Hôm nay,  

LHQ Báo Động: Các Nhóm Thiểu Số Tôn Giáo Bị Áp Bức

13/03/202000:00:00(Xem: 2384)

CAC NHOM TON GIAO THIEU SO BI AP BUC 01
Cư dân của khu vực người Duy Ngô Nhĩ chiếm đa số tại Tân Cương đi qua trạm kiểm soát công an.(nguồn: https://theconversation.com )

 

Khắp thế giới, các nhóm tôn giáo thiểu số đang đối diện với bạo hành bởi vì những niềm tin của họ, theo www.theconversation.com cho biết.

Lưu ý rằng các cuộc tấn công vào các nơi thờ tự đã tăng lên, năm 2019 Liên Hợp Quốc tuyên bố ngày 22 tháng 8 là Ngày Quốc Tế Tưởng Niệm Các Nạn Nhân Của Hành Động Bạo Lực Dựa Trên Tôn Giáo Và Tín Ngưỡng.

Phát biểu hôm 22 tháng 8 năm 2019, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc nói rằng, “Người Do Thái đã bị sát hại trong các giáo đường Do Thái, bia mộ của họ bị đánh dấu bằng hình chữ vạn; Tín Đồ Hồi giáo bị bắn chết trong các nhà thờ Hồi giáo, các trang web tôn giáo của họ bị phá hoại; Tín Đồ Thiên Chúa Giáo bị giết khi cầu nguyện, nhà thờ của họ bị đốt cháy.”

 

1.Đàn áp tại Trung Quốc

 

Các phúc trình về sự đàn áp tôn giáo ở Trung Quốc đã gây rắc rối đặc biệt trong năm 2019. Hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ, nhóm dân tộc thiểu số Hồi Giáo, đang bị giam tù tại các trung tâm giam giữ ở khu vực Tân Cương, phía tây bắc Trung Quốc.

Nhà nhân chủng học Darren Byler, người đã thực hiện cuộc nghiên cứu trong khu vực từ năm 2011 đến 2018, viết rằng chính quyền Trung Quốc đã sử dụng kỹ thuật từ năm 2016 để theo dõi người Duy Ngô Nhĩ.

Ông viết rằng “chính quyền Trung Quốc đã bắt đầu thu thập tài liệu sinh trắc học, chẳng hạn như DNA, ghi âm giọng nói với độ chính xác cao và chụp hình khuôn mặt, từ toàn bộ dân cư trong khu vực để theo dõi các hoạt động của người dân trên WeChat và trong cuộc sống hàng ngày của họ bằng cách sử dụng chữ ký giọng nói và hình mặt.”

 

2.Bạo động chống tín đồ Thiên Chúa Giáo tại Tích Lan

 

Vào ngày Lễ Phục Sinh tại Tích Lan, ít nhất 290 tín đồ Thiên Chúa Giáo bị giết chết bên trong các nhà thờ khi bom nổ tại nhiều thành phố.

Khoảng 7% trong số 21 triệu người dân Tích Lan theo Đạo Thiên Chúa, hầu hết là Công Giáo La Mã, theo học giả Công Giáo Mathew Schmalz, sống ở Tích Lan khi thực hiện nghiên cứu về Công Giáo ở đảo quốc phía tây nam và phía bắc. Ngày nay, Schmalz giải thích, những tín đồ Thiên Chúa Giáo này đã trở thành mục tiêu của một “hình thức phiến quân mới nổi dậy của Phật giáo.”

Lịch sử lâu dài của những căng thẳng với các tín đồ Thiên Chúa Giáo ở Tích Lan trở về thời quá khứ thuộc địa của đất nước này, bắt đầu từ thế kỷ 16, cũng như những căng thẳng về sắc tộc và tôn giáo ngày nay. Sau khi giành được độc lập, căng thẳng bắt đầu vào những năm 1960 với việc chính phủ Tích Lan lấy lại các trường học của nhà thờ.

Trong những năm gần đây, tổ chức Phật giáo cực hữa tại Tích Lan, Bodu Bala Sena - còn được gọi là Lực Lượng Phật Giáo - đã yêu cầu Đức Giáo Hoàng Francis xin lỗi về tội ác “tàn bạo” do thế lực thực dân gây ra.

 

3.Loại trừ tín đồ Hồi Giáo ở Ấn Độ

 

Tại Ấn Độ, sử gia Haimanti Roy đã tìm thấy bằng chứng về sự phân biệt tôn giáo trong một tài liệu công dân gần đây đã hoàn thành ở bang Assam phía đông bắc Ấn Độ. Quá trình này tuyên bố khoảng 1.9 triệu trong số 30.5 triệu người “ngoại quốc.” “Hầu hết là phụ nữ, các thành viên của giai cấp bị áp bức, các nhóm thiểu số tôn giáo hay nghèo,” theo Roy viết.

Phản ứng với bạo lực, quốc hội Ấn Độ vào ngày 10 tháng 12 năm ngoái đã thông qua Đạo Luật Quyền Công Dân, một đạo luật nhằm mục đích nhanh chóng theo dõi quyền công dân đối với các nhóm thiểu số tôn giáo bị đàn áp trốn chạy khỏi Bangladesh, Pakistan hoặc Afghanistan. Luật này bao gồm người Ấn Giáo, Thiên Chúa Giáo và các nhóm thiểu số tôn giáo khác nhưng không bao gồm người Hồi giáo.

 

4.Tương lai không chắc chắn của tín đồ Thiên Chúa Giáo Thổ Nhĩ Kỳ

 

Tín đồ Thiên Chúa Giáo đã sống trong khu vực mà ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ kể từ đầu kỷ nguyên Tây lịch, theo học giả Ramazan Kılınç cho biết. Nhưng số lượng của họ đang giảm dần. Tỷ lệ dân số Thổ Nhĩ Kỳ được xác định là Tín Đồ Thiên Chúa Giáo đã giảm từ gần 25% vào năm 1914 xuống dưới 0,5% hiện nay.

Kılınç giải thích rằng sau khi Đế Chế Ottoman tan rã, vào năm 1922, các tín đồ Thiên Chúa Giáo thỉnh thoảng phải chịu sự phân biệt đối xử. Nhưng dưới thời Tổng Thống Recep Erdogan, nhậm chức vào năm 2014, một chủ nghĩa dân tộc theo chủ nghĩa dân túy trỗi dậy của người Hồi Giáo đang làm xấu đi thái độ đối với các nhóm thiểu số Thiên Chúa Giáo.

 

5. ‘Diệt chủng’ của tín đồ Hồi Giáo Rohingya

 

Tại Miến Điện, một quốc gia đa số theo đạo Phật, hàng ngàn người Hồi Giáo Rohingya đã bị lực lượng quân đội tàn sát vào năm 2017. Tương lai của khoảng 1 triệu người tị nạn Rohingya trốn sang nước láng giềng Bangladesh hiện đang gặp rủi ro đáng kể, theo học giả Rubayat Jesmin cho biết.

Các trại tị nạn tại Bangladesh đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ trẻ, theo Jesmin cho biết. Họ là  những người có thể bị nhắm đến bởi những kẻ buôn người hứa cho họ việc làm. Người tị nạn Rohingyas hiện là những người không quốc tịch - lớn nhất thế giới, theo bà ấy lưu ý.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
KYIV – Một ngày trước khi Cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hiệp Quốc công bố bản đánh giá về nhà máy Zaporizhzhia, nhà máy đã bị ngắt điện lần thứ hai chỉ trong vòng hai tuần, theo Reuters đưa tin ngày Thứ Hai, 5 tháng 9 năm 2022.
Thành phố Perris ở quận Riverside, ngày Chúa Nhật 4/9/2022, trời nóng như lửa, 108 độ F, vậy mà rất đông Phật tử đến chùa tham dự đại lễ Vu Lan...
Đang ở Thụy Điển, đang buông để tuổi già thanh thản, bình yên như cảnh mặt trời lặn trên biển chiều. Con gái Hòa Bình và thân hữu báo tin: Đến ngày 5 tháng 9, Việt Báo tròn 30 tuổi. Ngày 5 tháng 9, năm 1992 khai sinh của tờ báo. Chúng tôi bàng hoàng nhớ. Toa tầu ký ức, những toa tầu xình xịch chở nặng đi cùng với thời gian. Nặng lắm. Nặng tình nghĩa. Xin đừng hỏi một người “Đã mất ngày tháng” như tôi, phải nhớ rõ chi tiết, tháng nào, ngày nào. Chỉ nhớ có trước, có sau.
Ít nhất 21 người chết trong trận động đất 6,8 độ richter làm rung chuyển tỉnh Tứ Xuyên, nằm ở rìa của Cao nguyên Tây Tạng, phía tây nam Trung Quốc hôm thứ Hai, gây ra lở đất và rung chuyển các tòa nhà ở tỉnh lỵ Thành Đô, nơi có 21 triệu cư dân đang bị phong tỏa vì COVID-19.
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”--- và từ một số cuộc nghiên cứu khác đã giúp chúng ta có cái nhìn đa diện hơn về Thiền chánh niệm, một pháp môn nhà Phật đang thịnh hành khắp thế giới. Trong khi Thiền chánh niệm (Mindfulness meditation) lợi ích nhiều vô tận, vẫn có một số bất lợi sinh khởi. Có phải là vì thế gian chưa làm cho phù hợp? Do vậy, người viết đã tìm đọc nhiều hơn, để nhìn lại vấn đề theo nhiều khía cạnh. Và rồi dò theo con đường xưa, Đức Phật đã dạy thiền như thế nào? Kinh điển rất mực mênh mông, bài viết này chỉ là tổng hợp một phần nhỏ, chủ yếu là trích dẫn những lời dạy thực dụng của Đức Phật. Đối với các sai sót có thể có, người viết xin được sám hối.
HOA KỲ – Cựu Tổng thống Donald Trump đã gọi đương kim Tổng thống Joe Biden là “kẻ thù của đất nước” để đáp trả lại một phát biểu mà trong đó Biden gọi những người Cộng Hòa ủng hộ Trump là “mối đe dọa” đối với nền dân chủ, theo TheHill đưa tin ngày Chủ Nhật, 4 tháng 9 năm 2022.
WEED – Cảnh sát trưởng Quận Siskiyou, Jeremiah LaRue cho biết, một vụ hỏa hoạn hoành hành tại thị trấn Weed ở Northern California đã khiến 2 người chết, theo APnews đưa tin ngày Chủ Nhật, 4 tháng 9 năm 2022.
OTTAWA – Cảnh sát Canada truy lùng hai can phạm trong một vụ đâm chém hàng loạt xảy ra hôm Chủ Nhật tại tỉnh Saskatchewan, khiến 10 người chết và 15 người bị thương, theo Reuters đưa tin ngày Chủ Nhật, 4 tháng 9 năm 2022.
LONDON – OPEC+ có khả năng sẽ giữ nguyên hạn ngạch sản lượng dầu cho tháng 10, mặc dù cũng sẽ không loại trừ việc cắt giảm sản lượng thêm một thời gian trong cuộc họp vào Thứ Hai, theo Reuters đưa tin ngày Chủ Nhật, 4 tháng 9 năm 2022.
✱ SCMP-HK: Các công ty bất động sản Trung Quốc chấp nhận dưa hấu, tỏi, đào coi như một phần thanh toán... ✱ SinoInsider: Phần nổi của tảng băng chìm về những rủi ro tài chính và hệ thống nghiêm trọng đối với các ngân hàng vừa và nhỏ ở Trung Quốc. ✱ Asia Markets: Tầng lớp trung lưu của Trung Quốc đang thể hiện một mức độ thách thức chưa từng có trong lịch sử hiện đại của đất nước - ngày càng trở nên hiếu chiến hơn -các cuộc biểu tình phản đối đã diễn ra vì họ không thể rút tiền trong ngân hàng ✱ Australia & NZ Banking Group Ltd: Nếu nhiều người mua nhà ngừng thanh toán, xu hướng lan rộng sẽ không chỉ đe dọa sức khỏe của hệ thống tài chính mà còn tạo ra các vấn đề xã hội trong bối cảnh kinh tế suy thoái hiện nay ✱ Times of India: Khi quốc gia đông dân nhất thế giới bán các căn hộ nhưng nhận về nông sản như tỏi và dưa hấu, bạn biết có điều gì đó không ổn... ✱ Al Jazeera: Nếu các ngân hàng Trung Quốc cuối cùng không thể nuốt trôi cú sốc này và các khoản nợ xấu của họ lại tăng...
Ba mươi năm sau khi Liên bang Xô Viết tan rã, việc xác định ngày cụ thể của sự sụp đổ vẫn là đề tài tranh luận của các sử gia. Trên mạng xã hội ngày nay, và trong các sách lịch sử từ 30 năm qua, ngày Liên Xô chính thức giải thể vẫn được ghi là 25, hoặc 26 tháng 12 năm 1991...
Barack Obama đã đi được nửa chặng đường tới EGOT. Cựu tổng thống đã thắng được một giải Emmy trong buổi lễ hôm thứ Bảy 3/9/2022 để đi cùng với hai giải Grammy của mình.
Phong trào nhân quyền hiện đại từ lâu đã tự thể hiện mình là một cuộc trường chinh thập tự đầy lý tưởng. Trong một thế giới tràn ngập các nền chính trị dựa vào quyền lực thô bạo và tước đoạt nơi kẻ yếu, phong trào muốn phục vụ như một ngọn hải đăng của sự minh quang về đạo đức dựa trên các nguyên tắc phổ quát. Các nhà hoạt động cho nhân quyền giải thích những chiến thắng mang tính biểu tượng của phong trào của họ như là chiến thắng của sự chính trực kiên cường đặt nền móng cho các chính nghĩa tiến bộ trong tương lai.
Tôi tự xét mình cũng không khác chi (nhiều) với cái số đông “phú quí năng dâm” này, và cũng chả phải là kẻ có thể sống bất khuất trước cường quyền nên hoàn toàn chia sẻ với sự thương cảm của Đinh Quang Anh Thái với người bạn cùng tù: “Thương Tường. Thương mình… Khốn nạn cái chế độ không có bộ mặt người đày đọa con người!”
Ủy viên Kinh tế Liên Âu Paolo Gentiloni đã nói rằng Liên Âu đã "chuẩn bị tốt" trong trường hợp việc cung cấp khí đốt của Nga bị ngừng hoàn toàn, nhờ vào có sẵn kho lưu trữ và các biện pháp tiết kiệm năng lượng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.