Hôm nay,  

Truyện Tưởng Năng Tiến – Sáng Mùng Một

20/01/202013:10:00(Xem: 4361)

blank


Vừa rời nhà thì trời lấm tấm mưa, đường trơn và tối nên tôi lái xe rất chậm – dù thuở ấy tuổi đời còn trẻ. Phải qua đêm nay, đêm giao thừa,  tôi mới bước qua tuổi ba mươi – nếu tính theo âm lịch.
Tam thập nhi lập nhưng tôi đang hơi lập cập vì vừa bắt đầu một cuộc đời mới, đời tị nạn. 

Nghề ngỗng không, tiền bạc không, vốn liếng tiếng Anh cũng không được nhiều nhặn gì cho lắm. Chỉ có điều may mắn là tôi không đến nỗi thất nghiệp thôi. Việc làm tuy chỉ với đồng lương tối thiểu nhưng được cái rất nhẹ nhàng và dễ dàng như chơi vậy. Tôi có thể đi học ban ngày. Mãi đến 10 giờ tối mới phải có mặt ở trạm săng, để thay thế cho người làm việc ca chiều, rồi loanh quanh ở đó cho đến sáng sớm hôm sau.

Tháng Giêng, tháng Hai ở California trời thường mưa nên khách hàng rất lưa thưa, thỉnh thoảng mới có người dừng xe, và càng về khuya càng vắng. Tôi gần như chả phải làm gì cả nên đóng kín cửa, mở máy sưởi tay, kê lọ thức ăn làm sẵn đựng trong lọ thủy tinh sát ngay bên cạnh, rồi ngồi học bài hay đọc báo. Sau một lúc lâu, khi đã hơi đoi đói, tôi sẽ có một bữa ăn nóng sốt ngon lành. 

Giữa một đêm Đông mưa lạnh mà được ở trong phòng kín, có máy sưởi ấm áp, với một lọ cơm đầy đang bốc khói (thịt cá gia vị tiêu ớt đầy đủ) thì không còn gì để phàn nàn nữa cả. Tôi sắp thưởng thức bữa ăn khuya thì khách lạ xuất hiện, một người đàn ông trung niên, trông có vẻ là dân Mễ Tây Cơ. Ông đứng trước khung cửa kính nhìn vào – ướt như chuột lột, áo quần nhầu nhĩ, dáng điệu thiểu não – với ánh mắt lo âu. Một người vô gia cư, cần đi tiêu đi tiểu gì đó, tôi đoán vậy.

Restroom của trạm săng chỉ dành cho khách hàng. Để cho dân homeless xử dụng tự do thì họ cứ đến hoài, đám nhân viên tụi tôi sẽ phải lau chùi và dọn dẹp muốn khùng luôn. 

Tuy biết thế nhưng tôi vẫn bước ra bên ngoài, đưa ra chìa khoá nhà vệ sinh như thường lệ. Ổng không cầm, chừng như không hiểu tại sao, cho đến khi tôi chỉ tay vào cánh cửa có hai chữ WC thì người khách lạ mới gật đầu, vội vã đi vội vào bên trong.

Vài phút sau y trở ra (chắc đã bỏ quên chìa khoá bên trong) đứng ở chỗ cũ, vai run run vì lạnh, ngơ ngác nhìn quanh. Cái gì chứ đói lạnh thì tôi “rành” lắm nên không khỏi trạnh lòng. Người khách lạ khiến tôi nhớ đến những ngày tháng không nhà của chính mình –  sau một chuyến vượt biên thất bại, và lạc mất hết giấy tờ cùng tiền bạc – ở một thành phố không một người quen. 

Vào mùa mưa, Rạch Giá hay có những ngày biển động. Trời thấp, ẩm, lạnh, mây xám màu chì. Lòng buồn, bụng đói, dạ hoang mang, tôi bước đi không thấy phố, không thấy nhà, chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ. Sáng nào tôi cũng loanh quanh trong chợ Nhà Lồng của thị xã, mắt láo liên nhìn quanh những bàn ăn, chỉ chờ thực khách buông đũa là nhào vào húp vội phần ăn thừa còn lại. Tôi trải qua nhiều tháng ngày như thế (ngay giữa lòng quê hương của chính mình) nhưng chưa bao giờ nhận được một nụ cười thân thiện, hay một cử chỉ thân ái, của bất cứ ai. 

Tôi mở cửa mời người người khách lạ bước vào bên trong, rồi xẻ phần cơm sắp ăn vào một cái đĩa giấy – cắm thêm vào cái nĩa nhựa – ra dấu mời bằng một nụ cười hơi vụng về. Không khách sáo hay ngượng ngùng gì ráo, y vội vã làm dấu rồi cắm cúi ăn ngay. 

Để cho không khí đỡ ngượng nghịu, tôi chỉ vào ngực mình tự giới thiệu:

  • My name is Tien, my name is Tien... 

Ổng ta hiểu nên cũng chỉ chỉ vào ngực, đáp lại ngay dù đang nhai ngồm ngoàm:

  • Domingo, Domingo …

Chúng tôi vui vẻ bắt tay nhau. Nụ cười hiền lành của người khách lạ khiến tôi yên tâm và cảm thấy dễ chịu:

  • You speak English?


  • No!


  • No English?


  • No!

Xong, tôi lấy một lon cà phê và một bao thuốc lá, hàng bán của trạm săng, ngỏ ý “thân tặng” trước khi từ giã. Domingo đón nhận, gật đầu cảm ơn, rồi miễn cưỡng mở cửa lầm lũi bỏ đi. Tôi nhìn theo, áy náy và ái ngại nhưng còn biết làm gì hơn và làm sao khác!

 Chỉ độ vài ba phút sau thì Domingo quay lại, nhè nhẹ gõ vào khung kính. Tôi chưa biết nói sao thì y móc túi chìa ra một manh giấy nhỏ, với vài dòng chữ mực xanh nghuệch ngoạc và nhoè nhẹt. Tôi đọc chữ được, chữ mất nhưng vẫn đoán được nội dung vì giản dị đây chỉ là một cái địa chỉ của một tiệm bánh nhưng không rõ số nhà (King Bakery … King Road … San Jose) và số điện thoại. 

 Nơi tôi làm việc cách trạm xe buýt Greyhound không xa lắm, chỉ chừng một giờ đi bộ. Có lẽ Domingo là di dân lậu. Y băng qua biên giới vào được San Diego, một thành phố cực Nam của Mỹ giáp ranh với Mexico. Từ đây chắc có người giúp y mua vé xe buýt lên San Jose để tìm người thân. Đến một một nơi xa lạ, giữa đêm mưa, đi loanh quanh mãi rồi không biết đi đâu nữa nên y chọn trạm săng của tôi là chỗ dừng chân.  

Chúng tôi bất đồng ngôn ngữ nên mọi suy đoán của tôi vô phương kiểm chứng. Tần ngần một lát, tôi lấy cuốn niên giám điện thoại trang vàng – Yellow Pages San Jose – lật kiếm vần B coi thử: 

Bingo! 

Chắc phải có đến mấy trăm tiệm bánh ở thành phố đông cả triệu dân  này nhưng riêng trên đường King thì tôi tìm được hơn chục. Tôi bắt đầu bấm số, giữa khuya không ai bắt máy nhưng tôi để lại được lời nhắn rõ ràng và gọn gàng:

Tôi gọi từ trạm săng Shell, số 1455 đường The Alameda, có ông Domingo vừa từ Mexico đến đây. Xin đến đón ông ấy ngay hay gọi lại tôi càng sớm càng tốt (ASAP, as soon as possible) ở số này … 

Domingo có vẻ an tâm hơn đôi chút sau khi thấy tôi gọi xong hơn chục cú phone. Đồng hồ mới chỉ 11:45 PM, cũng sắp giao thừa, tôi nghe tiếng pháo nổ lác đác đó đây. Những tiệm bánh không mở cửa trước 6 hay 7 giờ sáng nhưng chắc chắn họ đến làm việc rất sớm để chuẩn bị ra lò cho loạt hàng đầu tiên. 

Hy vọng là sẽ có người đến đón Domingo trước khi đổi ca, chứ không thì cũng lôi thôi lắm. Thiệt là hy vọng  mỏng manh. Lỡ không ai tới thì sao? Tôi sẽ “làm gì” với người khách lạ này vào sáng ngày mai, sáng mùng một Tết? Domingo lo lắng đã đành, tôi cũng bắt đầu lo thấy mẹ luôn vì “tình trạng cư trú” của tôi không được sáng sủa gì cho lắm. 

Tôi đang “chia” chỗ nằm, ở phòng khách, trong apartment một phòng, với một người đồng hương. Ổng cũng mới chân ướt chân ráo tới Mỹ y như tôi vậy, và đang làm assembler cho một hãng điện tử nhỏ. Lương lậu cũng gần ở mức tối thiểu, nghĩa là chả khá hơn tôi bao nhiêu nhưng cả vợ lẫn con vẫn còn kẹt ở VN, đó là chưa kể khoản nợ tiền vượt biên – nghe đâu cũng gần chục cây vàng – nên thằng chả phải “cầy hai job” lận. 

Chúng tôi chả mấy khi trò chuyện vì ổng làm việc suốt ngày, còn tôi thì vắng mặt suốt đêm nhưng tôi biết đương sự không phải là người dễ tính. Mấy tháng trước, vào một đêm đông cận ngày Lễ Tạ Ơn – ở trạm săng này – cũng đúng lúc tôi sắp ăn bữa khuya thì một con chihuahua bé tí teo xuất hiện. Chó lạc ở Mỹ ngó là biết liền: mệt lả, xơ xác, ngác ngơ, và nhếch nhác cũng y như Domingo bữa nay vậy. Chỉ có điều khác là con thú khô ráo vì đêm đó không mưa.

Tôi cũng sẻ phần cơm của mình cho chó. Gần đến giờ về, trong khi tôi loay hoay chùi rửa cầu tiêu nhà tiểu chú chó nhỏ vẫn kiên nhẫn đứng đợi bên ngoài. Nó theo tôi ra đến nơi đậu xe với ánh mắt lo âu và dò hỏi.

Tôi ngần ngừ một lát, có lẽ chưa tới một giây, rồi bồng nó lên xe. Tới lúc đó tôi tôi mới nhận ra là con vật nhỏ bé này bẩn thỉu hôi hám quá. Tôi phải hạ cả hai kính xe phía trước, dù trời bên ngoài lạnh buốt.

Về đến nhà tôi mang con chó vào phòng tắm, mở nước nóng, sát xà phòng tắm luôn. Trời ơi là nó dơ dễ sợ. Tôi phải xối nước ào ào nên mãi với nghe tiếng nói bên ngoài:

  • Làm gì ở hoài trong đó hoài vậy, cha nội? Cho tui tắm rửa đi làm nữa chớ, trễ rồi.

Cửa mở, hơi nước mù mịt khiến cho ông bạn chung nhà nhăn mặt. Rồi  ngay sau khi nhìn thấy con chihuahua đang loi ngoi trong bồn tắm thì ông bạn đồng hương của tôi bất chợt nổi điên. Tôi bị chửi rủa không tiếc lời, và toàn những lời nặng nề thái quá. Ổng lớn tiếng quát tháo tới mức hàng xóm có kẻ phải ghé mắt vào xem. 

Khi hiểu ra sự việc, may quá, có người mách là nếu tôi không muốn nuôi chó thì có thể mang nó đến animal shelter của thành phố. Tôi bồng con thú đi ngay, dù lòng buồn vời vợi!

Kinh nghiệm “hãi hùng” sáng hôm đó vẫn chưa phai thì hôm nay tôi lại lâm vào hoàn cảnh khó xử khác, và khó xử hơn. Tôi thực không biết sẽ xoay trở ra sao nhưng tôi biết chắc là mình không thể thản nhiên “bỏ rơi” ông bạn Mễ Tây Cơ này được. Nước Mỹ ở đâu cũng có shelter cho người vô gia cư nhưng phải là cư dân hợp pháp kìa. 

Đang suy nghĩ “miên man” thì chuông điện thoại reo. Đầu giây bên kia là giọng một người phụ nữ líu lo nghe như tiếng chim, hẳn là tiếng Spanish. Tôi mừng quýnh đưa máy cho Domingo. Y toét miệng cười ngay sau khi mở miệng nói “hola” khiến tôi cũng nở một nụ cười (theo) nhẹ nhõm. 

Chỉ mười lăm phút sau, một cái xe Ford Torino cũ mèm thắng gấp giữa trạm săng. Bốn người Mễ cùng túa ra ôm chầm lấy Domingo mừng rỡ. Tôi cũng mừng luôn, và không chừng (dám) tôi là người mừng nhứt. 


Ý kiến bạn đọc
22/01/202012:31:17
Khách
Rồi, sau đó sao nữa hở bác Tiến ,cuối năm đọc mẫu truyện ngắn của bác ấm lòng: làm ơn mà sợ mắc oán muốn khùng
22/01/202000:35:02
Khách
Hay quá! Văn chương của nhà văn Tưởng Năng Tiến! Thích nhất cái kết rất thực và đời thường!
21/01/202001:00:32
Khách
Cha này Tưởng dzậy củng có hậu ...:)
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
«Bạn đã đến vùng đất của chúng tôi với vũ khí trong tay. Ít nhất hãy bỏ vào túi của bạn một số hạt giống để sau này những bông hoa hướng dương sẽ mọc ra từ bạn» Với những lời này, một phụ nữ đến từ Henichesk (vùng Kherson, Ukraine) đã trực diện người lính Nga có vũ trang vào ngày 24 tháng 2 năm 2022 — ngày đầu tiên Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine. Cụm từ dũng cảm này của bà, một người dân làng ngay lập tức trở thành ý nghĩa ẩn dụ cho cuộc kháng chiến của người Ukraine. Chúng tôi là những người hòa bình. Chúng tôi yêu thích khi những cánh đồng của chúng tôi vàng óng với lúa mì và hoa hướng dương, nhưng cơn thịnh nộ của chúng tôi sẽ không cho phép những người đến đây cùng chiến tranh được bước đi yên bình trên đất Ukraine.
Số lượng người di dân đến Hoa Kỳ hợp pháp đã giảm mạnh vào năm 2020, do đại dịch đã khoá cửa những người đang chờ đợi để nhập cảnh và điều đó làm chậm lại công việc của các quan chức Mỹ xét duyệt các yêu cầu của họ.
Yaamava’ Resort & Casino at San Manuel đã khánh thành tụ điểm vui chơi mới nhất, 909 Food Hall, nơi dừng chân cho những tín đồ “sành ăn, yêu bia và cuồng nhiệt với các môn thể thao”.
Vì Vi-rút Hợp Bào Đường Hô Hấp (RSV), bệnh cúm, và COVID-19 tiếp tục ảnh hưởng đến người dân California sớm hơn thường lệ trong năm nay, nên Nhà Dịch Tễ Học của tiểu bang, cũng chính là bác sĩ Erica Pan, kêu gọi mọi người trên toàn tiểu bang bảo vệ bản thân và gia đình của họ trước nhiều loại vi-rút đang hoành hoành.
Anthem Blue Cross hợp tác với Allied Pacific IPA từ năm 2021 để phục vụ cộng đồng người Mỹ gốc Hoa. Năm nay, Anthem Blue Cross hợp tác với Korean American Medical Group nhằm cung cấp các dịch vụ ghi danh bằng tiếng Hàn cho cộng đồng người Mỹ gốc Hàn, đồng thời tăng cường các nỗ lực tiếp cận trực tiếp cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở Nam California.
Vào sáng Chủ Nhật ngày 26 tháng 11 năm 2022 tại Linh Đài Đức Mẹ La Vang trong khuôn viên Nhà Thờ Chính Tòa Chúa Kito, Garden Grove, CA 92840.
Theo thông lệ hằng năm, liên tục trong 22 năm qua, ngoại trừ những năm đại dịch Covid-19, cứ vào dịp Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) Hội đồng hương Quảng Nam Đà Nẵng đều tổ chức dạ tiệc mừng Lễ Tạ Ơn gây qũy giúp thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa tại Quảng Nam Đà Nẵng.
WASHINGTON – Một tòa phúc thẩm Hoa Kỳ đã giáng một đòn mạnh vào Donald Trump, đảo ngược quyết định bổ nhiệm một chuyên gia đặc biệt để kiểm tra các tài liệu mà FBI thu giữ từ tư dinh ở Florida của ông, và cho phép tất cả hồ sơ được sử dụng trong một cuộc điều tra hình sự nhằm vào cựu tổng thống, theo Reuters đưa tin ngày Thứ Năm, 1 tháng 12 năm 2022.
HOA KỲ – Elon Musk hy vọng con chip não không dây (wireless brain chip) do công ty Neuralink của ông phát triển sẽ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng trên người sau sáu tháng nữa, sau khi đã bỏ lỡ các mốc thời gian tự đặt ra trước đó, theo Reuters đưa tin ngày Thứ Năm, 1 tháng 12 năm 2022.
Đường dài đã mỏi cuộc rong chơi / Quay đầu vẫn thấy quê xa vời / Hồng trần xuôi – ngược chừng quen nếp / Ngồi đây, lắng xuống những bụi đời.
Lần đầu tiên, thành phố New York được mệnh danh là đô thị đắt đỏ nhất thế giới trong một cuộc khảo sát hàng năm. New York cùng với Singapore (đồng hạng nhất) giành vị trí đầu bảng trong bản báo cáo của Economist Intelligence Unit, với việc 2 nơi này lật đổ thành phố đắt nhất năm 2021 là Tel Aviv xuống vị trí thứ ba.
Chủ tịch Hội Đồng Châu Âu (European Council) Charles Michel sẽ tới Bắc Kinh vào ngày 1 tháng 12, chuyến thăm mới nhất của các nhà lãnh đạo phương Tây để đi gặp chủ tịch Trung Quốc ​​Tập Cận Bình. Năm nay là năm mà ông Tập đã củng cố vị trí là nhà lãnh đạo quyền lực nhất của đất nước kể từ thời Mao Trạch Đông. Đầu năm 2022, ông Tập đã gặp hơn 20 nhà lãnh đạo chính phủ tại Thế Vận Hội Bắc Kinh, nhưng hầu hết những người này không đại diện cho các nền dân chủ. Chuyến thăm của ông Michel, một chính trị gia cấp cao của Châu Âu, sẽ tập trung sự chú ý của dư luận vào thái độ của phương Tây đối với lập trường địa lý chính trị ngày càng quyết đoán của Trung Quốc. Và nó cũng có khả năng nêu bật lên sự chia rẽ sâu sắc ở phương Tây trong cách ứng phó với Bắc Kinh.
HOA KỲ – Trong tình trạng đất nước đang bị thiếu nguồn máu dự trữ, Cơ Quan Kiểm Soát Thực Phẩm và Thuốc Men (FDA) đang xem xét một cách sàng lọc mang tính cá nhân hóa hơn, để cho phép những người đồng tính nam và song tính nam hiến máu dễ dàng, theo NYTimes đưa tin ngày Thứ Tư, 30 tháng 11 năm 2022.
CALIFORNIA – Khi Thống đốc Gavin Newsom đặt bút ký một dự luật trừng phạt các bác sĩ lan truyền thông tin sai lệch về vắc xin và phương pháp điều trị COVID-19 ở California, ông đã cam kết rằng nó sẽ chỉ áp dụng trong “những trường hợp nghiêm trọng” nhất về việc lừa dối bệnh nhân. Nhưng có thể sẽ chẳng bao giờ có “trường hợp” nào như vậy.
Các quan chức an ninh Trung Quốc nói chính phủ phải "kiên quyết trấn áp các thế lực thù địch" trong khi đưa số lượng lớn cảnh sát ra để dập tắt các cuộc biểu tình trên khắp TQ để phản đối các chính sách hà khắc đối với đại dịch COVID-19 của Chủ tịch Tập Cận Bình.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.