Hôm nay,  

Tiễn Biệt Thầy Hồng Dương Nguyễn Văn Hai Nhớ Hoa Nghiêm Nhân Quả Đồng Thời

04/02/202015:49:00(Xem: 5720)


 

                                  

GS Hong Duong Nguyen Van Hai.jpg
GS, Cư sĩ Hồng Dương Nguyễn Văn Hai (1927 – 2020)

 

                

Được tin buồn ngày đầu năm mới: Giáo sư, Cư sĩ Hồng Dương Nguyễn Văn Hai đã từ trần vào ngày 25-1-2020 (nhằm mùng 1 Tết Canh Tý), tại tư gia ở Yardley, Pennsylvania, Hoa Kỳ; hưởng thượng thọ 93 tuổi.
Đối với những người thuộc thế hệ Chiến tranh, nhất là giới giáo chức, sinh viên học sinh thành phố Huế... thì thầy Nguyễn Văn Hai là một nhân vật đặc biệt. Đặc biệt vì phong cách đĩnh đạc và lối ứng xử nghiêm cẩn của thầy trong nhiều vị thế và chức vụ quan trọng mà thầy đã được giao phó và đảm nhiệm từ cấp trung học đến đại học như:
Hiệu Trưởng Trường Quốc Học, Huế.
Giám đốc Nha Học chánh Trung nguyên Trung phần.
Phó Viện Trưởng kiêm Khoa Trưởng Đại học Khoa Học, Viện Đại học Huế.
Trước 1975, khi còn là sinh viên và sau đó là giáo sư trung học, tôi chỉ được biết thầy Nguyễn Văn Hai qua các kỳ thì và chấm thi vì thầy nổi tiếng là nghiêm khắc và rạch ròi trong sự quản lý về cải cách giáo dục tổ chức thi cử.
Sau năm 1975, tôi có pháp duyên được trực tiếp liên lạc với thầy khá thường xuyên trong sinh hoạt văn học nghệ thuật Phật giáo.
Với đạo Phật Việt Nam trong vòng vài ba thập niên qua, cư sĩ Hồng Dương (pháp danh của thầy Nguyễn Văn Hai) là một hiện tượng nổi bật về sự đóng góp năng nỗ và nhiệt tình qua các tác phẩm luận giải về Phật học ở tầm tham khảo và nghiên cứu sâu rộng. Tuy không được trực tiếp học nhưng tôi thuộc về thế hệ học trò của Cư sĩ Hồng Dương. Vậy xin được gọi “Thầy” trong những dòng ghi tiếp theo sau.
Từ năm 2000, Thầy và tôi trao đổi khá thường xuyên về những đề tài Phật học. Tôi học ở Thầy cách phân tích chuyên sâu và luận lý đượm tính khoa học về bản thể luận Phật lý, nhưng lại không thưởng thức lắm về ngôn ngữ triết học rất sáng tạo nhưng cũng lắm nhiêu khê và khó đọc, khó hiểu của Thầy. Tôi có trao đổi với Thầy về nhận định nầy và rất ngạc nhiên -- trên cả thú vị -- khi nghe Thầy trả lời một cách vui vẻ và thoáng rộng rằng: “Tui cũng nghe nhiều người nói như anh. Tui sẽ gắng viết dễ hơn cả bà con... la!” Khái niệm “la” trong tiếng Huế rất khác với “la mắng, la làng, la xóm...” mà có một nội dung gần gũi và thân thương. Khi sắp gởi in tác phẩm Nhân Quả Đồng Thời tới Papyrus – một nhà in của người Việt, có giá... mềm  ở San Jose mà tôi vừa giới thiệu giúp Thầy – tôi bật cười thú vị khi nghe Thầy nói:

“Lần ni thì tui viết dễ đọc cả anh... la!” 

Tôi thất kinh hồn vía khi nghe Thầy nói đến tiếng “la” nên đã nói như gào lên trong Phone:

  “Chưởng môn đại sư ơi, đừng nói rứa mà hậu sinh đắc tội...” 

Có tiếng Thầy nói cười nhè nhẹ từ đầu Phone bên kia. Đã lâu lắm tôi chưa được gặp lại Thầy từ ngày tốt nghiệp ĐHSP Huế, ra Quảng Trị dạy học năm 1970. Nhưng nhắc đến tên Thầy Nguyễn Văn Hai, thì hình ảnh đầu tiên nhớ về Thầy là dáng vẻ mô phạm, tóc húi ngắn, đi dép xăng đan, cách phục sức dung dị và lời nói cẩn trọng đầy vẻ vừa thuyết phục, vừa ra lệnh mà chúng tôi với tư cách là sinh viên trước kia; là giáo sư trung học và giám khảo các kỳ thi tú tài trung học sau nầy, vẫn “ngán” cái uy Thầy hơn là gần gũi giao tiếp hồn nhiên với Thầy.

Nay hơn 30 năm được nghe lại tiếng nói qua điện thoại sau một thời gian dài đọc nhiều tác phẩm Phật học giá trị của Thầy, tôi có cảm tưởng như Thầy là một nhân vật khác mà tôi đã từng được biết. Nghĩa là một người có tâm hồn cởi mở, phóng khoáng, nhẹ nhàng và dễ tiếp cận hơn ngày xưa nhiều lắm lắm. Có lần tôi đem ý nghĩ này ra nói thẳng với thầy thì thầy cười vui và chia sẻ rằng, sau khi tốt nghiệp tiến sĩ toán học ở đại học Sorbonne của Pháp, Thầy muốn ứng dụng sở học của mình trong phần đời còn lại. Cánh cửa nội điển Phật học đã mở ra đúng lúc cho niềm khát vọng của Thầy về cả tinh thần lẫn học thuật. Thầy đã say sưa tiến thẳng vào “tàng kinh các” của cửa thiền vốn đã rộng mở hơn hai nghìn năm nay để chiêm nghiệm, quán niệm và pháp đàm với những nhân vật Phật giáo đã được phong là Bồ tát, Luận sư, Thiền sư, Danh tăng, Cư sĩ… trong những trào lưu và đạo tràng học Phật.

Dẫu nhìn qua lăng kính của “thừa” nào hay tông môn bộ phái nào thì người học Phật thế hệ 2500 năm sau đều phải khiêm hạ lắng nghe Pháp âm “hú dài một tiếng lạnh hư không…” của Lịch đại Tổ sư – Già Lam thánh chúng khi chắp tay bước vào khung trời Phật lý để chỉ dám xin được “phủi bụi cổ thư” trong đại ngàn kinh các. Cũng đã từng có những vọng âm ồn ào nhất thời hay vội vàng từ phía hậu sinh học Phật, nhưng những giọt sương ngã mạn đã được đại dương thái hòa của Phật giáo hóa giải từ khi hành giả nhón chân bước vào cửa Không.

Khoảng đâu 2005, tôi gởi tặng Thầy một cuốn sách viết về Phật giáo của tôi là cuốn Tu Bụi và được Thầy gởi tặng lại cuốn Luận Giải Trung Luận Tánh Khởi và Duyên Khởi. Thầy học ở Pháp theo ngành Toán Học và tôi học ở Mỹ theo ngành Tâm Lý Học nhưng cùng tiến về một hướng: Thưởng thức tìm hiểu  đồng thời với thực hành tu học và viết về đạo Phật. Tôi học ở Thầy phương pháp luận chặt chẽ mang căn bản tính khoa học để hiểu thông thoáng hơn về triết luận đạo Phật. Thầy lại khen tôi về cách xây dựng nhân vật theo tinh thần “thể tánh thi ca” trong Tu Bụi…  

Thầy trò chúng tôi có được sự thú vị như Cư sĩ Nghiêm Xuân Cường đã nhận định: “Năm nay tôi đọc được hai cuốn sách đáng đọc mang mùi vị trầm hương và tương chao của nhà Phật. Đó là tác phẩm Tánh Khởi và Duyên Khởi của Hồng Dương Nguyễn Văn Hai và Tu Bụi của Nguyên Thọ Trần Kiêm Đoàn. Hai cuộc hành trình dài gần bằng nhau (mỗi cuốn trãi dài cả năm, sáu trăm trang sách) nhưng một bên thì theo khuynh hướng Thiền luận Suzuki và một bên thì theo khuynh hướng Câu Chuyện Dòng Sông của Herman Hess. Những nền đá vững chắc cũng phải cần hoa văn trang trí nghệ thuật mới thành lối đi phong quang qua cửa Thiền về tới cõi Không…”

Rồi bẵng đi cả năm năm, tôi không còn liên lạc với Thầy. Nhưng ấn tượng sâu xa nhất của tôi về Thầy là tinh thần khai phóng trong thế giới tâm linh tôn giáo, Phật giáo. Đó là sự quán niệm “nhân quả đồng thời” khi viết về tác phẩm cùng tên. Nhân Quả Đồng Thời là cuốn sách cuối cùng của Thầy mà tôi được biết và được trao đổi với Thầy. 

Bái biệt Thầy, xin nhớ lại một chút hương hoa đầy đạo vị về Nhân Quả Đồng Thời.

Trong ba tác phẩm cô đọng nhất về Phật học của Thầy thì tập sách sau cùng xuất hiện không đồng bộ với hai tác phẩm trước về mặt tên gọi. Từ triết lý cao thâm như Nhận Thức và Không Tánh, Tánh Khởi và Duyên Khởi của thế giới Kim Cang và Hoa Nghiêm, bỗng nhiên xuất hiện một hiện thực của đời sống dân gian: Nhân Quả Đồng Thời!  

Số là Cư sĩ Hồng Dương muốn đem thuyết Vô thường, Duyên khởi và Không Tánh của nhà Phật để suy niệm và viết về “Đồng thời và tương ưng” cũng như “Đồng thời và Dị thời” để khai triển ý niệm Tín, Giải, Hành, Chứng trong kinh Hoa Nghiêm và chọn một tên gọi rất… nặng ký ngôn từ cho tác phẩm sắp ra đời. Nhưng tôi đã xin góp ý với Thầy là chọn một tiêu đề trong sáng và dễ hiểu nhất với đại chúng như: “Không ai đem khẩu súng để hôn người yêu thay cho một đóa hồng!” bởi trong Nhân đã có Quả. Và, tôi đã kính gởi tặng Thầy bài thơ Nhân Quả Đồng Thời, mở đầu có bốn câu như sau:

Trong khẩu súng có sẵn mầm hủy diệt

Giữa đóa hồng đã có bóng yêu thương

Nhân quả đồng thời triền miên bất tuyệt

Địa ngục trần gian là đối bóng của thiên đường

Sau đó, khi nhận được cuốn Nhân Quả Đồng Thời của Thầy gởi tặng, tôi bâng khuâng cảm nhận như có một lời thăm hỏi quen quen của vùng trời bút nghiên và suy tưởng cao vời hiện về từ ký ức thực tại.

Nếu không có những ngày lưu lạc xứ người như hôm nay thì có lẽ tôi sẽ không bao giời viết văn và làm thơ. Dẫu cho “làm thơ để khỏi làm thinh” thì vẫn đỡ bơ vơ hơn “rượu ba chung tiêu sái cuộc yên hà” như kẻ sĩ Nguyễn Công Trứ ngày xưa vào lúc đã tự cho mình đã trả xong món nợ nhân sinh. Duyên và nghiệp bén gót của những ngày đam mê viết lách gần bốn mươi năm nơi xứ Mỹ!

Càng tiếp cận đến những góc khuất của xã hội và thế giới, con người càng có nhu cầu lý giải những nghịch lý của cuộc đời. Lý thuyết thần học, triết lý duy lý và biện chứng pháp của phương Tây càng ngày càng đi vào bế tắc trong quá trình giải mã những khúc mắc nhân sinh của thế kỷ nầy vì nương tựa vào một hay những thế dựa đầy ảo tưởng. Đạo Phật, trái lại, coi tất cả đều là phương tiện giả danh dùng tạm thời để đi tới cái Tánh Thật, cái Bờ Bên Kia. Tướng sẽ hoàn Không thành Tánh. Triệu lời sẽ đi về rỗng lặng thành vô ngôn. Tất cả tam tạng kinh điển, sông núi và biển khơi Phật học đều chỉ là chiếc bè mượn tạm qua sông. Như xưa kia Nguyễn Du đọc mãi Kim Cang cả nghìn lần để thấy được Kim Cang vô tự mới là Chân Kinh:

Ngã độc Kim Cang thiên biến linh

Kim Cang vô tự thị chân kinh

(Kim Cang nghìn biến đọc qua

Kim Cang không chữ mới là chân kinh)

 

Hiện tượng giới văn nghệ sĩ, trí thức, học giả… Việt Nam và thế giới càng lên tuổi cao niên càng có khuynh hướng tìm về với tư tưởng Phật giáo đã làm dấy lên câu hỏi: “Nét đặc biệt nào đã khiến người già thưởng thức và muốn tiếp cận với đạo Phật?”

Con người và tác phẩm của Cư sĩ Hồng Dương Nguyễn Văn Hai là một điển hình trong muôn một để trả lời và lý giải cho câu hỏi nầy. Thân thế, sự nghiệp trong suốt dòng lịch sử của đất nước bao phen chìm nổi và thân phận “Mặt phong trần nắng rám mùi dâu” của những cuộc đời gần cả trăm năm chung cho thế hệ Chiến tranh Việt Nam đã minh họa phần nào câu trả lời. Nhất là khi tuổi già không còn nhiều quỹ thời gian dành cho hoài niệm quá khứ và mơ ước tương lai nên ai cũng muốn sống một ngày cho ra sống trong hiện tại. Trái với tuổi xuân xanh hướng về mai sau, tuổi 70, 80 thường nhìn về ngày mai vô định giữa vô thường… 

Phật pháp và tâm rỗng lặng (thiền định) có thể giúp con người an tâm rủ bỏ được sự dính mắc, cột buộc với quá khứ và bám víu vào tương lai để được sống những ngày cuối đời an nhiên và tự tại. Nội dung lý giải trong Nhân Quả Đồng Thời nương vào phương pháp luận của Tam Pháp Ấn (Vô thường, Duyên khởi, Tánh Không) và tri thức luận của Hoa Nghiêm. Hai vị trí của Nhân và Quả… trong Pháp tánh Tông Hoa Nghiêm đều tại Trung đạo. Điểm dừng của Thầy sau cuộc hành trình tâm đạo gắn kết với tri thức ngót cả nghìn trang sách (838 trang) là sự biết ơn cuộc đời này đã cho Thầy những ngày ngồi mơ ước như lời trích mà Thầy đã chọn câu hát của Trịnh Công Sơn đặt đầu trang trong Lời Cảm Tạ: “Dù đến rồi đi, tôi cũng xin tạ ơn người, tạ ơn đời, tạ ơn ai đã cho tôi còn những ngày ngồi mơ ước cùng người,…”

Thế giới huyền diệu nhất trong kinh điển nhà Phật là thế giới của Hoa Nghiêm bởi Hoa Nghiêm là ngôn ngữ vô ngôn của đức Phật thuyết pháp 21 ngày trong thiền định cho chư thiên ở cung trời Đạo Lợi, cõi trời Đâu Suất.

Thầy đã đến và đã đi… Xin bái biệt Thầy. Hương linh sẽ nương theo muôn nghìn trang rỗng lặng – có đôi cánh mây trắng trên đường sương khói Hoa Nghiêm – để thanh thản ra đi mà thât sự là trở về. Đi về đồng thời như nhân quả.    

 

                                              Sacramento mùa Xuân - Tết 2020

                                                      Trần Kiêm Đoàn       

 

Ý kiến bạn đọc
08/02/202019:38:04
Khách
Cầu nguyện hương hồn Thầy Nguyễn văn Hai tiêu diêu nơi miền cực lạc.
Thầy Nguyễn văn Hai còn là Hiệu trưởng Trường Trung Học Bán công đầu tiên ở Huế.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào ngày 14 tháng 6 vừa qua, Thượng Nghị Sĩ Thomas J. Umberg đã đệ trình và thông qua trước Thượng viện Quốc Hội SCR 3 công nhận và vinh danh Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Chánh án David B. Cohen của Tòa Tối Cao tiểu bang New York đã ấn định ngày tranh luận đối với các đơn xin hủy đơn kiện do công ty Smartmatic đòi bồi thường 2.7 đôla từ các người bị kiện -- đài Fox News, Rudy Giuliani, Maria Bartiromo, Sidney Powell, Lou Dobbs và Jeanine Pirro --- vì những người bị kiện bịa đặt để vu khống công ty từ cuộc bầu cử 2020.
Ba mươi phần trăm (30%) cử tri Cộng Hòa nói rằng họ tin cựu Tổng Thống Trump sẽ “có khả năng” được phục hồi chức vụ trong năm nay, theo thăm dò mới của Hill-HarrisX cho thấy qua bản tin của The Hill hôm Thứ Sáu, 18 tháng 6 năm 2021. Các kết quả là tương tự với thăm dò khác từ Politico-Morning Consult được công bố trong tháng này cho thấy gần ba phần mười (3/10) người Mỹ tin Trump sẽ được phục hồi chức vụ.
Tổng Thống Joe Biden hôm Thứ Sáu, 18 tháng 6 năm 2021, đã tăng gấp đôi kêu gọi của chính phủ của ông đối với người Mỹ để đi chích ngừa chống lại Covid-19 càng nhanh càng tốt, cảnh báo rằng biến thể mới delta lây lan nhanh có vẻ “đặc biệt nguy hiểm” đối với giới trẻ, theo bản tin của CNBC tường thuật hôm Thứ Sáu.
Biden, một người cổ võ quyền phá thai là tổng thống Hoa Kỳ Công Giáo đầu tiên trong gần 60 năm, là tổng thống có niềm tin tôn giáo cởi mở nhất kể từ thời Jimmy Carter. Hành động này được thúc đẩy bởi cánh cực kỳ bảo thủ của Giáo Hội Công Giáo. Được hỏi vào cuối bài phát biểu hồi xế trưa Thứ Sáu tại Bạch Ốc về cuộc bỏ phiếu, Biden trả lời rằng, “Đó là vấn đề riêng tư và tôi không nghĩ nó sẽ xảy ra.” Pew thăm dò cho thấy hơn một nửa tín đồ Công Giáo Hoa Kỳ ủng hộ quyền phá thai và hầu hết tín đồ Công Giáo Mỹ không tin Biden nên bị từ chối sự hiệp thông.
Chính quyền CSVN đã thực sự thò bàn tay sắt của mình vào mạng xã hội khi vào ngày 17 tháng 6 năm 2021 đã đưa ra cái gọi là “bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội,” mà thực chất chỉ là đưa ra các phương cách để kiểm soát chặc chẽ hơn mạng xã hội vốn lâu nay tuột khỏi vòng kiểm soát của chế độ, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Sáu.
Trước khi hạ cánh an toàn, Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh đã không quên bầy tỏ sự quan ngại sâu sắc về cái mối tình hữu nghị (rất) mong manh giữa nước ta và nước bạn: “Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc.”
Hôm nay tôi và quý vị là người được đón nhận ngày lễ quốc gia đầu tiên để ghi nhớ ngày Juneteenth. Chúng ta hãy cùng nhau đi vào lịch sử để ôn và tìm hiểu thêm về ngày này và hi vọng từ đó chúng ta sẽ có những bài học sẽ làm cho cuộc sống ta thêm phần ý nghĩa về tình người cũng như đạo đức.
Để có thể giao thiệp trở lại có thể mang nhiệt huyết và cảm giác của sự bình thường – nhưng cũng có thể gia tăng sự lo lắng cách mà cơ thể của bạn có thể đã thay đổi.Tôi là một nhà tâm lý học là người đã nghiên cứu cơ thể trên 20 năm, và tôi đã nhìn thấy cách mà đại dịch Covid-19 đã có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống hạnh phúc trong nhiều cách, gồm cơ thể. Các phòng tập thể dục bị đóng cửa. Các cách thức tự chăm sóc có thể đã giảm xuống do căng thẳng và khó khăn như việc học tại nhà và tài chánh căng thẳng chồng chất. Đại dịch cũng lấy đi cách chính mà con người đối phó: sự ủng hộ xã hội thông qua giao tiếp bằng cơ thể vật lý. Căng thẳng đại dịch khiến nhiều người chuyển sang các cơ chế đối phó khác, với một số người bị tổn hại sức khỏe thể xác và tinh thần. Trong một nghiên cứu đối với 5,469 người lớn tại Úc, 35% báo cáo ăn uống không đều độ, hay ăn nhiều thực phẩm trong một thời gian ngắn, vì cuộc sống thời đại dịch. Trong nghiên cứu khác đối với 365 người lớn tại Ý
Lần đầu tiên, trong tư cách tổng thống Hoa Kỳ, Ông Joe Biden đã họp thượng đỉnh với Tổng Thống Nga Putin tại Thụy Sĩ dù kết quả không hoàn toàn khả quan nhưng điều đó đã phá vỡ mối căng thẳng diễn ra giữa Mỹ và Nga sau khi Biden lên nhậm chức. Ngoài ra tình hình đại dịch tại trên thế giới đã diễn ra không đồng đều vì có nơi thì đã mở cửa hoàn toàn như Mỹ, có nơi đang chật vật đối phó như Việt Nam.
Bà Harris nhấn mạnh rằng những người di dân không nên thực hiện cuộc hành trình nguy hiểm đến biên giới phía nam Hoa Kỳ. "Đừng đến", bà Harris đã nhắc lại điều này. Bà nói với các phóng viên rằng bày đang tập trung vào việc giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của việc di dân theo cách tốt lành nhất. Bà Harris nói: “Mục tiêu công việc của chúng tôi là giúp người Guatemala tìm thấy hy vọng ở quê nhà, thay vì cố gắng di dân sang Hoa Kỳ”.
Với việc gỡ bỏ mọi hạn chế xã hội về COVID-19 ở Quận Los Angeles ngày hôm qua – và với ngày Lễ Độc Lập và những ngày nghỉ hè cận kề, CORE (Community Organized Relief Effort) nêu lên tầm quan trọng chưa từng có của việc tiêm chủng ngừa để bảo vệ bản thân và người khác trước khi cư dân “Angelenos” có thể cùng bạn bè và người thân đón lễ một cách an toàn. Cho đến hôm nay, chỉ 47% người lớn ở quận Los Angeles đã chích ngừa đầy đủ, và việc chích ngừa tiếp tục duy trì ở mức thấp kém đối với các cộng đồng da màu.
Là một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm nhi khoa và là cha mẹ của hai thanh thiếu niên đủ điều kiện, đây là một tin vui mừng. Chồng tôi - cũng là một bác sĩ nhi khoa - và tôi ngay lập tức lên lịch hẹn cho các con thiếu niên của chúng tôi để được tiêm liều đầu tiên khi có. Năm vừa qua thật là vất vả cho tất cả mọi người, nhưng đặc biệt là khó khăn đối với thanh thiếu niên của chúng ta khi chúng phải dừng hoãn lại cuộc sống. Giờ đây, với các điều kiện được mở rộng, chúng ta có thể tự tin cho con mình cơ hộ trở thành trẻ em một lần nữa với sự thoải mái khi biết chúng được bảo vệ khỏi COVID-19.
Biến thể, được phát hiện lần đầu tiên bởi các khoa học gia tại Ấn Độ, hiện đã lây lan tới hơn 80 quốc gia và chiếm hơn 10% các trường hợp lây nhiễm mới tại Hoa Kỳ. Đó là tăng 6% từ tuần trước. “Nếu bạn đã chích ngừa, bạn được bảo vệ, và nếu bạn không chích ngừa, mối đe dọa của các biến thể là thực và đang gia tăng,” theo Tổng Y Sĩ Hoa Kỳ là Bác Sĩ Vivek Murthy phát biểu trong báo cáo hôm Thứ Năm sau khi giải thích rằng biến thể Delta là “truyền nhiễm nhiều hơn một cách đáng kể và có thể nguy hiểm hơn các biến thể trước.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.