Hôm nay,  

Sống âm thầm, chết âm thầm và chờ đợi tại nước Ý

16/03/202017:22:00(Xem: 3104)

Nguyên tác: In Italy, we live in silence, die in silence — and wait, của nhà báo người Ý Monica Maggioni đăng trên tờ Washington Post ngày 13 tháng 3, năm 2020

Thắng Đỗ chuyển ngữ

Calco, Ý – Trước khi nạn dịch đến, cuộc sống bình thường của tôi khá bận rộn, đi đi về về từ Milan đến Rome do công việc. Vì thế, tôi đã không để ý đến các tin tức đáng lo ngại từ Trung Quốc. Ngay cả khi dịch truyển nhiễm bắt đầu tại khu Codogno gần Milan, đối với tôi đó cũng chỉ là một tin bình thường như bao nhiêu tin khác.

Khi nạn dịch đến gần, tôi ngạc nhiên là mình phải làm một chọn lựa khó khăn – và phải quyết định thật nhanh. Thứ nhất: sẽ sống ở địa phương nào cho qua dịch này? Tại Rome, nơi tôi sống và làm việc, hay trở về ngôi làng nhỏ ở ngoại ô Milan nơi tôi còn bố mẹ già? Cuối cùng, tôi chọn sống gần bố mẹ để giúp đỡ họ. Kết quả là gia đình tôi phải chia làm hai vì cơn dịch này.

Đã mấy hôm nay, tôi tự giam mình trong một nơi mà thời gian dường như đã ngừng lại. Mọi cửa tiệm đều đóng cửa, trừ tiệm bán thực phẩm và thuốc tây. Tất cả các quán rượu và nhà hàng đều đóng cửa. Mọi dấu hiệu nhỏ nhoi của sự sống đã biến mất. Đường phố vắng tanh. Ngay cả đi bộ cũng bị cấm trừ khi mang theo giấy tờ để giới thẩm quyền biết lý do ra khỏi nhà. Lệnh phong tỏa bắt đầu từ Lombardy nay đã bao trùm khắp nước Ý.

Với nhiều người Ý, các cảnh báo bình thường về nạn dịch này không đủ để cho họ thay đổi thói quen. Tự dối có thể là một phản xạ tự nhiên. Đổ lỗi cho các yếu tố từ nước ngoài hay làm như tin tức này không có thật hẳn thuận tiện hơn cho mọi người. Nhưng rồi, sự thật vẫn đến: Chủ Nhật tuần qua, Đức Giáo Hoàng Francis đã không hành lễ từ cửa sổ của Tòa Thánh Vatican như thường lệ, mà qua video, một phần để tránh đám đông, nhưng cũng để đưa ra thông điệp. Đó là dấu hiệu mãnh liệt nhất để mọi người tỉnh thức.

Giờ đây, cánh cửa gỗ của những nhà thờ nhỏ bé trong các ngôi làng đã đóng im ỉm. Người già ở Lombardy còn nhớ rằng ngay cả trong thời chiến, nhà thờ là nơi trú ẩn cho mọi người, và mang cho họ đôi chút giải tỏa. Giờ đây, người ta bức xúc vì ngay cả đám tang cũng không được tổ chức. Ở Ý, bạn đang chết âm thầm và được chôn âm thầm.

Sự yên tĩnh phủ trùm khắp nơi. Vì đây là cuộc chiến tranh âm thầm: không bom đạn, không bắn nhau, không la hét. Không xe hơi, không xe máy, không có trẻ em chơi đùa trên đường phố. Hầu hết những sinh hoạt bình thường hàng ngày đều bị cấm. Ở một xứ sở mà cuộc sống rất nồng nhiệt (và còn hơn thế nữa), sự thay đổi này đi cùng với cái giá rất lớn phải trả. Trong tương lai gần, nếu mọi việc tiến triển tốt, chúng ta sẽ có cơ hội trở lại cuộc sống bình thường. Nhưng hiện nay thì chưa.

Như nhiều người, tôi vẫn giữ liên lạc với đồng nghiệp, bạn hữu và gia đình qua điện thoại, tin nhắn và WhatsApp. Chúng tôi luôn luôn trao đổi tin tức. Sau mỗi bữa ăn tối, bố mẹ tôi, các anh em và cháu tụ họp trên Skype. Đó là một thói quen mới, một phương cách để giữ chặt chẽ quan hệ gia đình.

Trên mạng xã hội, bàn cãi về nạn dịch mỗi ngày một nhiều. Vài người bạn bác sĩ rất thân của tôi đã quyết định làm việc ở ngay tuyến đầu. Không có cách nào diễn tả được trải nghiệm của họ. Vì thiếu giường chăm sóc chuyên sâu, họ phải làm các lựa chọn vô khả thi: giúp ai và không giúp ai, ai đã quá già hay quá yếu để cứu. Việc này có thể hủy hoại khả năng phấn đấu của một con người.

Họ cho tôi biết rằng nếu các con số tiếp tục tăng trưởng theo tốc độ hiện nay, trong tương lai rất gần họ sẽ không đủ sức kháng cự nữa. Điều này đang xảy ra ở Lombardy, nơi có hệ thống y tế được coi như đáng tin cậy, tân tiến và hữu hiệu vào bậc nhất ở Châu Âu.


Những con số sẽ hạ xuống do tác dụng của nỗ lực ngăn cấm đi lại để giảm bớt sự lan tràn của bệnh. Nhưng điều đó phải nhiều tuần nữa mới xảy ra.


Dĩ nhiên, tôi biết rằng những gì đang xảy ra tại đây có thể lập lại ở Rome tuần tới, ở Pháp hay Đức tuần sau nữa. Mỹ có thể sẽ trễ hơn một hai tuần. Dường như sự chuyển tiếp về cách cảm nhận, về cách bàn luận chính trị, đang xảy ra khắp nơi, và chỉ khả năng đối diện với sự thật của mỗi quốc gia làm nó chậm đi hay nhanh hơn.


Tôi đã thấy vài dấu hiệu cho phép chúng ta hy vọng: Các cơ quan nhà nước Ý đã mở cửa trở lại và đã hoạt động. Các bác sĩ và y tá làm việc ngày đêm giúp người khác mà không ngại nguy hiểm cho tính mạng mình. Một tinh thần cộng đồng mới đã dấy lên tại Milan. Những người trẻ tuổi tình nguyện đi mua sắm và lấy thuốc tây cho các hàng xóm nhiều tuổi hơn  đang bị quản thúc tại các căn hộ trong thành phố.


Sẽ có lúc chúng ta có thời giờ để nhìn lại và tính sổ, những gì đã xảy ra tốt và những gì sai trái – khi chúng ta đã an toàn để làm việc đó. Chúng ta biết đây không phải chỉ là một dịch cúm khác; nó là một vi-rút mới rất đáng sợ với khả năng đe dọa cả một quốc gia, toàn Châu Âu và có thể toàn hành tinh. Không có phép lạ nào ngoại trừ sự kính trọng tuyệt đối với những hướng dẫn của các nhà khoa học, một nhu cầu về tinh thần cộng đồng và một hệ thống y tế với khả năng thăm dò được các phát triển mới của vi-rút này.


Tạm thời, tất cả đều yên tĩnh bên ngoài khung cửa sổ của tôi. Không có dấu hiệu của sự sống. Tiếng còi xe cứu thương thỉnh thoảng phá vỡ sự yên tĩnh đó.


Ở Ý, nếu bạn không bận rộn chống chọi với vi-rút, bạn nín thở. Và chờ đợi.


Thắng Đỗ, thành viên Hội Đồng Quản Trị của PIVOT, Hội Người Mỹ Gốc Việt Cấp Tiến, viết bài này từ San Jose, California


+++++

In Italy, we live in silence, die in silence — and wait

By Monica Maggioni 

March 13, 2020 at 12:19 p.m. PDT

Monica Maggioni is a veteran journalist and the CEO of RaiCom, a division of Italian public television.


CALCO, Italy — Before the virus came, I was living in my usual, hectic way, going back and forth from Milan to Rome for work. As such, I turned a blind eye to the worrying news coming from China. Even the onset of contagion in the Codogno area near Milan was, to me, just another news story.


So when the virus came close, I was surprised to discover that hard choices had to be made — and fast. The first: Where do we wait this out? Do I stay in Rome, where I live and work, or go back to the little village outside of Milan where my aging parents live? Ultimately, I chose to stay close to my parents in case they needed help. The result is that my family is split in two by the virus.


Now I find myself confined in a place where time is suspended. All the shops are closed, except for groceries and pharmacies. All the bars and restaurants are shuttered. Every tiny sign of life has disappeared. The streets are totally empty; it is forbidden even to take a walk unless you carry a document that explains to authorities why you have left your house. The lockdown that began here in Lombardy now extends to the entire country.


For many Italians, the normal warnings about this virus were simply not enough to change behavior. Denial comes too easily, perhaps. It was more convenient to blame some foreign germ-spreader, or pretend that the news was unreal. Then came a reality check: Last Sunday, Pope Francis gave a benediction not from his normal window at the Vatican but via video, in part to avoid the crowd on St. Peter’s Square but also to send a message. That was the first strong sign to snap out of it.


Now, the ancient wooden doors of all the little churches in all the villages are closed. Older people here in Lombardy remember that even in wartime, the churches were a shelter for all, a place of shared relief. Now the idea that even funerals cannot be celebrated is a source of further anguish. These days, in Italy, you die in silence and you’ll be buried in silence.


And the quiet is everywhere. For this is a silent war: no bombs, no shooting, no screams. No cars, no motorbikes, no children playing in the street. Most of your normal daily activities are simply forbidden. In a country where life is lived vibrantly (and then some), this change takes a huge toll. Soon, if things go well, there will be a time for normal life. But not now.


Like many of you, I keep in touch with colleagues, friends and family by way of the phone, texts and WhatsApp. We trade information constantly. Every night, after dinner, my parents, brothers and nephews all have a Skype call. It’s a new ritual, a way to keep the family close.

On social networks, threads about the virus are multiplying. I have a couple of very good doctor friends who decided to be on the front lines. It is impossible to describe what they are going through. The lack of intensive-care beds forces them to make impossible decisions: who can be helped and who is too old, or too weak, to even try to save. This can really destroy your resistance as a human being.


They tell me that if the numbers continue to grow at the current pace, they will soon be overwhelmed. And this is happening in Lombardy, where we have a health-care system that is considered one of the most reliable, advanced and efficient in Europe.


The numbers will decrease as the lockdown takes effect and drives down infections. But that will take weeks.

I know, of course, that what is happening here could happen next in Rome, or a week later in France or in Germany. The United States might be a week or two behind that. It looks as if the same shifts in perception, the same shifts in political discourse, are taking place everywhere, delayed or accelerated only by a country’s ability to face the facts.

I see signs of hope: Italian institutions are up and running, doctors and nurses work day and night, risking their lives to help others. In Milan, it is possible to detect a new sense of community: Young people offer their time to do the shopping and fetch medicines for older neighbors who are confined to their homes in condos and urban blocks.


There will be time to take stock of what went right and what went wrong — when it is safe to do so.

We have learned that this is not just another flu; it’s a terrible new virus that is challenging a whole nation, Europe itself and perhaps the entire planet. And there’s no miracle recipe except for a profound respect for the advice of scientists, the need of a sense of community and a health-care system able to detect the next moves of the virus.

For now, everything is absolutely still outside my window. No sign of life. The sound of ambulances breaks the silence from time to time.


In Italy, if you are not busy fighting the virus, you hold your breath. And wait.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.