Hôm nay,  

Thời Sự Trong Tuần

17/04/202000:00:00(Xem: 2111)
THOI-SU-TRONG-TUAN-01-rev

Đức Giáo Hoàng Francis giảng trước biểu tượng cổ xưa của Maria Salus Populi Romani trong Thánh Lễ Phục Sinh tại Vương Cung Thánh Đường Peter vào ngày 12 tháng 4 năm 2020 tại Thành Phố Vatican, Vatican. Bên trong Vương Cung Thánh Đường, chỉ được bao quanh bởi các cộng tác viên gần gũi nhất của mình, Đức Giáo Hoàng Francis đã gửi thông điệp Urbi et Orbi truyền thống của mình đến thành phố Rome và thế giới.(Photo Getty Images)

 
Trong tuần qua tin tức về đại dịch corona vẫn lên trang đầu của tất cả báo chí truyền thông quốc tế. Tuy nhiên, đã có nhiều dấu hiệu khả quan làm cho mọi người bớt lo sợ vì những nơi bị vi khuẩn corona tấn công dữ dội nhất như Ý, Tây Ban Nha, và tiểu bang New York tại Hoa Kỳ đều báo cáo số người bị lây bệnh, số người vào bệnh viện và số người tử vong đã đứng lại và đang có chiều hướng giảm xuống, trong khi nhiều nơi dự định sẽ mở cửa sinh hoạt lại từ từ. Trong ngày Lễ Phục Sinh Đức Giáo Hoàng Francis đã cử hành lễ tại Tòa Thánh Vatican và kêu gọi thế giới chung sức chống đại dịch corona.
 
Đức Giáo Hoàng Francis Làm Lễ Phục Sinh Kêu Gọi Thế Giới Chung Sức Chống Đại Dịch
 
Trong Vương Cung Thánh Đường Peter gần như trống vắng, Đức Giáo Hoàng Francis đã cử hành Lễ Phục Sinh trong đơn độc hôm Chủ Nhật, kêu gọi thế giới hãy cùng nhau đương đầu với đại dịch vi khuẩn corona.

Thế giới “bị áp lực bởi đại dịch đang thử thách đại gia đình nhân loại chúng ta,” theo Đức Giáo Hoàng Francis phát biểu, được Vatican cung cấp bản dịch cho biết. Trong sự khổ đau, theo ĐGH Francis cho biết, thông điệp mà Đức Chúa Kitô đã đã sống lại là “sự lan truyền của hy vọng.”

“Đối với nhiều người, đây là một Lễ Phục Sinh cô đơn sống giữa nỗi buồn rầu và khó khăn mà đại dịch đang gây ra, từ đau khổ về thể xác đến khó khăn kinh tế, ĐGH Francis nói. "Xin Chúa Jesus của chúng ta, ban sức mạnh và hy vọng cho các bác sĩ và y tá, là những người ở khắp mọi nơi cung cấp bằng chứng của sự chăm sóc và tình yêu cho hàng xóm của chúng ta, đến mức kiệt sức và không thường xuyên phải trả giá bằng sức khỏe của chính họ."

Buổi lễ được truyền trực tiếp tới hàng triệu người trên khắp thế giới, đã lặp lại các nghi lễ tương tự trên khắp thế giới, được tổ chức trước những hàng ghế trống khi các giáo dân ở nhà và xem qua internet.

Đức Giáo Hoàng Francis đã kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị nới lỏng các lệnh trừng phạt quốc tế, mà ngài nói là gây tổn hại cho những công dân dựa vào sự hỗ trợ từ chính phủ của họ. Đức Giáo Hoàng Francis kêu gọi các quốc gia giảm - hoặc thậm chí tha thứ - các khoản nợ của các nước nghèo nhất. Và ngài đã yêu cầu "ngưng bắn trên toàn cầu ngay lập tức" đối tất cả các quốc gia tham gia vào các cuộc xung đột.
 
Hơn 2 Triệu Người Bị Lây Vi Khuẩn Corona Trên Toàn Cầu, Số Người Chết Ở Mỹ Tăng Vọt Sau Nhiều Ngày Giảm
 
Tổng số trường hợp bị truyền nhiễm vi khuẩn corona trên toàn cầu tính tới Thứ Tư,  ngày 15 tháng 4 đã vượt hơn 2 triệu người, chỉ 4 tháng sau khi dịch này được phát hiện tại Hoa Lục.

Theo thống kê của Đại Học Johns Hopkins cho biết con số trường hợp bị lây COVID-19 tính tới sáng Thứ Tư là 2,000,984 trên toàn thế giới, với ít nhất 128,071 người thiệt mạng.

Hơn một nửa triệu người trên toàn cầu đã bình phục.

Tuy nhiên, số liệu đó là chưa đầy đủ chiều kích thật của cuộc khủng hoảng, một phần bởi vì việc thử nghiệm hạn chế và sự che dấu bởi một số chính quyền.

Hoa Kỳ vẫn là quốc gia bị thiệt hại nặng nề nhất bởi vi khuẩn corona, với hơn 609,240 trường hợp bị lây bệnh và ít nhất 26,059 người thiệt mạng trong 50 tiểu bang. Đại đa số các trường hợp lây bệnh đều xảy ra tại New York, được xem là trung tâm của đại dịch trên toàn nước Mỹ.

Số trường hợp bị lây và chết tại nhiều nước ở Châu Âu tiếp tục gia tăng, với Tây Ban Nha ghi nhận 523 trường hợp mới trong 24 giờ qua, tính tới Thứ Tư.

Các viên chức y tế Tây Ban Nha cho biết có 5,092 trường hợp mới bị lây, hay 3% gia tăng tính từng ngày, nâng tổng số trường hợp bị lây lên tới 177,633, với 18,579 người thiệt mạng, là nước bị thiệt hại nặng thứ 3 trên toàn cầu, sau Mỹ và Ý.

Ý, Tây Ban Nha và Pháp có hơn 55,000 người thiệt mạng vì vi khuẩn corona, theo ĐH Johns Hopkins.

Trong khi đó Hoa Kỳ đã ghi nhận con số người thiệt mạng vì vi khuẩn corona cao nhất trong một ngày sau khi nhiều ngày số tử vong đã giảm xuống hay gần như không tăng.

Số người thiệt mạng hôm Thứ Ba, 14 tháng 4 là 2,405, theo ĐH Johns Hopkins.

Bất chấp con số kinh khủng, các viên chức y tế nói rằng họ tin là các con số tại Mỹ đang đứng lại.

“Không gì nghi ngờ về những gì chúng ta đã chứng kiến trong nhiều ngày qua là không tăng,” theo Bác Sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Quốc Gia Về Các Bệnh Dị Ứng và Truyền Nhiễm, cho biết trong chương trình “Today” của Đài Truyền Hình NBC hôm Thứ Tư, 15 tháng 4.
 
Việt Nam Gia Hạn Phong Tỏa Tại 12 Tỉnh Thêm 7 Ngày, Tới 22 Tháng 4
 
HANOI – Việt Nam sẽ gia hạn việc phong tỏa vì dịch vi khuẩn corona tại 12 tỉnh, gồm Hà Nội và Sài Gòn, thêm 7 ngày, dù các hạn chế sẽ được gỡ bỏ trong một số khu vực của các tỉnh lớn của VN, theo chính quyền cho biết hôm Thứ Tư, 15 tháng 4, theo tin của Reuters cho hay.

Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đã quyết định gia hạn việc phong tỏa cho đến ngày 22 tháng 4 tại cuộc họp hôm Thứ Tư, theo chính quyền cho biết, nói rằng 12 tỉnh đó dễ bị lây vi khuẩn corona nhất, mà đã có 267 người bị lây trên toàn quốc, nhưng không có ai thiệt mạng.

“Đây là quyết định khó khan khi có nhiều chọn lựa để hậu thuẫn việc gia hạn của các biện pháp giữ khoảng cách nơi đông người, nhưng cũng có nhiều chọn lựa kêu gọi sự gỡ bỏ các biện pháp để hồi sinh các hoạt động kinh tế,” theo ông Phúc cho biết trong tuyên bố.

Quốc gia Đông Nam Á này đã đưa ra biện pháp hạn chế đầu tiên, yêu cầu người dân ở trong nhà ngoại trừ các trường hợp khẩn cấp hay đi mua thực phẩm và giữ khoảng cách ít nhất 2 mét, hôm 1 tháng 4 để kềm chế sự lây lan của vi khuẩn corona.
Tuyên bố nói rằng việc phong tỏa có thể được gia hạn thêm nữa và các tỉnh khác cũng có thể nằm vào mục tiêu để phong tỏa.
“Phải không có sai lầm để cho bệnh dịch trở lại trên đất nớc này,” theo ông Phúc phát biểu.
 
TT Trump Và Thống Đốc New York Cuomo Cự Nhau Về Quyền Tái Mở Cửa
 
WASHINGTON – Tổng Thống Donald Trump và Thống Đốc New York Andrew Cuomo hôm Thứ Ba đã choảng nhau về việc ai có quyền hơn để tái mở cửa kinh tế, một ngày sau khi ông Trump cho rằng quyền của ông là “tuyệt đối” – tuyên bố mà Cuomo nói là ông sẽ thách thức tại tòa án nếu cần.

Phát biểu trên chương trình Today của NBC, Cuomo nói rằng ông sẽ hành động nếu Trump thực sự nghĩ rằng “ông sẽ buộc tiểu bang này hay biểu bang nọ, đối với việc đó, để làm điều liều lĩnh hay vô trách nhiệm, mà có thể gây nguy hiểm cho sinh mạng con người.”

Cùng theo các thống đốc khác, Cuomo nói rằng nếu các thống đốc khác cho phép kinh doanh tái mở cửa nay mai, “bạn sẽ thấy con số vi khuẩn đó tăng lên lại, và nhiều chết hơn nữa.”

Trump, đã thấy các nhận định của Cuomo trong cuộc phỏng vấn của truyền hình, đã đáp trả trên Twitter nói rằng thống đốc New York đã yêu cầu chính quyền liên bang giúp đỡ mọi thứ.

“Cuomo gọi mỗi ngày, mỗi giờ, xin xỏ mọi thứ, mà hầu hết đều phải là trách nhiệm của tiểu bang, như bệnh viện, giường, máy thở mới, v.v…,” theo Trump cho biế. “Tôi đã làm xong tất cả cho ông ấy, và mọi người khác, và bây giờ ông ấy có vẻ muốn Độc Lập! Điều đó sẽ không xảy ra!”

Sụ đụng độ mới của Trump với Cuomo và nhiều thống đốc khác đến lúc họ phác họa cách tái mở cửa nền kinh tế mà đã gần như đóng cửa để kềm chế đại dịch vi khuẩn corona mà đã lấy đi hơn 25,000 sinh mạng trên khắp nước Mỹ, với gần 600,000 trường hợp lây lan được xác nhận.

Trong khi đó một bản tin khác cho biết việc TT Trump cho rằng ông có thẩm quyền để “mở cửa các tiểu bang” làm cho nhiều thống đốc và các chuyên gia luật hiến pháp không đồng ý.

Thống Đốc Dân Chủ Gretchen Whitmer của tiểu bang Michigan, tiểu bang bị thiệt hại nặng thứ ba tại Mỹ vì đại dịch, nói trong chương trình All Things Cosidered hôm Thứ Ba rằng khoa học và cố vấn y khoa sẽ hướng dẫn các quyết định của bà khi nới lỏng lệnh ở trong nhà.

Ngoài ra, một bản tin khác của CNBC hôm Thứ Ba cho biết Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Ba nói rằng ông tin là một số tiểu bang sẽ có thể “tái mở cửa” kinh tế của họ trước cuối tháng 4 bằng việc gỡ bỏ lệnh giữ khoảng cách xã hội được đưa ra để làm chậm sự lây lan của vi khuẩn corona.
 
Thống Đốc California Newsom Công Bố 6 Điều Kiện Để Tái Mở Cửa
 
Thống Đốc California Gavin Newsom hôm Thứ Ba, 14 tháng 4 đã công bố hướng dẫn cách California sẽ tái mở cửa xã hội và kinh tế trên khắp tiểu bang trong lúc các viên chức đang cân nhắc việc gỡ bỏ các lệnh hạn chế để cắt giảm sự lây lan của vi khuẩn corona, theo CNBC cho biết hôm Thứ Ba.

Ông Newsom trở thành thống đốc đầu tiên đưa ra lệnh ở trong nhà trên toàn tiểu bang hôm 19 tháng 3. Hôm Thứ Ba ông nói rằng lệnh này và các chính sách tương tự đã giảm thiểu tối đa một cách thành công sự lây lan của COVID-19 tại California, mà đã làm cho hơn 22,348 người bị truyền nhiễm trên khắp tiểu bang và đã giết chết ít nhất 687 người tại California tính tới Chủ Nhật, 12 tháng 4, theo Bộ Y Tế California cho biết.

“Trong khi người dân California đã bước một bước lớn để chận đã lây lan và mua thời gian để chuẩn bị chống vi khuẩn, ở một điểm noà đó trong tương lai chúng ta sẽ cần điểu chỉnh lệnh ở trong nhà của chúng ta,” theo Newsom cho biết trong tuyên bố. “Khi chúng ta xem xét việc tái mở lại các vùng trong tiểu bang, chúng ta phải được hướng dẫn bởi khoa học và dữ liệu, và chúng ta phải hiểu những việc đó sẽ đổi khác hơn lúc trước.”

Các viên chức địa phương sẽ có “ảnh hưởng sâu sắc và rộng lớn” đến bất cứ quyết định nào để gỡ bỏ các lệnh y tế công cộng, theo Newsom cho biết. Ông đưa ra 6 chỉ dấu chính sẽ hướng dẫn quyết định của tiểu bang khi xem xét việc gỡ bở lệnh ở trong nhà.

-         Khả năng giám sát và bảo vệ các cộng đồng của chúng ta thông qua thử nghiệm, theo dõi liên lạc, cách ly và hỗ trợ những người có kết quả thử nghiệm dương tính hoặc tiếp xúc;

-         Khả năng ngăn ngừa lây nhiễm trong người dân là những người có nguy cơ mắc bệnh COVID-19 nặng hơn;

-         Khả năng của các hệ thống bệnh viện và y tế để giải quyết truyền nhiễm gia tăng;

-         Khả năng để phát triển liệu pháp để đáp ứng nhu cầu;

-         Khả năng đối với các cơ sở kinh doanh, trường học và chăm sóc trẻ em để hỗ trợ việc giữ khoảng cách vật lý; và

-         Khả năng để quyết định khi nào tái thực hiện một số biện pháp, như lệnh ở trong nhà, nếu cần.”

Cho dù một khi lệnh ở trong nhà được gỡ bỏ, ông Newsom nói rằng xã hội sẽ không trở lại bình thường. Thí dụ, ông nói các nhà hang sẽ phải hạn chế số thực khách và việc đeo khẩu trang nơi đông người sẽ là bình thường.

Newsom từ chối đưa ra thời hạn khi nào lệnh có thể được gỡ bỏ, nhưng ông nói với các phóng viên rằng nếu 6 yêu cầu nói trên được đáp ứng trong tuần đầu của tháng 5, “hãy hỏi tôi câu hỏi này vào lúc đó.” Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng gỡ bõ lệnh quá sớm có thể có nhiều hệ quả tai hại nếu vi khuẩn bắt đầu lây lan nhanh chóng.

Cuối cùng ông nói rằng xã hội sẽ phải giữ sự cẩn thận ít nhất cho tới khi có thuốc chích ngừa Covid-19, mà sẽ không được phát minh và chế tạo trước năm 2021.
 
Nga Báo Động Đại Dịch COVID-19 Đang Bùng Phát, Mỹ Thiệt Hại Kinh Tế Mỗi Ngày 25 Tỉ MK
 
Moscow – Chưa đầy một tháng trước truyền thông nhà nước Nga cho thấy Tổng Thống Vladimir Putin nói về cách nước này đã kềm chế được sự lây lan của vi khuẩn corona và giữ tình hình “nằm dưới sự kiểm soát.”

Nước Nga lúc đó chỉ có vài chục trường hợp bị lây lan được báo cáo chính thức. Một tuần sau, Nga đã gửi nhiều chuyến bay chất đầy trợ giúp y tế cho Ý, Mỹ và Serbia.

Nhưng hiện giờ Nga đang chứng kiến sự gia tăng truyền nhiễm COVID-19, và giọng điệu của ông Putin đã trở nên hết lạc quan.

“Chúng ta đang chứng kiến tình trạng đang đổi thay mỗi ngày và thật đáng tiếc không khá hơn,” theo ông Putin cho biết hôm Thứ Hai trong cuộc họp báo qua video với các viên chức y tế cao cấp. “Số người bệnh đang gia tăng cùng với số trường hợp nghiêm trọng.”

Ông Putin thừa nhận rằng Nga chưa đạt tới cao điểm của cơn đại dịch, ngay cả Moscow cũng chưa bị nặng nề, là nơi 2/3 trường hợp đã được chẩn đoán.

Hôm Thứ Ba, 14 tháng 4 lực lượng chống vi khuẩn của Nga đã báo cáo 21,102 người bị truyền nhiễm và cảnh báo rằng Moscow sẽ không bao lâu nữa đương đầu với sự thiếu hụt giường bệnh.

Trong khi đó, TQ nói rằng gần một nửa trường hợp bị lây COVID-19 được phát hiện mới nhất trong nước là những người qua biên giới giữa Nga và TQ -- hầu hết là các công dân TQ trở về nhà.

Các thành phố của TQ dọc biên giới với Nga đã siết chặt kiểm soát biên giới và đưa ra các biện pháp cách ly gắt gao vì lo sợ đợt bùng phát vi khuẩn thứ hai trong nước này.

Trong khi đó Tây Ban Nha và Áo đã cho phép trở lại làm việc từng vùng hôm Thứ Hai nhưng Anh, Pháp và Ấn Độ thì đã gia hạn việc phong tỏa để kềm chế vi khuẩn corona và Hoa Kỳ, là nơi có số người thiệt mạng đã vượt hơn 25,000, đã tranh cãi về việc làm sao tái mở cửa kinh tế.

Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) đã cảnh báo rằng việc truyền nhiễm “chắc chắn” vẫn chưa đạt tới cao điểm.

Gần 2 triệu người trên toàn cầu đã bị lây bệnh và hơn 125,000 người đã thiệt mạng trong đại dịch nghiêm trọng nhất của thế kỷ, theo Reuters cho biết.

Các nhà lãnh đạo trên thế giới, đang xem xét việc làm nhẹ các thiệt hại, phải quân bình các nguy cơ đối với sức khỏe và đối với kinh tế khi phong tỏa các đường cung cấp.

Việc đóng cửa đang gây tổn thất cho nền kinh tế Mỹ có lẽ 25 tỉ đô một ngày, theo Chủ Tịch Quỹ Dự Trữ Liên Bang tại St. Louis là James Bullard cho biết, kêu gọi thử nghiệm rộng khắp và các chiến lược kiểm soát nguy cơ để nền kinh tế có thể tái hoạt động.
 
10 Tiểu Bang Gồm California Dự Định Gỡ Bỏ Từ Từ Các Lệnh Ở Trong Nhà và Giữ Khoảng Cách Xã Hội
 
NEW YORK – 7 tiểu bang Miền Đông Bắc Hoa Kỳ và 3 tiểu bang Bở Biển Miền Tây đã hình thành các hiệp ước vùng hôm Thứ Hai, 13 tháng 4 nhằm mục đích phối hợp việc mở cửa từ từ các nền kinh tế của họ mà không làm tái phát việc truyền nhiễm vi khuẩn corona khi dịch bệnh này có vẻ đang bắt đầu suy yếu, theo bản tin của Reuters cho biết hôm Chủ Nhật.

New York, là tiểu bang bị thiệt hại năng nề nhất, sẽ làm việc sát cánh với New Jersey, Connecticut, Delaware, Pennsylvania và Rhode Island để phát triển các chiến lược phối hợp gỡ bỏ các lệnh phải ở trong nhà được ban hành vào tháng trước để cắt giảm sự truyền nhiễm vi khuẩn corona, theo Thống Đốc New York Andrew Cuomo cho biết.

Massachusetts sau đó đã tuyên bố tham gia vào liên minh Bờ Biển Miền Đông.

Mặt khác, các thống đốc của California, Oregon và Washington đã tuyên bố sự đồng thuận tương tự để phát triển biện pháp chia xẻ đối với việc gỡ bỏ các biện pháp giữ khoảng cách xã hội, cho biết họ “cần thấy sự sút giảm trong tỉ lệ lây lan của vi khuẩn trước khi mở cửa ở phạm vi lớn,” có thể xảy ra.

Lãnh đạo của 10 tỉểu bang, tất cả đều là những đảng viên Dân Chủ ngoại trừ Thống Đốc Massachusetts là Charlie Baker, đã không đưa ra thời hạn cho việc chấm dứt phong tỏa xã hội mà đã cho hơn 100 triệu cư dân trong các tiểu bang của họ ở trong nhà không đi làm.

Nhưng họ nhấn mạnh rằng các quyết định về khi nào và cách nào mở cửa lại các cơ sở kinh doanh không quan trọng, cùng với trường học và đại học, sẽ đặt sức khỏe của cư dân lên trên hết và dựa vào khoa học hơn là vào chính trị.
 
Thêm 550 Hải Quân Mỹ Mắc Vi Khuẩn Corona Lên 550
 
Số thủy thủ trên Hàng Không Mẫu Hạm USS Theodore Roosevelt đã thử nghiệm dương tính với vi khuẩn corona đã gia tang tới 100 vào trưa xế Thứ Bảy, 11 tháng 4, theo CNN tường thuật đầu tiên cho biết. Tổng số trường hợp bị lây trên tàu này là 550.

Hàng không mẫu hạm, mà trên đó có khoảng 4,800 thủy thủ, đã và đang đương đầu với việc lây lan vi khuẩn corona kể từ khi 3 thủy thủ thử nghiệm dương tính hôm 24 tháng 3. Trên 3,000 thủy thủ ngoài khơi Đảo Guam hôm Thứ Sáu và trên 90% đã được thử nghiệm, theo Hải Quân Hoa Kỳ cho biết.

Các trường hợp đối với Hàng Không Mẫu Hạm USS Theodore Roosevelt hiện chiếm 75% các trường hợp bị lây trong toàn Hải Quân.

Hạm Trưởng Brett Crozier, chỉ huy trưởng của Hàng Không Mẫu Hạm USS Theodore Roosevelt, đã bị sa thải sau khi ông đã đăng lá thư vào ngày 2 tháng 4 mà trong đó ông thúc giục Hải Quân có hành động để di tản thủy thủ trên mẫu hạm đã bị rò rỉ.

Việc sa thải Crozier làm bùng lên cơn giận dữ trong nội bộ Hải Quân và khắp Hoa Kỳ. Cựu Bộ Trưởng Hải Quân Thomas Modly, người sa thải ông Crozier, đã xin lỗi và từ chức hôm Thứ Ba giữa chỉ trích lan tràn.
 
Các Thượng Nghị Sĩ Lưỡng Đảng Mỹ Đòi TQ Đóng Cửa Tức Khắc Các Chợ Bán Động Vật Hoang Dã
 
Thượng Nghị Sĩ Lindsey Graham (CH-South Carolina) và TNS Chris Coons (DC-Delaware) và một nhóm các thượng nghị sĩ lưỡng đảng hôm Thứ Năm đã “khẩn cấp” yêu cầu rằng TQ “lập tức” đóng cửa tất cả cáca hoạt động chợ ướt [chợ bán động vật hoang dã] mà đã bị liên kết với đại dịch vi khuẩn corona, theo bản tin Newsmax cho biết hôm Thứ Năm.

Trong một lá thư mà Fox News có được, TNS Graham và TNS Coons thúc giục Đại Sứ TQ Cui Tiankai đóng cửa các chợ để “bảo vệ” thế giới khỏi bị “nguy hiểm sức khỏe thêm nữa.”

“Chúng tôi viết thư khẩn cấp yêu cầu Trung Quốc đóng cửa ngay lập tức tất cả các chợ ẩm ướt có khả năng khiến con người gặp rủi ro về sức khỏe thông qua việc đưa bệnh [zoonotic] vào dân cư,” theo 2 vị TNS đã viết, trích dẫn Gao Fu, giám đốc Trung Tâm Kiểm Soát Và Phòng Ngừa Dịch Bệnh TQ, người cho biết rằng, “nguồn gốc của vi khuẩn corona mới là động vật hoang dã được bán bất hợp pháp tại một chợ hải sản ở Vũ Hán (Trung Quốc).”

Lá thư của Graham và Coons gửi cho đại sứ TQ đến sau khi Graham và TNS Cory Booker (DC-New Jersey), và nhóm các thượng nghị sĩ lưỡng đảng khác thúc giục các viên chức của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) để cấm và đóng cửa ngay lập tức các chợ ẩm ướt trên khắp thế giới.
 
Vũ Hán Vừa Mở Cửa Thì 1 Thành Phố Khác Của TQ Phong Tỏa
 
Phong tỏa vì dịch vi khuẩn corona có thể là chấm dứt tại Vũ Hán, nhưng tại nơi khác của Trung Quốc thì có vẻ mới chỉ bắt đầu.
Suifenhe, một tỉnh dọc biên giới phía bắc của TQ giáp với Nga, hiện đang ra lệnh cho người dân phải ở trong nhà và chỉ đi ra ngoài khi cần thiết mỗi ngày một lần, theo Reuters trích thuật truyền thông nhà nước TQ cho biết hôm Thứ Tư.

Các biện pháp hạn chế được đưa ra sau khi các viên chức y tế tỉnh báo cáo 25 trường hợp bị lây vi khuẩn corona ở đó hôm Thứ Ba, 7 tháng 4, do người đi vào TQ qua một trạm kiểm soát biên giới.

Trong khi đó, Vũ Hán báo cáo chỉ có 3 trường hợp bị lây mới trong 3 tuần rồi,theo Reuters.

AP tường trình rằng các hàng người sắp hàng dài tại phi trường và các trạm xe lửa và xe buýt khi dòng người hàng ngàn người đi ra khỏi thành phố Vũ Hán để trở về nhà và làm việc các nơi khác.
 
Mỹ, Phi: Đứng Về Phía VN Chống Vụ Tàu TQ Đâm Chìm Tàu Cá VN Ở Hoàng Sa
 
MANILA, Philippines — Phi Luật Tân hôm Thứ Tư bày tỏ tình đoàn kết với Việt Nam sau khi Hà Nội phản đối đều mà họ gọi là tài duyên phòng của Trung Cộng đã đâm chìm tàu cá Việt Nam trong vùng Biển Đông tranh chấp, theo AP cho biết hôm Thứ Năm.

Ngoại Trưởng Phi Luật Tân đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về báo cáo tàu đánh cá chở 8 ngư phủ đã bị đâm chìm hôm 3 tháng 4 tại Hoàng Sa. Sự việc đã xảy ra vào thời điểm quyết định trong việc đương đầu với đại dịch vi khuẩn corona.

Bộ Ngoại Giao Phi Luật Tân nhắc lại rằng 22 ngư phủ Phi Luật Tân đã bị bỏ trôi trên biển sâu sau khi một chiếc tàu TQ đâm chìm tàu của họ tại Reed Bank vào ngày 9 tháng 6 năm ngoái. Họ được một tài đánh cá VN cứu.

“Kinh nghiệm giống nhau của chính chúng tôi cho thấy niềm tin nhiều cỡ nào và tình bằng hữu bị mất bởi điều đó và niềm tin bao nhiêu được tạo ra bởi hành động nhân đạo của VN trong việc trực tiếp cứu mạng của 4 ngư phủ Phi Luật Tân,” theo bộ ngoại giao Phi cho biết.

Hoa Kỳ cũng đã bày tỏ quan tâm nghiêm trọng về việc chìm tàu cá VN và kêu gọi TQ phải tiếp tục tập trung vào việc hỗ trợ các nỗ lực chống đại dịch và “ngưng khai thác sự xao lãng hay dễ bị tổn thương của các nước khác để bành trướng tuyên bố bất hợp pháp chủ quyền trên Biển Đông.”

Phi Luật Tân cảnh báo rằng các sự kiện như vụ đâm chìm tàu cá VN phá hoại khả năng đối với mối quan hệ tin tưởng giữa 10 nước ASEAN và TQ.
 
TC Lợi Dụng Khủng Hoảng Đại Dịch Corona Lại Đưa Tàu Hải Dương Địa Chất 8 Vào Vùng Biển VN

THOI SU TRONG TUAN 02

Tàu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc lại vào vùng biển VN.

 
HANOI– Một tàu TQ đã lôi kéo vào một cuộc đương đầu với các tàu Việt Nam hồi năm ngoái đã trở lại vùng biển gần Việt Nam khi Hoa Kỳ cáo buộc TQ áp đặt sự có mặt của họ tại Biển Đông trong khi những nước khác đang chống đại dịch vi khuẩn corona, theo bản tin của Reuters cho biết hôm 14 tháng 4.

Các tàu VN hồi năm ngoái đã mất nhiều tháng theo dõi tàu thăm dò Hải Dương Địa Chất 8 của TQ trong vùng biển giàu nguồn tài nguyên mà có khả năng là điểm xung đột toàn cầu khi Hoa Kỳ thách thức các tuyên bố càng quét hàng hải của TQ.

Hôm Thứ Ba, 14 tháng 4, tàu, được dung để thăm dò địa chất ngoài biển, đã xuất hiện lại ở 158 kilômét (98 dặm) ngoài khơi bờ biển Việt Nam, trong vù ng đặc quyền kinh tế (EEZ), được hộ tống bởi ít nhất một tàu Cảnh Sát Biển TQ, theo tài liệu từ Marine Traffice, một trang mạng theo dõi tàu bè, cho biết.

Ít nhất 3 tàu Việt Nam đã di chuyển theo tàu TQ, theo tài liệu được công bố bởi trang mạng Marine Traffic cho hay.  
Sự hiện diện của chiếc Hải Dương Địa Chất 8 trong vùng đặc quyền kinh tế của VN đến trước cuối lịch trình 15 ngày phong tỏa toàn quc tại VN nhằm giảm sự lây lan của vi khuẩn corona.

Sự kiện này cũng đến sau khi tàu cá VN bị tàu TQ đâm chìm gần quần đảo Hoàng Sa trong tháng này, và hành động đó đã đưa tới việc chống đối từ VN và các cáo buộc rằng TQ đã vi phạm chủ quyền và đe dọa mạng sống của ngư dân VN.

Hoa Kỳ, vào tháng trước đã đưa hàng không mẫu hạm tới hải cảng Đà Nẵng thuộc miền trung VN, nói rằng họ “quan tâm nghiêm túc” về việc TQ đâm chìm tàu VN.

Trong cuộc đương đầu hồi năm ngoái, ít nhất một tàu Cảnh Sát Biển TQ đã mất nhiều tuần lễ trong vùng biển gần giàn khoan lớn trong khu vực dầu VN, được khai thác bởi công ty Nga Rosneft, trong khi tàu Hải Dương Địa Chất 8 thực hiện các thăm dỏ khám phá dầu đáng ngờ vực trong vùng đặc quyền kinh tế của VN.

“Sự phát triển của tàu là Bắc Kinh một lần nữa tuyên bố không có cơ sở chủ quyền của họ tại Biển Đông,” theo ông Hà Hoàng Hợp tại Viện ISEAS-Yusof Ishak có trụ sở tại Singapore cho biết.

“TQ đang lợi dụng sự lơ là vì dịch vi khuẩn corona để gia tăng sự khẳng quyết của họ tại Biển Đông, vào lúc Hoa Kỳ và Châu Âu đang vật lộn để đối phó với vi khuẩn corona.”
 
Sanders, Obama, Warren: Ủng Hộ Joe Biden Làm Tổng Thống

THOI SU TRONG TUAN 03

TNS Bernie Sanders tuyên bố ủng hộ Cựu Phó Tổng Thống Joe Biden làm tổng thống Mỹ.


Thượng Nghị Sĩ Bernie Sanders đã ủng hộ cựu Phó Tổng Thống Joe Biden làm tổng thống hôm Thứ Hai, 13 tháng 4 trong cuộc nói chuyện bằng trực tuyến giữa hai ông, nói với Biden rằng, “chúng tôi cần bạn trong Bạch Ốc.”

“Tôi yêu cầu mọi đảng viên Dân Chủ, tôi yêu cầu mọi người độc lập, tôi yêu cầu nhiều đảng viên Cộng Hòa hãy đến với nhau trong cuộc vận động này để ủng hộ ứng cử viên của quý vị, mà tôi hủng hộ.” theo ông Sanders cho biết.

Vị thượng nghị sĩ Vermont đã rởi khỏi cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân Chủ hôm Thứ Tư tuần rồi, khiến cho Binde trở thành người được đề cử chắc chắn để tranh cử với TT Donald Trump vào tháng 11.

Việc ủng hộ này đã được dự đoán, dù thời gian có gây ngạc nhiên, và có thể giúp cho Biden thêm sức khi ông tìm kiếm sự ủng hộ của những người cấp tiến trẻ trong đảng là những người đã ủng hộ Sanders trong năm 2016 và 2020.

Biden đã gọi sự ủng hộ này là một “chuyện lớn,” gồm chính cá nhân của ông.

“Nếu tôi được đề cử, mà có vẻ hiện giờ bạn vừa làm cho tôi, tôi sẽ cần bạn, không chỉ để thắng cuộc bầu cử, mà để điều hành đất nước,” ông Biden nói thế.

Hai cựu đối thủ có vẻ đã xuất hiện thông qua màn hình chia nhỏ trong một cuộc trò chuyện trực tuyến kéo dài khoảng nửa giờ.

Trong khi đó, hôm Thứ Tư, 15 tháng 4, Thượng Nghị Sĩ Elizabeth Warren cũng là cựu ứng cử viên tổng thống Dân Chủ đã lên tiếng ủng hộ ông Joe Biden làm tổng thống, đánh dấu ngày thứ 3 có nhiều ủng hộ của những người sáng giá cho cựu phó tổng thống, sau khi TNS Bernie Sanders và cựu Tổng Thống Barack Obama đã cùng lên tiếng ủng hộ ông Biden làm tổng thống Mỹ.
 
16 Triệu Người Mỹ Thất Nghiệp Trong 3 Tuần Vì Đại Dịch Corona
 
Thất nghiệp tại Mỹ tiếp tục gia tăng vì đóng cửa để ngăn chận dịch corona lây lan, với 6.6 trệu người Mỹ lần đầu tiên khai thất nghiệp vào tuần trước, theo Bộ Lao Động cho biết hôm Thứ Năm, 9 tháng 4.

Với số người thất nghiệp mới tuần rồi đã nâng tổng số người thất nghiệp trong 3 tuần qua tại Mỹ lên tới 16 triệu. Nếu bạn so sánh đơn xin thất nghiệp đó với 151 triệu người làm việc trong báo cáo nhân dụng vào tháng trước, thì có nghĩa là nước Mỹ đã mất 10% lực lượng lao động trong 3 tuần.

Ngay sau khi đơn xin thất nghiệp được công bố, Quỹ Dự Trữ Liên Bang đã tuyên bố kế hoạch bơm thêm 2.3 ngàn tỉ đô la và kinh tế và các chính quyền thu nhập bị giảm. Các hứa phiếu chứng khoán nhảy vọt sau tuyên bố của Quỹ Dự Trữ Liên Bang.
California, New York và Michigan đã chứng kiến mức gia tăng lớn nhất trong đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần trước. Những tiểu bang đó cũng nằm trong các tiểu bang bị vi khuẩn corona tấn công dữ dội nhất.

Hầu hết thất nghiệp gia tăng nói trên đều nằm trong các ngành nhà hang và những nơi bán thức uống, dù ngành chăm sóc sức khỏe và trợ giúp xã hội cũng bị thiệt hại.

Một đóng góp lớn cho con số đó là 1.3 triệu người đã bỏ lực lượng lao động khi họ thất nghiệp nhưng không thể tìm việc làm vì những hạn chế liên quan đến dịch vi khuẩn corona. Những con số này đã giúp tăng tỷ lệ thất nghiệp từ 3.5% lên 4.4% và đưa ra con số nhiều hơn những người không tìm việc làm và thiếu việc làm từ 7% đến 8,7%, mức tăng một tháng lớn nhất trong lịch sử.
 
Sở Thuế Mỹ Mở Trang Web Cho Dân Cung Cấp Thông Tin Ngân Hàng Để Nhận Tiền Tài Trợ Đại Dịch Corona
 
Sở Thuế Hoa Kỳ IRS đã công bố một trang mạng mới hôm Thứ Sáu, 10 tháng 4 nơi mà những người không khai thuế bình thường có thể cung cấp thông tin trương mục ngân hang để họ có thể nhận tiền trợ giúp đại dịch vi khuẩn corona.

Trang mạng mới là www.irs.gov . Trong đó có một khung với chữ mầu xanh blue lớn ghi rằng “Non Filers: Enter Payment Info Here.”

Kể từ khi Quốc Hội thông qua dự luật kêu gọi trả tiền mặt cho hầu hết các chủ gia đình tại Hoa Kỳ, những người có thu nhập thấp đã không có cách đơn giản đáp ứng với đòi hỏi là họ phải khai thuế lợi tức để nhận được tài trợ.

Đối với những người không có nợ thuế lợi tức liên bang thì bình thường không bị đòi hỏi phải khai thuế, vì vậy yêu cầu này tạo ra rắc rối mới đối với 15 triệu chủ gia đình đã không khai thuế trong năm 2019 – và cơ sở khai thuế thiện nguyện đã đóng cửa. 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
PERRIS, California -- Các tác giả sẽ làm gì sau khi có bài trúng giải Cuộc thi Viết Văn Phật Pháp Ứng Dụng do Chùa Hương Sen tổ chức, và sau khi Chùa Hương Sen hoàn tất lễ phát giải thưởng ngày 11 tháng 12 năm 2022?
KYIV – Ukraine đang chuẩn bị đối mặt với nguy cơ Nga sẽ leo thang chiến tranh trong mùa đông này. Theo một cố vấn cấp cao của Tổng thống Volodymyr Zelensky, Moscow đang cố gắng xoay chuyển tình thế trên chiến trường và hạn chế các phản ứng chính trị dữ dội trong nước, theo NYTimes đưa tin ngày Chủ Nhật, 18 tháng 12 năm 2022.
HOA KỲ – CEO Twitter, Elon Musk, đã tổ chức một cuộc thăm dò trên nền tảng mạng xã hội này, hỏi ý kiến mọi người rằng liệu ông có nên rời khỏi ghế lãnh đạo công ty hay không, đồng thời nói thêm rằng ông sẽ làm theo kết quả cuộc thăm dò, theo Reuters đưa tin ngày Chủ Nhật, 18 tháng 12 năm 2022.
VATICAN CITY – Cha Frank Pavone, một nhà lãnh đạo phong trào chống phá thai ở Hoa Kỳ và là người ủng hộ mạnh mẽ của cựu tổng thống Donald Trump, đã bị cách chức linh mục Công Giáo vì các bài đăng “báng bổ” trên mạng xã hội và bất tuân các giám mục, theo Reuters đưa tin ngày Chủ Nhật, 18 tháng 12 năm 2022.
Đá luân lưu. Thảy đồng xu, Pháp đá trước. Hai thiên tài đá trước: Mbappe ghi bàn => Argentina 0-1 Pháp Messi ghi bàn => Argentina 1-1 Pháp... Và chung cuộc, tỷ số trận chung kết là: Argentina 4-2 Pháp. Đội tuyển Argentina vô địch World Cup 2022.
Trận túc cầu tranh ngôi thứ 3 đá hôm nay: . Croatia vs Ma rốc (Thứ Bảy 17/12/2022, lúc 7 giờ sáng, giờ California). Kết quả: đội tuyển Croatia thắng đội Ma rốc với tỷ số 2-1, và như thế, đội Croatia thắng ngôi thứ 3, tức là Huy chương đồng World Cup 2022.
Không biết tự bao giờ, các quốc gia Nam Mỹ đã là nơi tụ tập của biết bao nhiêu loài chim đến nỗi người ta gọi vùng ấy là "Lục địa của loài chim"...
Sau khi đi thăm thành phố Dallas, chúng tôi lái xe thẳng tiến về hướng thành phố San Antonio của Texas để thăm thú thành phố này...
Vào ngày 15-11-2022 tại tư dinh Mar-a-Lago, Florida cựu Tổng thống bị thất sủng Donald Trump tuyên bố rằng ông sẽ tái tranh cử Tổng thống vào năm 2024. Ngay ngày hôm sau Dân Biểu Hoa Kỳ Gerry Connolly (Dân Chủ, Virginia) cho biết rằng các Dân Biểu Dân Chủ sẽ đưa ra một nghị quyết để đảm bảo rằng Trump không bao giờ có thể giữ chức vụ tổng thống nữa bằng cách viện dẫn Tu Chính Án Thứ 14..
Dân Biểu Adam Kinzinger (R-IL) đã có bài phát biểu chia tay hôm thứ Năm nghe giống như một cáo phó cho đảng Cộng Hòa của chính ông. Kinzinger, một trong mười thành viên Đảng Cộng hòa tại Hạ viện đã bỏ phiếu luận tội cựu Tổng thống Donald Trump sau vụ bạo loạn chết người tại tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ, đã đả kích các thành viên Đảng Cộng hòa vì đã ủng hộ những người theo thuyết âm mưu gây rối và quay lưng lại với các nguyên tắc của đảng.
Dân Biểu Alan Lowenthal sanh năm 1941 và lớn lên tại Queens Borough thuộc thành phố New York. Ông tốt nghiệp cử nhân từ Đại Học Hobart and William Smith và có bằng tiến sĩ từ The Ohio State University. Năm 1969, ông đến California và trở thành giáo sư khoa tâm lý học cộng đồng tại Đại học Cal State Long Beach cho đến năm 1998. Năm 1992, ông đắc cử Nghị Viên Hội Đồng Thành Phố Long Beach. Sau đó, ông tiếp tục đắc cử vào các chức vụ Dân Biểu Tiểu Bang và Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang California. Năm 2012, ông Alan Lowenthal đắc cử Dân Biểu Liên Bang, đại diện địa hạt 47 bao gồm các thành phố và khu vực như Westminster, Midway City, Garden Grove, Stanton, Cypress, Buena Park, Anaheim, Los Alamitos, Rossmoor, Lakewood, Signal Hill, Long Beach, và Avalon. Tại Hạ Viện Quốc Hội Hoa Kỳ, Dân Biểu Alan Lowenthal đã phục vụ trong Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện, Hội Đồng Ngoại Giao Á Châu Thái Bình Dương, Ủy Ban Vận Chuyển và Hạ Tầng Cơ Sở, Ủy Ban Tài Nguyên Thiên Nhiên ...
Nhìn lại những tiến bộ văn minh lạ lùng trong năm 2022, một người đã từng là người trẻ tiến bộ trong thế kỷ 20 bỗng dưng thấy mình già nua, quê mùa như thế kỷ 19.
Mãi cho đến dạo gần đây, hầu hết những ai không sống ở Iran có thể sẽ chưa bao giờ nghe đến cụm từ ‘cảnh sát đạo đức,’ chứ đừng nói là biết được vai trò rộng lớn của họ ở đất nước này. Tuy nhiên, ngày 16 tháng 9 năm 2022, cái chết của Jina Mahsa Amini đã làm dấy lên hàng loạt cuộc biểu tình trên đường phố Iran và các nơi khác, và tới này vẫn chưa có dấu hiệu dịu đi. Amini đã bị Gasht-e-Ershad, tên tiếng Ba Tư của lực lượng cảnh sát khét tiếng này, giam giữ vì tội “không buộc khăn trùm đầu phù hợp.”
Thế giới đang đối mặt với một bước ngoặt của thời đại: một sự thay đổi kiến tạo cho thời đại. Cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga đã kết thúc một kỷ nguyên. Các cường quốc mới đã hoặc tái xuất hiện, bao gồm một Trung Quốc hùng mạnh về kinh tế và kiên quyết về chính trị. Trong thế giới đa cực mới này, các quốc gia và mô hình chính phủ khác nhau đang cạnh tranh về quyền lực và ảnh hưởng.
Cơ Quan Kiểm Soát Thực - Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã ‘bật đèn xanh’ cho thuốc điều trị ung thư phổi adagrasib của Mirati Therapeutics; cổ phiếu của công ty đã tăng hơn 8% sau tin tức này, theo trang Reuters đưa tin. Thuốc của Mirati đã được FDA chuẩn thuận để điều trị cho người trưởng thành bị ung thư phổi giai đoạn cuối, những người đã trải qua ít nhất một liệu pháp điều trị toàn thân (systemic therapy) trước đó.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.