Hôm nay,  

Vài Điều Cơ Bản Về Favipiravir và COVID-19

05/04/202016:15:00(Xem: 5954)


Trong cuộc chiến đấu chống lại COVID-19, toàn thể nhân loại như những người sắp bị chết đuối, thấy cái gì cũng hy vọng đó là cái phao sẽ đem mình đến bến bờ bình yên. Chính vì thế mà hiện thời có đến 14 thứ thuốc đang được dùng để chữa bệnh này mặc dù tất cả đều đã được sản xuất để điều trị những bệnh khác và dù các dữ kiện về hiệu quả cùng sự an toàn khi dùng cho COVID-19 vẫn chưa đầy đủ.

Ba thứ thuốc được nhắc nhở đến nhiều nhất là chloroquine phosphate, hydroxychloroquine (chữa bệnh sốt rét) và remdesivir (chữa bệnh Ebola, SARS, và MERS). Một tia sáng mới vừa xuất hiện ở cuối đường hầm COVID-19 là thuốc favipiravir.

Hôm thứ bẩy 28 tháng 3, ông Shinzo Abe, Thủ Tướng của Nhật, đã tuyên bố là ông có nhiều hy vọng về thuốc này. Tổng thống Indonesia đã mua 1 triệu viên thuốc này cho nước của ông. Tổng thống Trump cũng đã thảo  luận với ông Abe về favipiravir và muốn FDA cho phép thử thuốc này ở Mỹ. Với áp lực từ Tòa Bạch Ốc, thuốc này chắc sẽ được nhắc nhở trong tương lai.

 

Favipiravir trước giờ chỉ được dùng ở Nhật và Trung quốc nên ít người biết đến.  Favipiravir được bán ở Nhật với tên Avigan. Thuốc này được khám phá khi Nhật bản mở cuộc tìm kiếm thuốc mới cho bệnh cúm (influenza). Ông Furuta ở hãng Toyama Chemical, một chi nhánh của Fujifilm, tìm ra favipiravir và đã công bố tính chất của thuốc này vào năm 2001 khi thuốc còn có mật mã là compound T-705. Đến năm 2011, Toyama Chemical nộp đơn vào cơ quan tương đương với FDA ở Nhật để xin phép sản xuất nhằm chữa bệnh flu (influenza) và đơn xin đã được chấp thuận năm 2014.

 

Lịch sử của faviparavir


Sau khi một con virus đã xâm nhập vào một tế bào, nó sẽ sinh trưởng trong tế bào ấy và sau đó sẽ thoát ra ngoài để xâm nhập vào một tế bào khác, và cứ thế mà lan tràn gây ra bệnh. Do đó, các thuốc chống lại virus thường hoàn thành mục tiêu này bằng cách ngăn chặn không cho con virus sinh trưởng hoặc chặn lại, không cho con virus thoát ra khỏi các tế bào. 

 

Nhiều bệnh nhân COVID-19 bây giờ đang được chữa với thuốc remdesivir với hy vọng là sự sinh trưởng của con virus sẽ bị chặn đứng trong tế bào. Bên Trung quốc, họ cũng đã dùng oseltamivir cho COVID-19. Thuốc này ở Mỹ có tên là Tamiflu và được dùng cho bệnh nhân bị flu (influenza), loại A và B. Tamiflu ngăn chặn sự thoát ly của con virus. Nói một cách khác, con virus flu (influenza) có thể sinh trưởng nhưng bị giam trong tế bào, không thể lan tràn ra các tế bào phụ cận.

 

Vào khoảng năm 2008 thế giới đã bị đại dịch với bệnh cúm gà H1N1 khiến 17,700 người chết. So sánh với COVID-19 thì con số này qúa nhỏ. Tuy nhiên đối với thế giới lúc bấy giờ thì dịch cúm gà này là điều rất không may vì mặc dù H1N1 cũng là một loại flu (influenza) nhưng những thuốc cho bệnh flu (influenza) như Tamiflu không có hiệu quả! Vì sự thất bại này, nhiều nơi đã nghiên cứu ngày đêm và kết quả là công ty Fujifilm đã trình làng thuốc faviparavir.



Sự khác biệt của faviparavir


Để hiểu lý do tại sao thuốc này được cả Thủ Tướng Nhật và Tổng Thống Mỹ lưu tâm đến, chúng ta nên biết vài chi tiết về bệnh flu (influenza):

 

Trước nhất, lý do mà mỗi năm mọi người đều phải chích ngừa flu (inluenza) mặc dù đã có chích năm trước là vì con virus này đã đột biến nghĩa là đã thay hình, đổi dạng liên tục khiến năm nay nó có hình dáng khác năm ngoái. Vì sự thay đổi hình dạng này mà cơ thể chúng ta không nhận ra kẻ thù là con virus cũ để chống lại nó. Sự thay đổi của con virus là cách để nó tồn tại, không bị hủy diệt bởi thuốc, hoặc bởi khả năng chống bệnh tự nhiên của cơ thể con người.  

 

Nói một cách khác, sự thay đổi là một việc tự nhiên của các con virus, kể cả con virus flu (influenza). Nó phải thay đổi để tồn tại; tuy nhiên, nếu sự thay đổi quá lớn thì con virus sẽ bị tự diệt. Đây cũng tương tự như việc thay đổi một vài chữ để làm một bài thơ hay hơn nhưng nếu thay đổi cả đoạn thì thành ra bài thơ mới.

 

Sự thay đổi hình dạng của virus bắt nguồn từ sự thay đổi trong RNA của con virus khi nó sinh trưởng. Như đã nói ở trên, sự thay đổi hình dạng là việc luôn luôn xẩy ra.  Điều này có nghĩa là RNA của con virus thay đổi liên tục. Nếu thế thì tại sao không tìm ra cách nào để đẩy mạnh thêm cho con virus thay đổi nhiều hơn nữa khiến nó tự diệt tức là tìm một thứ thuốc để làm tăng thêm tốc độ và cường độ việc biến dạng của virus? Thuốc đã tìm được thuộc loại này chính là faviparavir!

 

Khi Trung quốc dùng faviparavir để chữa cho COVID-19 ở ba bệnh viện khác nhau, từ 20 tháng 2  đến 12 tháng 3, 2020, 71 trong số 116 bệnh nhân (61%)  được phục hồi bẩy ngày sau khi được uống faviparavir.

Faviparavir cũng đã được nghiên cứu ở Đại học Cambridge cho bệnh tiêu chẩy gây ra bởi norovirus. Norovirus là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh từ thực phẩm ở Hoa Kỳ, mỗi năm ảnh hưởng đến 21 triệu người. Khi đem thuốc faviparavir cho những con chuột bị bệnh này, norovirus bị tiêu diệt vì sự thay đổi RNA.

 

Tóm lại, faviparavir là một loại thuốc có khả năng ngăn chặn virus bằng cách giúp nó tự tiêu diệt. Đây là một chiến thuật mới cho cuộc chiến với COVID-19 -- một điều trớ trêu mà các độc giả có thể nghĩ đến khi đọc về thuốc faviparavir là người Nhật vẫn nổi tiếng về harakiri và nay họ cũng là người tìm ra thuốc để con virus tự sát. Faviparavir sẽ là ánh sáng cuối đường hầm COVID-19, hay cũng chỉ là một ngôi sao chợt loé lên rồi tắt trong giải ngân hà? Hy vọng rằng thuốc này hoặc những thuốc đang được nghiên cứu sẽ đem lại cho thế giới sự an bình mà ai cũng đang mong ước.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Có một câu hỏi còn bỏ ngỏ cho các chuyên gia và các nghiên cứu gia: Có phải hiện nay có nhiều người Mỹ tin vào các thuyết âm mưu hơn bao giờ hết không? Tốt nghiệp xong bằng Tiến Sĩ Triết Học, Keith Raymond Harris thực hiện một cuộc nghiên cứu về các thuyết âm mưu chỉ ra mối lo ngại rằng việc tập trung vào tìm hiểu bao nhiêu người Mỹ tin tưởng các giả thuyết về âm mưu có thể khiến chúng ta lơ là quên đi những mầm hiểm họa tự các thuyết âm mưu này gieo rắc.
Công ty xe taxi điện tử Uber sẽ hợp tác với National Research and Restoration Center của Bộ Văn Hóa Ukraine để giúp bảo vệ và bảo tồn các địa điểm và hiện vật văn hóa quan trọng có nguy cơ bị hủy hoại, thông qua một phiên bản đặc biệt của ứng dụng Uber có tên là Uber Restore.
Tin RFA, một tàu cá với 12 ngư dân Quảng Ngãi khi đang đánh bắt tại khu vực Trường Sa đã bị nhóm ba người nước ngoài dùng vũ khí khống chế cướp tài sản và một ngư dân Việt Nam bị bắn trọng thương. Mạng báo Người Lao động loan tin ngày 19/9 cho biết vụ việc xảy ra cách đây 10 hôm. Báo dẫn lại trình thuật của những nạn nhân trên tàu bị tấn công là QNg 90962TS.
Theo tin BBC ngày 20/9, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên (Bộ đội Biên phòng An Giang) đã tiếp nhận 44 công dân Việt Nam do phía Campuchia trao trả. Theo thông tin ban đầu, đa số công dân Việt Nam trong nhóm này được giải cứu từ các casino hoạt động trá hình khu vực dọc biên giới Tây Nam. Đây là lần thứ ba biên phòng tỉnh An Giang tiếp nhận người Việt từ các casino ở Campuchia trở về nước, với tổng số khoảng 110 người.
Ukraine đã bắt đầu một năm học mới vào ngày 1 tháng 9 trong tình hình đất nước vẫn nằm trong cuộc chiến sinh tồn chống lại cuộc xâm lược của Nga. Đối với hàng triệu học sinh Ukraine, điều này có nghĩa là phải quay trở lại lớp học với viễn cảnh các bài học thường xuyên bị gián đoạn bởi tiếng còi của cuộc không kích. Các trường học không có hầm trú ẩn thích hợp cho cuộc không kích phải đóng cửa.
Trong một bài phát biểu trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc tại New York, Tổng thống David Panuelo của chính quyền Micronesia cho biết Micronesia hiện đang có “quan ngại lớn” về quyết định của Nhật Bản khi họ đưa ra cái gọi là Hệ Thống Thanh Lọc Chất Lỏng Tân Tiến (Advanced Liquid Processing System – ALPS) để xả nước vào đại dương. Ông nói: “Chúng ta không thể nhắm mắt làm ngơ trước những mối đe dọa khó lường về ô nhiễm hạt nhân, ô nhiễm biển cả và cuối cùng là sự hủy diệt Lục địa Thái Bình Dương Xanh. Các tác động của quyết định này có tính chất xuyên biên giới và liên thế hệ. Là một nguyên thủ quốc gia của Micronesia, tôi không thể cho phép hủy hoại các nguồn tài nguyên đại dương hỗ trợ cho sinh kế của người dân chúng tôi.”
Các cố vấn của Cơ Quan Kiểm Soát Thực Phẩm Và Thuốc Men Hoa Kỳ (FDA) đã bỏ phiếu chống lại việc tung ra loại thuốc thử nghiệm của Spectrum Pharmaceuticals để điều trị cho bệnh nhân mắc một dạng ung thư phổi không thuộc loại tiểu tế bào (non-small cell lung cancer – NSCLC), theo trang Reuters đưa tin ngày Thứ Năm, 22 tháng 9 năm 2022.
BUSAN – Nhóm hàng không mẫu hạm Mỹ đã đến Hàn Quốc để cùng các tàu chiến Hàn Quốc tham gia một buổi tập trận biểu dương lực lượng, nhằm gửi cho Bắc Triều Tiên một thông điệp răn đe, theo trang Reuters đưa tin ngày Thứ Năm, 22 tháng 9 năm 2022. Hàng không mẫu hạm hạt nhân Mỹ USS Ronald Reagan, tàu tuần dương mang hỏa tiễn dẫn đường USS Chancellorsville và tàu khu trục USS Barry, đã cập cảng một căn cứ hải quân ở thành phố cảng Busan, cách thủ đô Seoul 390 km về phía nam.
Nga sẽ bắt đầu kế hoạch sáp nhập khoảng 15% lãnh thổ Ukraine thông qua các cuộc ‘trưng cầu dân ý’ ở 4 khu vực do lực lượng Nga kiểm soát, một động thái mà phương Tây cho là vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và sẽ khiến chiến tranh leo thang đáng kể, theo trang Reuters đưa tin ngày Thứ Năm, 22 tháng 9 năm 2022.
Thái tử Charles lên ngôi hôm thứ bảy 10/09/2022. Thứ bảy là ngày nghỉ nhưng nhà vua không phải nhơn dân lao động nên không cần nghỉ. Vì đang tang lễ Nữ Hoàng nên lễ lên ngôi của Thái tử khá đơn giản. Charles trong tang lễ thi hành những nghi thức với tư cách nhà vua vô cùng long trọng nhưng không vì thế mà uy tín của ông đối với dân Anh được nâng lên. So với Nữ Hoàng, ông khó sánh kịp. Cả với con trai của ông nữa, Hoàng tử William, người sẽ nối ngôi. Nhưng quan trọng là những khó khăn đang chờ ông trước mắt.
Đại Hội Đồng Liên Hiêp Quốc lần thứ 77 đã khai mạc tại New York hôm 20-9-2022, trong bối cảnh thế giới đối mặt với hàng loạt khủng hoảng, đang bị chia rẽ vì nhiều vấn đề: Cuộc chiến Ukraine, khủng hoảng khí hậu, mất an ninh lương thực, khủng hoảng năng lượng, và nạn dịch Covid-19 vẫn chưa chấm dứt...
Theo đại diện của Tổng thống Zelenskyy, Nga có gài gián điệp trong lĩnh vực quốc phòng của Ukraine, họ chuyển thông tin đến Moscow và cho phép Nga dự đoán các kế hoạch của Ukraine trên chiến trường. Fedir Venislavskyi nói trong một cuộc họp báo: "Chúng ta không thể đánh giá thấp kẻ thù. Thật không may, tình báo của họ gài nhiều điệp viên, kể cả trong lĩnh vực quốc phòng của chúng ta.
Một tổ chức think-tank có trụ sở tại Mỹ nhận định dựa trên hình ảnh vệ tinh, Bắc Triều Tiên có thể đang chuẩn bị ra mắt loại tàu ngầm mới được cho là có khả năng bắn hỏa tiễn đạn đạo, theo trang Reuters đưa tin ngày Thứ Tư, 21 tháng 9 năm 2022. Các hình ảnh về nhà máy đóng tàu Sinpo South, trên bờ biển phía đông của Bắc Triều Tiên, từ ngày 18 tháng 9 cho thấy sáu sà lan và tàu tập trung xung quanh cảng xây dựng, theo 38 North, tổ chức chuyên quan sát Bắc Triều Tiên.
Lãi suất tăng đều đặn đã khiến người tiêu dùng và doanh nghiệp ngày càng tốn kém khi đi vay – để mua nhà, xe và các giao dịch hàng hóa khác. Và gần như chắc chắn sắp tới sẽ có thêm nhiều đợt tăng lãi suất nữa. Các viên chức FED được cho là sẽ phát tín hiệu lãi suất chuẩn có thể lên tới 4.5% vào đầu năm tới. Một chuỗi các đợt tăng lãi suất sẽ khiến nền kinh tế Mỹ có nguy cơ rơi vào suy thoái, đồng nghĩa với thất nghiệp, sa thải nhân viên và tạo áp lực lên giá chứng khoán. Bài này nêu lên những thắc mắc và trả lời thiết thực dành cho người tiêu dùng.
Trong quyết định dài 29 trang với lời lẽ cứng rắn, Tòa Phúc Thẩm Liên Bang Khu Vực 11 đã ngăn chặn một phần án lệnh của tòa cấp dưới, trong đó Thẩm phán Aileen Cannon tạm thời cấm Bộ Tư Pháp sử dụng các tài liệu mật trong cuộc điều tra hình sự của họ đối với Trump. Đối với lập luận của Bộ Tư Pháp cho rằng “Tòa liên bang có thể đã sai trong việc thực thi quyền tài phán khi cấm chính phủ Hoa Kỳ sử dụng các tài liệu mật trong cuộc điều tra hình sự, và đòi hỏi chính phủ phải giao nộp những tài liệu đánh dấu là ‘Classified’ cho một chuyên gia đặc biệt thẩm tra,” phán quyết của hội đồng 3 vị thẩm phán phán: “Chúng tôi đồng tình.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.