Hôm nay,  

Corona: Đúng Việc, Đúng Lúc (II)

4/20/202009:06:00(View: 4701)

II/ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có làm đúng việc, đúng lúc?


Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có trụ sở đặt tại Geneva,  được thành lập vào ngày 7 tháng 4 năm 1948 và hiện nay có 194 quốc gia thành viên.

Công việc chính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là giúp các nước nghèo chống lại bệnh tật. Và để có khả năng làm được công việc này, WHO cần sự đóng góp của tất cả các quốc gia thành viên.(1)


Trận đại dịch COVID-19 còn đang hoành hành trên khắp thế giới chưa biết bao giờ mới tìm ra cách chống hữu hiệu, một số người đã lên tiếng phê bình WHO tắc trách, không ứng phó với cuộc khủng hoảng kịp thời. Họ cho rằng trong một thời gian quá lâu tổ chức này đã chấp nhận và loan tải những tin tức do Trung Quốc phát tán dù những tin này không phản ảnh đúng tầm mức nghiêm trọng của đại dịch, và WHO đã có  những tuyên bố không rõ ràng cũng như hành động do dự.

Lẽ dĩ nhiên gần như không ai còn chút nghi ngờ nào về thái độ vô trách nhiệm cố gắng che đậy dịch bệnh của Trung Quốc, nhất là trong những tuần đầu tiên, tuy nhiên, WHO có chủ đích tham gia vào hành vi này hay không sẽ còn cần phải điều tra sau khi dịch bệnh đã ngưng.


Dù sao, tuy về bản chất, tất cả những thiếu sót của WHO được nêu đã ít nhiều có xảy ra, nhưng từ đó để buộc tội WHO làm thế giới mất cơ hội chặn đứng nạn dịch vì "đã chịu ảnh hưởng Trung Quốc, che đậy sự lây lan của dịch COVID-19" là điều không trung thực. Nó cho thấy một sự hiểu biết hoàn toàn sai lầm về vai trò và quyền lực của tổ chức liên chính phủ này, cũng như sự không nhìn nhận những khiếm khuyết xử thế của từng quốc gia.


WHO chủ yếu là một cơ quan và không phải là một dịch vụ y tế khẩn cấp.

Hoạt động của WHO có thể được so sánh với một hoạt động của lực lượng Mũ Nồi Xanh của Liên hiệp quốc. Đó là một tập hợp sự có mặt của các quốc gia thành viên và trên hết, WHO phụ thuộc vào ý chí, kỹ năng và phương tiện của các quốc gia này để thực hiện các dự án chung của họ trên toàn thế giới.

Những tổ chức liên quốc gia thường phải ngoại giao rất mềm mỏng và cẩn trọng với các quốc gia thành viên của họ, và người ta khó có thể mong đợi những tổ chức này ra mặt chỉ trích mạnh mẽ các chính sách thông tin và y tế của một quốc gia. Việc này là nhiệm vụ của các tổ chức viện trợ độc lập, của giới vận động hành lang và tất nhiên là báo chí.

Chiếu theo nội qui, WHO phải định hướng theo các cơ quan y tế của các quốc gia thành viên chứ không thể dựa trên những dư luận rất khác biệt trong các xã hội tự do. Tất nhiên, điều này làm việc quyết định hơi chậm chạp , nhưng đó là do bản chất hệ thống của Liên Hiệp Quốc. Không thể bắt lỗi WHO về mặt này.

Hành động "hất luôn cả đứa bé cùng với nước tắm" là sai lầm và vô trách nhiệm, vì WHO cần được duy trì và củng cố để làm rất nhiều công việc quan trọng.


Ít hơn một đô la mỗi năm 

Khoản đóng góp bắt buộc của các thành viên WHO chỉ bao gồm được một phần năm (1/5) ngân sách khiêm tốn của tổ chức là dưới năm tỷ đô la - thậm chí không tới một đô la một năm cho mỗi người trên trái đất. Năm tỷ đô la là số tiền tương đương với chi phí một nhà thương cấp đại học ở một thành phố lớn trong thế giới công nghiệp.

Phần ngân sách còn lại (4/5) của WHO là do tài trợ tư nhân và của các chính phủ. Phần này bị ràng buộc bởi những dự án có mục tiêu dài hạn đã được xác định rõ ràng: 

Đây có thể là các chiến dịch chủng ngừa ở các nước nghèo nhất thế giới, một đầu tư rất nhỏ mà đem lại kết quả lớn. Trong những trường hợp tai họa cơ bản nhưng thực sự rất dễ tránh, WHO có thể rất hiệu quả nếu được giúp đỡ phương tiện để làm việc. Thí dụ như bệnh sởi năm ngoái với 20 triệu người mắc bệnh và 140.000 người tử vong. Hoặc những chiến dịch chống bệnh sốt rét,  giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em..v.v...


Nhưng ngay cả WHO cũng không toàn năng.

Tất nhiên, WHO cũng phải theo dõi các bệnh mới xuất hiện như SARS-CoV-2. Trong việc trao đổi thông tin, WHO là một giao diện toàn cầu quan trọng giữa các chính phủ, các học giả tại các trường đại học, các viện nghiên cứu quốc gia và các công ty nghiên cứu dược phẩm .

WHO không thể làm được tất cả. Công việc thực tế trong cuộc chiến chống lại các căn bệnh mới xuất hiện, phải và chỉ có thể được thực hiện bởi hệ thống y tế của các quốc gia, các tổ chức nghiên cứu và ngành công nghiệp. 

Mặc dù mang cái tên Tổ chức Y tế Thế giới nghe có vẻ oai phong, WHO không có khả năng bù đắp cho những thiếu sót trong phạm vi chăm sóc sức khỏe hoặc những biến động của thị trường thuốc và chất khử trùng. 

Trong thực tế, WHO nằm ở cấp bậc cuối của bực thang quyết định trong hệ thống  quốc tế.

Thêm vào đó, thế nào là ứng xử đúng khi đối mặt với một đại dịch?

Trong một đại dịch như COVID-19, WHO tất nhiên luôn phải đối mặt với vấn đề tìm sự cân bằng giữa cảnh báo cần thiết và không gây hoảng loạn. Điều này rất, rất khó, bởi vì một đại dịch luôn liên quan đến một mầm bệnh mới, và với tất cả các chuyên gia của mình, WHO vẫn không thể nói chính xác nó sẽ phát triển như thế nào.


Hiện nay mối quan tâm của WHO lên tới tối đa vì Sars-CoV-2 đã len lỏi vào những túp lều của người tỵ nạn, đã xâm nhập vào những vùng có chiến tranh như Kurdistan của Iraq, và các nước nghèo nhất thế giới tại lục địa Phi châu.


Ngày 14/04/2020 trong khi TT Trump tuyên bố tạm ngưng đóng tiền trợ cấp thì  WHO một mặt báo động dịch Ebola, bùng nổ tại Congo, đã bước vào tình trạng khẩn cấp quốc tế, mặt khác bắt đầu gửi một "chuyến bay đoàn kết" (Solidarity flight) từ Addis Ababa, Ethiopa, mang trang thiết bị Y tế tới những nước bên Phi châu. Ngày 19/04  một chuyến khác tới vùng Kurdistan của Iraq. 

Chương trình sẽ trợ giúp tổng cộng 95 quốc gia.


Lời tuyên bố của ngoại trưởng Đức, Heiko Maas, nói lên ý kiến của đại đa số chính quyền các quốc gia trên thế giới: "Tôi không cho rằng WHO làm đúng tất cả, nhưng trong giai đoạn hiện nay, điều tra WHO hoặc cắt giảm nguồn tài trợ của tổ chức này giống như đuổi phi công ra khỏi một chiếc máy bay đang bay."


Cùng với ông Maas, 24 ngoại trưởng các nước Argentina, Bỉ, Canada, Chile, Costa Rica, Cộng hòa Dominican, Estonia, Ethiopia, Phần Lan, Pháp, Ireland, Indonesia, Ý, Jordan, Mexico, Hà Lan, Na Uy, Peru, Singapore, Nam Phi, Thụy Điển và Tây Ban Nha, đã đồng ký một bản tuyên bố hoàn toàn ủng hộ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)  lãnh đạo việc đối phó với cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng toàn cầu này, cũng như những nỗ lực của Liên Hiệp Quốc, Nhóm Ngân hàng Thế giới và các tổ chức quốc tế và khu vực, để phối hợp, giải quyết có hệ thống các tác động kinh tế xã hội rộng lớn do COVID-19 gây ra.

__________________________________________________________________


(1) https://www.dw.com/de/kommentar-verfehlte-kritik-an-der-who/a-53144108

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã hứa với người ủng hộ rằng ngay sau khi nhậm chức, ông sẽ bắt đầu cắt giảm mạnh chi tiêu chính phủ để giảm lạm phát và nợ công. Một số chương trình y tế liên bang quan trọng có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt ngân sách trong vài năm tới. Các khoản cắt giảm có thể nhắm vào Chương Trình Bảo Hiểm Y Tế Cho Người Có Thu Nhập Thấp (Medicaid), Chương Trình Bảo Hiểm Y Tế Trẻ Em (CHIP), và Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP).
(Ngày 19 tháng 12, Reuters) – Chính quyền bang Texas đang khai triển một chiến dịch quảng cáo qua các biển quảng cáo lớn (billboard) tại Mexico và các quốc gia Trung Mỹ nhằm ngăn chặn tình trạng nhập cư trái phép.
(WASHINGTON) – Hôm thứ Năm (19/12), Hoa Kỳ đã đưa ra các biện pháp trừng phạt mới vào thứ Năm nhằm vào Iran và lực lượng Houthi ở Yemen. Danh sách các đối tượng bị nhắm mục tiêu bao gồm một số cá nhân, công ty, và tàu thuyền, được công bố trên trang web của Bộ Tài chánh Hoa Kỳ, theo Reuters.
Hôm nay chúng tôi xin cống hiến đến đọc giả hai câu chuyện tình cảm cũng khá thương tâm của 2 Việt kiều mang quốc tịch Hoa Kỳ về Việt-Nam lấy vợ, nhưng nội dung của 2 câu chuyện tình cảm này không đến nỗi làm cho đọc giả phải rơi lệ như những câu chuyện Cô Dâu Đài Loan
Đạo văn dễ quá. Một cuốn sách mới đang cố gắng buộc các viên chức tại một số trường đại học hàng đầu của quốc gia phải chịu trách nhiệm khi mối lo ngại về đạo văn trong giới học thuật tại các trường như Đại học Harvard ngày càng tăng. Harvard đã thuê một hội đồng độc lập để điều tra cựu Viện trưởng đại học Claudine Gay,
WASHINGTON – Hôm thứ Tư (18/12), Cơ quan Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) đã giảm lãi suất đúng như dự đoán của thị trường. Tuy nhiên, Chủ tịch FED Jerome Powell nhấn mạnh rằng các lần giảm lãi suất tiếp theo sẽ tùy thuộc vào tình hình lạm phát, và các quyết sách gia đang cân nhắc đang bắt đầu cân nhắc những thay đổi lớn có thể xảy ra trong nền kinh tế dưới thời chính quyền Trump, theo Reuters.
Một phiến đá cổ khắc Mười Điều Răn đã được bán với giá hơn 5 triệu USD trong một cuộc đấu giá tại New York, vào ngày thứ Tư 18 tháng 12, theo tin từ AP. Phiến đá này có niên đại từ thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 8 sau Công nguyên và được xem là tấm bia đá cổ nhất ghi lại các điều răn từng được phát hiện.
(Ngày 18 tháng 12, Reuters) – Hoa Kỳ vừa ghi nhận ca bệnh nặng đầu tiên ở người do cúm gia cầm (cúm gà). Bệnh nhân là một cư dân Louisiana, phải vào bệnh viện trong tình trạng nguy kịch; người này được cho là đã tiếp xúc với đàn gia cầm bị nhiễm bệnh nuôi ở nhà.
WASHINGTON – Hôm thứ Ba (17/12), một nhóm các nhà lập pháp lưỡng đảng của Hoa Kỳ đã đưa ra ba dự luật với mục tiêu mạnh tay trấn áp vai trò của Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng fentanyl đang lan rộng khắp nước Hoa Kỳ. Các biện pháp bao gồm việc thành lập một lực lượng đặc nhiệm để ngăn chặn hoạt động buôn bán ma túy bất hợp pháp, và thiết lập cơ chế để áp đặt các lệnh trừng phạt đối với những đối tượng TQ có liên quan, theo Reuters.
BERLIN – Hôm thứ Ba (17/12), NATO đã chính thức thay Hoa Kỳ đảm nhiệm vai trò điều phối viện trợ quân sự từ các quốc gia phương Tây cho Ukraine, theo kế hoạch được vạch ra từ trước. Nước đi này được xem là để bảo vệ cơ chế hỗ trợ cho Ukraine trước lòng tị hiềm của Tổng thống đắc cử Donald Trump đối với NATO, theo Reuters.
Các cơ quan quản lý chống độc quyền của Trung Quốc sẽ tăng cường điều tra các thỏa thuận công nghệ của Hoa Kỳ để ứng phó với các hạn chế xuất khẩu ngày càng gia tăng của Hoa Kỳ, theo báo The Information đưa tin hôm thứ Ba trích dẫn những người quen thuộc với vấn đề này.
WASHINGTON – Hôm thứ Hai (16/12), TikTok đã thực hiện nỗ lực cuối cùng để được tiếp tục hoạt động tại Hoa Kỳ: gửi đơn lên Tối Cao Pháp Viện (TCPV), xin tạm thời đình chỉ đạo luật buộc ByteDance (trụ sở tại TQ) phải thoái vốn khỏi TikTok trước ngày 19 tháng 1 (nếu không sẽ bị cấm hoạt động tại Hoa Kỳ), chỉ một ngày trước lễ nhậm chức của Trump, theo Reuters.
OTTAWA – Hôm thứ Hai (16/12), Bộ trưởng Tài chánh Canada Chrystia Freeland đã bất ngờ tuyên bố từ chức sau những bất đồng dai dẳng với Thủ tướng Justin Trudeau, bao gồm cả cách ứng phó với nguy cơ Hoa Kỳ áp thuế. Quyết định của bà Freeland giáng một đòn bất ngờ vào chính phủ vốn đã không được lòng dân của Trudeau, theo Reuters.
Việt Nam chuẩn bị thê thảm vì Trump, theo bản tin trên Wall Street Journal sáng nay, Thứ Hai 16/12/2024. Việt Nam đã tìm thấy điểm ngọt ngào trong nền kinh tế toàn cầu trong cuộc chiến thương mại đầu tiên của Tổng thống đắc cử Donald Trump với Bắc Kinh: nằm ngay giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.