Hôm nay,  

Thời Sự Trong Tuần

17/01/202000:00:00(Xem: 1886)
AFP_Dan Iran bieu tinh

Dân Iran Biểu Tình Làm Rung Rinh Chế Độ CH Hồi Giáo

Những người dân Iran nắm tay nhau trong cuộc biểu tình trước Đại Học Amir Kabir University tại thủ đô Tehran hôm 11 tháng 1 năm 2020. Các cuộc biểu tình nổ ra sang đêm thứ 2 sau khi Iran thừa nhận đã vô tình bắn rớt chuyến bay dân sự của Ukraine hôm 8 tháng 1 giết chết tất cả 176 người trên phi cơ.(Photo AFP/Getty Images)

 

Một đất nước mà chính quyền bao che cho quan chức từ cao xuống thấp cướp đất của dân để trở thành quốc nạn là điều bất hạnh cho dân tộc, và hiện tượng này đã không dừng ở đó mà còn đi xa hơn nữa để biến nó thành mối hận thù giữa dân oan và nhà nước như trường hợp xảy ra trong tuần qua tại xã Đồng Tâm.

 

Khủng Hoảng Đồng Tâm: Đổ Máu, Người Chết

 

Vụ xung đột giữa người dân Đồng Tâm và chính quyền CSVN tiếp tục sôi động khi có tin mới nhất hôm 10 tháng 1 cho biết người thủ lãnh tinh thần của dân Đồng Tâm là ông Lê Đình Kình đã chết trong vụ đối đầu với công an hôm 9 tháng 1, theo bản tin cập nhật của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho hay hôm 10 tháng 1. Bản tin RFA cho biết tin tức chi tiết như sau.

Ông Lê Đình Kình, người được coi là thủ lĩnh tinh thần của người dân trong việc giữ đất Đồng Tâm, đã thiệt mạng trong cuộc đụng độ giữa người dân và cảnh sát cơ động vào sáng sớm ngày 9/1.

Truyền thông trong nước hôm 10/1 cho biết UBND xã Đồng Tâm vừa ban giao thi thể ông Lê Đình Kình cho người nhà để mai táng theo phong tục, tập quán địa phương.

Ông Kình, 84 tuổi, được truyền thông trong nước cho biết là người đứng đầu “Tổ đồng thuận” ký các đơn thư khiếu kiện liên quan tới khu đất đồng Sênh đang tranh chấp giữa người dân địa phương và chính quyền. Người dân Đồng Tâm cho rằng đây là đất canh tác trong khi chính quyền khẳng định đây là đất quốc phòng. Tranh chấp này đã dẫn đến đụng đổ gây đổ máu hôm 9/1.

Một số Facebooker, những người giữ liên lạc thường xuyên với người dân Đồng Tâm cho biết con trai của ông Kình là Lê Đình Chức cũng đã bỏ mạng trong vụ xung đột. Hiện Đài Á Châu Tự Do chưa có nguồn độc lập để xác nhận thông tin này.

Hôm 9/1, thông báo của Bộ Công an cho biết vụ đụng độ đã khiến ít nhất 4 người thiệt mạng bao gồm 3 công an và một dân thường. Ngoài ra còn có một người dân bị thương.

Cũng trong cùng ngày 10/1, công an đã thả 4 người dân gồm 2 nam và 2 nữ bị bắt giữ vào sáng ngày 9/1. Danh tính những người này không được nêu.

Theo lời kể của một nhân chứng ở Đồng Tâm hôm 9/1, công an đã bắt giữ con trai cụ Kình, con dâu và hai cháu nhỏ, trong đó có một bé 3 tháng tuổi. Cũng theo thông tin của người dân cho biết, nhà cụ Kình đã bị đánh sập trong vụ công an tấn công vào Đồng Tâm.

Thông tin từ Bộ Công an cho báo chí trong nước biết đã có khoảng 30 người chống đối cưỡng chế bị bắt giữ.

Trong khi đó một bản tin khác của Đài RFA hôm 10 tháng 1 cho biết chính quyền CSVN đã khởi tố 3 vụ án liên quan đến cuộc khủng hoảng tại Đồng Tâm. Bản tin cho biết thêm thông tin như sau.

Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an vừa quyết định khởi tố ba vụ án bao gồm “giết người”, “Tàng trữ, sử dụng vũ khí trái phép” và “Chống người thi hành công vụ”, liên quan đến vụ đụng độ dẫn đến đổ máu tại Đồng Tâm hôm 9/1 vừa qua. Công an cũng đồng thời khởi tố một số bị can về các tội danh nêu trên.

Truyền thông trong nước loan tin này hôm 10/1 nhưng không nêu tên cụ thể những người bị khởi tố.

Vụ khủng hoảng Đồng Tâm đưa tới 2 hệ quả trái ngược nhau: một Facebooker loan tin bị bắt trong khi nhà nước truy tăng huân chương cho 3 công an thiệt mạng trong vụ này, theo bản tin của Đài VOA cho biết hôm 13 tháng 1.

Công an thành phố Cần Thơ hôm 12/1 đã bắt giữ một Facebooker ở quận Ninh Kiều có tên Chung Hoàng Chương vì điều bị coi là “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”, theo báo Tuổi Trẻ.

Tờ báo thuộc Thành đoàn TP HCM dẫn lời chính quyền nói rằng hôm 10/1 “cơ quan điều tra phát hiện tài khoản Facebook 'Chương May Mắn' do [ông] Chương quản lý đăng tải nhiều bài viết có nội dung mang tính chất xuyên tạc làm mất uy tín lực lượng vũ trang trong vụ việc xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội".

Ngoài ra, tin cho hay, công an quận Ninh Kiều đã “khám xét khẩn cấp nơi ở, nơi làm việc của [ông] Chương, thu giữ nhiều phương tiện điện tử, thiết bị lưu trữ điện tử, điện thoại liên quan đến hành vi vụ việc”.

Hiện chưa rõ ông Chương có luật sư đại diện hay không, và VOA tiếng Việt không thể liên lạc được với Facebooker này.

Một trang cá nhân có tên “Chương May Mắn” vẫn tồn tại trên Facebook tối ngày 12/1. Ba ngày trước, khi xảy ra vụ việc tại Đồng Tâm, trang này đã dẫn lại các Facebooker khác như ông Nguyễn Xuân Diện, ông Trịnh Bá Tư và ông Nguyễn Anh Tuấn nói về việc “Đồng Tâm bị tấn công” lúc rạng sáng.

Một dòng trạng thái trên trang "Chương May Mắn" viết rằng “theo tin mới đọc trên net, 4 giờ sáng nay, quân lực Việt Nam Cộng Sảng với hơn một ngàn quân được trang bị súng ống tận răng, thiết giáp, máy phá sóng,..côn an chìm nổi, cùng đông đảo "quần chúng" xăm trổ chặn các ngõ ra vào,... đã nổ súng đánh úp lũ Dân Đen thôn Hoành, Đồng Tâm, làm một người anh dũng hy sinh... Đang chờ kiểm chứng! Nếu đúng thì đây là một thắng lợi vẻ vang của Đản quang vinh khi mùa xuân về”.

Trang cũng dẫn thông tin từ một website về pháp luật, trong đó nêu thông tin về việc “không thực hiện cưỡng chế trong thời gian từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau; các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; trong thời gian 15 ngày trước và sau tết nguyên đán…”

Liên quan đến vụ Đồng Tâm, một bản tin khác của Đài VOA hôm 12 tháng 1 cho biết 3 viên chức công an chết trong vụ khủng hoảng tại Đồng Tâm đã được truy tặng huân chương. Bản tin VOA cho biết thông tin như sau.

Ba viên chức công an tử vong trong vụ đụng độ ở xã Đồng Tâm bên ngoài Hà Nội được truy tặng Huân chương Chiến công hạng nhất, truyền thông trong nước đưa tin vào ngày thứ Bảy, trong khi thi thể của ông Lê Đình Kình, thường dân duy nhất được chính thức xác nhận thiệt mạng, cũng được trả về cho gia đình.

Những cái chết này đánh dấu một kết cục bi thảm giữa căng thẳng và phẫn nộ sục sôi liên quan đến một trong những vụ tranh chấp đất đai thu hút nhiều sự chú ý nhất giữa người dân và chính quyền trong những năm qua ở Việt Nam.

Các viên chức công an được xác định là Đại tá Nguyễn Huy Thịnh, phó trung đoàn trưởng trung đoàn Cảnh sát cơ động thủ đô, Bộ tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an; Trung úy Dương Đức Hoàng Quân, cán bộ tiểu đoàn 1, trung đoàn Cảnh sát cơ động thủ đô, Bộ tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an; và Thượng úy Phạm Công Huy, cán bộ Đội chữa cháy và cứu nạn - cứu hộ khu vực 3, Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Công an thành phố Hà Nội, Bộ Công an.

Ba người này được nói là đã “lập chiến công đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc,” theo một bản tin của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV).

Bản tin cho biết Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng hôm thứ Sáu đã kí quyết định truy tặng Huân chương Chiến công hạng nhất cho họ và cơ quan công an các cấp cũng đã kí quyết định thăng cấp bậc hàm cho họ.

Nhà chức trách ở Hà Nội ngày thứ Sáu ra quyết định khởi tố vụ án để điều tra vụ việc xảy ra tại xã Đồng Tâm thuộc huyện Mỹ Đức hôm thứ Năm. Các tội danh bị khởi tố bao gồm giết người; tàng trữ, sử dụng vũ khí trái phép và chống người thi hành công vụ.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (HRW) đã ra thông cáo kêu gọi chính quyền Việt Nam mở một cuộc điều tra công khai và khách quan về vụ đụng độ gây tử vong ở Đồng Tâm.

Tổ chức này cũng kêu gọi Việt Nam cho phép các nhà báo, các nhà ngoại giao và các quan chức thuộc LHQ đến tìm hiểu tình hình ở Đồng Tâm và giám sát việc điều tra vụ việc của chính phủ.

Tranh chấp đất đai ở Việt là một trong những vấn đề nóng bỏng thường dẫn tới nhiều vụ khiếu kiện và xung đột giữa người dân và chính quyền mà đôi khi biến thành bạo lực đẫm máu.

Đám tang của ông Lê Đình Kình đã được cử hành hôm 13 tháng 1 dưới sự theo dõi chặt chẽ của công an trong dịp này phu nhân của ông đã tố công an đánh đập chồng bà, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm Thứ Hai, 13 tháng 1. Bản tin VOA tường trình về việc này như sau.

Gia đình ông Lê Đình Kình tổ chức lễ tang cho ông hôm 13/1, bốn ngày sau vụ cảnh sát đột kích vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, liên quan đến tranh chấp đất quốc phòng sát nơi được gọi là sân bay Miếu Môn.

Ông Kình, 84 tuổi, thủ lĩnh tinh thần của những người dân khiếu kiện, đã thiệt mạng trong vụ đột kích. Phía công an nói có 3 người của họ “hy sinh” trong vụ này.

Các nhà hoạt động xã hội ở Việt Nam cho biết tang lễ của ông Kình diễn ra trong hoàn cảnh bị nhà chức trách giám sát chặt chẽ, việc quay phim, chụp ảnh bị “an ninh chìm nổi” ngăn chặn.

Nhà hoạt động vì quyền lợi đất đai Trịnh Bá Phương, dẫn lại thông tin từ những người dự lễ tang, cho VOA biết:

“Lễ tang diễn ra vào sáng nay [13/1], từ 7h đến 9h. Có một dòng người rất dài, rất lớn, không chỉ riêng những người ở Đồng Tâm, mà các xã lân cận họ cũng đi đến để đưa cụ Kình về nơi an nghỉ cuối cùng. Rất nhiều người đã nhỏ nhưng giọt nước mắt tiếc thương cụ Kình. Ngoài ra, lực lượng công an hôm nay họ bố trí rất đông, đan xen vào tất cả dòng người, họ mặc thường phục. Bất kỳ ai cầm máy lên, giơ lên thôi là bị khống chế ngay”.

Bộ Công An và báo chí Việt Nam trong những ngày qua loan tin rằng vào sáng sớm ngày 9/1, một số đối tượng “có hành vi chống đối”, sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng... “tấn công lực lượng chức năng, chống người thi hành công vụ”, gây rối trật tự công cộng, dẫn đến hậu quả là 3 người thuộc lực lượng công an “hy sinh”, 1 “đối tượng chống đối chết” tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm.

Ngược lại, giới hoạt động vì quyền lợi đất đai và quyền con người coi vụ tấn công của công an là “tội ác dã man”.

Từ Dương Nội, một nơi có tranh chấp đất đai khác giữa chính quyền và người dân, ông Phương lý giải vì sao chính quyền muốn kiểm soát thông tin về lễ tang ông Kình:

“Nhà cầm quyền cộng sản lo sợ rằng hình ảnh lễ tang, những giọt nước mắt tiếng thương của đông đảo người dân đó sẽ gây bất lợi cho việc nhà cầm quyền cộng sản sau này sử dụng truyền thông để vu khống cho gia đình nhà cụ Kình chỉ là một nhóm người nhỏ đứng lên chống đối chính quyền”.

Theo quan sát của VOA, đến đầu buổi tối ngày 13/1 mới chỉ có 1 bức ảnh và 1 đoạn video ngắn về lễ tang lọt ra ngoài.

Trong đoạn video, được đăng trên Facebook cá nhân của nhà hoạt động Lã Việt Dũng, bà Dư Thị Thành, vợ ông Kình, bị cảnh sát bắt hôm 9/1, nói rằng bà bị ép phải khai đã “cầm lựu đạn, bom xăng”.

Mỗi lần bà phủ nhận là bị đánh, bà Thành nói trong video:

“Tôi bảo tôi không biết quả lựu đạn là thế nào, bom xăng là thế nào thì tôi không khai được. Thế là cứ thế nó tát, nó đá [nói trong tiếng nấc]. Tát suốt, cứ hết bên nọ sang bên kia. Thế xong rồi nó đá vào hai ống chân”.

Bà cho biết thêm 4 người con và cháu bà mang tên Uy, Công, Doanh và Chức hiện vẫn chưa rõ tung tích. Về 2 cháu bé 3 tháng tuổi và 3 năm tuổi bị thương trong vụ đột kích, bà Thành nói các cháu đã qua cơn nguy kịch và vẫn đang điều trị.

VOA cố gắng liên lạc với nhà chức trách và các bên liên quan để kiểm chứng thông tin song không kết nối được.

Qua trang Facebook cá nhân, nhà hoạt động Trịnh Bá Phương kêu gọi mọi người quyên góp tiền, gửi đến nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh, để giúp đỡ gia đình ông Kình. Đến tối 13/1, lời kêu gọi đã được nhiều người hưởng ứng, ông Phương nói.

Về phần cá nhân mình, ông Phương thông báo tổ chức Phóng viên Không Biên giới RSF của Pháp mới trao cho ông số tiền thưởng là 1.000 đô la, và ông dành toàn bộ số tiền này để “chia sẻ nỗi đau với gia đình cụ Kình”.

Liên quan đến Việt Nam, tuần rồi có một tin vui đó là chuyện nhà đấu tranh cho dân on Trần Thị Na đã được phóng thích đi Mỹ, theo bản tin Đài VOA cho biết hôm 10 tháng 1.

 

Ba Tran Thi Nga duoc phong thich di My

Nhà Đấu Tranh Cho Dân Oan Đi Mỹ 

Bà Trần Thị Nga trong phiên tòa tại Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Nam vào ngày 22/12/2017.( hình Đài VOA )



Nhà Đấu Tranh Cho Dân Oan Trần Thị Nga Được Phóng Thích Đi Mỹ

 

Bà Trần Thị Nga là nhà đấu tranh trong nước được phóng thích sang Hoa Kỳ hôm 10 tháng 1 trong lúc đang ngồi tù 9 năm vì tội “tuyên truyền chống nhà nước,” theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho hay hôm Thứ Sáu. Bản tin Đài VOA cho biết thêm thông tin như sau.

Nhà hoạt động Trần Thị Nga, người đang thụ án tù 9 năm về tội “Tuyên truyền chống nhà nước”, vừa được phóng thích và đang trên đường sang tị nạn tại Hoa Kỳ cùng với gia đình.

Tin cho hay bà Nga sẽ đến Mỹ vào lúc 1:25 chiều ngày 10/1/2020 và định cư tại bang Georgia.

“Thật tuyệt là bà ấy có cơ hội để bắt đầu một cuộc đời mới. Tôi nghĩ rằng bà ấy sẽ tiếp tục là một nhà hoạt động đấu tranh cho dân chủ nhân quyền. Đây thực sự là một quyết định rất khó khăn của những người hoạt động. Họ thường được bảo rằng nếu bạn từ bỏ những gì bạn làm thì bạn sẽ được đi định cư ở quốc gia thứ ba. Tôi tin rằng bà ấy đã suy nghĩ đủ lâu để đi đến quyết định này, và chúng tôi luôn ủng hộ cho dù bà ấy quyết định như thế nào”, ông Phil Robertson – Phó giám đốc phụ trách khu vực châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) nói với VOA.

Bà Trần Thị Nga, 43 tuổi, được biết tiếng là một nhà hoạt động đấu tranh mạnh mẽ cho quyền lợi của dân oan và công nhân, đặc biệt qua việc tham gia vào các cuộc biểu tình ôn hòa trong vụ ô nhiễm môi trường do Formosa gây ra hay các cuộc biểu tình chống Trung Quốc.

Năm 2017, bà bị tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam tuyên án 9 năm tù giam, 5 năm quản chế với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo Điều 88.

Luật sư Nguyễn Văn Đài, một nhà hoạt động đang tị nạn tại Đức, cho biết ưu tiên ban đầu cho việc vận động là nhằm mục đích để bà Nga được trả tự do ngay tại Việt Nam.

Ông nói: “Trong suốt 3 năm chị bị cầm tù, cộng đồng người Việt cũng như các tổ chức quốc tế đã vận động rất mạnh để chị có thể được trả tự do ngay tại Việt Nam bởi vì đó là nơi chị sinh ra, trưởng thành và gia đình chị đang ở đó. Nhưng nhà cầm quyền Cộng sản không chấp nhận trả tự do cho chị tại Việt Nam”.

Vẫn theo LS. Đài, hiện Việt Nam không còn dễ dàng cho phép các nhà hoạt động hay người bất đồng chính kiến đi tị nạn ở quốc gia thứ ba như trước đây nữa. Lý do là vì trong điều kiện mạng xã hội và các phương tiện thông tin phát triển như hiện nay, hiệu quả làm việc của một nhà hoạt động ở trong nước hay ở nước ngoài không còn nhiều khoảng cách như trước. Thậm chí, theo ông, nếu thích ứng tốt và có được sự hỗ trợ của các cộng đồng bên ngoài, một nhà hoạt động ở nước ngoài không bị kiềm chế như ở trong nước thì sẽ phát huy được hiệu quả nhiều hơn.

“Trước đây, với bất kỳ một người đấu tranh nào ở trong nước, nhà cầm quyền Cộng sản luôn luôn khuyến khích người ta đi ra nước ngoài. Tôi đã rất nhiều lần, lúc ở trong tù lần trước cũng như trong quá trình 4 năm quản chế, họ luôn luôn nói rằng ‘Thôi, ông đi ra khỏi Việt Nam đi cho chúng tôi rảnh. Chứ ở trong nước này gây khó khăn cho chúng tôi’. Nhưng sau khi tôi bị trục xuất, rồi chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị trục xuất, và chúng tôi ra ngoài có nhiều hoạt động hiệu quả hơn ở trong nước, thì từ đó đến nay, nhà cầm quyền Cộng sản rất hạn chế và không muốn cho những người đang bị tù trục xuất ra nước ngoài nữa”, LS. Đài nói với VOA.

Ông cho biết thêm rằng một số trường hợp ông đang giúp đỡ đều đã xin được quy chế tị nạn ở nước ngoài, nhưng lại gặp khó khăn từ phía Việt Nam vì chính quyền không chịu cấp hộ chiếu cho họ.

Chính vì vậy, việc bà Trần Thị Nga được sang tị nạn tại Mỹ, theo ông, là một “may mắn”, và ông hy vọng bà sẽ tiếp tục phát huy khả năng đấu tranh “xuất sắc” của mình cho nhân quyền, dân chủ tại Việt Nam trong thời gian tới.

Quay sang tình hình thế giới trong tuần rồi chuyện Iran vô tình bắn phi đạn làm rớt máy bay Ukraine khiến cho 176 người thiệt mạng đã làm cho cả thế giới bàng hoàng và người dân Iran tràn ra đường biểu tình đòi lãnh tụ tối cao Khamenei phải xin lỗi và từ chức.

 

Phi Đạn Iran Bắn Rớt Máy Bay Ukraine Làm 176 Người Chết

 

Chuyến bay dân sự của Ukraine đã rớt ngay sau khi cất cánh từ phi trường quốc tế của thủ đô Tehran của Iran hôm Thứ Tư đã bị bắn hạn bởi sự sai lầm của phi đạn chống máy bay của Iran, theo các viên chức Bộ Quốc Phòng Mỹ nói với Fox News.

Các quan chức cho biết tình báo Hoa Kỳ ngày càng chỉ ra chiếc máy bay bị vô tình phi đạn do Nga chế tạo bắn trúng, giết chết tất cả 176 người trên chuyến bay, chỉ vài giờ sau khi Iran bắn hơn chục hỏa tiễn đạn đạo nhắm vào hai căn cứ quân sự của quân đội Mỹ và liên quân.

“Hoàn toàn là bi kịch,” theo một viên chức Hoa Kỳ nói với Fox News.

Những tiết lộ được đưa ra trong bối cảnh các nhà điều tra Ukraine đang chờ đợi sự cho phép của chính quyền Iran để kiểm tra địa điểm xảy ra vụ tai nạn và tìm kiếm các mảnh vỡ của phi đạn. Người đứng đầu ngành hàng không dân sự Iran đã được Cơ Quan Thông tấn ISNA dẫn lời hôm Thứ Năm rằng "về mặt khoa học, không thể có một phi đạn tấn công máy bay Ukraine, và những tin đồn như vậy là không hợp lý", theo Reuters. Các quan chức Iran đã đổ lỗi cho một trục trặc kỹ thuật đối với chiếc máy bay rớt.

Viên chức Hoa Kỳ nói với Fox News rằng phi đạn SA15 do Nga sản xuất, là một phần của hệ thống phi đạn địa đối không, là loại đã bắn hạ máy bay. Nga đã chuyển 29 hệ thống Tor-M1 cho Iran vào năm 2007 như một phần của hợp đồng trị giá 700 triệu đô la được ký vào tháng 12 năm 2005. Iran cũng đã trưng bày các phi đạn này trong các cuộc diễn hành quân sự.

"Một cuộc tấn công của phi đạn, có thể là hệ thống phi đạn Tor, là một trong những lý thuyết chính, vì thông tin đã xuất hiện trên internet về các yếu tố của một phi đạn được tìm thấy gần nơi xảy ra vụ tai nạn,” theo Oleksiy Danilov, thư ký Hội Đồng An ninh Ukraine, nói với truyền thông Ukraine trước đó. Ông không nói rõ nơi ông nhìn thấy thông tin.

Hôm Thứ Năm khi được hỏi về điều gì có thể đã xảy ra với chuyến bay của Hãng Hàng Không Quốc Tế Ukraine, Tổng Thống Trump nói rằng ông không nghĩ rằng sự trục trặc máy móc gây ra tai nạn rớt máy bay.

“Nó đang bay trong khu vực rất bất ổn,” ông Trump nói thế. “Ai đó có thể đã phạm sai lầm ở phía bên kia.”

 

Dân Iran Biểu Tình Đòi Lãnh Tụ Tối Cao Khamenei Từ Chức

 

Người biểu tình tràn ngập khắp Iran sang ngày thứ 2 hôm Chủ Nhật, 12 tháng 1 năm 2020, tạo áp lực lên giới lãnh đạo sau khi quân đội thừa nhận đã vô tình bắn rớt chiếc máy bay Ukraine cũng lúc khi Tehran lo sợ bị Mỹ không kích.

“Họ đang nói láo rằng kẻ thù của chúng ta là Mỹ, kẻ thủ của chính ta là ngay ở đây,” theo một nhóm người biểu tình bên ngoại một đại học tại thủ đô Tehran hô to, theo một video được đăng trên Twitter cho thấy.

Video cho thấy những người biểu tình khác bên ngoài một đại học thứ 2 và một nhóm người biểu tình tụ tập tại Công Trường Tự Do (Azadi) của Tehran. Video cũng cho thấy người biểu tình tại nhiều thành phố khác.

Vài hãng tin nhà nước đã tường thuật các cuộc biểu tình tại đại học, sau cuộc biểu tình hôm Thứ Bảy khởi động bởi một tuyên bố của Iran rằng quân đội của họ đã vô tình bắn rớt phi cơ của Ukraine làm thiệt mạng 176 người trên máy bay.

Cảnh sát chống bạo loạn đã xịt hơi cay vào hàng ngàn người biểu tình tại thủ đô hôm Thứ Bảy nơi mà nhiều người hô to khẩu hiệu “Giết chết nhà độc tài,” hướng trực tiếp sự phẫn nộ của họ tới Lãnh Tụ Tối Cao Cộng Hòa Hồi Giáo Iran Ayatollah Ali Khamenei.

“Phải xin lỗi và từ chức,” nhật báo ôn hòa Etemad của Iran viết trong một tựa đề loi71n hôm Chủ Nhật, nói rằng “đòi hỏi của người dân” là đối với những ai có trách nhiệm làm sai trong vụ khủng hoảng chuyến bay thì từ chức.

 

Trump Hứa Sẽ Áp Đặt Thêm Trừng Phạt Kinh Tế Mạnh Đối Với Iran

 

Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư cho biết chính phủ của ông sẽ lập tức đưa ra các trừng phạt kinh tế mới đối với Iran để đáp trả việc Iran bắn phi đạn vào các căn cứ quân sự Hoa Kỳ tại Iraq.

“Khi chúng ta tiếp tục đánh giá các chọn lựa trong phản ứng với sự xâm lược của Iran, Hoa Kỳ sẽ lập tức đưa ra thêm các trừng phạt kinh tế đối với chế độ Iran,” theo ông Trump cho biết trong bài diễn văn được truyền hình toàn quốc từ Bạch Ốc. “Các trừng phạt mạnh mẽ này sẽ làm cho Iran thay đổi thái độ của họ.”

Không rõ là những trừng phạt đó có thể là, và cam kết của Trump đã làm cho nhiều người tự hỏi rằng những gì còn lại để Hoa Kỳ trừng phạt Iran.

Chính phủ đã khôi phục tất cả các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đã được nới lỏng theo thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Nhưng nó vẫn còn chỗ để tăng các hình phạt và đẩy mạnh “chiến dịch gây áp lực tối đa” của họ lên Iran. Một số người lập luận rằng ông ấy có thể kêu gọi tái áp dụng, hoặc trở lùi, hay của tất cả các lệnh trừng phạt quốc tế tại Liên Hợp Quốc.

Các cơ quan chính liên quan đến việc thực thi các biện pháp trừng phạt - các Bộ Thương Mại, Ngoại Giao và Tài Chánh - không tiết lộ bất kỳ hành động nào trước để ngăn chặn các mục tiêu thực hiện các bước để tránh né chúng.

Cuộc xung đột giữa Hoa Lục và Đài Loan tiếp tục leo thang khi bà Thái Anh Văn tái đắc cử tổng thống và Trung Cộng tuyên bố không thay đổi lập trường “một quốc gia hai hệ thống.”

 

Thái Anh Văn Tái Đắc Cử Tổng Thống, TQ Không Đổi Lập Trường

 

TAIPEI (Reuters) – Trung Quốc sẽ không thay đổi lập trường rằng Đài Loan thuộc về họ, theo Bắc Kinh cho biết hôm Chủ Nhật, 12 tháng 1 năm 2020, sau khi Tổng Thống Thái Anh Văn tái đắc cử và nói rằng bà sẽ không chịu khuất phục trước các đe dọa của Trung Quốc, trong khi truyền thông nhà nước cảnh báo bà đang đùa giỡn với thảm họa.

Cuộc vận động bầu cử bị khống chế bởi các nỗ lực của TQ để khiến cho đảo quốc dân chủ chấp nhận sự cai trị của Bắc Kinh theo mô thức “một quốc gia, hai hệ thống,” cũng như bởi các cuộc biểu tình chống chính quyền tại Hồng Kông nằm dưới sự cai trị của TQ.

“Bất luận là điều gì thay đổi đối với nội bộ Đài Loan, sự thật cơ bản là chỉ có một TQ trên thế giới và Đài Loan là một phần của TQ sẽ không thay đổi,” theo Bộ Ngoại Giao TQ cho biết trong một tuyên bố.

Trong khi TQ nói Đài Loan là lãnh thổ của họ, Đài Loan vẫn giữ vị thế quốc gia độc lập được gọi là Cộng Hòa Trung Hoa, tên chính thức của nước này.

Bà Thái, người chống quyết liệt mô thức “một quốc gia, hai hệ thống” của TQ, đã chiến thắng thêm một nhiệm kỳ 4 năm nữa bởi cuộc bầu cử hôm Thứ Bảy, 11 tháng 1, và Đảng Cấp Tiến Dân Chủ (DPP) của bà đã đảm bảo vị thế đa số tại quốc hội.

Chiến tranh lạnh giữa TQ và Mỹ vẫn tiếp diễn ở nhiều bình diện mà cụ thể gần đây nhất là việc Mỹ ra sáng kiến mới đối phó với chính sách “một đai một đường” của
TQ.

 

Mỹ Ra Sáng Kiến Mới Đối Phó Một Đai Một Đường Của TQ

 

Hoa Kỳ đang cố gắng bắt kịp Sáng Kiến Vành Đai và Con Đường Khổng Lồ (BRI) của Trung Quốc với một dự án mới mà một chuyên gia cho biết sẽ là một di sản của chính quyền.

Với việc thành lập một thực thể mới được tài trợ bởi người đóng thuế gọi là Công Ty Tài Chính Phát Triển Quốc Tế Của Hoa Kỳ (DFC), mà một số chuyên gia ca ngợi là một phần quan trọng nhất của pháp chế về quyền lực mềm của Hoa Kỳ trong hơn một thập niên, Nước Mỹ đang trên đường chống lại dự án khổng lồ được gọi là Con Đường Tơ Lụa Mới của TQ.

“Vành Đai Và Con Đường thực sự đã trở thành một trọng điểm của Hoa Kỳ,” theo Andrew Small, đồng nghiệp xuyên Đại Tây Dương trong chương trình Châu Á tại Quỹ Marshall của Hoa Kỳ, nói với Yahoo Finance. “Vấn đề đã xảy ra là [các cơ quan của Hoa Kỳ] thực sự không có phương tiện để huy động các nguồn lực để cạnh tranh.”

Sáng kiến Một Đai Một Đường của Trung Quốc, được hình dung là sự hồi sinh của một tuyến giao dịch cổ đại giữa Châu Á và Châu Âu, đã được triển khai kể từ khi Chủ Tịch Tập Cận Bình tuyên bố ra mắt vào năm 2013. Ngoài các dự án cơ sở hạ tầng như cảng và đường cao tốc, sáng kiến này được coi là một trong số những cách mà Trung Quốc đang khẳng định mình trên trường thế giới.

Trong một phúc trình gần đây bởi Ủy Ban U.S.-China Economic and Security Review Commission cho biết rằng trong năm qua, “Bắc Kinh cũng mở rộng việc xúc tiến toàn cầu Sáng Kiến Một Đai Một Đường (BRI), gia tăng hợp tác quân sự và xuất cảng các kỹ thuật kiểm duyệt và giám sát của mình sang các nước dưới sự bảo trợ của BRI.”

Phúc trình cũng cho biết them rằng, “BRI của TQ đã trỗi dậy như là quan điểm tổ chức minh bạch nhất đứng sau sự bành trướng sự hiện diện hải ngoại của Quân Đội Nhân Dân TQ, dù vai trò chính xác của Quân Đội Nhân Dân TQ trong việc cung cấp an ninh cho BRI vẫn chưa được biết.”

Nỗ lực này đã đưa các quốc gia Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh, cũng như một số khu vực ở Trung Âu vào quỹ đạo Trung Quốc. Một số quốc gia đã chấp nhận yêu cầu của Trung Quốc, như không công nhận tình trạng độc lập của Đài Loan. Nhiều nước khác đã gánh chịu các mức nợ không thực tế mà họ không thể trả được, chẳng hạn như Sri Lanka, Pakistan và Montenegro.

Trong vài năm qua, “Hoa Kỳ đã có xu hướng không để ý quá nhiều đến Vành Đai và Con Đường,” theo Small giải thích. Tôi nghĩ rằng Trung Quốc đã hy vọng rằng họ có thể lôi cuốn Hoa Kỳ vào Vành Đai và Con Đường một cách tích cực hơn.”

Đáp lại những chỉ trích ngày càng tăng đối với BRI, Bộ Trưởng Thương Mại Wilbur Ross đã xác nhận vào đầu tháng 11 rằng Hoa Kỳ sẽ đầu tư và giao dịch nhiều hơn ở Châu Á trong nỗ lực chống lại dự án của TQ. Ross cũng đưa ra một sáng kiến gọi là “Blue Dot Network” mà về cơ bản sẽ đánh giá và chứng nhận các dự án cơ sở hạ tầng được đề nghị, dựa trên các tiêu chuẩn thường được chấp nhận. Sự thay đổi đó nhằm giải quyết các mối quan ngại về tính bền vững của các dự án của Trung Quốc.

Cháy rừng tại Úc là một đại nạn không chỉ cho con người mà còn cho cả tỉ sinh vật trên lục địa này.

 

Khủng Hoảng Cháy Rừng Ở Úc Thiêu Chết 1 Tỉ Thú Vật

 

Sự tàn phá từ các trận cháy rừng tại Úc được báo cáo là đã diệt sạch một tỉ thú vật, dẫn đến điều mà một nhà khoa học mô tả là một “cuộc khủng hoảng diệt chủng.”

Giáo Sư Chris Dickman nói với báo Metro rằng các trận cháy có nghĩa là diệt sạch có thể tăng lên trong những tuần lễ và tháng tới, khi nhiệt độ tại Úc bắt đầu tăng cao trở lại.

Tình trạng càng tồi tệ hơn, theo GS Dickman, khiến cho nhà sinh thái học hàng đầu tại Đại Học Sydney, tin rằng một số chủng loại có thể bị xóa sổ vì không còn chỗ ẩm ước để tị nạn. 

Ông ấy nói với tờ báo rằng, “Một số chủng loại nằm trong danh sách quan tâm nhiều nhất đã có dân số thu nhÕ và hạn chế vùng địa lý để sống.

“Trong các trận cháy rừng trước đây ít nghiêm trọng hơn, bạn có thể hy vọng tìm thấy một khu vực ẩm thấp hay đầm lầy, nhưng không rõ là từ những gì chúng ta đang thấy những vùng tị nạn đó sẽ được tìm ra.

“Chúng ta hy vọng một cách tuyệt vọng là chúng sẽ có. Nếu chúng không có thì sẽ là tin xấu đối với nhiều chủng loại.”

Các phỏng đoán trước đây về số thú vật bị giết trong các trận cháy rừng là từ nửa tỉ, với 8,000 con koalas bị diệt sạch chỉ riêng tại vùng New South Wales -- gần 1/3 tổng dân số của loài này trong khu vực.

Mối quan hệ đồng minh giữa Iraq và Mỹ lại bị tình trạng “cơm không lành, canh không ngọt” vì liên quan đến vụ Mỹ giết tướng Iran khiến cho chính phủ Iraq đã yêu cầu Mỹ rút quân.

 

Thủ Tướng Iraq Yêu Cầu Mỹ Rút Quân Khỏi Iraq

 

Thủ Tướng Iraq yêu cầu bộ ngoại giao Hoa Kỳ bắt đầu làm việc để rút quân đội Mỹ ra khỏi Iraq, theo văn phòng của ông thủ tướng cho biết hôm 10 tháng 1, nêu dấu hiệu về sự kiên quyết chấm dứt sự hiện diện quân đội Hoa Kỳ bất luận các thay đổi gần đây để giảm căng thẳng giữa Iran và Hoa Kỳ.

Adel Abdul-Mahdi đưa ra yêu cầu trong cuộc điện đàm với Ngoại Trưởng Mỹ Mike Pompeo vào tối Thứ Năm, theo thông báo từ văn phòng của ông thủ tướng cho biết. Ông cũng nói với ông Pompeo rằng các cuộc không kíh của Mỹ gần đây tại Iraq là xam phạm chủ quyền Iraq không thể chấp nhận được và vi phạm thỏa thuận an ninh của 2 quốc gia.

Nhà lãnh đạo Iraq yêu cầu ông Pompeo “gửi phái đoàn tới Iraq để chuẩn bị tổ chức thực hiện nghị quyết của quốc hội liên quan đến việc rút quân đội ngoại quốc ra khỏi Iraq,” theo thông cáo nói trên cho biết.

“Thủ tướng nói rằng lực lượng Mỹ đã vào Iraq và máy bay không người lái đang bay trên không phận Iraq mà không xin phép từ chính phủ Iraq và điều này là vi phạm thỏa thuận song phương,” theo thông báo cho hay.

Nói chuyện với ông Pompeo, thủ tướng Iraq không đòi hỏi Mỹ phải rút quân ngay tức khắc mà cho Hoa Kỳ thời gian để lập ra chiến lược và thời biểu để rút quân.

Hiện có khoảng 5,200 quân nhân Mỹ tại Iraq trợ giúp và cung cấp huấn luyện cho các bộ phận an ninh của Iraq để chống lại nhóm Quốc Gia Hồi Giáo. Một cuộc triệt thoái quân đội Mỹ có thể làm tổn thất nặng nề các nỗ lực đè bẹp tàn dư của nhóm ISIS giữa lúc có nhiều quan tâm về sự hồi sinh giữa bất ổn chính trị.

Các quan chức quân sự hàng đầu của Mỹ gồm Tướng Mark Milley, chủ tịch Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân và Bộ Trưởng Quốc Phòng Mark Esper cho biết không có kế hoạch nào cho Hoa Kỳ rút khỏi Iraq.

Chuyện Hoàng Tử Harry và Công Nương Meghan tuyên bố rút khỏi Hoàng Gia Anh cũng làm cho nhiều người trên thế giới quan tâm.

 

Hoàng Tử Harry Và Công Nương Meghan Rút Lui Khỏi Hoàng Gia Anh

 

Công Tước và Nữ Công Tước xứ Sussex tuyên bố họ sẽ rút lui tư cách là hoàng gia "cao cấp" và làm việc để trở nên độc lập về tài chính.

Trong một tuyên bố, Hoàng Tử Harry và Công Nương Meghan cũng cho biết họ có kế hoạch chia thời gian giữa Anh Quốc và Bắc Mỹ.

BBC biết rằng không có hoàng gia nào khác - kể cả Nữ Hoàng hay Hoàng Tử William - đã được hỏi ý kiến trước khi tuyên bố và Cung Điện Buckingham "thất vọng".

Các hoàng gia cao cấp được biết là đã bị “tổn thương” bởi tuyên bố này.

Hồi tháng 10 năm rồi, Hoàng Tử Harry và Công Nương Meghan đã công khai nói lên những khó khăn của họ dưới sự chú ý của truyền thông.

Trong tuyên bố bất ngờ của họ vào Thứ Tư, cũng được đăng trên trang Instagram của họ, cặp vợ chồng này cho biết họ đã đưa ra quyết định "sau nhiều tháng suy gẫm và thảo luận nội bộ".

"Chúng tôi dự định rút lui tư cách là thành viên 'cấp cao' của Hoàng Gia và làm việc để trở nên độc lập về tài chính, đồng thời tiếp tục hỗ trợ đầy đủ Nữ Hoàng."

Họ nói rằng họ có kế hoạch cân bằng thời gian giữa Anh Quốc và Bắc Mỹ trong khi "tiếp tục tôn vinh bổn phận của chúng tôi đối với Nữ Hoàng, Khối Thịnh Vượng Chung và sự bảo hộ của chúng tôi".

Nữ Hoàng Elizabeth II hôm Thứ Hai đã đồng ý cho Hoàng Tử Harry và vợ Meghan theo ước muốn của họ có được cuộc sống độc lập hơn, cho phép họ sống một phần thời gian tại Canada trong khi vẫn chắc chắn ở tại Hoàng Cung.

“Gia đình và tôi hoàn toàn ủng hộ ước muốn của Harry và Megha để tạo cuộc sống mới như một gia đình son trẻ,” theo nữ hoàng cho biết trong một tuyên bố. Dù chúng tôi muốn họ giữ vai trò thành viên làm việc toàn thời gian của Hoàng Gia, chúng tôi tôn trọng và thông cảm ước muốn của họ sống cuộc đời độc lập hơn như một gia đình trong khi vẫn giữ một phần giá trị của gia đình tôi.”

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cách đây vài tuần, kỹ sư phần mềm Andres Freund đã có một khám phá kỳ lạ. Công việc của anh tại Microsoft liên quan đến việc phát triển một chương trình cơ sở dữ liệu, và anh đã nhận được những kết quả không bình thường khi thử nghiệm hệ thống. Các nỗ lực đăng nhập vào chương trình đột nhiên mất nửa giây lâu hơn thường lệ.
Hiệp Hội Thể Thao Liên Trường Quốc Gia (National Association of Intercollegiate Athletics, NAIA) đã cấm toàn bộ phụ nữ chuyển giới tham gia thi đấu các môn thể thao dành cho nữ; quyết định này cứng rắn hơn các cơ quan thể thao khác cho phép vận động viên chuyển giới tham gia thi đấu dựa trên mức độ testosterone, theo Reuters.
Listas California là một chương trình của Văn Phòng Dịch Vụ Khẩn Cấp Thống Đốc California (Cal OES), nhằm dành cho phụ nữ vai trò trung tâm của gia đình trong việc đối phó với các tình huống khẩn cấp, thiên tai.
Người cư sĩ tại gia có khả năng phát huy đạo đức cao thượng, từ từ bước lên nấc thang thánh vị, qua việc trì giữ giới luật: Năm Giới, Tám Giới, Mười Giới và Bồ Tát Giới Tại Gia. Chính những giới này giúp cho hàng đệ tử tại gia cũng như xuất gia ngăn ngừa nghiệp xấu, vun trồng tâm lành để hiện tại và mai sau có được cuộc sống an vui, lợi mình, lợi người. Kính mời quý Phật tử phát tâm về Chùa Hương Sen thọ giới, nhận giới và giữ giới.
Vatican hôm thứ Hai tuyên bố phẫu thuật khẳng định giới tính và mang thai hgiùm là những mối đe dọa nghiêm trọng đối với phẩm giá con người, đặt chúng ngang hàng với phá thai và an tử là những thực hành vi phạm kế hoạch của Thiên Chúa dành cho sự sống con người. Vatican ban hành “Phẩm giá vô hạn” (Infinite Dignity), một tuyên bố dài 20 trang đã được thực hiện trong 5 năm. Sau khi sửa đổi đáng kể trong những tháng gần đây, nó đã được Đức Giáo Hoàng Francis phê duyệt vào ngày 25 tháng 3, theo AP.
Theo thông báo từ Cơ Quan Điều Tra Môi Trường (Environmental Investigation Agency, EIA) tại London, một lượng lớn chất cấm gây hại cho khí hậu đang được ‘tuồn’ lậu vào Châu Âu từ Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, theo Reuters.
Sáng Chủ Nhật, chiếc Boeing 737-800 của Southwest Airlines đang trong quá trình cất cánh ở Denver thì một phần vỏ động cơ bị rơi ra và đập vào vạt cánh tà. Vụ việc khiến FAA phải mở một cuộc điều tra, theo Reuters.
AUKUS sẽ thêm một chữ J hay chữ JA vào.... Tờ Financial Times đưa tin, Mỹ, Anh và Úc đang xem xét đưa Nhật Bản vào quan hệ đối tác an ninh AUKUS của họ nhằm ngăn chặn Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Các bộ trưởng quốc phòng AUKUS vào thứ Hai sẽ công bố các cuộc đàm phán về việc mở rộng Trụ cột II (Pillar II), trong đó tập trung vào phát triển các năng lực tiên tiến và chia sẻ công nghệ.
Philippines, Nhật Bản, Mỹ và Australia sẽ tổ chức các cuộc tập trận hải quân chung ở Biển Đông (South China Sea) vào Chủ nhật tuần này, theo 1 tuyên bố chung: “Chúng tôi sát cánh cùng tất cả các quốc gia trong việc bảo vệ trật tự quốc tế dựa trên luật pháp vốn là nền tảng cho một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương hòa bình và ổn định. Bốn quốc gia của chúng tôi tái khẳng định quan điểm coi Phán quyết của Tòa Trọng tài Biển Đông năm 2016 là phán quyết cuối cùng
Kinh tế Mỹ lạc quan. Nền kinh tế Mỹ có thêm 303.000 việc làm trong tháng 3 và tỷ lệ thất nghiệp giảm nhẹ xuống 3,8%, theo dữ liệu mới của Bộ Lao động công bố hôm thứ Sáu. Báo cáo việc làm tháng 3 một lần nữa vượt hơn mong đợi. Các nhà kinh tế đã kỳ vọng rằng nền kinh tế sẽ đạt được 200.000 việc làm và tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm xuống còn 3,8%.
Bán đảo Crimea nằm ở khu vực Biển Đen, phía bắc nối liền với nội địa Ukraine; diện tích ước khoảng 26.844 km2; dân số khoảng 2,4 triệu người; riêng tại thủ đô Sewastopol hiện có hơn 386.000 sinh sống. Trong vài thế kỷ qua, nhiều đế chế khác nhau đưa ra yêu sách đòi chủ quyền lãnh thổ của bán đảo này. Từ thời sơ khai, Crimea là mảnh đất mà một phần người Thổ thuộc sắc tộc Krimtataren lập nghiệp và thuộc quyền sở hữu của Đế chế Ottoman, sau này thuộc về Đế chế Sa hoàng Nga và Liên Xô.
Nghệ sĩ đường phố bí hiểm người Anh Banksy đã xác nhận tác phẩm mới của mình: bức tranh tường mới được vẽ ở phía bắc London vào cuối tuần qua (16 tháng 3) – vẽ một người phụ nữ đang cầm bình xịt sơn bằng áp suất, trông vẻ như bà đã phun sơn màu xanh lá cây lên một bên của một dãy nhà chung cư. Màu xanh được tô vẽ trên một bức tường đổ nát trên đường Hornsey ở Công viên Finsbury, phía sau một cái cây cằn cỗi không một ngọn lá, lớp sơn màu xanh lá cây phía sau những cành cây trông như thể sự sống lại được mọc lên từ thân cây ấy.
Trong suốt 30 năm làm cảnh sát ở ngoại ô Maryland, Lisa Bromley đã tham gia vào nhiều hoạt động và nhiệm vụ khác nhau. Làm cảnh sát ngầm lật tẩy các âm mưu mua bán ma túy. Điều tra các vụ cướp có vũ trang. Giải quyết các vụ xe công vụ gây tai nạn. Nhưng phải cho đến tuần trước, bà mới tự mình đội tóc giả và đeo khẩu trang phòng COVID-19, đóng vai nạn nhân 60 tuổi trong một vụ lừa đảo đã cuỗm mất số vàng miếng trị giá khoảng 789,000 MK. Kế hoạch được vạch ra là khiến kẻ lừa đảo tìm đến một bãi đậu xe thuộc cộng đồng Leisure World của Quận Montgomery để lừa đánh cắp thêm vàng.
Theo một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí New England Journal of Medicine, xét trong khoảng thời gian 3 năm, những người có hạt vi nhựa (microplastics) hoặc hạt nano nhựa (nanoplastics) trong mô động mạch cảnh (hay còn gọi là động mạch cổ, tiếng Anh là carotid artery) có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ hoặc tử vong, cao gấp đôi so với những người không có các hạt này trong cơ thể.
Theo Cơ Quan Hải Dương và Khí Quyển (National Oceanic and Atmospheric Administration, NOAA), trong vùng biển gần nhóm đảo Lower Keys ở Florida, người ta phát hiện ít nhất 40 loài cá khác nhau thực hiện các hành động “xoay tít và quay vòng vòng,” và nhiều con đã chết. Cho đến nay, các khoa học gia vẫn chưa thể giải thích được nguyên nhân gây ra khuynh hướng bất thường này.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.