Hôm nay,  

Thời Sự Trong Tuần

10/01/202000:00:00(Xem: 153924)
AFP_My-Iran dang tren bo vuc chien tranh
Những người dân Syria biểu tình đốt cờ Do Thái khi họ tụ tập tại quảng trường Saadallah al-Jabiri ở về phía bắc thành phố Aleppo của Syria hôm 7 tháng 1 năm 2020, để thương tiếc và lên án cái chết của tướng tư lệnh quân đội Iran Qasem Soleimani, và 9 người khác trong cuộc không kích của Hoa Kỳ tại thủ đô Baghdad.(Photo AFP/Getty Images)



Thế giới này dường như không bao giờ được yên ổn. Trung Đông vẫn còn là thùng thuốc nổ có thể bùng lên bất cứ lúc nào mà biểu hiện gần đây nhất là vụ khủng hoảng Mỹ-Iran khi TT Trump dùng phi cơ robot giết chết tướng Iran Soleimani trong tuần qua và Iran đã trả đũa bằng việc bắn hàng chục phi đạn vào 2 căn cứ quân sự Mỹ ở Iraq.

 

Iran Bắn Hàng Chục Phi Đạn Vào Căn Cứ Quân Sự Mỹ Ở Iraq

 

WASHINGTON — Iran đã bắn phi đạn vào các căn cứ quân sự Hoa Kỳ tại Iraq vào chiều tối Thứ Ba trong hành động trả thù rõ rệt đối với cái chết của Tướng Qassem Soleimani của Iran, mà được TT Trump ra lệnh giết.

Theo một tuyên bố từ Bộ Quốc Phòng, cuộc tấn công đã bắt đầu vào lúc 5 giờ rưỡi chiều giờ miền đông Hoa Kỳ.

“Iran đã bắn hơn một chục phi đạn đạn đạo chống lại quân đội Hoa Kỳ và các lực lượng đồng minh tại Iraq. Điều rõ ràng là các phi đạn này được bắn từ Iran và nhắm mục tiêu ít nhất 2 căn cư quân sự Iraq điều khiển quân đội Hoa Kỳ và quân nhân đồng minh tại Al-Asad và Erbil,” theo tuyên bố nói trên cho biết.

Bộ Quốc Phòng Mỹ nói rằng họ “đang làm việc để đánh giá thiệt hại ban đầu của cuộc chiến.”

“Khi chúng tôi đánh giá tình hình và phản ứng, chúng tôi sẽ làm tất cả các biện pháp để phòng thủ và bảo vệ quân nhân Hoa Kỳ, các đối tác và đồng minh trong khu vực,” theo tuyên bố nói trên cho hay.

Đài truyền hình Press TV, là đài truyền hình quốc doanh Iran, tường trình rằng Vệ Binh Cách Mạng Hồi Giáo đã đánh Căn Cứ Không Quân Al-Asad với “hàng chục phi đạn.”

Tham Vụ Báo Chí Bạch Ốc Stephanie Grisham nói với Yahoo News rằng Tổng Thống Trump đang “quan sát” tình hình.

“Chúng tôi đã có báo cáo về các cuộc tấn công vào các cơ sở Hoa Kỳ tại Iraq. Tổng Thống đã được tường trình và đang giám sát tình hình chặt chẽ và tham vấn với nhóm cố vấn an ninh quốc gia của ông,” theo Grisham cho biết.

Liên quan đến cuộc khủng hoảng Mỹ-Iran, một bản tin khác cho hay có ít nhất 56 người đã bị dẫm đạp chết trong đám tang của tướng Iran Soleimani.

 

56 Người Bị Dẫm Đạp Chết Trong Đám Tang Tướng Iran Soleimani

 

BAGHDAD/WASHINGTON – Ít nhất 56 người bị giết chết trong vụ dẫm đạp tại Iran hôm Thứ Ba, 7 tháng 1 khi hàng chục ngàn người đau buồn tập trung trên các đường sá cho tang lễ của vị tướng Iran bị giết đã khiến cho vùng Trung Đông lâm vào cuộc khủng hoảng mới và gây lo sợ vể cuộc chiến tranh mở rộng, theo Reuters cho biết hôm 7 tháng 1.

Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Mark Esper cho biết rằng Hoa Kỳ nên dự kiến sự trả thù từ Iran qua vụ giết Tướng chỉ huy Lực Lượng Vệ Binh Cách Mạng Iran Qassem Soleimani trong tuần trước.

“Tôi nghĩ rằng chúng ta nên dự kiến rằng họ sẽ trả thù trong cách nào đó,” theo Esper nói với cuộc họp báo ngắn tại Bộ Quốc Phòng, thêm rằng sự trả thù như thế có thể thông qua các nhóm ủy quyền được Iran hậu tuẫn bên ngoài Iran hay “bởi chính bàn tay của họ.”

“Chúng ta đã chuẩn bị cho bất cứ tình huống nào. Và rồi chúng ta sẽ đáng trả thích đáng với điều gì họ làm.”

Một viên chức cao cấp của Iran nói rằng Tehran đã xem xét nhiều tình cảnh để trả thù cái chết của ông ấy. Những nhân vật cao cấp khác cho biết nước Cộng Hòa Hồi Giáo sẽ ăn miếng trả miếng việc giết khi họ đáp trả, nhưng họ nên chọn lựa thời gian và địa điểm.

Đám tang của Soleimani đã tiến hành sau nhiều giờ trì hoãn theo sau vụ dẫm đạp, mà trong đó có hơn 210 người bị thương, theo một viên chức cấp cứu trích lời cơ quan truyền thông bán chính thức Fars cho biết.

Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Mark Esper hôm Thứ Ba nói rằng Hoa Kỳ muôn giảm leo thang căng thẳng với Iran, nhưng đất nước này cũng đã sẵn sàng để kết thúc bất cứ cuộc chiến nào có thể được bắt đầu.

“Chúng ta không tìm kiếm bắt đầu chiến tranh với Iran, nhưng chúng ta đã chuẩn bị để kết thúc nó,” theo ông cho biết. “Điều chúng ta muốn thấy là sự giảm căng thẳng.”

Cuộc khủng hoảng bắt đầu do TT Trump ra lệnh không kích giết chết tướng Soleimani hôm 2 tháng 1. Qassem Soleimani, lãnh đạo Lực Lượng Quds ưu tú của Iran, đã bị giết chết vào chiều tối Thứ Năm trong một cuộc không kích của Hoa Kỳ nhắm vào một đoàn xe gần phi trường Baghdad.

Chỉ huy lực lượng dân quân Iraq Abu Mahdi al-Muhandis cũng chết trong cuộc không kích, theo Ahmed al-Assadi, phát ngôn viên của Lực Lượng Huy Động Phổ Biến của Iraq, là cây dù che cho  nhóm các dân quân được Iran hậu thuẫn, xác nhận với ABC News.

Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đã xác nhận tin này trong một thông báo gửi cho ABC News để trả lời về cuộc tấn công nói trên.

Tình hình thế giới bất ổn không chỉ có tại Trung Đông mà còn ở Biển Đông với tham vọng xâm chiếm biển đảo của Trung Cộng. Vì vậy Biển Đông sẽ cỏn đầy sóng gió trong năm mới 2020.

 

AFP_May bay Ukraine rot 176 nguoi chet
Nhóm cấp cứu làm việc giữa đống mảnh vụn sau khi máy bay Ukraine chở 176 hành khách đã rớt gần phi trường Imam Khomeini tại thủ đô Tehran của Iran vào sáng sớm ngày 8 tháng 1 năm 2020, giết chết tất cả mọi người trên phi cơ. Chiếc Boeing 737 đã rời phi trường quốc tế Tehran đang trên đường đến Kiev, theo hãng tin bán chính thức ISNA cho biết, nói thêm rằng 10 chiếc xe cấp cứu đã được phái tới hiện trường tai nạn.(Photo AFP/Getty Images)

Máy Bay Ukraine Rớt Ngay Sau Khi Iran Bắn Phi Đạn, 176 Người Chết

 

Chiếc máy bay Boeing 737 của hãng hàng không Ukraine International Airlines trên đường đến thủ đô Kyiv đã rớt vài phút sau khi cất cánh từ Tehran hôm Thứ Tư, giết chếtt tất cả 176 người trên phi cơ.

Máy bay Boeing 737-800, chở 167 hành khách và 9 phi hành đoàn, là chiếc phi cơ Boeing 737 Max cũ mà đã bị cấm bay trên toàn thế giới kể từ giữa tháng 3 năm ngoái sau khi 2 vụ tai nạn chết người đã xảy ra.

Chuyến bay 752 gặp nạn ngay sau 6 giờ sáng giờ địa phương, ít phút sau khi cất cánh. Hình ảnh cho thấy nhiều nhân viên cấp cứu tìm kiếm trên một vùng rộng lớn đầy mảnh vụn bên ngoài thủ đô Tehran.

Nguyên nhân của vụ rớt máy bay, đến vài giờ sau khi Iran bắn phi đạn trả đũa vào nhiều căn cứ quân sự Mỹ tại Iraq vì vụ giết chết Tướng Qasem Soleimani của Iran, hiện vẫn chưa biết. Những quyết định như thế mất nhiều tháng, nhưng hãng truyền thông Fars của Iran tường thuật rằng chiếc phi cơ đã rớt vì các vấn đề kỹ thuật mà không cung cấp thêm thông tin gì khác.

Hãng hàng không Ukraine International Airlines cho biết rằng máy bay lúc đó chở nhiều công dân của Canada, Iran, Thụy Điển và Ukraine.

 

Biển Đông Sẽ Còn Đầy Sóng Gió Trong Năm 2020

 

BIỂN ĐÔNG – Tình hình Biển Đông trong năm mới 2020 có vẻ sẽ không khá hơn năm cũ bao nhiêu mà nguy cơ bùng nổ chiến tranh còn cao hơn, theo bản tin của  Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 31 tháng 12 năm 2019. Bản tin VOA cho biết thêm thông tin về việc này như sau.

Một tổ chức nghiên cứu của Hoa Kỳ mới đưa ra nhận định về khả năng xảy ra xung đột vũ trang trong năm 2020 ở nhiều “điểm nóng” trên thế giới, trong đó có Biển Đông.

Dựa trên đánh giá của các chuyên gia chính sách đối ngoại của Mỹ về 30 cuộc xung đột tiềm tàng có thể xảy ra hoặc leo thang trong năm tới, cũng như tác động của chúng đối với các quyền lợi của Hoa Kỳ, Hội đồng Đối ngoại nhận định rằng “một cuộc đối đầu giữa Mỹ và Iran, Triều Tiên, hoặc với Trung Quốc ở Biển Đông vẫn là những điều gây ra mối quan ngại lớn nhất ở nước ngoài”.

Tổ chức, nơi Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh từng tới phát biểu về chính sách đối ngoại của Việt Nam, nói rằng Biển Đông là một trong các “ưu tiên hàng đầu đối với Hoa Kỳ” trong năm 2020.

Với nhận định về tác động “cao” và khả năng xảy ra ở mức “vừa phải”, Hội đồng Đối ngoại đề cập tới “một cuộc đối đầu vũ trang quanh các khu vực lãnh hải tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông] giữa Trung Quốc và một hoặc nhiều hơn các nước Đông Nam Á cũng tuyên bố chủ quyền như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, hay thậm chí với cả Đài Loan.

Tình hình Biển Đông nóng lên những tháng cuối năm 2019 vì vụ “đối đầu” của tàu hải cảnh hai nước láng giềng phương bắc ở Bãi Tư Chính, cũng như việc tàu thăm dò Hải Dương 8 của Trung Quốc đi vào lãnh hải mà Hà Nội nói là Vùng Đặc quyền Kinh tế của mình.

Ông Brahma Chellaney từ Trung tâm Nghiên cứu Chính sách ở New Delhi từng nhận định với VOA tiếng Việt rằng hành động của Bắc Kinh nhằm “bào mòn quyết tâm” của Hà Nội.

Nhà nghiên cứu này nói thêm rằng giống như Ấn Độ, Việt Nam “không có đồng minh quân sự và buộc phải một mình đối đầu với sự xâm lược của Trung Quốc”.

Liên quan đến tình hình bất an ở Biển Đông là việc Mã Lai nạp đơn lên LHQ đòi mở rộng thềm lục địa và Nam Dương tăng cường tuần tra Biển Đông vì mối nguy của TC.

 

Nam Dương Đưa Chiến Đấu Cơ Đối Đầu TQ Ở Biển Đông

 

Tình hình Biển Đông ngày cảng bất ổn vì ngày cảng có nhiều nước trong khu vực bày tỏ thái độ chống lại tuyên bố chủ quyền của Trung Cộng trên hầu hết diện tích vùng biển này mà cụ thể là việc Mã Lai đã đệ trình Liên Hiệp Quốc đơn ghi danh vùng thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của họ ở Biển Đông, và việc Nam Dương tăng cường tuần tra hải phận giáp ranh Biển Đông, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) và Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 5 và 6 tháng 1.

Bản tin RFA cho biết thêm thông tin như sau.

Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Saifuddin Abdullah hôm 3/1 nói với báo giới rằng nước này tiếp tục khẳng định lập trường trong việc đăng ký vùng thềm lục địa mở rộng ở khu vực Biển Đông, bất chấp những phản đối của Bắc Kinh.

Hôm 12/12/2019, chính phủ Malaysia đã đệ trình lên Liên Hiệp quốc đăng ký vùng thềm lục địa mở rộng ra ngoài vùng 200 hải lý ở phía bắc Biển Đông.

Phái đoàn thường trực của Trung Quốc ở UN sau đó đã gửi thư tới Tổng thư ký UN Antonio Guterres, phản đối đăng ký của Malaysia, cho rằng đăng ký của Malaysia đã “vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền tài phán của Trung quốc ở Biển Đông”.

Ông Saifuddin nói với các phóng viên rằng Malaysia đã biết là Bắc Kinh sẽ phản đối nhưng mục tiêu của Malaysia là duy trì đòi hỏi của nước này,

“Thứ nhất, sẽ luôn có tranh chấp cũng giống như các vùng khác ở Biển Đông. Thứ hai, cuối cùng, điều hiếm khi xảy ra, là bạn mang ra toà”, ông Saifuddin nói.

Hồi năm 2009, Malaysia và Việt Nam cũng đã cùng đệ đơn lên UN về vùng thềm lục địa ở Biển Đông. Động thái này cũng vấp phải sự phản đối của Trung Quốc.

Trong khi đó bản tin của Đài VOA nói rằng Nam Dương tang cường việc tuần tra gần Biển Đông.

Một quan chức Indonesia hôm 4/1 cho biết rằng nước này đang tăng cường tuần tra trên biển và trên không tại một quần đảo gần Biển Đông, sau cuộc tranh cãi ngoại giao với Bắc Kinh về việc tàu tuần duyên Trung Quốc “xâm phạm” lãnh hải Indonesia, theo AFP.

Hãng tin Pháp đưa tin, máy bay quân sự và ba tàu chiến với khoảng 600 quân nhân đã được triển khai với vùng lãnh hải quanh quần đảo Natuna gần kề Biển Đông.

Theo AFP, Indonesia từng bắt giữ tàu Trung Quốc ở khu vực trên trong quá khứ.

“Việc tàu bè nước ngoài vi phạm lãnh hải trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia là một mối đe dọa đối với chủ quyền của Indonesia”, chỉ huy quốc phòng Indonesia Yudo Margono nói trong một thông cáo.

Indonesia có động thái trên sau khi nước này triệu tập đại sứ Trung Quốc để “mạnh mẽ phản đối” việc tàu tuần duyên Trung Quốc hộ tống các tàu đánh cá Trung Quốc tới gần quần đảo Natuna vào giữa tháng 12.

Bắc Kinh tuyên bố đáp trả rằng Trung Quốc có “chủ quyền mang tính lịch sử” ở khu vực và rằng các tàu đánh cá nước này tiến hành các hoạt động “hợp pháp và hợp lý”.

Không giống như các nước Đông Nam Á khác như Việt Nam hay Philippines, Indonesia không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng tuyên bố sẽ không dung thứ việc Trung Quốc, một đối tác thương mại lớn của Indonesia, xâm phạm các vùng lãnh hải của Indonesia gần Biển Đông.

AFP dẫn lời một phát ngôn viên của tổng thống Indonesia hôm 4/1 tuyên bố rằng “không có thỏa hiệp nào đối với chủ quyền của Indonesia”.

Trong khi đó bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) hôm 8 tháng 1 cho hay Nam Dương đã điều động ra Biển Đông để đối đầu với TQ.

Không lực Indonesia đã triển khai 4 máy bay chiến đấu ra Biển Đông hôm thứ Ba 7/1 trong một vụ đối đầu với Bắc Kinh sau khi Jakarta mạnh mẽ phản đối hành động của Trung Quốc vi phạm khu dặc quyền kinh tế của Indonesia.

Xích mích bắt đầu từ trung tuần tháng 12 khi một tàu hải cảnh Trung Quốc hộ tống một đoàn tàu cá tiến vào các vùng biển ngoài khơi đảo Natuna của Indonesia. Jakarta lập tức triệu tập đại sứ Trung Quốc.

Vụ việc này đã làm xấu đi mối quan hệ tương đối hữu hảo giữa hai nước trong bối cảnh Trung Quốc là đối tác thương mại và cũng là nhà đầu tư lớn của Indonesia, quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á.

Người phát ngôn của Không quân Indonesia, ông Fajar Adriyanto, xác nhận 4 phản lực cơ F16 đang thực hiện các phi vụ trên đảo Natuna, mặc dù ông tìm cách trấn an những lo ngại về nguy cơ xảy ra đụng độ với Bắc Kinh.

Theo các dữ liệu của Maritime Traffic, một trang mạng theo dõi sự đi lại của tàu bè quốc tế, ít nhất có hai tàu Trung Quốc, chiếc Zhongguohaijing và chiếc Hải Dương 35111, đang ở trong vùng biển gần sát khu dặc quyền kinh tế của Indonesia hôm thứ Ba, cách quần đảo Riau của Indonesia khoảng 200km.

Thế giới này nóng lên không phải chỉ có chiến tranh mà hậu quả của biến đổi khí hậu làm cho ngày càng có nhiều vụ cháy rằng khốc liệt xảy ra mà cụ thể trước mắt là vụ cháy rừng kinh hoàng tại Úc Châu làm cho vùng ngoại ô thành phố Sydney trong tuần qua đã nóng như lò lửa với 120 F.

 

Cháy Rừng Ở Úc Kinh Hoàng, Ngoại Ô Sydney Nóng Tới 120 Độ F

 

Khủng hoảng cháy rừng tại Úc đã đạt tới mức cao mới hôm Thứ Bảy, 4 tháng 1, sau khi được báo cáo rằng nhiệt độ tại phần lớn ngoại ô ở phía tây của Sydney đã lên tới 120 độ F, làm cho nơi này trở thành nóng nhất trên trái đất.

Gần 200,000 cư dân của Penrith đã trải qua ngày nóng nhất chưa từng có trong lịch sử tại Sydney sau khi nhiệt độ nhảy vọt lên tới 120 độ F, khiến cho các giới chức chính quyền phải cảnh báo rằng hiện nay là rất nguy hiểm để ngay cả tổ chức di tản.

“Chúng ta hiện đang ở vị trí mà chúng tôi nói với người dân rằng là không an toàn để di chuyển, không an toàn để rời khỏi các khu vực này,” theo Thủ Hiến New South Wales là Gladys Berejiklian nói với các phóng viên.

Khi đêm xuống, khoảng 3,600 lính cứu hỏa chiến đấu với các ngọn lửa tiếp tục cháy khắp tiểu bang.

Nhiệt độ cao, nóng khô và gió mạnh đã tạo ra bão khiến cho có them 200 đám cháy tiếp tục thiêu đốt và lan rộng với tốc độ nhanh chóng kể từ đám cháy đầu tiên vào đầu tháng 9.

Khói từ các đám cháy rừng đã làm ô nhiễm không khí và biến bầu trời ban ngày thành ban đêm tối mịt tại nhiều khu vực bị nặng nề nhất. Những đám cháy này cũng được nhìn thấy trên các hình ảnh vệ tinh.

Trong khi đó Hồng Kông vẫn còn bất ổn vì người biểu tình vẫn còn xuống đường, đặc biệt trong dịp New Year đã có 420 người biểu tình bị cảnh sát bắt.

 

Hồng Kông Tiếp Tục Biểu Tình Dịp Lễ New Year, 420 Người Bị Bắt

 

HONG KONG (Reuters) – Cảnh sát Hồng Kông đã bắt khoảng 400 người trong các cuộc biểu tình vào dịp Năm Mới sau khi một cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ hòa bình của hàng chục ngàn người bị cuốn vào những cảnh hỗn loạn với cảnh sát xịt hơi cay để giải tán đám đông, theo Reuters cho biết hôm Thứ Năm.

Các vụ bắt đã lên tới tổng số khoảng 7,000 người kể từ khi các cuộc biểu tình trong thành phố leo thang vào tháng 6 năm ngoái.

Căng thẳng hôm Thứ Tư đã gia tăng sau một vài vụ bắt diễn ra tại quận Wan Chai gần chi nhánh của ngân hàng toàn cầu HSBC, mà đã là mục tiêu của người biểu tình giận dữ trong nhiều tuần nay.

Khi những vụ ẩu đả nổ ra, một số lượng lớn người biểu tình mặc áo đen đã chạy đến hiện trường trong khi những người biểu tình khác tạo thành chuỗi người để chuyển cho họ nhiều đồ dùng khác nhau, bao gồm cả gạch, buộc cảnh sát phải mang quân tiếp viện.

Cảnh sát sau đó yêu cầu các nhà tổ chức kêu gọi giải tán biểu tình sớm và đám đông cuối cùng đã giải tán khi một chiếc xe chở nước và hàng loạt cảnh sát mặc đồ chống bạo động tuần tra trên đường vào chiều tối.

Cảnh sát nói với truyền thông hôm Thứ Năm rằng họ đã bắt 420 người vào dịp Lễ Năm Mới, hầu hết trong Ngày New Year, với 287 người trong số đó bị bắt trong cuộc bố ráp vì tập hợp trái phép, gồm một em 12 tuổi.

Nhìn qua tình hình của cuộc thương lượng mậu dịch Mỹ-Trung đang có dấu hiệu hạ nhiệt và sáng sủa hơn, với tin từ TT Trump cho biết Mỹ-Trung sẽ ký thương ước giai đoạn 1 vào ngày 15 tháng 1.

 

Mỹ-TQ Sẽ Ký Thương Ước ‘Giai Đoạn Một’ Vào Ngày 15 Tháng 1

 

Một phần thương ước Mỹ-Trung sẽ được ký vào giữa tháng 1, theo TT Trump cho biết hôm Thứ Ba, 31 tháng 12, tuyên bố rằng ông cũng sẽ đi Trung Quốc để tiếp tục đàm phán.

“Tôi sẽ ký Thương Ước Phần Một rất lớn và trọn vẹn với Trung Quốc vào ngày 15 tháng 1,” theo Trump viết twitter cho biết vài phút trước khi Wall Street mở phiên chợ.

“Buổi lễ sẽ diễn ra tại Tòa Bạch Ốc. Các đại diện cao cấp của TQ sẽ có mặt.”

Trump cho biết sắp tới ông sẽ đi Bắc Kinh để tiếp tục thương lượng “vào ngày giờ cho biết sau.”

Chữ nghĩa của thương lượng, và việc hạ nhiệt xung đột thương mại, đã thúc đẩy Wall Street trong tháng rồi nhưng chứng khoán Hoa Kỳ ít bị thay đổi vào lúc mở chợ hôm Thứ Ba.

Hai bên vào đầu tháng 12 đã công bố thương lượng “Giai Đoạn Một” trong gần 2 năm đối đầu thương mại, với Washington bãi bỏ và giảm một số thuế để trao đổi với các cam kết của Trung Quốc gia tăng mua hàng xuất cảng của Mỹ và đáp ứng các cải tổ mậu dịch.

Các viên chức Hoa Kỳ và TQ cho biết rằng thỏa thuận gồm các bảo vệ tài sản trí tuệ, thực phẩm và nông sản, các dịch vụ và trao đổi ngoại tệ, và điều khoản để giải quyết tranh chấp.

Theo thỏa thuận mới, TQ đã hứa mua tối thiểu 200 tỉ đô la trong mức gia tăng mua hàng trong 2 năm tới từ các sản phẩm sản xuất, nông sản và năng lượng Hoa Kỳ, theo Đại Diện Thương Mại Mỹ Robert Lighthizer, cho biết.

Cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc năm 2020 càng lúc càng đi tới nước rút, với Đảng Dân Chủ có 5 ứng cử viên tổng thống đang có nhiều cơ hội nhất để thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ để được Đảng đề cử trong những ngày tháng sắp tới đây.

 

5 Ứng Viên TT Đảng DC Có Cơ Hội Tốt Nhất Để Thắng 2020

 

Ngay dù Julian Castro đã bỏ cuộc đua giành chức đại diện tranh cử tổng thống của Đảng Dân Chủ hôm Thứ Năm tuân trước, vẫn còn 14 người, vâng, 14 – người chạy đua với TT Trump vào tháng 11 này, theo CNN cho biết hôm Thứ Năm, 2 tháng 1.

Nhưng hầu hết những người này đều có thể có cơ hội rất nhỏ tới không có cơ hội để chiến thắng sự đề cử của Đảng Dân Chủ. Chúng ta hiện còn 1 tháng nữa thì tới bầu sơ bộ tại tiểu bang Iowa, và nếu bạn vẫn ở 1%, thì nó sẽ không xảy ra với bạn.

Với suy nghĩ đó, chúng ta thu hẹp cuộc chạy đua từ 10 ứng cử viên xuống còn 5 người.

Nhưng điều đó không có nghĩa là nếu ứng cử viên của bạn không nằm trong lần cắt giảm mỗi 2 tuần một lần đau đớn cuối cùng này, ông ấy hoặc bà ấy sẽ không có bất kỳ cơ hội nào - hoặc sẽ không đóng vai trò chính trong việc ai là người chiến thắng.

Thí dụ, Andrew Yang, người vừa tuyên bố rằng ông đã gây quỹ được hơn 16 triệu đô la trong ba tháng cuối năm 2019, dường như đang gia tăng sức mạnh và ủng hộ khi những phiếu bầu đầu tiên gần, nhưng chỉ bỏ lỡ việc cắt giảm thứ hạng trong tuần này.

Hoặc cựu Thị trưởng thành phố New York Michael Bloomberg, người tiếp tục bơm hàng chục triệu đô la vào quảng cáo trên truyền hình nhằm mục đích tự đưa mình vào sự phù hợp đến vào Thứ Ba đầu tháng 3.

Và hãy nhớ rằng: Chúng tôi xếp hạng lại các ứng cử viên này cứ sau hai tuần. Vì vậy, chỉ vì ứng cử viên của bạn không lọt vào Top 5 này không có nghĩa là họ sẽ không bao giờ phá được Top 5 trong tương lai! Nhưng đây là danh sách xếp hạng kỳ này:

 

5. Amy Klobuchar: Thượng nghị sĩ kỳ cựu từ Minnesota là ứng cử viên duy nhất ngoài Top 4 có một cú bắn thực tế về chiến thắng Iowa vào thời điểm này. Klobuchar tiếp tục các cuộc tranh luận thành công trong tháng 12 vừa qua. (Lần xếp hạng trước: 5)

 

4. Elizabeth Warren: Đây là một dấu hiệu của sự tụt xuống trong chiến dịch của thượng nghị sĩ tiểu bang Massachusetts khi thời hạn gây quỹ cuối năm đến gần, đã có những email và tweet ngày càng tuyệt vọng cầu xin những người ủng hộ tăng thêm một chút tiền.(Lần xếp hạng trước: 4)

 

3. Pete Buttigieg: Điều này rất rõ ràng: cựu thị trưởng South Bend, tiểu bang Indiana bắt đầu năm 2020 ở vị trí mạnh hơn nhiều so với năm 2019. Buttigieg đã gây quỹ được gần 25 triệu đô la trong quý 4 năm 2019, và ông đang ở gần vị trí cao nhất các cuộc thăm dò ở Iowa và New Hampshire. Một chiến thắng trong cả hai cuộc thi đó sẽ được cho là người đàn ông để giành lấy sự đề cử.(Lần xếp hạng trước: 3)

 

2. Bernie Sanders: Số tiền khổng lồ 34 triệu đô la của Sanders trong quý gây quỹ gần đây là một minh chứng cho ba điều: 1) Hỗ trợ trên mạng chưa từng có của ông ấy 2) Động lực của ông ấy trong cuộc đua trong vài tháng qua và 3) Khả năng của ông ấy ở lại trong cuộc đua năm 2020 như ông ấy muốn (nếu ông ấy không giành được đề cử). Không có ứng cử viên khác trong cuộc đua có tất cả ba yếu tố đó dành cho họ. (Lần xếp hạng trước: 2)

 

1.Joe Biden: Cựu phó tổng thống gần với đề cử như bất kỳ ai đã ở trong chu kỳ này. Cuối cùng, Biden đã có một cuộc tranh luận tốt vào tháng trước. Vị trí dẫn đầu của ông trong các cuộc thăm dò quốc gia sẽ không đi đến đâu nhờ sự hỗ trợ mạnh mẽ của người Mỹ gốc Châu Phi. Biden tiếp tục tăng cường sự ủng hộ, và ông ấy dường như đã có một tổng số tiền gây quỹ quý 4 vững chắc.(Lần xếp hạng trước: 1)

Đối với những người di dân tại Hoa Kỳ trong tuần qua có một tin tức làm cho họ rất vui đó là một dự luật được đệ trình lên Hạ Viện Mỹ để bảo vệ những người từ bị tội không bị trục xuất về nguyên quán.

 

Dự Luật Mới Ở Mỹ Bảo Vệ Người Từng Bị Tội Không Bị Trục Xuất

 

SACRAMENTO, Calif. – Cuong Nguyen, một người tị nạn Việt Nam đến Hoa Kỳ lúc 11 tuổi, đồng ý đi giao ma túy sau khi phát hiện ra rằng cha của anh đã nợ một số tiền lớn khi ông ấy vào trạc tuổi 20.

Anh đã bị buộc tội vào năm 2006 và đã ở tù 24 tháng. Nhưng Nguyen bổng nhiên bị Sở Di Trú và Quan Thuế bắt rồi thả trong 2 năm, chia cách với vợ và đứa con trai là người sống trong nỗi sợ hãi khi anh trở về nhà.

Được thả ra vào năm ngoái, Nguyen vẫn đang đối diện việc trục xuất vì phạm tội 13 năm trước và phải đến kiểm tra tại các văn phòng Sở Di Trú mỗi vài tháng một lần.

Nhưng một dự luật mới hiện nay có thể làm thay đổi điều này.

Dự Luật New Way Forward Act được đệ trình vào ngày 10 tháng 12 bởi Dân Biểu Liên Bang Karen Bass, Dân Chủ-California, và 3 Dân Biểu Dân Chủ khác: Jesus Garcia của Illinois, Pramila Jayapal của Washington và Ayanna Pressley của Massachusetts.

Dự luật hồi phục việc bảo vệ tất cả các di dân, gồm những người đang trong tiến trình trục xuất.

Các luật trước đây đặt nền tảng cho các chính sách của chính phủ Trump, theo Trung Tâm Nghiên Cứu Di Trú, dẫn tới việc tăng cao số người bị trục xuất, đặc biệt những người có hồ sơ phạm tội. Luật được thông qua vào năm 1996, có tên gọi Anti-Terrorism and Effective Death Penalty Act và Illegal Immigration Reform and Immigrant Responsibility Act, hạn chế các thẩm phán di trú trong việc xem xét nhiều yếu tố cho việc trục xuất người, theo tài liệu Asian Americans Advancing Justice cho thấy.

Các chánh án thường bị cấm xem xét có nên gỡ bỏ lệnh cho một người là cha mẹ, người giám hộ, lãnh đạo cộng đồng hay kiểu mẫu tái hội nhập thành công, trong số nhiều người khác.

Những người có thẻ xanh bị kết án một số tội trong vòng 7 năm vào Hoa Kỳ là đối tượng để bị trục xuất bắt buộc. Trong các trường hợp đó, các chánh án bị cấm tính hạnh kiểm gân đây hay mối quan hệ chặt chẽ gia đình của đương sự.

Dự luật cũng bãi bỏ việc giam giữ và tạo ra điều luật 5 năm của việc hạn chế đối với các vụ trục xuất, theo một thông cáo báo chí chung bởi các nhóm vận động Southeast Asian Resource Action Center and AAAJ.

Nhiều di dân Đông Nam Á được tái định cử trong các xóm nghèo, nhiều tội phạm tại Hoa Kỳ sau khi trốn khỏi các quốc gia bị chiến tranh tàn phá trong thời Chiến Tranh Việt Nam, Chiến Tranh Bí Mật của Lào và cuộc diệt chủng tại Cam Bốt giữa các thập niên 1970s và 1990s. Một số người phạm tội lúc còn trẻ và đã được thả ra khỏi tù sau khi mãn hạn tù. 

Theo thỏa thuận hồi hương năm 2008 giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, thì các di dân Việt Nam không thể bị trục xuất nếu họ vào Hoa Kỳ trước ngày 12 tháng 7 năm 1995.

Nhưng sự việc đã thay đổi dưới chính phủ Trump. Chính phủ Trump đã dùng các trừng phạt visa, áp lực ngoại giao và các công cụ khác để đàm phán lại thỏa thuận hồi hương với Việt Nam, Cam Bốt và Lào, trong số nhiều nước khác, theo Dân Biểu Harley Rouda, Dân Chủ-California cho biết. Một sắc lệnh hành pháp năm 2017 được TT Trump ban hành cho thấy bất cứ ai không hợp pháp và có hồ sơ phạm tội, bất luận họ vào với tư cách tị nạn, đều có thể là đối tượng bị trục xuất.

Theo  SEARAC, hơn 17,000 người tị nạn Đông Nam Á đã được lệnh trục xuất khỏi Hoa Kỳ. Hơn 2,000 người đã bị trục xuất kể từ năm 1998. Khoảng 80% trong số 15,000 người hiện sống với lệnh sau cùng của việc trục xuất vì các kết án trong quá khứ. Tính tới tháng 6 năm 2018, có tới 4,881 di dân Châu Á đã bị bắt giam.

Dự Luật New Way Forward Act là dự luật cột mốc đối với các cộng đồng Đông Nam Á, theo Quyen Dinh, giám đốc SEARAC cho biết.

Dự Luật New Way Forward Act là quan trọng đối với những người như Nguyen.

Tình hình nhân quyền tại Việt Nam không có gì khả quan khi một tổ chức theo dõi nhân quyền tố cáo Hà Nội còn giam cầm 239 tù nhân lương tâm.

 

Còn 239 Tù Nhân Lương Tâm Bị Giam Cầm Tại VN

 

Chính quyền CSVN đang cầm tù 239 người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền và dân quyền tại Việt Nam, theo bải tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) trích thuật báo cáo của tổ chức Người Bảo Vệ Nhân Quyền cho biết hôm 6 tháng 1. Bản tin VOA cho biết thêm thông tin về việc này như sau.

Báo cáo mới nhất của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders) nói rằng Việt Nam đang giam giữ ít nhất 239 tù nhân lương tâm trong các nhà tù hoặc các hình thức giam giữ tương tự.

Thống kê công bố hôm 1/1/2020 cho biết con số kể trên bao gồm cả trường hợp nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy, người đã bị kết án 33 tháng tù giam nhưng hoãn thi hành án vì đang nuôi con nhỏ. 238 người còn lại đang bị giam giữ “trong điều kiện vô cùng tồi tệ ở nhiều nhà tù khắp đất nước và xa gia đình của họ.”

Việt Nam vẫn là quốc gia có số tù nhân lương tâm lớn thứ hai ở Đông Nam Á, chỉ sau Myanmar, theo thông cáo của tổ chức.

Trong khi đó, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) vừa qua cho biết hiện tại Việt Nam có đến 130 tù nhân chính trị trong khi Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) nói rằng có đến 12 phóng viên đang bị giam cầm. Còn theo The 88 Project, con số các nhà hoạt động nói chung đang bị chính quyền Việt Nam bỏ tù là 276 người.

Trong số 239 người đang bị giam giữ theo thống kê của Người Bảo vệ Nhân quyền, có 48 tù nhân lương tâm bị kết tội hoặc đang bị giam để điều tra về cáo buộc “lật đổ,” 37 người về “tuyên truyền chống nhà nước,” 57 người thuộc nhiều sắc dân thiểu số về “phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc,” 7 người về “lợi dụng quyền tự do dân chủ,” 13 người về “phá hoại an ninh,” 48 người về “gây rối trật tự công cộng” và 2 người “bị kết tội khủng bố”. Tội danh của 10 người không được công bố.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
WASHINGTON – Chính quyền Biden có kế hoạch mở rộng lệnh hạn chế xuất cảng các lô hàng chất bán dẫn sử dụng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) và công cụ sản xuất chip của Hoa Kỳ đến Trung Quốc, theo Reuters đưa tin ngày Chủ Nhật, 11 tháng 9 năm 2022.
KYIV – Ukraine cáo buộc các lực lượng Nga tấn công vào cơ sở hạ tầng dân sự để đáp trả lại cuộc tấn công chớp nhoáng của quân lính Ukraine vào cuối tuần qua, khiến Nga phải từ bỏ pháo đài chính của mình ở khu vực Kharkiv, theo Reuters đưa tin ngày Chủ Nhật, 11 tháng 9 năm 2022.
Tại Diễn đàn Kinh tế Á Châu ở Vladivostok hôm thứ tư 7/9/22, nói về « cơn sốt cấm vận của Tây phương» để cô lập Nga, Putin quả quyết « không thể » cô lập Nga được. Ông nói rõ hơn: « Có bao nhiêu người mặc kệ, có muốn cô lập Nga, điều có cũng không thể làm được »...
Nguyễn Du gọi cuộc đời mình từ năm 20 đến 30 tuổi là “Mười năm gió bụi”. Nhưng gia phả lại chép “mười năm đó ông về quê vợ ở Quỳnh Hải họp cùng anh vợ Đoàn Nguyễn Tuấn khởi nghĩa chống Tây Sơn”. Nhưng Đoàn Nguyễn Tuấn trong sử sách lại chép ông ra làm quan Hàn Lâm thị thư triều Tây Sơn, làm Phó sứ trong phái đoàn Phan Huy Ích năm 1790 với vua Quang Trung giả
Cộng Hòa kinh hoàng: Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã tweet rằng việc xây dựng các cơ sở sản xuất mới đã tăng 116% so với 12 tháng trước: "Chỉ vài năm trước, nhiều chuyên gia cho rằng việc hồi sinh ngành sản xuất của Mỹ là không thể." Đầu tuần này, Tổng thống Mỹ đã dự đoán rằng "tương lai của ngành công nghiệp chip sẽ được sản xuất tại Mỹ" khi Công ty Intel mở một nhà máy mới ở Ohio.
◉CNBC: Giám đốc cơ quan FBI báo cáo (2013) ông Trump ở lại Mosow 46 giờ nhưng phía ông Trump phủ nhận, ông ta nói không ở lại Moscow mà về Mỹ ngay... ◉BBC News: Trump đã bị camera quay lén khi đang ở cùng với một nhóm gái bán dâm tại phòng ngủ Tổng thống ở khách sạn Ritz-Carlton, Moscow (2013). Nội dung của một cuốn băng có thể được dùng để Nga uy hiếp Trump . ◉The Guardian: Vladimir Putin đã đích thân ủy quyền cho cơ quan gián điệp bí mật hoạt động để hỗ trợ Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016 - Carnegie Moscow: Mối quan hệ Mỹ-Nga trong suốt lịch sử, logic rất đơn giản: Đảng Cộng hòa tốt cho Điện Kremlin - Đảng Dân chủ thì không...
Sáng hôm ấy, tất cả các anh em cựu sinh viên trường Quốc Gia Kỹ Sư Công Nghệ (QGKSCN) tại San Jose và các vùng phụ cận đều đến tụ tập đông đủ tại nhà thờ Thánh Tử Đạo Việt Nam để tiễn đưa thầy Văn Đình Vinh kính yêu về nơi an nghỉ cuối cùng...
Nơi được biết đến từ lâu với tên gọi Hẻm núi Squaw Canyon ở Arizona bây giờ có tên là Hẻm núi Red Rock Canyon. Ở California, Squaw Valley Spring bây giờ là Oso Kum Spring. Và liên tục trên khắp nước Mỹ — Bộ Nội vụ tuần này đã công bố danh sách 643 vùng đất liên bang đã được đổi tên để loại bỏ từ "squaw."
Khi xua quân xâm lăng Ukraine, ai cũng biết Putin đã ném đất nước và dân tộc Nga vào một canh bạc khổng lồ chỉ vì “thấu cáy” Tây phương. Giờ đây, sau 6 tháng quần thảo trên chiến trường, Putin đang phải đối phó với một vấn nạn cực kỳ to lớn cho vận mệnh nước Nga tương lai, đó là Nga có thể thua trong trận chiến này...
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết rằng các lực lượng của Kyiv đã “giải phóng hàng chục khu định cư” và giành lại 385 dặm vuông (1,000 km vuông) lãnh thổ ở phía đông và nam kể từ ngày 1 tháng 9 năm 2022. Zelenskiy cũng đăng một đoạn clip, trong đó các binh lính Ukraine tuyên bố đã chiếm được thị trấn Balakliia ở phía đông gần Kharkiv, thành phố lớn thứ hai ở Ukraine. Đoạn clip được đăng tải trên một trang tổng hợp tin tức nổi tiếng của Ukraine, có thể thấy trong clip lính Nga đã bỏ lại xe tải, đạn pháo và hộp đạn.
Stephen K. Bannon, từng là chiến lược gia hàng đầu của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, đã bị buộc tội rửa tiền, gian lận và âm mưu liên quan đến vai trò của ông trong nỗ lực gây quỹ “We Build the Wall,” theo trang WashingtonPost đưa tin ngày Thứ Năm, 8 tháng 9 năm 2022. Vào sáng Thứ Năm, 8 tháng 9 năm 2022, Bannon, 68 tuổi – đang chờ tuyên án ở Washington sau khi bị kết án vào mùa hè này với tội khinh thường Quốc Hội – Ông đã bị còng tay đưa đến Tối Cao Pháp Viện New York.
Các kinh tế gia và các nhà lập pháp đã chật vật để tìm ra lý do tại sao tỷ lệ người trưởng thành trong độ tuổi lao động tham gia lực lượng lao động lại thấp hơn nhiều so với trước đại dịch.
Thần dược xóa nếp nhăn cho quý bà, đắt hơn Botox. Thuốc Botox đã thống trị thị trường chống nếp nhăn trong hai thập niên nay. Nhưng FDA hôm thứ Năm đã phê duyệt loại thuốc Daxxify, do Revance Therapeutics sản xuất: Giống như Botox, Daxxify được biết đến như một loại độc tố botulinum được tiêm xung quanh đường nhăn mặt của bệnh nhân. Tuy nhiên, Daxxify dường như có một lợi thế chính là các nghiên cứu cho thấy nó giữ nếp nhăn trong vòng 6 tháng, lâu gấp đôi so với Botox.
Tờ “The Economist” tháng chín với tấm hình bìa tượng nữ thần tự do xoạc cẳng giữa hai cực đã không khỏi khiến nhiều người giật mình đặt câu hỏi “Liệu bà còn giữ được thăng bằng bao lâu nữa?” Tờ báo cũng đã thay chữ “The United States of America” bằng hàng chữ “The disunited State of America” phản ảnh tình hình chính trị phân cực, chia rẽ trong chính quyền và người dân Hoa Kỳ. 50 tiểu bang của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ từng là mô hình kiểu mẫu của nền dân chủ đã trở thành món ăn hàng ngày của đảng phái. Thay vì giải quyết các vấn đề địa phương, các chính trị gia tiểu bang đang chiến đấu trong một cuộc chiến văn hóa quốc gia về các vấn đề từ phá thai, quyền sở hữu súng, quyền đi bầu, cho tới vấn đề của người chuyển giới trong thể thao.
Một cặp vợ chồng được mời đến phỏng vấn - đặc biệt là những cuộc phỏng vấn lần thứ hai - vì Sở di trú cảm thấy có một số lý do nào đó để họ tin rằng hai người này có cuộc hôn nhân giả tạo. Vì thế, nhân viên di trú sẽ không có vẻ thân thiện, không giúp đỡ và sẽ đưa ra những câu hỏi được chuẩn bị có thể làm cho cặp vợ chồng có những câu trả lời mâu thuẫn nhau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.