Hôm nay,  

Vài Điều Cơ Bản Về Favipiravir và COVID-19

05/04/202016:15:00(Xem: 5953)


Trong cuộc chiến đấu chống lại COVID-19, toàn thể nhân loại như những người sắp bị chết đuối, thấy cái gì cũng hy vọng đó là cái phao sẽ đem mình đến bến bờ bình yên. Chính vì thế mà hiện thời có đến 14 thứ thuốc đang được dùng để chữa bệnh này mặc dù tất cả đều đã được sản xuất để điều trị những bệnh khác và dù các dữ kiện về hiệu quả cùng sự an toàn khi dùng cho COVID-19 vẫn chưa đầy đủ.

Ba thứ thuốc được nhắc nhở đến nhiều nhất là chloroquine phosphate, hydroxychloroquine (chữa bệnh sốt rét) và remdesivir (chữa bệnh Ebola, SARS, và MERS). Một tia sáng mới vừa xuất hiện ở cuối đường hầm COVID-19 là thuốc favipiravir.

Hôm thứ bẩy 28 tháng 3, ông Shinzo Abe, Thủ Tướng của Nhật, đã tuyên bố là ông có nhiều hy vọng về thuốc này. Tổng thống Indonesia đã mua 1 triệu viên thuốc này cho nước của ông. Tổng thống Trump cũng đã thảo  luận với ông Abe về favipiravir và muốn FDA cho phép thử thuốc này ở Mỹ. Với áp lực từ Tòa Bạch Ốc, thuốc này chắc sẽ được nhắc nhở trong tương lai.

 

Favipiravir trước giờ chỉ được dùng ở Nhật và Trung quốc nên ít người biết đến.  Favipiravir được bán ở Nhật với tên Avigan. Thuốc này được khám phá khi Nhật bản mở cuộc tìm kiếm thuốc mới cho bệnh cúm (influenza). Ông Furuta ở hãng Toyama Chemical, một chi nhánh của Fujifilm, tìm ra favipiravir và đã công bố tính chất của thuốc này vào năm 2001 khi thuốc còn có mật mã là compound T-705. Đến năm 2011, Toyama Chemical nộp đơn vào cơ quan tương đương với FDA ở Nhật để xin phép sản xuất nhằm chữa bệnh flu (influenza) và đơn xin đã được chấp thuận năm 2014.

 

Lịch sử của faviparavir


Sau khi một con virus đã xâm nhập vào một tế bào, nó sẽ sinh trưởng trong tế bào ấy và sau đó sẽ thoát ra ngoài để xâm nhập vào một tế bào khác, và cứ thế mà lan tràn gây ra bệnh. Do đó, các thuốc chống lại virus thường hoàn thành mục tiêu này bằng cách ngăn chặn không cho con virus sinh trưởng hoặc chặn lại, không cho con virus thoát ra khỏi các tế bào. 

 

Nhiều bệnh nhân COVID-19 bây giờ đang được chữa với thuốc remdesivir với hy vọng là sự sinh trưởng của con virus sẽ bị chặn đứng trong tế bào. Bên Trung quốc, họ cũng đã dùng oseltamivir cho COVID-19. Thuốc này ở Mỹ có tên là Tamiflu và được dùng cho bệnh nhân bị flu (influenza), loại A và B. Tamiflu ngăn chặn sự thoát ly của con virus. Nói một cách khác, con virus flu (influenza) có thể sinh trưởng nhưng bị giam trong tế bào, không thể lan tràn ra các tế bào phụ cận.

 

Vào khoảng năm 2008 thế giới đã bị đại dịch với bệnh cúm gà H1N1 khiến 17,700 người chết. So sánh với COVID-19 thì con số này qúa nhỏ. Tuy nhiên đối với thế giới lúc bấy giờ thì dịch cúm gà này là điều rất không may vì mặc dù H1N1 cũng là một loại flu (influenza) nhưng những thuốc cho bệnh flu (influenza) như Tamiflu không có hiệu quả! Vì sự thất bại này, nhiều nơi đã nghiên cứu ngày đêm và kết quả là công ty Fujifilm đã trình làng thuốc faviparavir.



Sự khác biệt của faviparavir


Để hiểu lý do tại sao thuốc này được cả Thủ Tướng Nhật và Tổng Thống Mỹ lưu tâm đến, chúng ta nên biết vài chi tiết về bệnh flu (influenza):

 

Trước nhất, lý do mà mỗi năm mọi người đều phải chích ngừa flu (inluenza) mặc dù đã có chích năm trước là vì con virus này đã đột biến nghĩa là đã thay hình, đổi dạng liên tục khiến năm nay nó có hình dáng khác năm ngoái. Vì sự thay đổi hình dạng này mà cơ thể chúng ta không nhận ra kẻ thù là con virus cũ để chống lại nó. Sự thay đổi của con virus là cách để nó tồn tại, không bị hủy diệt bởi thuốc, hoặc bởi khả năng chống bệnh tự nhiên của cơ thể con người.  

 

Nói một cách khác, sự thay đổi là một việc tự nhiên của các con virus, kể cả con virus flu (influenza). Nó phải thay đổi để tồn tại; tuy nhiên, nếu sự thay đổi quá lớn thì con virus sẽ bị tự diệt. Đây cũng tương tự như việc thay đổi một vài chữ để làm một bài thơ hay hơn nhưng nếu thay đổi cả đoạn thì thành ra bài thơ mới.

 

Sự thay đổi hình dạng của virus bắt nguồn từ sự thay đổi trong RNA của con virus khi nó sinh trưởng. Như đã nói ở trên, sự thay đổi hình dạng là việc luôn luôn xẩy ra.  Điều này có nghĩa là RNA của con virus thay đổi liên tục. Nếu thế thì tại sao không tìm ra cách nào để đẩy mạnh thêm cho con virus thay đổi nhiều hơn nữa khiến nó tự diệt tức là tìm một thứ thuốc để làm tăng thêm tốc độ và cường độ việc biến dạng của virus? Thuốc đã tìm được thuộc loại này chính là faviparavir!

 

Khi Trung quốc dùng faviparavir để chữa cho COVID-19 ở ba bệnh viện khác nhau, từ 20 tháng 2  đến 12 tháng 3, 2020, 71 trong số 116 bệnh nhân (61%)  được phục hồi bẩy ngày sau khi được uống faviparavir.

Faviparavir cũng đã được nghiên cứu ở Đại học Cambridge cho bệnh tiêu chẩy gây ra bởi norovirus. Norovirus là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh từ thực phẩm ở Hoa Kỳ, mỗi năm ảnh hưởng đến 21 triệu người. Khi đem thuốc faviparavir cho những con chuột bị bệnh này, norovirus bị tiêu diệt vì sự thay đổi RNA.

 

Tóm lại, faviparavir là một loại thuốc có khả năng ngăn chặn virus bằng cách giúp nó tự tiêu diệt. Đây là một chiến thuật mới cho cuộc chiến với COVID-19 -- một điều trớ trêu mà các độc giả có thể nghĩ đến khi đọc về thuốc faviparavir là người Nhật vẫn nổi tiếng về harakiri và nay họ cũng là người tìm ra thuốc để con virus tự sát. Faviparavir sẽ là ánh sáng cuối đường hầm COVID-19, hay cũng chỉ là một ngôi sao chợt loé lên rồi tắt trong giải ngân hà? Hy vọng rằng thuốc này hoặc những thuốc đang được nghiên cứu sẽ đem lại cho thế giới sự an bình mà ai cũng đang mong ước.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thưa thầy Tuệ Sỹ, Từ năm 1975 tới nay, gần 50 năm. Đã lâu, chúng ta chưa có dịp gặp lại. Vườn chùa cũ đã xa. Một mình với quê hương tù ngục rồi lưu lạc, tôi nhớ mình nhiều lần kêu “Ôn ơi, Ôn ơi!” Kêu Ôn ơi Ôn ơi sau khi người từ trần đột ngột tháng Năm năm 1984. Kêu Ôn ơi ôn ơi bên khu mộ trong vườn chùa Già Lam khi từ giã quê hương. Kêu Ôn ơi ôn ơi một ngày tháng Chín năm 1988 khi nhận tin hai thầy Trí Siêu, Tuệ Sỹ lãnh án tử hình ở quê nhà.
Thưa thầy Tuệ Sỹ, Từ năm 1975 tới nay, gần 50 năm. Đã lâu, chúng ta chưa có dịp gặp lại. Vườn chùa cũ đã xa. Một mình với quê hương tù ngục rồi lưu lạc, tôi nhớ mình nhiều lần kêu “Ôn ơi, Ôn ơi!” Kêu Ôn ơi Ôn ơi sau khi người từ trần đột ngột tháng Năm năm 1984. Kêu Ôn ơi ôn ơi bên khu mộ trong vườn chùa Già Lam khi từ giã quê hương. Kêu Ôn ơi ôn ơi một ngày tháng Chín năm 1988 khi nhận tin hai thầy Trí Siêu, Tuệ Sỹ lãnh án tử hình ở quê nhà.
Giăng biểu ngữ. Cầm bảng. Biểu tình. Hăm dọa… Chiến thắng. Thất vọng. Reo hò. Giận dữ. Cười, Khóc. …như một trận đấu football chuyện nghiệp chung kết hoặc trận túc cầu vô địch quốc tế, nhưng tệ hơn vì hai bên thua và thắng, từ cầu thủ cho đến người ủng hộ sinh lòng oán hận nhau. Chuyện này tạm gọi là “Trận Đấu Bầu,” mà trọng tài là chín thẩm phán Tối Cao Pháp Viện. Nói cho công bằng, cả hai phe: giữ bầu và phá bầu đều có lý do chính đáng, đều có thể thuyết phục đa số nếu cả hai phe đừng ngoan cố chèn ép lẫn nhau, có lẽ vì lòng hiếu thắng hơn là lợi ích, vì lợi ích trực tiếp ở nơi người có bầu hoang, bầu không được thừa nhận, không phải thuộc về đa số người không có kinh hoặc đã tắt kinh. Trong thiên nhiên ngàn năm vẫn vậy, từ chiếc nụ nở thành hoa cho đến khi đơm trái, biết bao nhiêu ong bướm dập dìu, mang phấn nhụy đi reo rắc dòng dõi khắp nơi trên mặt đất.
Ngày 24 tháng 6 năm 2022, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ (TCPV) đã lật lại phán quyết của vụ Roe v. Wade năm 1973, án lệ quy định quyền phá thai theo hiến pháp. Phán quyết này được cho là sẽ dẫn đến lệnh cấm phá thai ở gần một nửa số tiểu bang Hoa Kỳ, dù thời điểm có hiệu lực sẽ khác nhau. Một số bang dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Hòa đã ngay lập tức cấm hoặc hạn chế nghiêm ngặt việc phá thai; ở một số bang khác, các hạn chế phá thai sẽ có hiệu lực trễ hơn. Trong khi đó, một số bang dưới sự lãnh đạo của Đảng Dân Chủ cũng đã nhanh chóng tiến hành các bước để bảo vệ quyền tiếp cận phá thai. Quyết định của TCPV cũng mang đến nguy cơ châm ngòi cho các cuộc chiến pháp lý giữa các tiểu bang về việc liệu những người cung cấp dịch vụ và giúp đỡ phụ nữ phá thai có thể bị kiện hoặc truy tố hay không.
Đệ nhất phu nhân Ukraine, Olena Zelenska đã có mặt ở Hoa Kỳ từ đầu tuần để tham dự một loạt cuộc họp song phương cấp cao. Chuyến thăm Hoa Kỳ của bà diễn ra 4 tháng sau khi chồng bà, Tổng thống Volodymyr Zelensky, có bài phát biểu qua mạng video trước Quốc hội Mỹ, thúc giục thêm viện trợ thiết bị quân sự.
Theo báo The Washington Post ngày 11 tháng 7, 2022 (1), ở Trung Quốc, sự xuất hiện của biến thể coronavirus BA.5 đang đe dọa tái lập việc đóng cửa gây thiệt hại về kinh tế trên toàn quốc, bao gồm cả ở Thượng Hải, nơi nhiều cư dân chỉ mới được ra khỏi nhà gần đây thôi sau hai tháng bị giam hãm trong nhà. Cuối tuần qua, thành phố đông dân nhất của Trung Quốc xác nhận rằng một biến thể phụ (subvariant) của Omicron đang càng ngày càng chiếm ưu thế đã có mặt chỉ vài tuần sau khi các quan chức tuyên bố chiến thắng vi rút coronavirus sau một cuộc khóa cửa (lockdown) toàn thành phố.
Sáng Chủ Nhật ngày 3/7/2022 vừa qua tại Niệm Phật Đường PGHH có một cuộc họp bất thường để thông báo về đường hướng phát triển cũng như lịch trình làm việc mới của Ban Điều Hành Niệm Phật Đường PGHH như sau:
Vào ngày 24 tháng 6 năm 2022, một tòa án Quận hạt Hoa Kỳ ở California đã yêu cầu Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) phải duyệt xét đơn I-526/E mới (Đơn xin di dân của Doanh nhân nước ngoài) từ việc đầu tư di dân thông qua các Trung tâm vùng EB-5 đã được ủy quyền trước đây. Đạo luật về Liêm chính và Cải tổ EB-5, một phần của Luật chi tiêu Omnibus, có hiệu lực vào ngày 15 tháng 3 năm 2022. Nó đã tái ủy quyền và thực hiện các thay đổi đối với chương trình Trung tâm vùng sau khi hết hạn. Quyết định của tòa án trong vụ Behring Regional Center LLC kiện Mayorkas đã tuân theo quyết định của Sở di trú rằng tất cả các Trung tâm vùng trước đây cần phải tìm kiếm sự tái ủy quyền sau khi chương trình được khôi phục.
Chứng nhức đầu “migraine” đang hành hạ hơn 1 tỷ người và là nguyên nhân gây tàn tật đứng hàng thứ hai trên toàn thế giới. Ở Hoa Kỳ, cứ 4 gia đình thì có 1 gia đình mà trong đó có ít nhất một thành viên bị chứng đau nhức đầu, với những cơn đau dồn dập, kinh niên. Mỗi năm, ước tính có khoảng 85.6 triệu ngày nghỉ ốm là do bệnh đau đầu.
NEW YORK – Các viên chức y tế cho biết, một thanh niên chưa được tiêm chủng ở New York đã mắc bệnh bại liệt, trường hợp đầu tiên ở Hoa Kỳ trong gần một thập niên, theo APnews đưa tin ngày Thứ Năm, 21 tháng 7 năm 2022.
Cáo Phó và chương trình tang lễ Hòa THượng Thích Như Minh
HOA KỲ – Tối Thứ Năm, 21 tháng 7 năm 2022, một số phụ tá hàng đầu của Tổng thống Trump đã mô tả việc ông không hành động gì trong gần 3 tiếng đồng hồ khi đối mặt với vụ bạo loạn chết người ở Điện Capitol vào ngày 6 tháng 1 năm 2021. Một nhân chứng giấu tên khai rằng các nhân viên Sở Mật Vụ có nhiệm vụ bảo vệ phó tổng thống lúc bấy giờ đã sợ hãi đến nỗi họ đã gửi lời từ biệt cho gia đình, và một cựu phụ tá nói rằng ông Trump đã “bật đèn xanh” cho vụ việc, theo NYTimes đưa tin ngày Thứ Năm, 21 tháng 7 năm 2022.
WASHINGTON – Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã từ chối yêu cầu của Tổng thống Joe Biden về việc tái khôi phục chính sách hạn chế bắt giữ di dân, theo Reuters đưa tin ngày Thứ Năm, 21 tháng 7 năm 2022.
HOA KỲ – Theo Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Ukraine sẽ ký một thỏa thuận mở lại các cảng của Ukraine ở Biển Đen để xuất cảng ngũ cốc, một dấu hiệu hy vọng cho thấy cuộc khủng hoảng lương thực quốc tế có thể được xoa dịu, theo Reuters đưa tin ngày Thứ Năm, 21 tháng 7 năm 2022.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.