Hôm nay,  

WHO: Thế Giới Sắp Chứng Kiến 1 Triệu Người Bị Lây Vi Khuẩn Corona và 50,000 Tử Vong

01/04/202019:19:00(Xem: 2684)

 

Vài tháng trước, cả thế giới chưa quan tâm đến dịch vi khuẩn corona lây lan, nếu họ nghe nói về nó.

Bây giờ, đại dịch này đã ảnh hưởng hầu hết mọi nơi trên toàn cầu, và số trường hợp được xác nhận bi lây sắp vượt hơn 1 triệu nay mai, theo Tổng Giám Đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nói với các  phóng viên hôm 1 tháng 4.

“Khi chúng ta bước vào tháng thứ 4 kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19, tôi quan tâm sâu xa về sự gia tăng nhanh chóng và lây lan trên toàn cầu,” theo ông cho biết.

“Số người thiệt mạng đã tăng gấp đôi trong tuần rồi. Trong vài ngày tới, chúng ta sẽ chứng kiến đạt tới 1 triệu trường hợp được xác nhận và 50,000 tử vong.”

Tin cập nhật vào chiều Thứ Tư, ngày 1 tháng 4 năm 2020 trên toàn cầu hiện có 932,605 người bị lây và 46,809 người thiệt mạng.

Tại Hoa Kỳ có 215,056 người bị lây và 5,112 người thiệt mạng.

Tại Ý có 110,574 người bị lây và 13,155 người thiệt mạng.

Tại Tây Ban Nha có 104,118 người bị lây và 9,387 người thiệt mạng.

Tại New York có 83,948 người bị lây và 1,941 người thiệt mạng.

Tại California có 9,587 người bị lây và 204 người thiệt mạng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Little Saigon – 20/11/2022 – Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi tiếp tân đánh dấu 25 năm hoạt động (1997-2022) vào chiều ngày 20 tháng 11 năm 2022 tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng của TP Westminster, California.
SHARM EL-SHEIKH – Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hiệp Quốc năm nay đã bế mạc vào Chủ Nhật, 20 tháng 11, với thỏa thuận thành lập quỹ đặc biệt để chi trả cho những tổn thất mà các nước nghèo, dễ bị tổn thương, phải gánh chịu do tác động của biến đổi khí hậu, theo Reuters đưa tin ngày Chủ Nhật, 20 tháng 11 năm 2022.
LVIV – Các lực lượng Nga đang nã pháo ác liệt vào nhiều vị trí ở Ukraine; trong ngày Chủ Nhật, chỉ riêng ở khu vực phía đông đã có gần 400 cuộc tấn công, theo Reuters đưa tin ngày Chủ Nhật, 20 tháng 11 năm 2022.
Tại Bangkok, Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2022 đã kết thúc và 21 quốc gia thành viên đã đồng thuận đưa ra một Bản Tuyên bố chung với nội dung lên án Nga về cuộc chiến tranh xâm lược tại Ukraine. Tuy nhiên, Bản Tuyên bố có nêu rõ giới hạn dè dặt là nhìn chung vẫn còn có "những quan điểm và đánh giá khác nhau về tình hình và các biện pháp trừng phạt.”
Vào ngày 15-11-2022 tại tư dinh Mar-a-Lago, Florida cựu Tổng thống bị thất sủng Donald Trump tuyên bố rằng ông sẽ tái tranh cử Tổng thống vào năm 2024. Ngay ngày hôm sau Dân Biểu Hoa Kỳ Gerry Connolly (Dân Chủ, Virginia) cho biết rằng các Dân Biểu Dân Chủ sẽ đưa ra một nghị quyết trong tuần này để đảm bảo rằng Trump không bao giờ có thể giữ chức vụ tổng thống nữa bằng cách viện dẫn Tu Chính Án Thứ 14. Hiến Pháp Hoa Kỳ quy định rằng những người tham gia những cuộc phản loạn (insurrection) bị cấm giữ các chức vụ liên bang và ông Connolly cam kết đảm bảo các hành động của Trump vào ngày 6 tháng 1 năm 2021 không bị lãng quên...
Dù vẫn còn một ít kết quả chưa được công bố và cuộc tái bầu cử “runoff” thứ nhì cho chiếc ghế Thượng viện tại tiểu bang Georgia vào đầu tháng12 tới, cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2022 tại Hoa Kỳ xem như đã kết thúc. Nếu làn sóng đỏ của phía Cộng Hòa không có được kết quả như dự đoán hay theo mong đợi từ đảng này thì ngược lại, việc đảng Dân Chủ thắng thêm chiếc ghế Thượng Viện cùng các ghế Thống Đốc tiểu bang trước tình trạng lạm phát gia tăng và tổng thống đương nhiệm bị sụt giảm mức ủng hộ là một cuộc ngược dòng đáng kể...
Sau các cuộc thảo luận, các chính giới tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Bali, Indonesia đã đồng thuận đưa ra một Bản Tuyên bố chung với các nội dung là lên án mạnh mẽ cuộc chiến của Nga tại Ukraine, quan tâm đến tình trạng nợ và lạm phát đang bùng phát trại các nước, đồng thời kêu gọi bảo vệ một nền thương mại tự do cho thế giới và thực hiện các cam kết về chống biến đổi khí hậu...
Trung Quốc đã lộ rõ tham vọng kiểm soát toàn bộ Biển Đông qua kéo dài thương thuyết thỏa hiệp COC với Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN, the Association of South East Asian Nations). Việc này thể hiện qua lập trường của Bắc Kinh khi bước vào trong vòng thương thuyết thứ hai với ASEAN về Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông / Code of Conduct (COC)...
Với việc ông Tập Cận Bình siết chặt kìm kẹp sắt đá đối với đảng lãnh đạo và nền kinh tế chính trị của Trung Quốc, các cuộc tranh luận dai dẳng về tính bền vững của sự tăng trưởng đáng kinh ngạc của đất nước đã trở lại nổi bật. Mô hình độc đoán của Trung Quốc, sau khi tiến xa, rốt cuộc có thể là không có gì là quá đặc biệt. Bằng chứng về sự trì trệ này cho thấy càng ngày càng tăng...
✱ Foreign Policy: Các con đập của Trung Quốc làm thay đổi dòng chảy giữa thượng nguồn và hạ lưu - Trung Quốc ngày càng hạn chế lượng nước nhiều hơn. ✱ Stimson (USA): Căn cứ và dữ liệu (MDM) cho thấy các con đập tại thượng nguồn đã làm trầm trọng thêm tình trạng hạn hán ✱ Global Times: Các chuyên gia Trung Quốc hoài nghi về hệ thống kiểm soát MDM về sông Mê Kông do Mỹ tài trợ. Nhưng ...Kể từ 11.2020 công khai "chia sẻ dữ liệu thủy văn" mà trước đây từ thập niên 1990, Trung Quốc coi dữ liệu quản lý nước là bí mật nhà nước. ✱ BBC: Việc giảm xả nước từ các con đập gây tranh cãi của Trung Quốc ở thượng nguồn sông Mê Kông đã tác động xấu đến nhiều nơi ✱ Phys. Org Uk: Đại học Hòa Lan dự đoán vào năm 2050 phần lớn đồng bằng sông Cửu Long sẽ sụt giảm xuống dưới mực nước biển nếu không có kế hoạch thay đổi sớm...
Vắn tắt, người càng lớn tuổi, số lượng tế bào thần kinh giảm và khả năng về tâm trí sẽ giảm đi. Một số triệu chứng nhẹ như hay quên, hay lẫn lộn có thể chấp nhận như là sự lão hoá bình thường. Khi các triệu chứng này gia tăng, tiến triển đến mức ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật, lúc đó người ta dùng từ "dementia" hay "mất trí" theo nghĩa đen, hay bịnh lẫn. Có nhiều nguyên nhân cho dementia. Bịnh Alzheimer là nguyên nhân của phần lớn người mắc dementia. Một số nguyên nhân dementia chữa được, chưa có thuốc thay đổi được bịnh Alzheimer (disease-modifying drugs), chỉ có những thuốc giúp giảm triệu chứng thôi (symptomatic treatment).
Và dù các cuộc bỏ phiếu chỉ ra rằng quyền phá thai và lạm phát là những vấn đề thúc đẩy hàng đầu đối với cử tri, quan điểm đối với súng đạn cũng đóng một vai trò quan trọng. Thật vậy, một cuộc khảo sát của Edison Research cho thấy cứ 10 cử tri thì có khoảng 1 người coi chính sách súng đạn là mối quan tâm hàng đầu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.