Hôm nay,  

Corona: Đúng Việc, Đúng Lúc (II)

20/04/202009:06:00(Xem: 4699)

II/ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có làm đúng việc, đúng lúc?


Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có trụ sở đặt tại Geneva,  được thành lập vào ngày 7 tháng 4 năm 1948 và hiện nay có 194 quốc gia thành viên.

Công việc chính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là giúp các nước nghèo chống lại bệnh tật. Và để có khả năng làm được công việc này, WHO cần sự đóng góp của tất cả các quốc gia thành viên.(1)


Trận đại dịch COVID-19 còn đang hoành hành trên khắp thế giới chưa biết bao giờ mới tìm ra cách chống hữu hiệu, một số người đã lên tiếng phê bình WHO tắc trách, không ứng phó với cuộc khủng hoảng kịp thời. Họ cho rằng trong một thời gian quá lâu tổ chức này đã chấp nhận và loan tải những tin tức do Trung Quốc phát tán dù những tin này không phản ảnh đúng tầm mức nghiêm trọng của đại dịch, và WHO đã có  những tuyên bố không rõ ràng cũng như hành động do dự.

Lẽ dĩ nhiên gần như không ai còn chút nghi ngờ nào về thái độ vô trách nhiệm cố gắng che đậy dịch bệnh của Trung Quốc, nhất là trong những tuần đầu tiên, tuy nhiên, WHO có chủ đích tham gia vào hành vi này hay không sẽ còn cần phải điều tra sau khi dịch bệnh đã ngưng.


Dù sao, tuy về bản chất, tất cả những thiếu sót của WHO được nêu đã ít nhiều có xảy ra, nhưng từ đó để buộc tội WHO làm thế giới mất cơ hội chặn đứng nạn dịch vì "đã chịu ảnh hưởng Trung Quốc, che đậy sự lây lan của dịch COVID-19" là điều không trung thực. Nó cho thấy một sự hiểu biết hoàn toàn sai lầm về vai trò và quyền lực của tổ chức liên chính phủ này, cũng như sự không nhìn nhận những khiếm khuyết xử thế của từng quốc gia.


WHO chủ yếu là một cơ quan và không phải là một dịch vụ y tế khẩn cấp.

Hoạt động của WHO có thể được so sánh với một hoạt động của lực lượng Mũ Nồi Xanh của Liên hiệp quốc. Đó là một tập hợp sự có mặt của các quốc gia thành viên và trên hết, WHO phụ thuộc vào ý chí, kỹ năng và phương tiện của các quốc gia này để thực hiện các dự án chung của họ trên toàn thế giới.

Những tổ chức liên quốc gia thường phải ngoại giao rất mềm mỏng và cẩn trọng với các quốc gia thành viên của họ, và người ta khó có thể mong đợi những tổ chức này ra mặt chỉ trích mạnh mẽ các chính sách thông tin và y tế của một quốc gia. Việc này là nhiệm vụ của các tổ chức viện trợ độc lập, của giới vận động hành lang và tất nhiên là báo chí.

Chiếu theo nội qui, WHO phải định hướng theo các cơ quan y tế của các quốc gia thành viên chứ không thể dựa trên những dư luận rất khác biệt trong các xã hội tự do. Tất nhiên, điều này làm việc quyết định hơi chậm chạp , nhưng đó là do bản chất hệ thống của Liên Hiệp Quốc. Không thể bắt lỗi WHO về mặt này.

Hành động "hất luôn cả đứa bé cùng với nước tắm" là sai lầm và vô trách nhiệm, vì WHO cần được duy trì và củng cố để làm rất nhiều công việc quan trọng.


Ít hơn một đô la mỗi năm 

Khoản đóng góp bắt buộc của các thành viên WHO chỉ bao gồm được một phần năm (1/5) ngân sách khiêm tốn của tổ chức là dưới năm tỷ đô la - thậm chí không tới một đô la một năm cho mỗi người trên trái đất. Năm tỷ đô la là số tiền tương đương với chi phí một nhà thương cấp đại học ở một thành phố lớn trong thế giới công nghiệp.

Phần ngân sách còn lại (4/5) của WHO là do tài trợ tư nhân và của các chính phủ. Phần này bị ràng buộc bởi những dự án có mục tiêu dài hạn đã được xác định rõ ràng: 

Đây có thể là các chiến dịch chủng ngừa ở các nước nghèo nhất thế giới, một đầu tư rất nhỏ mà đem lại kết quả lớn. Trong những trường hợp tai họa cơ bản nhưng thực sự rất dễ tránh, WHO có thể rất hiệu quả nếu được giúp đỡ phương tiện để làm việc. Thí dụ như bệnh sởi năm ngoái với 20 triệu người mắc bệnh và 140.000 người tử vong. Hoặc những chiến dịch chống bệnh sốt rét,  giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em..v.v...


Nhưng ngay cả WHO cũng không toàn năng.

Tất nhiên, WHO cũng phải theo dõi các bệnh mới xuất hiện như SARS-CoV-2. Trong việc trao đổi thông tin, WHO là một giao diện toàn cầu quan trọng giữa các chính phủ, các học giả tại các trường đại học, các viện nghiên cứu quốc gia và các công ty nghiên cứu dược phẩm .

WHO không thể làm được tất cả. Công việc thực tế trong cuộc chiến chống lại các căn bệnh mới xuất hiện, phải và chỉ có thể được thực hiện bởi hệ thống y tế của các quốc gia, các tổ chức nghiên cứu và ngành công nghiệp. 

Mặc dù mang cái tên Tổ chức Y tế Thế giới nghe có vẻ oai phong, WHO không có khả năng bù đắp cho những thiếu sót trong phạm vi chăm sóc sức khỏe hoặc những biến động của thị trường thuốc và chất khử trùng. 

Trong thực tế, WHO nằm ở cấp bậc cuối của bực thang quyết định trong hệ thống  quốc tế.

Thêm vào đó, thế nào là ứng xử đúng khi đối mặt với một đại dịch?

Trong một đại dịch như COVID-19, WHO tất nhiên luôn phải đối mặt với vấn đề tìm sự cân bằng giữa cảnh báo cần thiết và không gây hoảng loạn. Điều này rất, rất khó, bởi vì một đại dịch luôn liên quan đến một mầm bệnh mới, và với tất cả các chuyên gia của mình, WHO vẫn không thể nói chính xác nó sẽ phát triển như thế nào.


Hiện nay mối quan tâm của WHO lên tới tối đa vì Sars-CoV-2 đã len lỏi vào những túp lều của người tỵ nạn, đã xâm nhập vào những vùng có chiến tranh như Kurdistan của Iraq, và các nước nghèo nhất thế giới tại lục địa Phi châu.


Ngày 14/04/2020 trong khi TT Trump tuyên bố tạm ngưng đóng tiền trợ cấp thì  WHO một mặt báo động dịch Ebola, bùng nổ tại Congo, đã bước vào tình trạng khẩn cấp quốc tế, mặt khác bắt đầu gửi một "chuyến bay đoàn kết" (Solidarity flight) từ Addis Ababa, Ethiopa, mang trang thiết bị Y tế tới những nước bên Phi châu. Ngày 19/04  một chuyến khác tới vùng Kurdistan của Iraq. 

Chương trình sẽ trợ giúp tổng cộng 95 quốc gia.


Lời tuyên bố của ngoại trưởng Đức, Heiko Maas, nói lên ý kiến của đại đa số chính quyền các quốc gia trên thế giới: "Tôi không cho rằng WHO làm đúng tất cả, nhưng trong giai đoạn hiện nay, điều tra WHO hoặc cắt giảm nguồn tài trợ của tổ chức này giống như đuổi phi công ra khỏi một chiếc máy bay đang bay."


Cùng với ông Maas, 24 ngoại trưởng các nước Argentina, Bỉ, Canada, Chile, Costa Rica, Cộng hòa Dominican, Estonia, Ethiopia, Phần Lan, Pháp, Ireland, Indonesia, Ý, Jordan, Mexico, Hà Lan, Na Uy, Peru, Singapore, Nam Phi, Thụy Điển và Tây Ban Nha, đã đồng ký một bản tuyên bố hoàn toàn ủng hộ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)  lãnh đạo việc đối phó với cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng toàn cầu này, cũng như những nỗ lực của Liên Hiệp Quốc, Nhóm Ngân hàng Thế giới và các tổ chức quốc tế và khu vực, để phối hợp, giải quyết có hệ thống các tác động kinh tế xã hội rộng lớn do COVID-19 gây ra.

__________________________________________________________________


(1) https://www.dw.com/de/kommentar-verfehlte-kritik-an-der-who/a-53144108

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hệ thống giáo dục Hoa Kỳ đang chuẩn bị trở thành chiến trường cho các vấn đề về tài trợ, sự đa dạng, người nhập cư dưới thời tổng thống đắc cử Donald Trump. Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump đề cập đến việc chấm dứt Bộ Giáo dục Hoa Kỳ; cắt giảm tài trợ của liên bang cho các trường công, đặc biệt là những trường duy trì chính sách đa dạng, công bằng và hòa nhập (DEI). Ông cũng tuyên bố sẽ đảo ngược ngược Đạo luật IX, một luật cấm phân biệt đối xử dựa trên giới tính đã được mở rộng dưới thời Biden.
Biến đổi khí hậu là có thật. Thiên tai diễn ra ngày càng thường xuyên hơn, khắc nghiệt hơn. Riêng ở tiểu bang California, trong những năm qua, bên cạnh động đất, người dân chứng kiến nạn cháy rừng, mưa lũ ngày càng nhiều. Câu hỏi đặt ra là chính quyền và người dân California đã và đang chuẩn bị đối phó với thiên tai ra sao?
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã hứa sẽ cho khai thác nhiên liệu hóa thạch trở lại trong những năm tới, bởi vì ông không tin vào biến đổi khí hậu. Chính sách này hoàn toàn ngược lại với những nỗ lực bảo vệ môi trường mà chính quyền Biden đã thực hiện. Nước Mỹ đang loay hoay, mất định hướng trong vấn đề cứu địa cầu trước những thảm họa thiên nhiên ngày càng khốc liệt mà người dân Mỹ đang phải gánh chịu trong vài năm qua. Có vẻ như Hoa Kỳ là quốc gia phát triển duy nhất trên thế giới không thể có một chính sách nhất quán về vấn đề nguồn nhiên liệu cho tương lai. Những quốc gia công nghiệp khác, trong đó có Nhật Bản, vẫn giữ vững nguyên cam kết về vấn đề bảo vệ môi trường. Một bài viết đăng trên washingtonpost.com đã tóm tắt nỗ lực của xứ sở hoa anh đào trong việc tận dụng nguồn năng lượng gió và mặt trời thông qua một công nghệ mới: ‘flow battery’ (pin dòng chảy). Câu chuyện được Washington Post kể xảy ra tại Hokkaido, hòn đảo phía Bắc của Nhật Bản.
Ở các thành phố lớn thuộc các tiểu bang đông dân cư như California, ngày càng có nhiều các khu nhà dạng chung cư được xây dựng bên cạnh các khu vực thương mại, cửa hàng mua sắm, nhà hàng. Trong tình trạng giá nhà ở Mỹ, đặc biệt là ở California, vẫn có khuynh hướng tăng bất chấp tình hình kinh tế không ổn định, có vẻ như nhà ở dạng chung cư cao tầng là giải pháp của tương lai thị trường địa ốc. Điều ngày có đồng nghĩa với việc người Mỹ ngày nay có khuynh hướng thích sống ở những khu cư dân tập trung?
NASA đang hướng tới một bước tiến vĩ đại trong sứ mệnh không gian: đưa con người đặt chân lên Hỏa tinh vào những năm 2030. Tuy nhiên, hành trình kéo dài 21 tháng này đặt ra vô vàn thách thức, đặc biệt là giữ cho các phi hành gia khỏe mạnh và an toàn trong suốt chuyến đi dài như vậy. Vì thế, các khoa học gia đang nghiên cứu một giải pháp từng bị coi là bất khả thi: ngủ đông (hibernation).
Quý vị có tin rằng không phải tất cả tế bào thần kinh đều nằm trong hộp sọ của chúng ta? Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature đã cho thấy một phát hiện đáng kinh ngạc: trong ruột của chúng ta có các tế bào thần kinh chuyên biệt! Các khoa học gia tại Viện Công nghệ California (Caltech) đã phát hiện ra hai loại tế bào thần kinh khác nhau trong ổ bụng của chuột, dường như có vai trò kiểm soát các khía cạnh khác nhau của quá trình tiêu hóa. Nghiên cứu này làm sáng tỏ vai trò của các cụm tế bào thần kinh trong cơ thể đối với mối liên kết ruột-não, hệ thống giao tiếp hai chiều phức tạp giữa não bộ và hệ tiêu hóa.
Vào tháng Tư năm nay, một nhóm các khoa học gia và kỹ sư đã thực hiện một chuyến bay trên vùng trời phía bắc Greenland để thử nghiệm tính năng của một thiết bị radar tiên tiến. Khi đang cách Căn cứ Không gian Pituffik khoảng 150 dặm về phía đông, Chad Greene, khoa học gia thuộc phòng thí nghiệm Jet Propulsion Laboratory (JPL) của NASA, đã chụp lại hình ảnh của vùng tuyết mênh mông, trắng xóa bên dưới. Cùng lúc đó, radar phát hiện điều bất thường ẩn bên dưới lớp băng: một căn cứ quân sự từ thời Chiến tranh Lạnh đã bị bỏ hoang, được gọi là Camp Century.
Vào chiều ngày Chủ Nhật 8 tháng 12 2024, tại Tu Viện Đại Bi (Garden Grove, California), nhóm Phật tử Đuốc Tuệ đã tổ chức buổi nói chuyện về đề tài Chánh Niệm trong gia đình, người thuyết trình là tiến sĩ Bạch Xuân Phẻ. Khoảng 50 người đã tham dự buổi nói chuyện, thuộc nhiều lứa tuổi và thành phần, từ những Phật tử cao niên cho đến những huynh trưởng trong các Gia Đình Phật Tử. Được biết trong cùng khoảng thời gian này, các vị tăng ni thuộc tu viện Lộc Uyển cũng có những buổi nói chuyện trên zoom, cũng về đề tài Chánh Niệm trong gia đình. Điều này cho thấy những khúc mắc, mâu thuẫn trong một gia đình luôn luôn tồn tại. Các thế hệ trong gia đình không tạo được sự truyền thông tốt đẹp với nhau dẫn đến những rạn nứt, cần tìm những giải pháp để nối lại nhịp cầu thương yêu.
(Ngày 25 tháng 12, Reuters) – Những kẻ lừa đảo ngày càng lộng hành tại Trung Quốc: chúng đang bắt chước bộ phim truyền hình nổi tiếng của Hàn Quốc “Trò Chơi Con Mực” (Squid Game) để dàn dựng các hình thức lừa gạt người gặp khó khăn tài chánh. Chúng sử dụng các chiêu trò như hứa hẹn khoản tiền thưởng rất lớn, điều chỉnh lại khoản nợ, hoặc các chương trình hỗ trợ tài chánh khác, nhưng phần lớn chỉ là những lời hứa suông.
(Ngày 25 tháng 12, Reuters) – Một tai nạn nghiêm trọng đã xảy ra vào ngày Giáng Sinh tại New York: một chiếc taxi bất ngờ lao lên vỉa hè, đâm vào người đi bộ trước một cửa hàng Macy’s. Theo thông tin từ cảnh sát, tài xế taxi gặp vấn đề sức khỏe bất ngờ khi đang lái xe.
Việt Nam ngỏ ý muốn mua tên lửa siêu thanh của Ấn Độ BrahMos, có thể bắn ra từ mọi điều kiện từ đất liền, trên không và trên biển. Việt Nam và Philippines đang tiến gần đến thỏa thuận trị giá 700 triệu đô la cho tên lửa hành trình BrahMos
(Ngày 24 tháng 12, Reuters) – Chính phủ Canada lên án gay gắt các biện pháp trả đũa của Trung Quốc nhằm vào hai tổ chức có trụ sở tại Canada và 20 cá nhân có liên quan đến các vấn đề nhân quyền của người Duy Ngô Nhĩ và Tây Tạng.
Lễ Giáng Sinh đang tới, mang tới ngập tràn lòng yêu thương và hy vọng giữa một thế giới tội phạm không ngưng. Thông điệp yêu thương và hy vọng đang được bày tỏ: Đức Hồng y Timothy Dolan của New York đã nói trong một cuộc phỏng vấn phát sóng vào Chủ Nhật rằng Tổng thống đắc cử Trump "rất coi trọng đức tin Cơ đốc của mình".
Hàng năm, ít nhất 100.000 trẻ em gọi đến Bộ Tư lệnh Phòng thủ Hàng không Vũ trụ Bắc Mỹ (NORAD) để hỏi về vị trí của ông già Noel. Hàng triệu trẻ em khác truy cập website của cơ quan này để tìm kiếm thông tin về ông già Noel bằng 9 ngôn ngữ, từ tiếng Anh đến tiếng Nhật, theo tin từ DN, Thụy điển.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.