Hôm nay,  

VN Chống Yêu Sách Chủ Quyền Của TQ Trên Biển Đông Tại Liên Hiệp Quốc, Mở Màng Cho Việc Kiện TQ Ở Tòa Trọng Tài Quốc Tế

07/04/202018:53:00(Xem: 4468)

 

Việt Nam đã chính thức phản đối yêu sách về chủ quyền của Trung Cộng trên Biển Đông qua việc VN gửi công hàm cho Liên Hiệp Quốc hôm 30 tháng 3, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 7 tháng 4 năm 2020. Bản tin RFA cho biết thêm thông tin về việc này như sau.

Phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc vào ngày 30 tháng 3 vừa qua đã gửi công hàm cho tổ chức này để phản đối hai công hàm của Trung Quốc đưa ra vào ngày 12 tháng 12 năm ngoái và ngày 23 tháng 3 năm nay về vấn đề Biển Đông.

Nội dung chính trong công hàm của Phái đoàn Thường Trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc là bác bỏ yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông, sau khi Bắc Kinh phản đối công văn của Philippines và Malaysia.

Vào ngày 23 tháng 3 vừa qua Trung Quốc đã gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc phản hồi tài liệu của Philippines. Theo đó Bắc Kinh cho rằng Trung Quốc ‘có chủ quyền đối với quần đảo Nam Sa và vùng biển liền kề’, ‘có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan, với đáy biển và lòng đất’.  Bắc Kinh cũng nhắc lại Trung Quốc có quyền chủ quyền’ ở Biển Đông dựa trên ‘bằng chứng lịch sử và pháp lý’.

Trước đó vào ngày 12/12 năm ngoái, Bắc Kinh cũng gởi lên Liên Hiệp Quốc công hàm phản hồi tài liệu của Malaysia với yêu sách Trung Quốc có chủ quyền đối với các quần đảo ở Biển Đông gồm Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa.

Tây Sa là tên Trung Quốc gọi Hoàng Sa và Nam Sa là Trường Sa. Trung Quốc tự vạch ra đường đứt khúc 9 đoạn để tuyên bố chủ quyền đến gần 90% Biển Đông.

Vào tháng 7 năm 2016, Tòa Trọng Tài Thường Trực của Liên Hiệp Quốc ra phán quyết tuyên đường đứt khúc 9 đoạn mà Trung Quốc vạch ra ở Biển Đông để tuyên bố chủ quyền là phi pháp  không có cả căn cứ pháp lý và lịch sử.

Trong khi đó bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) hôm Thứ Ba, 7 tháng 4 cho biết thêm thông tin về vụ này gồm khả năng VN có thể kiện TQ tại Tòa Trọng Tài Quốc Tế giống như Phi Luật Tân đã làm.

Công hàm do phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc gửi cho Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres nói rằng các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc “vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông”.

Khẳng định Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật Biển 1982 là cơ sở pháp lý duy nhất, quy định toàn diện và triệt để về phạm vi quyền được hưởng vùng biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, công hàm của Việt Nam nói “vùng biển của các cấu trúc luôn nổi tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phải được xác định phù hợp với Điều 121 (3) của Công ước; các nhóm đảo tại Biển Đông, bao gồm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, không có đường cơ sở được vẽ bằng cách nối liền các điểm ngoài cùng của các cấu trúc xa nhất; các bãi ngầm, hoặc cấu trúc lúc chìm lúc nổi không phải là đối tượng thụ đắc lãnh thổ và không có vùng biển riêng”.

Công hàm của Việt Nam được gửi đi sau khi hai quốc gia trong khu vực là Philippines và Malaysia đã có cùng động thái tương tự.

Theo Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, một nhà nghiên cứu an ninh và chính trị khu vực của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS-Yusof Ishak có trụ sở ở Singapore, việc gửi công hàm chính thức lên LHQ có thể xem là một bước “rất quan trọng” và “cần thiết” mà Hà Nội thực hiện sau hàng chục năm quốc gia láng giềng tiến hành hàng loạt các hoạt động làm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông.

“Trước giờ Việt Nam gần như chưa bao giờ nói gì với LHQ về chuyện này cả, bởi vì hiển nhiên rằng LHQ đã giao cho Việt Nam quản lý phần Biển Đông này từ năm 1951, sau khi Nhật Bản và một số nước phải làm thủ tục từ bỏ tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông”, TS. Hà Hoàng Hợp nhận định với VOA.

Theo nhà nghiên cứu này, có thể coi việc gửi công hàm lên LHQ là bước đầu cho một vụ kiện của Việt Nam ra quốc tế để chống lại yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.

Ông giải thích thêm: “Có thể hiểu được như vậy là bởi vì vào năm 2019, Đảng Cộng sản Việt Nam trong một hội nghị Trung ương đã bàn và quyết định rằng trong trường hợp không thể xử lý được bằng biện pháp đàm phán với Trung Quốc thì sẽ phải tiến hành khởi kiện Trung Quốc”.

Ý kiến bạn đọc
08/04/202017:44:12
Khách
There is no such a phrase as ' Mở Màng '
in the Vietnamese language ;
Should have been ' Mở Màn ' ;
Please correct it !
08/04/202010:55:41
Khách
chưa đọc bài mới đọc qua tựa thấy chữ "màng' sai dùng sai
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Các thẩm phán Tối Cao Pháp Viện (TCPV) Hoa Kỳ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng vô gia cư trong vụ kiện liên quan đến chính sách chống lối sống lang thang (anti-vagrancy) của một thành phố phía tây nam Oregon. TCPV sẽ xem xét, xác định tính hợp pháp của các luật mà nhiều địa phương áp dụng để cấm người vô gia cư cắm trại, dựng lều trên đường phố và công viên công cộng, theo Reuters.
Trong ngày đầu tiên của phiên tòa hình sự tại New York, xét xử Donald Trump về vụ ‘tiền bịt miệng,’ các công tố viên cho biết cựu Tổng thống đã vi phạm luật pháp và phá hoại quy trình bầu cử năm 2016 bằng cách cố gắng che giấu việc có quan hệ tình dục với một tài tử phim khiêu dâm. Trong khi đó, luật sư bào chữa tuyên bố Trump không phạm tội, theo Reuters.
Nhiều tháng qua, đảng Cộng hòa tại Hạ viện Hoa Kỳ luôn tìm cách ngăn chặn việc tiếp tục viện trợ cho Ukraine, một dự luật mà tổng thống Joe Biden thúc giục thông qua lâu nay. Sau nhiều cuộc đàm phán giữa hai đảng, cảnh bế tắc tại nghị trường làm cho công luận thế giới càng bi quan hơn về triển vọng chiến thắng quân Nga trên chiến trường Ukraine...
Một học sinh trung học ở North Carolina đã bị truy tố tội hành hung sau khi bị camera ghi lại cảnh tát vào mặt một giáo viên trong một cuộc trao đổi mà học sinh này chửi mắng cô giáo bằng ngôn từ tục tĩu. Vụ này liên quan đến thiếu niên được ẩn danh vì là vị thành niên, xảy ra tại trường trung học Parkland ở Winston-Salem vào ngày 15 tháng 4, theo Văn phòng Cảnh sát trưởng Quận Forsyth (FCSO) cho biết trên Facebook.
California có thể tự hào với nền y tế hướng tới toàn dân của mình, với khoảng 15 triệu cư dân (tương đương 1/3 dân số) đang được hưởng Medi-Cal
Theo hai nguồn tin an ninh Iraq và một viên chức Hoa Kỳ, có ít nhất 5 hỏa tiễn đã được phóng từ thị trấn Zummar của Iraq nhắm tới một căn cứ quân sự của Hoa Kỳ ở đông bắc Syria vào Chủ Nhật (21/4), theo Reuters.
Nhà báo Terry Anderson đã qua đời hôm Chủ Nhật (21/4), thọ 76 tuổi. Ông từng bị phiến quân Hồi Giáo bắt giữ gần 7 năm ở Lebanon, và trở thành biểu tượng cho tình cảnh khốn khó của các con tin người phương Tây trong suốt cuộc nội chiến 1975-1990 ở nước này, theo Reuters.
Lời Giới Thiệu: Ủy Ban Sông Mekong Việt Nam thông báo sẽ tổ chức một cuộc họp tham vấn vào ngày 23/04/2024 tại thành phố Cần Thơ về Dự án Kênh đào Funan Techo. Việt Ecology Foundation xin giới thiệu một bài viết của BS Ngô Thế Vinh về Dự án đang gây nhiều tranh cãi này. Ông là người từ rất sớm gióng lên tiếng chuông cảnh báo về hiểm họa của các đập thủy điện thượng nguồn sông Mekong, đã viết nhiều bài khảo luận và là tác giả hai cuốn sách Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng (2000) và Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch (2007). Ông cũng được biết tới như một nhà hoạt động môi sinh bền bỉ từ ngót 30 năm nay, với mối quan tâm bảo vệ hệ sinh thái sông Mekong và ĐBSCL.
Nhà văn, sử gia Nguyên Vũ - Vũ Ngự Chiêu đã ra đi. Tên khai sanh là Vũ Ngự Chiêu, sử dụng hai bút hiệu là Nguyên Vũ và Chính Đạo. Ông sinh ngày 6 tháng 10/1942 tại Hải Dương, VN, và từ trần ngày 19 tháng 4 năm 2024 tại Houston, TX, Hoa Kỳ. Hưởng thọ 82 tuổi.
Donald Trump đã tung ra một loạt bài đăng trên mạng xã hội yêu cầu quyền miễn tố của tổng thống và đe dọa những người tiền nhiệm trước khi bước vào ngày thứ tư của phiên tòa hình sự hôm thứ Sáu. Tòa án Tối cao Hoa Kỳ sẽ nghe các tranh luận vào tuần tới trong đơn kháng cáo của Trump đối với vụ truy tố về lật đổ cuộc bầu cử ở Washington, D.C.,
Các thành viên trong đại gia đình của dòng họ Kennedy phần lớn đã xa lánh chiến dịch tranh cử tổng thống của Robert F. Kennedy Jr., gọi nó là nguy hiểm và chính thức ủng hộ việc Tổng thống Biden tái tranh cử. Dòng họ Kennedy đã đưa ra sự chứng thực chính thức và nhấn mạnh vào thứ Năm, Politico đưa tin, xuất hiện cùng Biden vào thứ Năm tại Philadelphia.
Trung tâm chiếu khán Quốc gia (NVC) là một bộ phận của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Đây là trung tâm duyệt xét tất cả các đơn xin chiếu khán di dân cho những người sống bên ngoài Hoa Kỳ. NVC duyệt xét các đơn xin chiếu khán di dân theo diện gia đình đối với các đơn đã được Sở Di Trú chấp thuận. NVC cũng thực hiện việc thanh toán phí, thu thập giấy tờ và cung cấp dịch vụ khách hàng cho đương đơn. Sau khi quá trình duyệt xét ở NVC hoàn tất, họ gửi hồ sơ đã được phê duyệt đến lãnh sự quán Hoa Kỳ để tiếp tục quy trình duyệt xét.
Hiệp Hội Pháp Huy Công lý Người Mỹ gốc Á Nam California (AJSOCAL) đã công bố gói lập pháp năm 2024, bao gồm 04 ưu tiên nâng cao cộng đồng gốc Á. Các ưu tiên này nhằm mục đích tăng cường lực lượng lao động song ngữ, giáo dục những người lao động có trình độ Anh ngữ hạn chế về quyền lao động, cung cấp nghiên cứu về nạn buôn người và chấm dứt phương thức tuyển sinh truyền thống ở các trường đại học tư ở California.
– Vào trưa ngày Thứ Năm 11 tháng 4 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (Ethnic Media Services -EMS), kết hợp với tổ chức Truyền Thông Gốc Phi California (California Black Media) đã có buổi họp báo qua zoom với giới truyền thông cộng đồng sắc tộc. Chủ đề của buổi họp báo là để giới thiệu về những đặc điểm ưu việt của chương trình Medi-Cal mở rộng. EMS dự định sẽ có 6 buổi họp báo về chủ đề này, nhằm nâng cao nhận thức của các cộng đồng sắc tộc về những cải tiến gần đầy của Medi-Cal.
Tòa Bạch Ốc đã chỉ đạo NASA thiết lập một tiêu chuẩn thời gian thống nhất cho Mặt Trăng và các hành tinh khác trong thái dương hệ. Trong tình hình ngày càng có nhiều quốc gia và công ty tư nhân tham gia vào cuộc đua khám phá Mặt Trăng, Hoa Kỳ đang muốn thiết lập các quy chuẩn quốc tế cho những hoạt động trong không gian vũ trụ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.