hành lang và tất nhiên là báo chí.

Chiếu theo nội qui, WHO phải định hướng theo các cơ quan y tế của các quốc gia thành viên chứ không thể dựa trên những dư luận rất khác biệt trong các xã hội tự do. Tất nhiên, điều này làm việc quyết định hơi chậm chạp , nhưng đó là do bản chất hệ thống của Liên Hiệp Quốc. Không thể bắt lỗi WHO về mặt này.

Hành động "hất luôn cả đứa bé cùng với nước tắm" là sai lầm và vô trách nhiệm, vì WHO cần được duy trì và củng cố để làm rất nhiều công việc quan trọng.


Ít hơn một đô la mỗi năm 

Khoản đóng góp bắt buộc của các thành viên WHO chỉ bao gồm được một phần năm (1/5) ngân sách khiêm tốn của tổ chức là dưới năm tỷ đô la - thậm chí không tới một đô la một năm cho mỗi người trên trái đất. Năm tỷ đô la là số tiền tương đương với chi phí một nhà thương cấp đại học ở một thành phố lớn trong thế giới công nghiệp.

Phần ngân sách còn lại (4/5) của WHO là do tài trợ tư nhân và của các chính phủ. Phần này bị ràng buộc bởi những dự án có mục tiêu dài hạn đã được xác định rõ ràng: 

Đây có thể là các chiến dịch chủng ngừa ở các nước nghèo nhất thế giới, một đầu tư rất nhỏ mà đem lại kết quả lớn. Trong những trường hợp tai họa cơ bản nhưng thực sự rất dễ tránh, WHO có thể rất hiệu quả nếu được giúp đỡ phương tiện để làm việc. Thí dụ như bệnh sởi năm ngoái với 20 triệu người mắc bệnh và 140.000 người tử vong. Hoặc những chiến dịch chống bệnh sốt rét,  giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em..v.v...


Nhưng ngay cả WHO cũng không toàn năng.

Tất nhiên, WHO cũng phải theo dõi các bệnh mới xuất hiện như SARS-CoV-2. Trong việc trao đổi thông tin, WHO là một giao diện toàn cầu quan trọng giữa các chính phủ, các học giả tại các trường đại học, các viện nghiên cứu quốc gia và các công ty nghiên cứu dược phẩm .

WHO không thể làm được tất cả. Công việc thực tế trong cuộc chiến chống lại các căn bệnh mới xuất hiện, phải và chỉ có thể được thực hiện bởi hệ thống y tế của các quốc gia, các tổ chức nghiên cứu và ngành công nghiệp. 

Mặc dù mang cái tên Tổ chức Y tế Thế giới nghe có vẻ oai phong, WHO không có khả năng bù đắp cho những thiếu sót trong phạm vi chăm sóc sức khỏe hoặc những biến động của thị trường thuốc và chất khử trùng. 

Trong thực tế, WHO nằm ở cấp bậc cuối của bực thang quyết định trong hệ thống  quốc tế.

Thêm vào đó, thế nào là ứng xử đúng khi đối mặt với một đại dịch?

Trong một đại dịch như COVID-19, WHO tất nhiên luôn phải đối mặt với vấn đề tìm sự cân bằng giữa cảnh báo cần thiết và không gây hoảng loạn. Điều này rất, rất khó, bởi vì một đại dịch luôn liên quan đến một mầm bệnh mới, và với tất cả các chuyên gia của mình, WHO vẫn không thể nói chính xác nó sẽ phát triển như thế nào.


Hiện nay mối quan tâm của WHO lên tới tối đa vì Sars-CoV-2 đã len lỏi vào những túp lều của người tỵ nạn, đã xâm nhập vào những vùng có chiến tranh như Kurdistan của Iraq, và các nước nghèo nhất thế giới tại lục địa Phi châu.


Ngày 14/04/2020 trong khi TT Trump tuyên bố tạm ngưng đóng tiền trợ cấp thì  WHO một mặt báo động dịch Ebola, bùng nổ tại Congo, đã bước vào tình trạng khẩn cấp quốc tế, mặt khác bắt đầu gửi một "chuyến bay đoàn kết" (Solidarity flight) từ Addis Ababa, Ethiopa, mang trang thiết bị Y tế tới những nước bên Phi châu. Ngày 19/04  một chuyến khác tới vùng Kurdistan của Iraq. 

Chương trình sẽ trợ giúp tổng cộng 95 quốc gia.


Lời tuyên bố của ngoại trưởng Đức, Heiko Maas, nói lên ý kiến của đại đa số chính quyền các quốc gia trên thế giới: "Tôi không cho rằng WHO làm đúng tất cả, nhưng trong giai đoạn hiện nay, điều tra WHO hoặc cắt giảm nguồn tài trợ của tổ chức này giống như đuổi phi công ra khỏi một chiếc máy bay đang bay."


Cùng với ông Maas, 24 ngoại trưởng các nước Argentina, Bỉ, Canada, Chile, Costa Rica, Cộng hòa Dominican, Estonia, Ethiopia, Phần Lan, Pháp, Ireland, Indonesia, Ý, Jordan, Mexico, Hà Lan, Na Uy, Peru, Singapore, Nam Phi, Thụy Điển và Tây Ban Nha, đã đồng ký một bản tuyên bố hoàn toàn ủng hộ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)  lãnh đạo việc đối phó với cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng toàn cầu này, cũng như những nỗ lực của Liên Hiệp Quốc, Nhóm Ngân hàng Thế giới và các tổ chức quốc tế và khu vực, để phối hợp, giải quyết có hệ thống các tác động kinh tế xã hội rộng lớn do COVID-19 gây ra.

__________________________________________________________________


(1) https://www.dw.com/de/kommentar-verfehlte-kritik-an-der-who/a-53144108

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
ATLANTA, Georgia (VB) --- Thông tấn Atlanta Daily World hôm 28/7/2020 loan tin rằng, dân biểu tiểu bang Bee Nguyễn (Phó Chủ Tịch Đảng Dân Chủ tại tiểu bang Georgia) nói rằng TT Trump có chính sách tấn công toàn diện nữ quyền, trong khi ứng cử viên Joe Biden mới thực sự quan tâm về cải thiện sức khỏe phụ nữ và quyền tiếp cận y tế.
Florida đã đạt kỷ lục khác hôm Thứ Ba, 28 tháng 7 với gần 200 người thiệt mạng vì Covid-19 qua một đêm, nhưng trong những ngày gần đây, một cảnh tượng đáng ngại bên ngoài một nhà quàn đã khiến rùng mình đi qua một thị trấn ở Miami - một xe kéo đông lạnh để cất giữ các thi thể. Lời đồn rằng những thi thể của các nạn nhân vi khuẩn corona được cất ở đó – và những sợ hại vô cớ rằng những thi thể đó có thể đã lây bệnh – đã khiến cho nhiều người biểu tình chống đối trong những ngày gần đây bên ngoài Nhà Quàn San Jose Funeral Home tại Hialeah.
Hàng chục tiểu bang tại Hoa Kỳ đã báo cáo các hạt bí mật xuất hiện trong các gói từ Trung Quốc và đã cảnh báo công dân Mỹ đừng trồng những hạt này bởi vì chúng có thể là loại xâm lấn nguy hại, theo bản tin của báo Business Insider cho biết hôm Thứ Ba, 28 tháng 7 năm 2020. Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ hôm Thứ Ba nói rằng họ đang điều tra các gói hạt tự động gửi tới được báo cáo bởi ít nhất 27 tiểu bang và thúc giục mọi người nhận được chúng thì liên hệ với các viên chức nông nghiệp địa phương.
Các viên chức Bạch Ốc tin rằng Tổng Thống Donald Trump đang rất cần sự đột phá của thuốc chích ngừa Covid-19 để bảo đảm việc tái đắc cử của ông vào tháng 11, theo hãng tin Mỹ AP cho biết hôm 28 tháng 7 năm 2020. Nhiều phụ tá của ông Trump tin rằng việc đến đúng lúc của thuốc chích ngừa có thể tạo khác biệt giữa thành công và thất bại, theo AP cho hay.
Chính phủ Trump sẽ không chấp nhận đơn xin mới vào chương trình thời Obama được miễn trục xuất một số di dân bất hợp pháp là những người đã đến Mỹ lúc còn trẻ và sẽ hạn chế việc gia hạn tới một năm thay vì 2 năm trong khi chính phủ xem xét lại chương trình này, theo Bộ Nội An cho biết qua tường trình của CNN hôm Thứ Ba, 28 tháng 7 năm 2020.
Chính quyền CSVN đã trả xong món nợ 145 triệu đô la từ thời chính phủ VNCH cho chính phủ Mỹ nằm trong thỏa thuận giữa hai nước lúc mới bang giao, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 28 tháng 7 năm 2020.
(HTĐ-VATV) - Vào lúc 2 giờ trưa thứ Bảy 25/7/2020, một chương trình tưởng niệm Cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy nhân giỗ lần thứ 30 đã được long trọng tổ chức tại Phòng Đọc Sách Cô Giang và được phát trực tuyến trên Vietnamese American Television Facebook và Youtube VATVOnLine.
VIRGINIA (HTĐ-VATV) -- Vào sáng sớm thứ Ba 28 tháng 7 năm 2020, tại trung tâm thương mại Eden một số các cửa hàng bị đập phá cửa kiếng. Trong số này có Mì La Cay Chợ Lớn, Hương Việt Restaurant, Tàu Hủ Thanh Sơn, Kim Phụng Bakery, Nhà Hàng Four Seasons và Tiệm Bánh Hương Bình.
Vào mùa hè, bạn thường có dự định đi leo núi, cắm trại, thăm bà con hoặc đi du lịch nước ngoài. Tuy vậy, hè này thì khác với hầu hết các hè trước bởi sự bùng phát của vi rút corona. Trong khi một vài tiểu bang đã bỏ lệnh trú ẩn tại gia, nhiều cơ sở thương mại địa phương vẫn chưa mở cửa hoạt động trở lại. Điều này có nghĩa là khó để có kỳ nghỉ hè bình thường. Đại dịch này làm chúng ta nhận thấy rằng, chúng ta cần phải tiếp nhận một lối sinh hoạt mới với ý thức về việc lây lan.
Vào ngày 27/07, Dân Biểu Harley Rouda đã cùng một số các Dân Biểu Liên Bang khác tại California gởi một lá thư đến Thống Đốc Gavin Newsom, bày tỏ sự lo ngại vì COVID-19 đang ảnh hưởng mạnh đến những người làm việc tại tuyến đầu của tiểu bang.
Ai theo dõi đều biết các diễn biến của đại dịch corona do Wuhan Virus gây ra trên toàn cầu. Tin ngắn quan trọng mới nhất là WHO cảnh báo về một cuộc khủng hoảng chết đói do corona, Cố vấn an ninh của Trump đã bị nhiễm virus, Google thông báo rằng sẽ để nhân viên của họ làm việc tại nhà cho đến tháng 7 năm 2021 … Ở Âu Châu kinh tế suy giảm, làn sóng thứ hai của Corona bùng phát trở lại ở Áo, Tây Ban Nha, Iran, Nhật, Úc … Tài chánh hoàng gia Thuỵ Điển cũng suy sụp nặng nề.
Giống như hầu hết các nước trên thế giới, Hoa Kỳ đang cố gắng vượt qua trận đại dịch COVID-19 và cuộc suy thoái kinh tế trầm trọng do lệnh đóng cửa của chính phủ. Tính theo tỷ lệ thường niên, nền kinh tế Mỹ đã giảm 5% trong quý đầu năm 2020 và trong quý hai vừa kết thúc, có thể giảm đến 40%, mức suy sụp mạnh nhất kể từ thời Đại Suy thoái năm 1930. Hơn nữa, hàng chục triệu công nhân đã mất việc, khiến tỷ lệ thất nghiệp trong tháng Tư tăng vọt lên mức cao sau Đại Khủng hoảng là 14,7%. Dù 70% những người bị sa thải hy vọng sẽ được gọi làm việc lại, nhưng không phải tất cả sẽ có việc, vì nhiều doanh nghiệp sẽ sát nhập, di dời hoặc tổ chức lại. Đúng vậy, lúc đầu, sự mở cửa lại của nền kinh tế đã dẫn đến tình trạng phục hồi mạnh mẽ, nó được dự kiến là sẽ tiếp tục trong quý ba. Việc làm đã tăng 2,5 triệu trong tháng Năm, trong khi dữ liệu từ các thẻ tín dụng và theo dõi di động cho tháng Năm và tháng Sáu cho thấy, mức phục hồi khá lớn từ lúc thấp trong tháng Tư, với hoạt động trong
NEW YORK (VB) -- Một phụ nữ gốc Việt kiện một công ty Mỹ, theo tin Bloomberg hôm 27/7/2020. First Eagle Investment Management LLC bị bà Oanh Nguyen, cựu nhân viên phân tích/nghiên cứu của hãng này, kiện vì cho rằng bà bị sa thải sau khi than phiền về kỳ thị tính phái và sắc tộc.
DAYTONA BEACH, Fla. (VB) — Một cặp vợ chồng gốc Việt đã bị cảnh sát bắt tại thị trấn Daytona Beach hôm Chủ Nhật, theo tin hôm 27/7/2020 của thông tấn WESH/2. Cặp này bị cáo buộc đã tấn công một phụ nữ vì tranh giành một chỗ đậu xe nơi mặt tiền bờ biển. Cảnh sát nói một trong 2 nghi can đã rút súng ra bắn một phát.
Việt Nam đang di tản 80,000 người – hầu hết là du khách địa phương – ra khỏi thành phố nghỉ mát nổi tiếng Đà Nẵng sau khi 3 cư dân đã thử nghiệm dương tính với vi khuẩn corona, theo chính quyền VN cho biết, theo bản tin của CNN hôm Thứ Hai, 27 tháng 7 năm 2020. Chính quyền VN đang gấp rút kềm chế khả năng lây lan mới còn trong trứng nước sau khi quốc gia Đông Nam Á này đã ghi nhận trường hợp lây lan cộng đồng đầu tiên với Covid-19 trong vòng 100 ngày hôm Thứ Bảy.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.