Hôm nay,  

Mất Cân Bằng Trong Kinh Tế Toàn Cầu: Chính Quyền Và Khủng Hoảng Kinh Tế (Bài 20)

19/04/202014:45:00(Xem: 8223)

Trước hết xin nhắc lại ý chính của bài 19: trong quản lý kinh tế nhà nước Hoa Kỳ nói chung bao gồm Tổng Thống và Quốc Hội (do dân bầu) và Ngân Hàng Trung Ương (NHTƯ tức một cơ quan hành chánh độc lập không do dân bầu). NHTƯ Hoa Kỳ điều chỉnh nền kinh tế phát triển “nóng” hay “nguội” qua lãi xuất và lượng tiền USD lưu hành trên thị trường, trong khi Tổng Thống và Quốc Hội điều hành nền kinh tế bằng thuế má và ngân sách. Bài 19 đã tìm hiểu về NHTƯ, bài 20 này sẽ phân tích chi tiêu của chính quyền (bao gồm Hành Pháp và Lập Pháp) trong khủng hoảng.
Trong mỗi quốc gia đều có chi tiêu công (public spending) và tư (private spending). Tiền có chi ra thì mới tạo công ăn việc làm nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ, qua đó giúp kinh tế phát triển. Chi tiêu bao gồm mua sắm (nhà cửa, áo quần, hãng xưởng…), đầu tư công (giáo dục, y tế, đường xá, điện nước…) và đầu tư tư nhân (mở nhà máy, tiệm tùng, mua trang thiết bị mới…) Chi tiêu có thể hiệu quả (đầu tư tốt chuẩn bị cho tương lai) hay bị thất thoát (tham nhủng) hoặc lãng phí (cờ bạc, các công trình vô dụng). Vì khả năng chi tiêu trong mỗi quốc gia đều có hạn nên một khi chi tiêu công quá nhiều sẽ đè bẹp chi tiêu tư.
Ngược lại nếu buôn bán yếu kém sẽ khiến doanh nghiệp và tư nhân co cụm không dám đầu tư tiêu xài. Khi đó nhà nước phải đắp bù vào khoảng trống chi tiêu nhằm tạo ra mức cầu tối thiểu làm nền chống đỡ nền kinh tế không cho sụp đổ, bằng không đất nước sẽ rơi vào vòng xoáy suy thoái (kinh tế yếu kém đi khiến dân chúng không dám tiêu xài; dân chúng không dám chi tiêu khiến buôn bán càng thêm ế ẩm). Khi kinh tế tuột dốc tiền thuế thu vào giảm mạnh trong khi chi tiêu công nhảy vọt nên chính quyền không khỏi lạm chi (deficit) trừ trường hợp có khoảng dự trữ lớn. Phải đợi đến lúc kinh tế phục hồi và chi tiêu tư tăng trở lại thì nhà nước mới giảm chi tiêu công để cân bằng ngân sách và trang trải nợ công.
Chi tiêu công chia ra làm hai phần: quy định (non-discretionary spending) và tùy tiện (discretionary spending). Các khoảng chi tiêu công được quy định bao gồm an sinh xã hội và trợ cấp thất nghiệp - kinh tế suy thoái, công nhân mất việc thì quỹ thất nghiệp tự động tăng nhảy vọt giúp cho người mất việc có phương tiện sinh sống. Giả sử kinh tế được ví như chiếc xe đò đang chạy bon bon nhưng thỉnh thoảng sụp ổ gà (rơi vào khủng hoảng) thì các khoảng chi tiêu được quy định là ống nhún (shock absorber, hay còn gọi là automatic stabilizer) bảo vệ sườn xe không bị gãy.
Các khoảng chi tiêu tùy tiện do Tổng Thống và Quốc Hội thương lượng hàng năm tăng giảm bao gồm ngân sách quốc phòng, y tế, giáo dục, trợ cấp xã hội, đầu tư hạ tầng, v.v… Trong trường hợp khẩn cấp như ôn dịch Vũ Hán Tổng Thống và Quốc Hội Hoa Kỳ nhanh chóng thông qua gói cứu trợ khổng lồ 2.2 ngàn tỷ USD giúp đỡ doanh nghiệp và các hộ gia đình có tiền sinh sống trong giai đoạn kinh tế đóng băng. Trong tương lai là các chương trình đầu tư hạ tầng khổng lồ khác nhằm tạo công ăn việc làm cho những người mất việc; hay tăng ngân sách y tế cho những người không có bảo hiểm; và…tăng thuế để bù đắp các khoảng lạm chi.
Ngoài trừ các gói cứu trợ khẩn cấp thì những khoảng chi tiêu tùy tiện còn lại mất rất nhiều thời giờ thương lượng và tranh cãi. Đảng Dân Chủ đòi tăng thuế để mở rộng vai trò của nhà nước. Đảng Cộng Hòa đòi chính quyền cắt giảm các khoảng chi tiêu không cần thiết thay vì tăng thuế. Kết quả của các cuộc thương lượng thường là vừa tăng thuế vừa tăng chi (!) cho vừa lòng đôi bên. Chính vì lý do này nên vai trò của NHTƯ Hoa Kỳ trở nên quan trọng: NHTƯ quyết định độc lập và nhanh chóng nên tiền từ NHTƯ tức thời tuôn vào thị trường, trong khi ngân sách từ những khoảng chi tiêu tùy tiện của chính quyền hứa thì nhiều nhưng chờ hoài không thấy. Bù lại tiền của NHTƯ chạy sang các ngân hàng và đại công ty (tức thị trường tài chánh) trước khi đến dân chúng nên giúp doanh nghiệp và nhà giàu hưởng phần lợi lớn (giá nhà và chứng khoáng tăng nhanh hơn lương bổng và công ăn việc làm) so với công nhân. Để so sánh thì các chi tiêu tùy tiện như đầu tư hạ tầng một khi thông qua sẽ tạo công ăn việc làm và sản phẩm (đường xá, Internet) có lợi lâu dài cho đất nước.
Trên nguyên tắc khi kinh tế suy thoái, thuế thu vào sụt giảm nhưng nhà nước cần lạm chi bù đắp khoảng trống chi tiêu thì nợ công sẽ tăng. Ngược lại khi kinh tế phát triển, thuế thu vào tăng thì nhà nước cần giảm bớt chi tiêu để không dành vốn với khu vực tư nhân, đồng thời trả bớt nợ công. Tuy nhiên trong thực tế một khi nhà nước đã phình to ra rất khó thu nhỏ lại. Mọi khoảng chi tiêu công đều có lợi cho một tầng lớp trong xã hội cho nên không phe phái nào muốn bị thiệt thòi do nhà nước giảm chi. Kết quả ở Mỹ chính quyền dù Dân Chủ hay Cộng Hòa thì ngân sách lúc nào cũng tăng và nợ công theo đó nhảy vọt. Cho nên cố Tổng Thống Ronald Reagan cho rằng có 9 chử đáng sợ nhất trong Anh Ngữ là “I’m from the government and I’m here to help”, nếu dịch theo ý là dân chúng đừng có lo để nhà nước no.
Nợ công tăng tức nhà nước sớm hay muộn phải tăng thuế hoặc giảm chi đẻ trả nợ - nghĩa là con cháu phải trả khoảng nợ cha mẹ ăn xài hoang phí. Nợ công tăng khiến lãi xuất tăng (chính quyền phải tăng phân lời khi mượn nợ) khiến tư nhân khó vay mượn vốn đầu tư, tức là chi tiêu công bóp nghẹt khu vực tư nhân.
Ngược lại gần đây có thêm lý thuyết Tân Tiền Tệ (Modern Monetary Theory) với cách nhìn rất lý thú rằng Hoa Kỳ nên mượn thêm rất nhiều nợ so với hiện thời. Lý do khi một nước vay nợ bằng tiền của chính mình (Mỹ, Nhật, Anh) nhưng ngày nào còn có người chịu cho mượn tiền với phân lời thấp…tại sao không vay mượn càng nhiều càng tốt để đầu tư vào hạ tầng và tạo ra công ăn việc làm trong nước? Nói cách khác, nếu in tiền trả nợ mà vẫn có người tiếp tục cho vay…dại gì không mượn nợ!  Giới hạn duy nhất là khi người cho vay bắt đầu “chê” USD - khiến lạm phát vì đô la mất giá, nhưng cho đến nay chẳng ai “chê” USD (lạm phát thấp và phân lời cực rẻ) thì chính quyền Mỹ cần vay mượn thêm rất nhiều để chống cự độc vật Vũ Hán.
Xin nhấn mạnh là quan điểm này không áp dụng cho những nước vay mượn nợ bằng USD như Việt Nam, hay khu vực EU vì Pháp, Ý, v.v… không thể tự mình in ra đồng tiền chung Euro. Nhưng đây là đề tài trong dịp khác.
Trước hết xin nhắc lại ý chính của bài 19: trong quản lý kinh tế nhà nước Hoa Kỳ nói chung bao gồm Tổng Thống và Quốc Hội (do dân bầu) và Ngân Hàng Trung Ương (NHTƯ tức một cơ quan hành chánh độc lập không do dân bầu). NHTƯ Hoa Kỳ điều chỉnh nền kinh tế phát triển “nóng” hay “nguội” qua lãi xuất và lượng tiền USD lưu hành trên thị trường, trong khi Tổng Thống và Quốc Hội điều hành nền kinh tế bằng thuế má và ngân sách. Bài 19 đã tìm hiểu về NHTƯ, bài 20 này sẽ phân tích chi tiêu của chính quyền (bao gồm Hành Pháp và Lập Pháp) trong khủng hoảng.
Trong mỗi quốc gia đều có chi tiêu công (public spending) và tư (private spending). Tiền có chi ra thì mới tạo công ăn việc làm nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ, qua đó giúp kinh tế phát triển. Chi tiêu bao gồm mua sắm (nhà cửa, áo quần, hãng xưởng…), đầu tư công (giáo dục, y tế, đường xá, điện nước…) và đầu tư tư nhân (mở nhà máy, tiệm tùng, mua trang thiết bị mới…) Chi tiêu có thể hiệu quả (đầu tư tốt chuẩn bị cho tương lai) hay bị thất thoát (tham nhủng) hoặc lãng phí (cờ bạc, các công trình vô dụng). Vì khả năng chi tiêu trong mỗi quốc gia đều có hạn nên một khi chi tiêu công quá nhiều sẽ đè bẹp chi tiêu tư.
Ngược lại nếu buôn bán yếu kém sẽ khiến doanh nghiệp và tư nhân co cụm không dám đầu tư tiêu xài. Khi đó nhà nước phải đắp bù vào khoảng trống chi tiêu nhằm tạo ra mức cầu tối thiểu làm nền chống đỡ nền kinh tế không cho sụp đổ, bằng không đất nước sẽ rơi vào vòng xoáy suy thoái (kinh tế yếu kém đi khiến dân chúng không dám tiêu xài; dân chúng không dám chi tiêu khiến buôn bán càng thêm ế ẩm). Khi kinh tế tuột dốc tiền thuế thu vào giảm mạnh trong khi chi tiêu công nhảy vọt nên chính quyền không khỏi lạm chi (deficit) trừ trường hợp có khoảng dự trữ lớn. Phải đợi đến lúc kinh tế phục hồi và chi tiêu tư tăng trở lại thì nhà nước mới giảm chi tiêu công để cân bằng ngân sách và trang trải nợ công.
Chi tiêu công chia ra làm hai phần: quy định (non-discretionary spending) và tùy tiện (discretionary spending). Các khoảng chi tiêu công được quy định bao gồm an sinh xã hội và trợ cấp thất nghiệp - kinh tế suy thoái, công nhân mất việc thì quỹ thất nghiệp tự động tăng nhảy vọt giúp cho người mất việc có phương tiện sinh sống. Giả sử kinh tế được ví như chiếc xe đò đang chạy bon bon nhưng thỉnh thoảng sụp ổ gà (rơi vào khủng hoảng) thì các khoảng chi tiêu được quy định là ống nhún (shock absorber, hay còn gọi là automatic stabilizer) bảo vệ sườn xe không bị gãy.
Các khoảng chi tiêu tùy tiện do Tổng Thống và Quốc Hội thương lượng hàng năm tăng giảm bao gồm ngân sách quốc phòng, y tế, giáo dục, trợ cấp xã hội, đầu tư hạ tầng, v.v… Trong trường hợp khẩn cấp như ôn dịch Vũ Hán Tổng Thống và Quốc Hội Hoa Kỳ nhanh chóng thông qua gói cứu trợ khổng lồ 2.2 ngàn tỷ USD giúp đỡ doanh nghiệp và các hộ gia đình có tiền sinh sống trong giai đoạn kinh tế đóng băng. Trong tương lai là các chương trình đầu tư hạ tầng khổng lồ khác nhằm tạo công ăn việc làm cho những người mất việc; hay tăng ngân sách y tế cho những người không có bảo hiểm; và…tăng thuế để bù đắp các khoảng lạm chi.
Ngoài trừ các gói cứu trợ khẩn cấp thì những khoảng chi tiêu tùy tiện còn lại mất rất nhiều thời giờ thương lượng và tranh cãi. Đảng Dân Chủ đòi tăng thuế để mở rộng vai trò của nhà nước. Đảng Cộng Hòa đòi chính quyền cắt giảm các khoảng chi tiêu không cần thiết thay vì tăng thuế. Kết quả của các cuộc thương lượng thường là vừa tăng thuế vừa tăng chi (!) cho vừa lòng đôi bên. Chính vì lý do này nên vai trò của NHTƯ Hoa Kỳ trở nên quan trọng: NHTƯ quyết định độc lập và nhanh chóng nên tiền từ NHTƯ tức thời tuôn vào thị trường, trong khi ngân sách từ những khoảng chi tiêu tùy tiện của chính quyền hứa thì nhiều nhưng chờ hoài không thấy. Bù lại tiền của NHTƯ chạy sang các ngân hàng và đại công ty (tức thị trường tài chánh) trước khi đến dân chúng nên giúp doanh nghiệp và nhà giàu hưởng phần lợi lớn (giá nhà và chứng khoáng tăng nhanh hơn lương bổng và công ăn việc làm) so với công nhân. Để so sánh thì các chi tiêu tùy tiện như đầu tư hạ tầng một khi thông qua sẽ tạo công ăn việc làm và sản phẩm (đường xá, Internet) có lợi lâu dài cho đất nước.
Trên nguyên tắc khi kinh tế suy thoái, thuế thu vào sụt giảm nhưng nhà nước cần lạm chi bù đắp khoảng trống chi tiêu thì nợ công sẽ tăng. Ngược lại khi kinh tế phát triển, thuế thu vào tăng thì nhà nước cần giảm bớt chi tiêu để không dành vốn với khu vực tư nhân, đồng thời trả bớt nợ công. Tuy nhiên trong thực tế một khi nhà nước đã phình to ra rất khó thu nhỏ lại. Mọi khoảng chi tiêu công đều có lợi cho một tầng lớp trong xã hội cho nên không phe phái nào muốn bị thiệt thòi do nhà nước giảm chi. Kết quả ở Mỹ chính quyền dù Dân Chủ hay Cộng Hòa thì ngân sách lúc nào cũng tăng và nợ công theo đó nhảy vọt. Cho nên cố Tổng Thống Ronald Reagan cho rằng có 9 chử đáng sợ nhất trong Anh Ngữ là “I’m from the government and I’m here to help”, nếu dịch theo ý là dân chúng đừng có lo để nhà nước no.
Nợ công tăng tức nhà nước sớm hay muộn phải tăng thuế hoặc giảm chi đẻ trả nợ - nghĩa là con cháu phải trả khoảng nợ cha mẹ ăn xài hoang phí. Nợ công tăng khiến lãi xuất tăng (chính quyền phải tăng phân lời khi mượn nợ) khiến tư nhân khó vay mượn vốn đầu tư, tức là chi tiêu công bóp nghẹt khu vực tư nhân.
Ngược lại gần đây có thêm lý thuyết Tân Tiền Tệ (Modern Monetary Theory) với cách nhìn rất lý thú rằng Hoa Kỳ nên mượn thêm rất nhiều nợ so với hiện thời. Lý do khi một nước vay nợ bằng tiền của chính mình (Mỹ, Nhật, Anh) nhưng ngày nào còn có người chịu cho mượn tiền với phân lời thấp…tại sao không vay mượn càng nhiều càng tốt để đầu tư vào hạ tầng và tạo ra công ăn việc làm trong nước? Nói cách khác, nếu in tiền trả nợ mà vẫn có người tiếp tục cho vay…dại gì không mượn nợ!  Giới hạn duy nhất là khi người cho vay bắt đầu “chê” USD - khiến lạm phát vì đô la mất giá, nhưng cho đến nay chẳng ai “chê” USD (lạm phát thấp và phân lời cực rẻ) thì chính quyền Mỹ cần vay mượn thêm rất nhiều để chống cự độc vật Vũ Hán.
Xin nhấn mạnh là quan điểm này không áp dụng cho những nước vay mượn nợ bằng USD như Việt Nam, hay khu vực EU vì Pháp, Ý, v.v… không thể tự mình in ra đồng tiền chung Euro. Nhưng đây là đề tài trong dịp khác.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
HOA KỲ – Trong lời khai của mình trước các nhà điều tra Quốc Hội, cựu phát ngôn nhân của Nhóm Dân Quân Oath Keepers Jason Van Tatenhove đã tiết lộ đôi điều về ý định của nhóm dân quân theo dân tộc chủ nghĩa da trắng khi họ xông vào Điện Capitol ngày 6 tháng 1 năm 2021, theo TheConversation đưa tin ngày Thứ Tư, 13 tháng 7 năm 2022.
Tin vui cho người dân California và người Mỹ trên khắp đất nước — trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên hiện có thể nhận vắc-xin COVID-19 và được bảo vệ...
Quốc hội CSVN dự kiến sẽ thông qua Luật “thực hiện dân chủ ở cơ sở”, nhưng dân lại không được quyền xem xét bản kê khai tài sản của cán bộ, đảng viên...
Để giới thiệu đến chư tôn Thiền Đức Tăng, Ni và quý Thiện Nam, Tín Nữ Phật tử bốn phương một số thành tựu trong giai đoạn đầu của công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam, Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời cùng với Hội Đồng Hoằng Pháp thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất sẽ tổ chức buổi lễ giới thiệu các Kinh, Luật và Luận thuộc bộ Thanh Văn Tạng đã được ấn hành.
Thời gian học: Bắt đầu tháng 10 năm 2022 (ngày chính xác sẽ được công bố sau) đến tháng 9. 2023. Mỗi tuần một lần hai tiết 2 × 45 = 90min. Mỗi nhóm học sẽ không có trên 10 học viên. Nếu số học viên vượt quá số tối đa này thì sẽ được phân làm 2, hoặc 3 nhóm.
Lạm phát lên tới 9,1% trong tháng 6, tỷ lệ cao nhất từng thấy ở Mỹ kể từ tháng 11/1981 trong bối cảnh giá nhiên liệu, tiền thuê nhà và hàng tạp hóa tăng cao. Chỉ số giá tiêu dùng, cũng là thước đo lạm phát, tăng 1,3% từ tháng 5 đến tháng 6, trong khi chỉ số CPI cốt lõi (không tính thực phẩm và năng lượng) tăng 5,9% từ đầu năm 2022 đến tháng 6.
WASHINGTON – John Bolton, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc và cựu cố vấn an ninh quốc gia Bạch Ốc, thừa nhận ông từng giúp lên kế hoạch âm mưu đảo chính ở nước ngoài, theo Reuters đưa tin ngày Thứ Ba, 12 tháng 7 năm 2022.
Hội nghị Chúng ta đang phải đối mặt với sự thù ghét: Lời kêu gọi hành động của Quận Cam. Phiên thảo luận và lên ý tưởng về các giải pháp ngăn chặn sự thù ghét...
Sở Cảnh Sát Garden Grove mời cộng đồng đến tham dự đêm ‘National Night Out’ vào ngày Thứ Ba, 2 tháng Tám, 2022, từ 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối, trước Sở Cảnh Sát, tại địa chỉ 11301 Acacia Parkway.
WASHINGTON – Trong buổi điều trần vào Thứ Ba, 12 tháng 7 năm 2022, dựa vào lời khai từ các phụ tá của Trump, các nhà bình luận truyền thông cánh hữu và các thành viên dân quân, Ủy Ban Đặc Biệt Hạ Viện đã chứng minh cách các tuyên bố công khai của Cựu Tổng Thống Trump khiến những người ủng hộ ông tin rằng cuộc bầu cử thực sự đã bị đánh cắp và xông vào Điện Capitol nhằm ngăn chặn chứng nhận bầu cử, theo NYTimes đưa tin ngày Thứ Ba, 12 tháng 7 năm 2022.
Nước Nhật vừa xót xa tiễn biệt cựu Thủ tướng Shinzo Abe lần cuối. Thi hài ông được đưa qua đường phố Tokyo, ngang qua văn phòng Thủ Tướng và Nghị viện Nhật, nơi ông đã từng làm việc. Ngồi phía trước xe tang vẫn là phu nhân Akie Abe, như khi xe chở thi hài ông về lại Tokyo từ nơi bị ám sát hôm cuối tuần. Lặng lẽ, bình tĩnh, thỉnh thoảng phu nhân Abe lại cúi đầu đáp lễ người dân Nhật đứng đầy hai bên đường, chắp tay lạy và cúi đầu khi xe tang đi ngang. Không như lá thư hư cấu ủy mị gửi chồng của bà bằng tiếng Việt được lan truyền trên mạng, dù những người tinh ý khá dễ nhận ngay ra đó là suy diễn đầy Việt tính của một ai đó muốn lợi dụng cảm xúc đám đông. Thật ra phu nhân Abe là một người như thế nào?
COLOMBO – Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa đã bỏ trốn khỏi đất nước chỉ vài giờ trước khi từ chức, theo Reuters đưa tin ngày Thứ Ba, 12 tháng 7 năm 2022.
Lời Bạt tập thơ Lục Bát Tản Thần 2...
Không có nhà nước nào tồn tại mãi, những “bí mật” của mọi chế độ cũng thế. Rồi ra – chắc chắn – sẽ phải có những phiên tòa “muộn” về những cái chết oan khuất và thảm khốc của linh mục Nguyễn Văn Vinh (1971), thượng tọa Thích Thiện Minh (1978), linh mục NVV… Quá khứ cần phải được thanh thỏa để hậu thế có thể an tâm sống với hiện tại, và tránh bớt những lỗi lầm (cùng tội ác) cho mai sau...
Trong một số bài viết nhân nói về Lời Thề Sông Núi của Chiến sĩ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, các tác giả thường dùng không đồng nhất những danh từ để chỉ nhóm chữ “Tổ quốc, Danh dự, Trách nhiệm” như là tôn chỉ, khẩu hiệu, lý tưởng, v.v... Thật ra, đấy là một phương châm của quân nhân (soldier's motto) Quân lực Việt Nam Cộng Hòa...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.