Hôm nay,  

EVFTA: Bất đồng ý kiến trong dân chủ (bài III)

22/02/202017:20:00(Xem: 5862)


 

Ngày 12/2/2020  Nghị viện châu Âu chính thức thông qua Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam, với đa số ủng hộ là  401 phiếu, 192 phiếu chống, và 40 phiếu trắng. Thể hiện giá trị cốt lõi của dân chủ là trước cuộc bầu cử, đôi bên đã có không gian và thời gian để lên tiếng trình bầy quan điểm của mình, đôi bên ít nhiều phải lắng nghe nhau.

Quan trọng hơn hết, những tổ chức bảo vệ nhân quyền và những tổ chức xã hội dân sự giữ một chỗ đứng nhất định trong cuộc tranh cãi, để bảo vệ những giá trị cơ bản của con người, sự công bằng trong xã hội, bằng cách lên tiếng thay mặt những người yếu thế, những nạn nhân không có tiếng nói. Mạng xã hội tự do đã cho người dân lưu tâm đến vấn đề có cơ hội trao đổi với nhau và cả với các chính trị gia, các dân biểu. Nhiều dân biểu Âu châu cũng lên mạng tranh cãi thẳng với người dân, thu thập ý kiến, hoặc tự biện hộ.


                     Những tổ chức bảo vệ Nhân quyền và XHDS  đã lên tiếng 


Khác với mức tham dự rầm rộ của các tổ chức XHDS và các tổ chức lao động, quốc tế cũng như Âu châu, trong thời gian  hình thành CETA giữa EU và Canada, hay TTIP giữa EU và Mỹ (đưa tới CETA được Nghị viện phê chuẩn và TTIP bị đình chỉ và bãi bỏ), những  tổ chức này có mặt rất yếu ớt cho EVFTA/IPA cho tới khi 2 hiệp định này đã được EU và VN ký kết, chỉ còn chờ Nghị viện ÂC phê chuẩn. Lý do là họ còn xa lạ với Việt Nam (so  sánh với Mỹ và Canada) vì không có liên lạc với những tổ chức XHDS Việt Nam mà hiện đang trong tình trạng rất èo uột.

Cuối cùng, sát ngày phê chuẩn, nhìn ra những ảnh hưởng tương tác đôi bên, họ mới thấy cần phải lên tiếng .


1/ Tham dự từ sớm là các tổ chức bảo vệ Nhân quyền.

- Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) và Uỷ ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam (VCHR) đã đưa đơn khiếu nại trước bà O'Reilly, Thanh tra Liên Minh Âu châu, vì lý do Ủy ban Âu châu đã không tiến hành đánh giá tác động nhân quyền trong bối cảnh đàm phán để ký kết Hiệp định Thương mại Tự do với Việt Nam. Phán quyết của bà Thanh tra ngày 26/02/2016 rằng đây là một sai phạm quản lý nghiêm trọng, bị Ủy ban Âu châu lấy cớ cuộc đàm phán đã đi qúa xa để không thực hiện được và họ đã có tham khảo ý kiến của một vài tổ chức phi chính phủ. Điều này cho thấy Ủy ban Âu châu cố tình lơ là vấn đề Nhân quyền và những tổ chức bảo vệ Nhân quyền đã vào cuộc tương đối trễ. Vào thời điểm này, ngoại trừ FIDH và VCHR , phía bảo vệ Nhân quyền chưa có sự theo dõi nghiên cứu chương trình làm việc của Ủy ban Âu châu hữu hiệu để đưa ra những đòi hỏi chính xác. 

Phán quyết của bà Thanh tra không hiệu qủa cho thấy không có ràng buộc pháp lý hay kinh tế, thì phe phạm lỗi không bao giờ chịu sửa đổi trước những lời cảnh cáo suông.


- Những tổ chức chức nhân quyền quốc tế (thí dụ như Tổ chức Theo dõi Nhân quyền HRW, VCHR, VETO!)  và một số tổ chức XHDS Việt Nam tại hải ngoại và trong nước đã bền bỉ đưa tin tức về những tù nhân lương tâm cho Nghị viện Âu châu xin can thiệp, đưa đến nhiều nghị quyết của Nghị viện (nhiệm kỳ 8) đòi trả tự do cho những người này.        

Tuy cả 8 cuộc đối thoại nhân quyền giữa EU và VN xảy ra mỗi năm một lần đều có nhắc tới tình trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng của VN nhưng chỉ là lấy lệ, và một số nhà hoạt động trong nước đã từng được mời tới gặp Ủy ban Liên minh Âu châu cũng chưa từng lên tiếng phê bình những cuộc gặp gỡ vô bổ này.

Tình trạng này có thể được cắt nghĩa vì các nhà hoạt động trong nước nhìn Ủy ban Âu châu là nơi ban bố, giúp đỡ. Cũng có người nhìn rõ mình bị lạm dụng nhưng không thể lên tiếng (TS Phạm chí Dũng đã bị bắt sau khi vừa lên tiếng).  Trong khi đó, những tổ chức nhân quyền QT nắm vị thế đòi hỏi Liên minh Âu châu một khi đã đưa những giá trị đạo đức phổ quát vào nền tảng của những hiệp định thương mại  thì phải hoàn thành trách nhiệm bảo vệ những giá trị này. 


- Tổ chức VETO! đặc biệt đưa ra những đề nghị cụ thể với Nghị viện Âu châu nhiệm kỳ 8 để hỗ trợ việc thực hiện các khía cạnh NQ trong mục tiêu của EVFTA (1)

Sau cuộc bầu cử Nghị viện nhiệm kỳ 9, tổ chức VETO! đã được mời đến điều trần trước Tiểu ban Nhân quyền.  


Vì phía Việt Nam không có hành động nào cụ thể đáp ứng những đòi hỏi về NQ, Nghị viện Âu châu nhiệm kỳ 8 đã đình trệ tiến trình phê chuẩn EVFTA và hiệp định đã không được phê chuẩn trong nhiệm kỳ 8 Nghị viện như mong đợi.


2/ Các tổ chức XHDS quốc tế vào cuộc

Ngày 9/02/2020, chỉ một ngày trước bầu cử, 68 tổ chức XHDS Âu châu mới vào cuộc gửi thư thúc dục Nghị viện Âu châu không chấp thuận phê chuẩn EVFTA/IPA.

Trong tuyên bố chung, 68 tổ chức phi chính phủ, trong đó có Attac, Friends of Earth, Foodwatch, Emmaus International, Global Campaign to Reclaim Peoples Sovereignty, Dismantle Corporate Power and Stop Impunity......, nhận định EVFTA không đáp ứng rất nhiều vấn đề như giải quyết bất bình đẳng quyền lợi giữa đôi bên ký kết, bảo vệ công nhân, cuộc chiến chống biến đổi khí hậu …, cũng như thiếu những ràng buộc pháp lý rõ ràng và cần thiết. Ngoài ra Việt Nam là một nước độc đảng, không tôn trọng những quyền tự do dân sự (tự do ngôn luận, báo chí, lập hội...), không có một ngành tư pháp độc lập, nên không thể thích hợp với tự do thương mại. Một phần vì thời gian tính, thư đã không kịp gây ảnh hưởng trên sự quyết định của các dân biểu. 

Trước sự phản đối đồng loạt của gần 100 tổ chức bảo vệ nhân quyền và XHDS, với những lý do đa dạng và chính đáng, dân biểu thuộc hai nhóm đảng Xanh/ Liên minh Tự do châu Âu (Verts/ALE) và Cánh tả châu Âu Thống Nhất (GUE) xin tạm hoãn cuộc bỏ phiếu thông qua thỏa thuận để Nghị viện mới nhiệm kỳ 9 có thêm thời gian xem xét. 

Đề nghị này đã bị phe đa số bác bỏ, với lý do Việt Nam đã đáp ứng phần nào một số điều kiện EU đặt ra dựa trên những phê bình, phản đối của các tổ chức bảo vệ nhân quyền.


Tuy vậy, trong tương lai, những thiếu sót của EVFTA do các tổ chức bảo vệ nhân quyền và XHDS quốc tế nêu ra, cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để là nền tảng cho Nghị viện Âu châu theo dõi và kiểm soát khi EVFTA đi vào hoạt động.





Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
- Tổng thống Joe Biden kêu gọi bảo vệ rừng Amazon và chống biến đổi khí hậu - Biden: chấp thuận Ukraine tấn công sâu vào Nga bằng vũ khí Mỹ" - Biden và Tập Cận Bình thỏa thuận hạn chế AI trong quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân - Kim Jong Un kêu gọi mở rộng kho vũ khí hạt nhân 'không giới hạn' - Người Haiti ồ ạt rời bỏ Springfield, Ohio sau chiến thắng của Trump - Israel không kích Beirut, giết chết phát ngôn viên của Hezbollah - Giáo hoàng kêu gọi điều tra chiến dịch của Israel tại Gaza - Báo Florida cảnh báo: 'Matt Gaetz không thể làm Tổng Chưởng Lý Mỹ' - Bùng phát E. coli tại 18 bang ở Mỹ, 1 ca tử vong liên quan đến cà rốt - SpaceX phóng tên lửa Falcon 9 mang theo tải trọng bí mật 'Optus-X' - Việt Nam có thể được chọn để tổ chức Thượng đỉnh? - Campuchia trục xuất 23 người Việt Nam vì cư trú và làm việc bất hợp pháp
Chính phủ Anh thông cáo họ đã phát hiện một chủng siêu vi khuẩn cúm gà H5N1 tại một trang trại gia cầm gần thị trấn St Ives, ở tây nam nước Anh, theo Reuters đưa tin ngày Chủ Nhật, 17 tháng 11 năm 2024.
Câu chuyện bắt đầu khi một công ty bảo hiểm nhận được yêu cầu bồi thường từ một chiếc xe sang trọng hiệu Rolls-Royce bị phá hoại, và họ cảm thấy câu chuyện không hợp lý. Sau đó, Sở Bảo hiểm California (California Department of Insurance) cho tiến hành cuộc điều tra “Chiến dịch Vuốt Gấu” (Operation Bear Claw). Khi kiểm tra, các thám tử phát hiện các clip và ảnh tương tự cũng được gửi đến hai công ty bảo hiểm khác, tất cả đều khẳng định rằng những chiếc xe này đã bị gấu tấn công vào cùng ngày 28/1/2024, tại cùng một địa điểm ở Lake Arrowhead, Quận San Bernardino.
Chủ tịch Lương Cường phát biểu trong bài diễn văn vào ngày 14/1... tất cả các quốc gia, dù lớn hay nhỏ, đều phải tuân thủ luật pháp quốc tế và hành xử có trách nhiệm, bởi mỗi quyết sách đưa ra đều có tác động rất lớn, dẫn đến hệ quả khôn lường... Việc áp đặt các tiêu chuẩn mới đối với thương mại, đầu tư mà không xuất phát từ cơ sở khoa học và thực tiễn khách quan, bỏ qua các khác biệt về trình độ phát triển, đặc thù của các quốc gia, thì không những cướp đi cơ hội việc làm của hàng trăm triệu người lao động
Đức Phật nói với ngài Rādha như sau. Hãy quán sát rằng chính Ma đã tạo ra những gì được gọi là sắc -- nghĩa là sắc, thanh, hương, vị, xúc, và pháp -- cho dù là trong quá khứ, vị lai hay hiện tại; cho dù là trong, hoặc ngoài; cho dù là thô, hoặc tế; cho dù là tốt, hoặc xấu; cho dù là xa, hoặc gần.
Sau nhiều cuộc tranh cãi nảy lửa tại Quốc Hội về việc định hướng tương lai cho chính sách kinh tế và quân bình ngân sách, chính phủ Liên minh Đức đi đến chỗ bất hoà không còn giải pháp. Liên minh gồm ba Đảng Dân chủ Xã hội (SPD), Đảng Dân chủ Tự do (FDP) và Xanh (Grüne) cấp liên bang, còn được gọi là đèn giao thông (Đỏ, Vàng, Xanh) lâm vào cảnh bế tắc và đưa chính phủ Đức đến một cơn khủng hoảng trầm trọng.
Tình trạng bảo vệ tạm thời - Temporary Protected Status (TPS) từ lâu đã được sử dụng như một giải pháp nhân đạo cho những người di dân mà không thể trở về quê nhà an toàn. Quốc hội đã thiết lập TPS như một phần của Đạo luật Di trú năm 1990 để cung cấp sự bảo trợ nhân đạo cho các cuộc xung đột vũ trang đang diễn ra, chẳng hạn như nội chiến; từ các thảm họa môi trường, chẳng hạn như động đất, bão lụt, hạn hán hoặc dịch bệnh; hoặc các điều kiện bất thường và tạm thời khác mà khiến đất nước đó trở nên không an toàn.
Trên bờ sông Platte, miền trung Nebraska, mười lăm đôi mắt chăm chú vào khoảng không lờ mờ lúc chiều buông. Được khoảng một tiếng đồng hồ, thì có người nhìn thấy một làn khói mỏng manh xa xa phía chân trời. Khi làn khói ấy tiến lại gần hơn, hóa ra đó là những con hạc xám (sandhill cranes) đang sải cánh, mang bộ lông xám nhạt tựa màu mây lúc trời chuyển mưa cùng phần lông đỏ nổi bật trên đầu. Chúng bay vòng quanh nơi chúng tôi đang quan sát, được cải tạo từ một kiện chứa hàng của tàu xuyên đại dương, rồi nhẹ nhàng hạ cánh theo từng nhóm nhỏ khoảng hai, ba hoặc năm con.
Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng sự thật là quan trọng trong các hoạt động như tranh luận, thảo luận và tường thuật. Khi các dữ kiện thật được thu thập, xác minh và phổ biến, việc đưa ra các quyết định dựa trên thông tin và hiểu biết có thể là bước kế tiếp trong các hoạt động quan trọng, chẳng hạn như bầu cử. Nhưng điều gì xảy ra khi những sự thật quan trọng, đã được xác minh, được công bố và phổ biến rộng rãi, nhưng tác động của chúng lại không đáng kể – thậm chí vô nghĩa? Điều gì xảy ra một khi các sự thật quan trọng không tác động được đến công chúng nữa?
Hôm Chủ Nhật (10/11), tờ Reuters loan tin rằng trong chiến dịch tái tranh cử vừa qua, Donald Trump đã công khai tuyên bố sẽ thanh lọc quân đội, loại bỏ những tướng lĩnh theo khuynh hướng “tỉnh thức” (woke) – từ này được hiểu theo cách của Trump là những người ủng hộ các vấn đề công bằng xã hội, như bình đẳng sắc tộc và bình đẳng phái tính, thường bị phe bảo thủ coi là có tư tưởng tiến bộ quá mức, khó lòng chấp nhận. Giờ thì Trump đã đắc cử, câu hỏi lớn đang được đặt ra tại Ngũ Giác Đài là liệu ông có thực hiện những nước đi mạnh bạo không.
Một con cá mập bị chứng xáo trộn sắc tố hiếm gặp vừa được phát hiện gần bờ biển Albania. Đây là loài cá mập có gương mặt giống con heo, người ta hay gọi là cá mập mặt heo (hoặc còn gọi là cá mập Angular, tên khoa học là Oxynotus centrina), hiện được xếp vào loại vô cùng nguy cấp, có nguy cơ tuyệt chủng rất cao. Con cá mập này bị mắc vào lưới của một tàu cá thương mại gần đảo Sazan ở độ sâu khoảng 200 mét. Đảo Sazan là một hòn đảo quân sự không có người ở.
Một nước Mỹ thực dụng, chỉ quan tâm đến những lợi ích trước mắt đã đưa ông Donald Trump trở lại Tòa Bạch Ốc. Một loạt những thay đổi lớn, đảo ngược hoàn toàn những chính sách mà người tiền nhiệm Joe Biden đã cam kết sẽ được thực hiện, trong đó có vấn đề biến đổi khí hậu. Ngay sau khi tuyên bố thắng cử, ông Trump cho biết sẽ cho khai thác mạnh mẽ ngành dầu khí trở lại, đồng thời sẽ rút Hoa Kỳ ra khỏi Hiệp Ước Chống Biến Đổi Khí Hậu. Những đe dọa lớn nhất đối với địa cầu đang trở lại nước Mỹ.
WASHINGTON – Hôm thứ Năm (14/11), gần 90 nhà lập pháp Dân chủ đã gửi thư đề nghị Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden áp lệnh trừng phạt đối với các viên chức thuộc chính phủ của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu liên quan đến các vụ bạo lực nhắm vào người Palestine tại Bờ Tây, theo Reuters.
Tôi rất ngần ngại khi viết bài phiếm luận này. Nhưng vẫn phải giãi bày cùng các bằng hữu cao niên dù quý vị theo đảng Cộng Hòa hay Dân Chủ. Dù chỉ là người Mỹ gốc Việt nhưng đã trải qua hơn nửa đời người tại Hoa Kỳ, xin được ngỏ lời tâm huyết. Người ngoại nhập nhưng thực sự yêu quê hương mới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.