Hôm nay,  

Thời Sự Trong Tuần

14/02/202000:00:00(Xem: 1872)
MY PHI GAP NGUY CO TAN RA MOI QUAN HE

Quân nhân Mỹ hướng dẫn quân nhân Philippines cách sử dụng thiết bị truyền tin của Mỹ ở Tỉnh Nueva Ecija, Phillipines ngày 7/3/2019. (U.S. Army photo by Staff Sgt. Cody Jones, theo VOA)

 

Thế giới tuần qua có 3 sự kiện làm nhiều người chú ý: Tổng Thống Phi Luật Tân Duterte dọa chấm dứt hiệp ước an ninh với Mỹ, Tổng Thống Donald Trump được Thượng Viện tha tội, và bệnh viêm phổi cấp tính do vi khuẩn corona từ thành phố Vũ Hán của Hoa Lục tiếp tục lan nhanh.

 

Quan Hệ Mỹ-Phi Gặp Nguy Cơ Tan Rã, Biển Đông Sẽ Bất An Thêm

 

PHI LUẬT TÂN – Mối quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Phi Luật Tân đang gặp phải cơn khủng hoảng nặng nề nhất từ trước tới nay khi chính phủ của TT Duterte tuyên bố họ muốn chấm dứt “một hiệp ước an ninh quan trọng cho phép các lực lượng Mỹ huấn luyện trên đất Philippines,” theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 12 tháng 2. Bản tin VOA cho biết thêm thông tin về việc này như sau.

Hôm 11/2, Philippines thông báo cho Hoa Kỳ rằng nước này sẽ chấm dứt một hiệp ước an ninh quan trọng cho phép các lực lượng Mỹ huấn luyện trên đất Philippines. Đây được coi là mối đe dọa lớn nhất dưới thời Tổng thống Duterte đối với liên minh hai nước đã ký Hiệp định phòng thủ chung từ 69 năm nay.

Hãng tin AP và Reuters dẫn lời Ngoại Trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. cho biết trên Twitter rằng thông báo của Manila chấm dứt Thỏa thuận về các lực lượng thăm viếng đã được trao tận tay Phó Bộ Trưởng Ngoại Giao Mỹ ở Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Manila. Thông báo này sẽ có hiệu lực sau 180 ngày, trừ phi cả hai bên đồng ý duy trì thỏa thuận. Ông Locsin là người đặt bút ký vào thông báo theo lệnh của Tổng thống Duterte.

Bất chấp các mối liên hệ mật thiết và lịch sử với Hoa Kỳ, ông Duterte thường xuyên chỉ trích các chính sách an ninh của Mỹ trong khi ca ngợi các chính sách của Trung Quốc và Nga.

Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Manila thừa nhận đã nhận được thông báo của chính phủ Philippines và nói rằng Washington đang “xem xét thận trọng để tìm ra cách tốt nhất hầu thăng tiến các lợi ích chung”.

Reuters dẫn tuyên bố của đại sứ quán Mỹ nói:

“Đây là một bước nghiêm trọng sẽ có những hệ quả đáng kể cho liên minh Mỹ-Phi. Hai nước chúng ta chia sẻ mối quan hệ nồng ấm, đã bắt rễ sâu trong lịch sử. Chúng tôi vẫn duy trì cam kết đối với tình bạn hữu giữa hai nhân dân chúng ta.”

Tại một phiên điều trần ở Thượng viện tuần trước, ông Locsin cảnh báo rằng hủy bỏ hiệp định an ninh với Washington sẽ phương hại tới an ninh của Philippines, và khích lệ các hành động hiếu chiến tại các vùng biển đang trong vòng tranh chấp ở Biển Đông.

Sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ vẫn được xem là một lực đối trọng thiết yếu đối với Trung Quốc, nước tuyên bố chủ quyền trên hầu hết Biển Đông.

Ông Locsin đề nghị tái xét hiệp ước để giải quyết các vấn đề gây tranh cãi, thay vì hủy bỏ hiệp định này. các giới chức quân sự và quốc phòng Philippines chưa đưa ra phản ứng nào trong tức thời về động thái của chính phủ Philippines.

Tổng thống Duterte đe dọa chấm dứt Thỏa thuận về các lực lượng thăm viếng với Mỹ sau khi Washington hủy visa nhập cảnh của Thượng nghị sĩ Ronald dela Rosa, một đồng minh trung thành của ông Duterte, vì ông này bị liên kết với các vụ vi phạm nhân quyền khi ông giám sát chiến dịch chống ma túy của ông Duterte thời còn đứng đầu ngành Cảnh sát vào năm 2016.

Hàng ngàn nghi can sử dụng ma túy đã bị sát hại trong chiến dịch đẫm máu do ông Duterte phát động khi ông lên nắm quyền vào giữa năm 2016, gây quan ngại cho các nước phương Tây và các tổ chức bênh vực nhân quyền.

Ông Duterte nói Hoa Kỳ có một tháng để hoàn lại visa cho Thượng nghị sĩ Dela Rosa, nhưng các giới chức Mỹ không công khai đáp ứng đòi hỏi của ông Duterte.

Phát biểu hôm thứ Hai, Tổng thống Duterte tố cáo Hoa Kỳ là can thiệp vào nội tình Philippines, kể cả yêu cầu Philippines phóng thích lãnh đạo đối lập Philippines, Thượng nghị sĩ Leila de Lima, bị ông Duterte tố cáo là dính líu trong hoạt động ma túy bất hợp pháp. Bà Lima bác bỏ cáo buộc đó là “bịa đặt” để bịt miệng những tiếng nói bất đồng.

Không chỉ người dân tại Hoa Lục, nhất là tại thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc, hoang mang, sợ hãi và bị khủng hoảng vì trận dịch corona đang hoành hành mà cả thế giới cũng cảm thấy bất an gây ảnh hưởng rất bất lợi cho sự phát triển kinh tế toàn cầu.

 

Dịch Corona Có Tên Mới: COVID-19, Giết Hơn 1,000 Người Tại TQ

 

Bản tin của Fox News hôm Thứ Ba, 11 tháng 2 cho biết rằng tính tới ngày 11 tháng 2 tại Trung Quốc đã có hơn 1,000 người thiệt mạng vì bị lây vi khuẩn corona Vũ Hán và hơn 43,000 người khác bị lây bệnh trên toàn cầu. Chưa tới 400 trường hợp trong số trên được xác nhận là ở bên ngoài Hoa Lục.

Một ngày sau khi nhóm chuyên gia y tế của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) đến  TQ để giúp điều tra dịch bệnh corona gây chết người, giám đốc của tổ chức này nói rằng vi khuẩn cho thấy “mối đe dọa rất nghiêm trọng đối với phần còn lại cdủa thế giới.”

Tổ Chức Y Tế Thế Giới hôm Thứ Ba tuyên bố rằng họ đã có tên mới cho loại vi khuẩn này là COVID-19, tức là bệnh lây do vi khuẩn corona được khám phá trong năm 2019.

“Chúng tôi phải tìm một cái tên không đề cập đến vị trí địa lý, động vật hoặc cá nhân hoặc nhóm người,” theo tổng giám đốc WHO là Bác Sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus nói bằng điện thoại với các phóng viên.

Hôm Thứ Sáu, 7 tháng 2, bác sĩ Li Wenliang, 34 tuổi ở Vũ Hán, là người đã cảnh cáo về vi khuẩn corona vào tháng 12 năm ngoái làm dấy lên nỗi đau và phẫn nộ vì cách giải quyết khủng hoảng này của chính quyền TQ, đã chết.

Dịch vi khuẩn này đã làm cho nhiều chính phủ ban hành lệnh cấm người đến từ  TQ và thúc giục công dân của họ tránh đi đến TQ. Một số nước đã khuyên công dân của họ rời khỏi TQ.

Các hãng hàng không lớn đã đình chỉ các chuyến bay đến và đi từ TQ.

Trong khi đó, Việt Nam cũng đã lập 4 bệnh viện dã chiến để cách ly và điều trị người bị lây vi khẩn corona.

 

VN Lập 4 Bệnh Viên Dã Chiến Đón Dân Từ TQ Trở Về

 

Việt Nam đang thiết lập các bệnh viện dã chiến với hàng ngàn giường bệnh để đón nhận các trường hợp bị lây vi khuẩn corona vào, theo các viên chức y tế cho biết, khi chuẩn bị nhận các công dân VN trở về từ Trung Quốc.

Việt Nam có chung biên giới với TQ và cùng là láng giềng cộng sản có các mối quan hệ khắn khít và thương mại và du lịch.

Tính đến Thứ Tư, ngày 5 tháng 2, VN có 10 trường hợp được xác nhận bị lây corona – gồm 3 người có lịch sử không đến TQ gần đây.

Vi khuẩn corona, được Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) tuyên bố tình trạng khẩn cấp ý tế toàn cầu, tính đến nay đã giết chết gần 500 người và lây bệnh cho hơn 24,000 người, hầu hết tại Hoa Lục.

Các hạn chế đi lại, cấm các chuyến bay và cách ly đã được đưa ra khi nhiều nước khẩn cấp thực hiện các nỗ lực kiểm soát sự lây lan nhanh.

Tại thành phố kinh doanh miền Nam Việt Nam là Sài Gòn – nơi có 3 trường hợp bị lây corona đã được xác nhận – 2 cơ sơ đang có được chuyển thành bệnh viện dã chiến với tổng số sức chứa là 500 giường bệnh.

Các bệnh viện dã chiến này sẽ “nhận, giám sát và điều trị” tất cả các bệnh nhân bị nghi nhiễm vi khuẩn corona nếu dịch lây lan thêm nữa, theo giám đốc sở y tế thành phố là Nguyen Tan Binh cho biết.

Tại Hà Nội, 2 cơ sở quân đội đã được chuyển thành các trung tâm cách ly cho khoảng 1,500 người trong khi nước này chuẩn bị nhận 950 người từ TQ trở về sẽ bị cô lập tại các cơ sở này.

2 tỉnh tại miền bắc Việt Nam gần biên giới TQ cũng đã sắp xếp các giường bệnh cho gần 3,000 bệnh nhân. Miền trung  VN đã có tới 3,700 giường bệnh.

VN chưa tuyên bố kế hoạch hồi hương các công dân của họ từ TQ, dù 21 sinh viên VN tại Vũ Hán – trung tâm dịch bệnh – có thể được đem về trong một chuyến bay đặc biệt, theo chính quyền VN cho biết.

VN đã cấm tất cả các chuyến bay đến và đi từ Hoa Lục và đình chỉ cấp visa du lịch mới cho người có quốc tịch TQ hay ngoại quốc là những người đã ở TQ trong 2 tuần qua.

Tất cả các chuyến xe lửa đến và đi từ TQ cũng đã bị đình chỉ.

Trong khi đó, Hoa Kỳ chấp thuận cho 4 chuyến bay mới mang người Mỹ ti tản từ Vũ Hán, TQ là trung tâm bùng nổ dịch corona, theo Cơ Quan Kiểm Tra và Ngăn Ngừa Bệnh Tật Hoa Kỳ (CDC) cho biết hôm Thứ Tư.

Những người Mỹ này sẽ bị cách ly tại 4 cơ sở quân sự khác nhau trên khắp Hoa Kỳ: Camp Ashland tại Ashland, Nebraska; Travis Air Force Base tại California; Marine Corps Air Station Miramar tại San Diego và Lackland Air Force Base tại Texas.

“Đây có thể là bắt đầu điều cho việc đáp ứng lâu dài,” theo Bác Sĩ Nancy Messonnier, giám đốc Trung Tâm National Center for Immunization and Respiratory Diseases, cho biết trong cuộc họp báo với các phóng viên.

Trước đó, Việt Nam đã ra lệnh cho quân đội cách ly 950 người Việt trở về từ Trung Quốc, nơi dịch bệnh vi khuẩn corona đã giết chết ít nhất 490 người, theo truyền thông nhà nước TQ cho biết hôm Thứ Ba, 4 tháng 2, theo bản tin của Reuters hôm Thứ Ba.

950 người sẽ bị cách ly tại 2 trại lính bên ngoài Hà Nội cho ít nhất 14 ngày, theo bản tin của Đài Phát Thanh Tiếng Nói Việt Nam VOV cho biết.

Tường trình của bản tin không nói khi nào thì họ sẽ trở lại Việt Nam, nhưng chi biết rằng họ sẽ đến Phi Trường Nội Bài tại Hà Nội và Phi Trường Vân Đồng tại Quảng Ninh.

“Trong thời gian cách ly, bất cứ người trong số đó cho thấy các triệu chứng sốt sẽ được chở tới bệnh viện để điều trị,” theo bản tin trích thuật lời của trưởng quân y viện Hà Nội là Nguyễn Việt Thắng cho biết.

Chính quyền cho biết tuần qua rằng thương mại xuyên biên giới giữa VN và TQ đã “không khuyến khích” và hôm Chủ Nhật đã tuyên bố sẽ cấm tất cả các chuyến bay đến và đi từ TQ vì quan ngại dịch vi khuẩn corona.

Bộ y tế Việt Nam cho biết hôm Thứ  Ba rằng số trường hợp bị lây vi khuẩn corona đã tăng lên tới 9 người.

Trong khi đó một bản tin khác của Reuters hôm Thứ Ba nói rằng chính quyền VN hôm Thứ Hai cho biết dịch bệnh corona sẽ làm thiệt hại xuất cảng các nông sản sang TQ, là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.

“Hạn chế các hoạt động chuyên chở sẽ làm hại đến việc buôn bán nông sản giữa các công ty từ 2 nước,” theo chính quyền VN cho biết trong một tuyên bố.

Tính tới tối Chủ Nhật, 175 xe tải chở 3,500 tấn trái cây thanh long đã bị chận tại cổng biên giới tỉnh phía bắc Lạng Sơn, theo chính quyền cho hay.

Xuất cảng sữa và hải sản cũng đã đối diện khó khăn khi các nhà nhập cảng TQ đã đình chỉ việc nhận hàng giao, theo chính quyền VN cho biết thêm.

Tại Hoa Kỳ, người dân Mỹ trong tuần qua chú ý đến nhiều nhất về chuyện Tổng Thống Donald Trump được Thượng Viện bỏ phiếu bác bỏ 2 điều khoản buộc tội của Hạ Viện để tha tội lạm dụng quyền lực và cản trở Quốc Hội.

 

Thượng Viện Mỹ Đã Bỏ Phiếu Tha Tội Tổng Thống Trump

 

WASHINGTON – Trong cuộc bỏ phiếu đã được tiên đoán nhưng quan trọng, Tổng Thống Trump đã được tha tội bởi Thượng Viện đối với các các buộc được chứa trong 2 điều khoản luận tội, liên quan đến lạm dụng quyền lực và cản trở Quốc Hội, đã được Hạ Viện thông qua và tháng 12 năm rồi.

Cuộc bỏ phiếu sau cùng với  tỉ số phiếu 48 đối với 52 cho Điều Khoản I và 47 đối với 53 cho Điều Khoản II. Điều ngạc nhiên duy nhất là khi TNS Mitt Romney  của Utah bỏ phiếu buộc tội Trump trong điều khoản đầu, chứng minh sự đào tẩu Đảng Cộng Hòa đơn độc. Tất cả các nhà lập pháp Dân Chủ đều bỏ phiếu buộc tội Trump, dù có quan ngại rằng các nhà lập pháp từ các tiểu bang thân thiện với  Trump, đặc biệt TNS Kyrsten Sinema của Arizona, Joe Manchin của West Virginia và Doug Jones của Alabama có thể cuối cùng đứng về phe Trump.

Cuối cùng không một ai ngoại trừ Romney là thượng nghị sĩ duy nhất bỏ phiếu chống lại đảng của ông. Thực tế, ông trở thành thượng nghị sĩ đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ bỏ phiếu ủng hộ việc buộc tội tổng thống thuộc chính đảng của mình trong phiên xử luận tội.

Phát biểu trước cuộc bỏ phiếu vào 4 giờ chiều miền Đông, Romney bác bỏ ý tưởng nói rằng cuộc bầu cử vào tháng 11 sắp tới sẽ chứng minh một cuộc trưng cầu dân ý đầy đủ về Trump.

Buộc tội và truất chức Trump, các nhà  Dân Chủ phải cần 20 nhà Cộng Hòa vượt lên trên lằn ranh đảng phái, điều mà họ thường có là không muốn là như thế, vì sợ rằng ông có thể thực hiện một thách thức chống lại họ. Trong toàn cuộc điều tra luận tội, gồm Hạ Viện và Thượng Viện, chỉ có 2 dân cử Cộng Hòa đã bỏ phiếu theo Dân Chủ. Đó là khi Romney và Susan Collins của Maine bỏ phiếu chấp thuận cho các nhân chứng mới điều trần trong thời gian phiên xử tại Thượng Viện, và khi Romney bỏ phiếu buộc tội Trump.

Liên quan đến Tổng Thống Trump, một bản tin khác hôm Thứ Hai, 10 tháng 2 đã làm cho nhiều triệu người nghèo ở Mỹ lo sợ sẽ bị mất bảo hiểm y tế bởi vì ông Trump công bố đề nghị ngân sách năm 2021 mà trong đó ông định cắt giảm các tài trợ liên bang cho chương trình y tế Medicaid và Obamacare.\

 

Trump Đề Nghị Ngân Sách 2021 Cắt Medicaid, Obamcare 1,000 Tỉ MK

 

Chính phủ Trump muốn cắt giảm hàng tỉ đô la trong tài trợ liên bang cho Medicaid, food stamps và những chương trình an toàn khác đối với người nghèo, trong khi phần lớn chương chình Medicare là phúc lợi của người cao niên, theo bản tin CNN cho biết hôm Thứ Hai, ngày 10 tháng 2.

Đề nghị ngân sách liên bang 4.8 ngàn tỉ đô la cho ngân sách năm 2021, mà Bạch Ốc đã công bố hôm Thứ Hai, phần lớn là danh sách mong muốn của những ưu tiên của TT Trump. Nhưng một vài cắt giảm này được dự đoán sẽ được thông qua Hạ Viện do Đảng Dân Chủ kiểm soát.

Trump nói với các thống đốc toàn quốc tại một sự kiện tại Bạch Ốc rằng ông duy trì các chương trình quyền lợi.

“Chúng tôi không đụng đến Medicare.  Chúng tôi muốn giữ Medicare. Chúng tôi không đụng đến An Sinh Xã Hội,” theo ông Trump cho biết. “Chúng tôi không cắt giảm Medicaid. Nhưng chúng tôi sẽ làm nhiều việc rất tốt, gồm phung phí và gian lận.”

Bản tin CNN cho biết ngân sách đề nghị kêu gọi thay đổi chương trình Medicare, nhưng phần lớn sẽ ảnh hưởng các bác sĩ và các bệnh viện.

Việc giảm chi tiêu liên bang cho Medicare sẽ vào khoảng 750 tỷ đô la trong 10 năm, nhưng điều đó bao gồm việc chuyển hai chương trình ra khỏi ngân sách. Sau khi tính toán cho những thay đổi đó, mức giảm chỉ là hơn 500 tỷ đô la, theo Marc Goldwein, giám đốc chính sách cao cấp của Ủy ban Committee for a Responsible Federal Budget, là nhóm theo dõi cho biết.

Phần lớn sự cắt giảm đó đến từ việc giảm các khoản tiền trả cho các nhà cung cấp, điều này sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí của người nhận phúc lợi. Ngân sách lưu ý rằng nó hỗ trợ các nỗ lực lập pháp để thiết lập mức tối đa tiền túi cho người cao niên trong bảo hiểm thuốc Phần D của Medicare.

Tuy nhiên, TT Trump0 đề nghị cắt giảm rất lớn trong Medicaid, là các chương trình chăm sóc sức khỏe và những trợ giúp khác.

Ngân sách kêu gọi tiết kiệm 844 tỷ đô la trong vòng 10 năm từ “quan điểm cải cách y tế của Tổng thống". Tuy nhiên, chi tiết duy nhất được cung cấp là loại bỏ tiền tài trợ tương ứnc của liên bang dành cho những người ghi danh mở rộng Medicaid, theo Aviva Aron-Dine, phó chủ tịch chính sách y tế tại Trung tâm Center on Budget and Policy Priorities có chiều hướng khuynh tả, cho biết. Chỉ riêng điều đó không tính đến các khoản tiết kiệm được phỏng đoán.

Tổng quát, ngân sách kêu gọi cắt 1,000 tỉ đô la đối với Medicaid và Obamacare trong vòng một thập niên, theo Aron-Dine cho biết thêm.

Bà nói rằng “Điều đó sẽ làm cho nhiều triệu người mất bảo hiểm sức khỏe.”

Cuộc bầu cử ở Mỹ đã bắt đầu đi vào giai đoạn sôi động với các tiểu bang tổ chức bầu cử sơ bộ để chọn ứng cử viên tổng thống đại diện cho Đảng, mà cụ thể là cuộc bầu cử sơ bộ tại tiểu bang Iowa trong tuần qua đã cho nhiều người Mỹ ngạc nhiên khi ứng viên TT Đảng Dân Chủ Pete Buttigieg về đầu.

 

CNN: Kết Quả Bầu Sơ Bộ Iowa Có Sai Sót, Pete Buttigieg Về Đầu

 

IOWA – Có sai lầm trong các kết quả đếm phiếu được báo cáo bởi Đảng Dân Chủ tiểu bang Iowa về cuộc bầu cử sơ bộ tối Thứ Hai, theo phân tích của CNN cho thấy hôm 7 tháng 2.

Pete Buttigieg giành chiến thắng qua mặt Bernie Sanders trong cuộc bầu cử sơ bộ Iowa với tuyên bố của Đảng Dân Chủ Iowa vào tối Thứ Năm, 6 tháng 2 mà 100% số phiếu bầu đã được báo cáo.

Cựu thị trưởng thành phố South Bend tiểu bang Indiana qua mặt thượng nghị sĩ Vermont 1 phần 10 của 1% điểm trong tổng số tương đương đại biểu tiểu bang quan trọng. TNS Massachusetts bà Elizabeth Warren, Cựu PTT Joe Biden và TNS Minnesota Amy Klobuchar đứng sau Buttigieg và Sanders.

Nhưng một phân tích của CNN cho thấy rằng nhiều quận đã báo cáo một số lượng tương đương đại biểu tiểu bang khác với số lượng họ dự kiến đã báo cáo, mặc dù tất cả các khu vực bầu cử trong quận đã được kiểm tra. Một vấn đề tương tự xuất hiện trong nhiều khu vực trao thưởng tương đương cho đại biểu tiểu bang nhiều hơn so với chúng được Đảng Dân Chủ Iowa phân bổ.

Dữ liệu cấp khu vực bầu cử cho thấy nhiều khu vực nơi vi phạm quy tắc bầu cử sơ bộ có thể xảy ra. Trong một số khu vực, tổng số phiếu được báo cáo trong vòng cuối cùng của phiếu phổ thông đã vượt quá tổng số phiếu trong vòng đầu tiên, mặc dù không có ai mới được phép vào phòng giữa hai vòng. Và trong một số trường hợp, một ứng cử viên có khả năng thành công đã mất hỗ trợ từ vòng đầu tiên đến vòng cuối cùng, mặc dù những người ủng hộ các ứng cử viên có khả năng trong vòng đầu tiên được cho là bị khóa trong lựa chọn đầu tiên của họ.

Quay sang tình hình tại Việt Nam, ngoài vụ vi khuẩn corona Vũ Hán lan truyền làm mọi người lo ngại còn việc đại diện Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội đã gặp nhà bất đồng chính kiến Trịnh Bá Phương để lắng nghe và tìm hiểu về vụ Đồng Tâm.

Toa Dai Su My tai VN Lang Nghe Tinh Hinh Dong Tam

Nhà hoạt động Trịnh Bá Phương (trái) gặp bà Michele Roulbet - Trưởng bộ phận Nội chính phòng Chính trị của ĐSQ Hoa Kỳ - vào ngày 6/2/2020.(Nguồn: Đài VOA)

Tòa Đại Sứ Mỹ Tại Hà Nội Lắng Nghe Phúc Trình Vụ Đồng Tâm

 

HÀ NỘI, VN – Hoa Kỳ đã cử đại diện chính thức từ Tòa Đại Sứ tại Hà Nội gặp và lắng nghe nhà hoạt động Trịnh Bá Phương tường trình về vụ Đồng Tâm, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 8 tháng 2. Bản tin VOA cho biết thêm thông tin về việc này như sau.

Đại diện của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội vừa có cuộc họp với nhà hoạt động Trịnh Bá Phương vào ngày 6/2 để nghe ông tường thuật chi tiết về cuộc đột kích xảy ra tại Đồng Tâm vào ngày 9/1 và nhận đơn kêu cứu từ bà Dư Thị Thành, vợ ông Lê Đình Kình – người được xem “thủ lĩnh tinh thần” của người dân Đồng Tâm đã bị thiệt mạng trong cuộc bố ráp.

Theo lời ông Trịnh Bá Phương nói với VOA, cuộc họp của ông với ba viên chức Đại sứ quán Hoa Kỳ, đại diện là bà Michele Roulbet – Trưởng Bộ phận Nội chính phòng Chính trị của Đại sứ quán – đã diễn ra trong 2 tiếng đồng hồ.

“Tôi đã chuyển bức thư của cụ Dư Thị Thành. Và trong hai tiếng đó, tôi đã trao đổi với Đại sứ quán Mỹ rất nhiều tình tiết liên quan đến vụ việc ở Đồng Tâm. Tất cả mọi khía cạnh, từ việc cụ Kình chết cũng như những cái chết khuất tất của 3 viên cảnh sát mà phía nhà nước cho rằng đã chết ở giếng trời”, ông Phương kể lại với VOA.

“Khi kết thúc buổi làm việc, các nhân viên Sứ quán Mỹ có hỏi rằng nguyện vọng của cá nhân tôi và người dân Đồng Tâm hiện nay là gì. Tôi đã trả lời rõ rằng (chúng tôi) mong muốn Đạo luật nhân quyền Magnitsky (được áp dụng) và có một cuộc điều tra độc lập. Phía Đại sứ quán Hoa Kỳ nói rằng chúng tôi chưa hứa chắc nhưng chúng tôi sẽ nghiên cứu rất kỹ về đề xuất này”.

Ông Trịnh Bá Phương cho VOA biết thêm rằng vào ngày 7/2, nhân viên của Đại sứ quán Mỹ tiếp tục liên lạc với ông để tìm hiểu thêm về các chi tiết trong lá thư kêu cứu của bà Dư Thị Thành mà ông đã chuyển đến cho Đại sứ quán trong cuộc làm việc ngày hôm trước.

Trong lá thư viết tay, bà Thành đã kể lại tất cả những gì bà chứng kiến vào ngày 9/1, khi lực lượng chức năng, được cho là lên tới cả ngàn người, kéo đến thôn Hoành vào nửa đêm, rạng sáng bao vây người dân và đột kích vào nhà ông Lê Đình Kình (cụ Kình), 84 tuổi, người đại diện cho dân làng trong vụ khiếu kiện đất đai kéo dài nhiều năm nay, và bắt đi hàng chục người.

Vụ đột kích đã khiến cho ít nhất 4 người thiệt mạng, bao gồm ông Lê Đình Kình và 3 công an thiệt mạng.

Bộ Công an Việt Nam nói các lực lượng chức năng đã được điều tới Đồng Tâm là để “bảo vệ công trình từ xa” (tức công trình xây dựng tường rào quanh sân bay Miếu Môn, mặc dù vào thời điểm diễn ra vụ đụng độ, việc xây dựng chưa tiến hành đến khu vực này). Lý do đưa ra là vì “biết được nhóm quá khích chuẩn bị vũ khí để đốt trụ sở UBND xã Đồng Tâm”, theo lời Tướng Lương Tam Quang – Thứ trưởng Bộ Công an – thông tin cho báo chí ngày 14/1.

Sau khi bị bắt và được thả về, bà Dư Thị Thành, vợ ông Lê Đình Kình, cho biết bà và hàng chục người dân đã bị tra tấn, ép cung và đánh đập nếu không trả lời theo ý những người hỏi cung.

“Tôi nhìn thấy lực cảnh sát tra tấn con trai tôi Lê Đình Công rất dã man. Nó không thể đi được mà phải lết dưới đất để di chuyển. Tôi còn nghĩ Công chết ngay sau đó. Tôi nhìn thấy họ đánh ông Bùi Viết Hiểu đến bất tỉnh rồi chuyền nước cho ông ấy nhưng ông Hiểu bị sốc nước vì chuyền nước quá nhanh. Ông Hiểu bị lên cáng và bê ra bên ngoài ngay. Tôi thấy tất cả những người dân Đồng Tâm bị bắt đều đau đớn với rất nhiều thương tích trên người. Có người còn bị gãy xương sườn, xương quai hàm. Bản thân tôi là Dư Thị Thành bị cảnh sát tát vào mặt liên tục và ép phải nhìn thấy lựu đạn trên tay. Tôi bị đánh vào đầu vào tai cho đến nay vẫn còn choáng và ù hết cả 2 bên tai, họ đánh vào hai ống chân tôi đau lắm...”, lá thư tay của bà Thành viết.

Sau vụ đột kích, Công an Hà Nội ngày 13/1 ra quyết định khởi tố 22 người dân Đồng Tâm đã bị bắt giam, theo sau quyết định khởi tố của Bộ Công an đối với họ về 3 tội danh “giết người; tàng trữ, sử dụng vũ khí trái phép; và chống người thi hành công vụ”.

“Tôi cũng đề xuất thêm rằng mong Đại sứ quán Mỹ giám sát, theo dõi hoặc xác minh xem ngoài cụ Kình đã chết thì trong 27 người bị bắt có ai thiệt mạng nữa không, bởi vì cho đến hiện nay, các gia đình có người thân bị bắt vẫn chưa nhận được bất kỳ giấy tờ, quyết định khởi tố bị can, khởi tố vụ án từ phía công an”, ông Phương cho biết thêm.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.