Hôm nay,  

Mỹ, Nhật, Hàn: Sẽ Đầu Tư Vào Đảo Natuna Của Nam Dương Để Chận TQ

18/01/202000:00:00(Xem: 4546)

 

JAKARTA, Indonesia – Vào cuối tháng 12 năm 2019, nhiều tài hải giám Trung Quốc đã hộ tống hơn 30 chiếc tàu đánh cá vào vùng biển đảo Natuna của Nam Dương.

Trong cuộc đối đầu 2 tuần đó theo sau tại miền cực nam của Biển Đông, Nam Dương đã dàn trận 5 tàu chiến, tham gia 2 chiếc khá để tuần tra thường xuyên khu vực, và 4 chiến đấu cơ F-16. Lệnh ban hành từ thủ đô Jakarta rằng: đuổi TQ đi khỏi, nhưng tìm cách nào đó mà không tạo leo thang căng thẳng, theo một phát ngôn viên quân sự cho biết.

Sự kiện này cung cấp cái nhìn vào cách mà các quốc gia trong khu vực đang đương đầu với các tàu đánh cá, tàu chấp pháp và nững tàu khác của TQ trước tuyến đầu của các nỗ lực của Bắc Kinh để khẳng định tuyên bố chủ quyền của họ lên hầu hết Biển Đông.

Tàu TQ hoạt động từ lâu và ở khoảng cách rất lớn từ đất liền, đang tạo căng thẳng với các quốc gia nhỏ hơn trong khu vực, gồm Việt Nam, Phi Luật Tân và Mã Lai Á. Sự  hiện diện thường xuyên của chúng và các hành động được phối hợp đã gây ra nguy cơ cho các nước đó để khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên vùng biển của họ, như đánh bắt cá hay khí đốt thiên nhi6n, việc bành trướng ảnh hưởng của TQ và làm thay đổi cán cân quyền lực.

Chính vì vậy Mỹ và Nhật nói họ có thể đầu tư vào các đảo của Nam Dương gần Biển Đông.

Hoa Kỳ, Nhật và Nam Hàn đang hăn hái đầu tư vào Quần Đảo Natuna của Nam Dương khi TT Joko Widodo tiến tới các nỗ lực để cự tuyệt tuyên bố chủ quyền của TQ trên các vùng biển nhiều nguồn tài nguyên của họ tại Biển Đông.

Các nước này có hứng thú trong việc xây dựng kỹ nghệ chế biến và sản xuất hải sản tại Natuna, theo Bộ Trưởng Điều Phối Hải Dương Vụ và Đầu Tư Nam Dương Luhut Pandjaitan nói với các phóng viên tại Jakarta hôm Thứ Sáu. Nam Dương có thể kiềm chế tranh chấp biển với TQ mà không lâm vào chiến tranh, theo Pandjaitan, một cựu tướng Nam Dương, cho biết.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lúc còn nhỏ thì không để ý. Nay lúc tuổi già, hồi tưởng lại tâm linh dân tộc, suy nghĩ lại câu niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” hoặc “A Di Đà Phật” của dân mình mới thấy nó có một ý nghĩa linh thiêng và đẹp tuyệt vời. Nó không phải chỉ nằm trong phạm vi tôn giáo mà còn hòa nhập thành truyền thống văn hóa dân tộc. Nó trở thành phong cách sống hài hòa giữa đạo và đời. Khi đi chùa gặp nhau, hoặc trong các lễ hội Phật, chúng ta cất tiếng “A Di Đà Phật !” thì tiếng “A Di Đà Phật” trở thành một câu chào hỏi, một lời thân thiện, một lời mừng rỡ rằng ta còn có nhau, một lời chúc tụng, một sự kính trọng, một ước vọng sau này (khi vãng sinh) sẽ lại gặp nhau trên Quốc Độ Thanh Tịnh của Phật A Di Đà.
Sự nóng lên trong toàn cầu, chiến tranh và lạm phát: Thế giới dường như đang ở trong tình trạng khủng hoảng bất tận vào lúc này. Trong cuộc phỏng vấn, nhà tiên tri tai hoạ Nouriel Roubini xác định 10 "mối đe dọa nghiêm trọng" mà chúng ta đang phải đối mặt và cách đối phó...
Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy những cầu thủ đồng hương tranh tài. Thiệt không có gì để có thể phàn nàn. Các em chơi rất tới, rất hết mình, và rất đáng ngợi khen. Đây cũng là lần đầu tiên tôi được nghe những lời bình, bằng tiếng mẹ đẻ, trong một trận túc cầu. Bình luận viên hay nhắc đi nhắc lại những cụm từ rất nặng nề: xử lý tình huống, quật khởi, nỗ lực kiên cường, phương cách đá, tham gia lấy bóng, khoảng cách lợi thế, sự tiếp cận, sự thay người, toả sáng…
Vì sao đọa làm mèo? Ông bà ta nói vì phí phạm nước nhà chùa, nên kiếp này làm mèo sợ nước, không tắm. Thiếu nợ nên làm thân thú để trả nợ; vì tâm thấp hèn nên không được làm người hai chân đứng thẳng; vì chủng tử hung ác, nên làm loài mèo hung hăng xâu xé loài vật khác làm mồi thức ăn để sinh tồn… tạo thành vô số nghiệp thiện và ác lẫn lộn đưa đẩy chúng sanh trôi lăn trong luân hồi không bao giờ dứt.
Ngày tôi mới đi làm nội trú ở nhà thương Mỹ cách đây bốn mươi năm, một anh giáo sư trẻ có lẽ gốc Do Thái hỏi tôi từ đâu tới, và sau khi tôi trả lời là người Việt tỵ nạn, anh ta nhận xét tỉnh bơ với tôi rằng (tôi không nhớ rõ nguyên văn, chỉ ý đại khái): Nếu mình thọc tay vào cái hũ mật thì lúc rút tay ra ruồi hay kiến (?) sẽ bám vào theo tay mình. Có lẽ ý anh ta nói Mỹ rót nhúng tay vào Việt Nam và do đó lúc Mỹ rút ra thì đám tỵ nạn như tôi sẽ bám theo về Mỹ. Có thể tôi nhớ không chính xác vì lúc đó nghe tiếng Anh vẫn còn rất yếu, nhưng điều quan trọng là sau 40 năm tôi vẫn nhớ câu nói này, mặc dù lúc đó tôi chẳng phản ứng gì cả, và xem đó cũng như chuyện thường, cũng như những chuyện nho nhỏ khác mình gặp mỗi ngày làm bực mình nhưng mình nghĩ là do mình chưa quen với xã hội mới. Sau khi bị gán đủ thứ tên, thứ tội ở Việt Nam sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975 thì c
Twitter đã không còn thực thi chính sách cấm thông tin sai lệch về COVID-19. Quyết định được đăng âm thầm trong phần quy định trên trang web công ty, được để là có hiệu lực từ ngày 23 tháng 11 năm 2022. Điều này đã khiến các chuyên gia nghiên cứu và sức khỏe cộng đồng lo ngại về những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.
Tôi biết BS. Phạm Gia Cổn lúc tôi vừa tập tễnh bước vào đời lính, nhận trách nhiệm làm y sĩ trưởng cho Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù, cùng một tiểu đoàn mà BS. Cổn vốn là y sĩ tiền nhiệm 2 năm trước. Tôi lội bộ theo TĐ, Anh làm chỉ huy trưởng Bệnh Viện Dã Chiến Đỗ Vinh tại căn cứ Non Nước, Đà Nẵng. Thỉnh thoảng chúng tôi gặp nhau ở BV Dã Chiến khi tôi theo trực thăng chuyển thương binh. Tôi nhìn thấy anh cao lớn, rất phong độ, uy dũng, với 3 bông mai đen ở cổ áo hoa rừng và dấu hiệu 3 đấm tay của Đệ Tam Đẳng Huyền Đai Tae Kwon Do ở túi áo trước ngực bên trái. Nhìn vào Anh, tôi có cảm giác như một tảng đá mạnh bạo, có tinh chất võ biền mà mình có thể dựa lưng khi cần. Dù hình tướng có vẻ rất quân kỷ, nhưng thái độ anh lại hòa nhã, ăn nói nhẹ nhàng, cởi mở nhưng trực tính. Anh đã cho tôi sự tự tin và niềm vui trong tình huynh đệ. Về sau, tôi cũng biết tin anh được đề cử làm Y Sĩ Trưởng Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù trong trận bảo vệ phòng truyến Phan Rang vào đầu tháng 4, 1975.
Để đề phòng các bệnh về đường hô hấp trong mùa đông, một số người đã “tăng cường” hệ thống miễn dịch của mình bằng các thực/dược phẩm bổ sung và thức ăn giàu chất dinh dưỡng. Một số người còn kết hợp với các biện pháp như giữ khoảng cách xã hội, đeo khẩu trang, tiêm phòng cúm và COVID-19, giúp giảm nguy cơ bị nhiễm bệnh hoặc phát bệnh nặng; đối với một số khác, họ chỉ dựa vào các thực/dược phẩm bổ sung.
Nghiên cứu từ những năm 1950 và 1960 cho thấy các loại nấm gây bệnh chỉ sinh sống ở một số vùng nhất định tại Hoa Kỳ. Nhưng hiện nay, các khoa học gia tin rằng các loại nấm này đang lan rộng và gây nhiễm trùng phổi nghiêm trọng trên toàn quốc. Nghiên cứu mới được công bố trong tháng 11 trên tạp chí Clinical Infectious Diseases chỉ ra rằng, các bác sĩ đang dựa vào các bản đồ đã lỗi thời về nấm gây bệnh và họ có thể bỏ sót các triệu chứng của nhiễm trùng phổi nghiêm trọng do nấm gây ra.
Gần đây nhiều độc giả và thân chủ văn phòng RMI-USA đã đặt nhiều thắc mắc liên quan đến các loại chiếu khán lao động, có hay không có kỹ năng, mà nguồn gốc xuất phát từ nhiều hình thức khác nhau, đã làm cho những người quan tâm phát sinh thêm nhiều thắc mắc hơn là được trả lời. Chúng tôi tổng hợp những câu hỏi tiêu biểu thành 2 phần. Phần một liên quan đến chiếu khán Lao Động EB-3 và chiếu khán doanh nhân L-1A. Phần hai về chương trình EB-5 đã được tái ủy quyền 5 năm cho đến 30/09/2027, sẽ tiếp theo vào kỳ tới.
Số ca nhiễm COVID dự kiến sẽ tăng vào mùa đông này và chúng ta đều không muốn kế hoạch nghỉ lễ của mình bị gián đoạn vì bệnh tật. Bác Sĩ Tiffany Moon là một bác sĩ gây mê có hai người con, cô mong muốn kêu gọi mọi người tiêm loại vắc-xin mới cung cấp thêm khả năng bảo vệ có mục tiêu chống lại Omicron. Trong một bài đăng trên Instagram, cô chia sẻ: “Tiêm loại vắc-xin mới này sẽ giúp đảm bảo an toàn cho bạn bè và gia đình của bạn”.
Tại công viên Village Green Park trên đường Euclid, Garden Grove vào lúc 3 giờ chiều đến 7 giờ tối thứ Bảy ngày 3 tháng 12 năm 2022, Thành Phố Garden Grove đã tưng bừng tổ chức Lễ Hội Mùa Đông (Winter In The Grove) lần thứ 5.
Iran đã treo cổ Mohsen Shekari, 23 tuổi, thứ Năm ngày 8 tháng 12, với tội làm bị thương một nhân viên bảo vệ liên quan đến cuộc biểu tình ở Tehran, sau cái chết của Mahsa Amini, 22 tuổi, theo báo DN, Thụy điển ngày Thứ Năm 8 tháng 12 năm 2022
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.