Hôm nay,  

Mất cân bằng trong kinh tế toàn cầu: đi tìm nguyên nhân khoảng cách giàu nghèo trong xã hội (Bài 6)

07/01/202012:08:00(Xem: 13583)

Bài 4 trình bày phân tích của kinh tế gia Thomas Piketty rằng khoảng cách giàu nghèo ngày càng sâu rộng nằm trong tiến trình sơ cứng của xã hội tư sản khi mà của cải và tài sản ngày càng tích lũy vào tay thiểu số. Điều này sẽ tạo ra đẳng cấp xã  hội (kẻ thù của dân chủ) và bóp nghẹt cạnh tranh (kẻ thù của tư bản). Tình trạng nói trên chẳng khác gì cây cổ thụ trong cánh rừng già mỗi ngày thêm bám rễ để giết chết không cho các mầm non mới mọc lên xung quanh. Cho nên nhà nước phải có chính sách tái phân phối tài sản trong xã hội, thay vì đợi đến lúc hố sâu giàu nghèo dẫn đến bất mãn, bạo động và cách mạng lật đổ nguyên trạng. 


Bài 5 trình bày quan điểm của kinh tế gia Richard Koo rằng khoảng cách giàu nghèo ở Âu-Mỹ hiện là kết quả của cuộc chạy đua toàn cầu hóa khi các cơ xưởng sản xuất di dời từ Âu-Mỹ sang Đông Á nhằm khai thác nguồn nhân lực rẻ. Vào thập niên 1950-1970 chính những hảng xưởng này đã là nhịp cầu giúp cho giới công nhân Tây Phương dù không có bằng đại học vẫn tiến lên đời sống trung lưu với công ăn việc làm ổn định và đồng lương cao, thì nay các nước Âu-Mỹ đánh mất đi cổ máy đào tạo thành phần trung lưu-công nhân nên rơi vào khủng hoảng chính trị và kinh tế. Thành quả kinh tế từ toàn cầu hóa chỉ tập trung vào thiểu số tinh hoa với trình độ học vấn cao mà bỏ xa đa số quần chúng còn lại. Tiến trình này tạo ra hố sâu giàu nghèo và dẫn đến sự bất mãn trong xã hội. Cho nên nhà nước phải có chính sách để khuyến khích đầu tư vào các ngành nghề mới nhằm tạo công ăn việc làm tốt cho những người bị mất việc do toàn cầu hóa.


Một vấn đề phức tạp thường có nhiều lý do khác nhau. Người viết nghĩ rằng hai cách nhìn nói trên có thể được tổng hợp như nguyên nhân chủ quan (Thomas Piketty) rằng hố sâu giàu nghèo là tiến trình già nua của xã hội tư sản, và lý do khách quan (Richard Koo) khi hảng xưởng sản xuất di dời ra khỏi Âu-Mỹ khiến giới trung lưu–công nhân mất việc nên bị thành phần trung lưu-trí thức và thượng lưu (elites) bỏ rơi trong tiến trình toàn cầu hóa. Nhưng ngược lại hai giải pháp đề nghị không thể dung hòa vì trái ngược lẫn nhau: cánh tả Tây Phương viện dẫn Piketty đòi tăng thuế trong lúc Richard Koo đồng ý với cánh hữu cần nên giảm thuế (Ông Richard Koo không nổi tiếng bằng Thomas Piketty nên ít được viện dẫn.) 


Cánh tả (Bernie Sander, Elizabeth Warren) đòi chính quyền đánh thuế lũy tiến (progressive tax) lên tài sản và thu nhập của nhà giàu để nhà nước dùng tiền đó đầu tư vào giáo dục, y tế và hạ tầng nhằm tạo cơ hội cho đa số dân chúng chạy theo thành phần ưu tú. Ngược lại cánh hữu (Trump, Macron - nhiều người sẽ bổ ngữa khi người viết gắn gượng tìm điểm tương đồng giữa hai nhà lãnh đạo này) muốn giảm thuế để thúc đẩy tư nhân đầu tư sáng tạo (innovation) giúp nền kinh tế Âu-Mỹ tiến nhanh hơn khi bị các nước Đông-Á rượt đuổi, qua đó tạo công ăn việc làm mới cho thành phần công nhân mất việc. Cánh tả muốn tăng đầu tư từ chính quyền, cánh hữu muốn tăng đầu tư từ tư nhân. Nhà nước không đầu tư đầy đủ thì hạ tầng, y tế, giáo dục và an sinh thì không đủ để bắt chiếc cầu cho những người bị thua sút vương tới, nhưng nhà nước lại cũng thường hay xài bậy cho nên không ít người chỉ tin tưởng vào đầu tư tư nhân. 


Chẳng những hai chính sách tăng hay giảm thuế trái ngược với nhau mà một vấn đề mấu chốt chưa được giải quyết là đầu tư dù từ nhà nước hay tư nhân nhưng thế nào để tạo ra công ăn việc làm mới tương xứng với đồng lương và mức sống của giới trung lưu-công nhân vào những năm 1950-1970. Giảm thuế để khuyến khích tư nhân đầu tư vào công nghiệp hiện đại thì giới ưu tú (elites) sẽ hưởng thêm phần lợi lớn trong khi thành phần lao động tuy có việc làm nhưng vẫn chật vật với đồng lương thấp. Tăng thuế để nhà nước đầu tư vào an sinh xã hội và giáo dục thì nhiều người lao động lớn tuổi khó đi học lại, hoặc các gia đình lao động không khuyến khích con cái học lên đại học trong khi chế độ an sinh mang lại tính lười biếng và ỷ lại.


Còn thêm hai vấn đề khác chưa được nhắc đến là (1) Trung Quốc sẽ không hài lòng dừng lại ở khâu sản xuất (manufacturing) mà đang đầu tư ồ ạt nhằm tiến lên trình độ sáng tạo (innovation) và bản vẽ (design); (2) trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence) và bản in 3-chiều (3D printer) sẽ thay thế con người trong nhiều lãnh vực từ lao động trí óc đến chân tay. Trong tương lai không xa ngay cả thành phần trung lưu-trí thức ở Tây Phương cũng sẽ sợ mất việc, rồi đến cả dân chúng ở các nước đang mở mang cũng thiếu công ăn việc làm do tự động hóa. Thành quả kinh tế rốt cuộc ngày càng tích lũy vào giới ưu tú toàn cầu (global elites) có vốn tư bản (capital) và trình độ chuyên môn rất cao để đầu tư và xử dụng máy móc thay thế con người. Thuế tài sản (wealth tax) tuy có thể làm giảm phần nào  chênh lệch giàu nghèo nhưng chỉ có cần lao mang đến giá trị và sự tự tin (nhàn cư vi bất thiện). Cho nên tạo đâu ra hàng chục hay trăm triệu công ăn việc làm vốn sẽ bị thay thế trong tương lai là câu hỏi không ai mường tượng được giải pháp.


Trên đây là những nét cô động nhưng thô thiển nhằm giải thích sự tương đồng giữa hai quan điểm nhưng lại mang đến khác biệt sâu sắc trong chính sách kinh tế của cánh tả và hữu ở Tây Phương, tựu trung nhằm tăng thuế (để lấp hố sâu giàu nghèo) hay giảm thuế (nhằm khuyến khích đầu tư). Tuy có thể tổng hợp giữa hai cách nhìn của Thomas Piketty và Richard Koo, thì ngược lại không có một biện pháp dung hòa giữa tăng hay giảm thuế, và cũng chưa có một phương thức hữu hiệu để tạo ra việc làm với đồng lương và mức sống tương xứng so với công việc trong các hảng xưởng sản xuất ở Âu-Mỹ vào thập niên 1950-1970. 


Nhiều người sẽ hỏi tại sao thuế má quan trọng như vậy? Lý do ngoại trừ chế độ cộng sản nơi đó nhà cầm quyền chiếm đoạt mọi tài sản, còn trong mô hình tư bản thuế má là biện pháp để nhà nước thưởng hay phạt để thay đổi bộ mặt xã hội. Chính quyền giảm thuế khi khuyến khích đầu tư, tiêu thụ, hay sinh con tăng dân số, v.v…; nhà cầm quyền tăng thuế để trừng phạt (sin tax) nhà giàu, hũy hoại môi trường (environment tax), hạn chế hút thuốc và uống rượu, v.v… Thuế nhiều hay ít thì sự kiểm soát của chính quyền cũng theo đó tăng hay giảm giúp tăng trưởng hay bóp chết nền kinh tế.


Thuế má, tài chánh, tiền tệ, luật lệ (luật lao động, môi trường, v.v…) và các quy định (regulations) của nhà nước nhằm chi phối nền kinh tế sẽ là đề tài trong nhiều dịp khác. Riêng bài 7 tới đây sẽ tìm hiểu về hố sâu giàu nghèo và cuộc chạy đua xuống đáy vực (race to the bottom) ở các nước đang phát triển như Việt Nam.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tổng Thống Trump nói rằng kế hoạch hòa bình Trung đông đã chờ đợi từ lâu của ông được công bố hôm Thứ Ba, 28 tháng 1 năm 2020 là một lộ đồ cho “giải pháp 2 nhà nước thực tế” mà hình dung Jerusalem như là “thủ đô không thể phân chia” của Do Thái.
Mùa Thu năm ấy, tôi còn là một đứa bé vừa đến tuổi cắp sách đến trường. Cũng như bao nhiêu bạn bè cùng lứa, lớn lên giữa núi rừng thâm xuyên, trước ngực chúng tôi thường đeo tòng teng một chiếc nạng giàn thung (hay còn gọi là ná bắn chim) dù chưa có đứa nào bắn trúng được một con chim cả. Đích nhắm duy nhất mà chúng tôi có thể ghi được “thành tích” là những cái biển tên đường.
Thành phố hiện đang có chương trình cho vay sữa chữa lại mái nhà /thay mái nhà lên đến $20,000 cho những gia đình hội đủ điều kiện với thu nhập thấp (Re-Roof Loan Program.) Các đơn xin phải được gởi về trước ngày Thứ Hai, 24 tháng Hai, 2020, để được xem xét.
Ứng phó với biến đổi khí hậu dường như là một nhiệm vụ quá khó khăn. Đó là một vấn đề toàn cầu phức tạp. Hoa Kỳ là một trong những quốc gia có lượng khí thải carbon lớn nhất thế giới. Mỗi người chúng ta đều để lại ảnh hưởng đến môi trường.
Buổi trình diễn tuyệt vời bởi một thế hệ mới những tinh hoa âm nhạc, kết hợp những nét 'pop' đặc trưng hiện đại trong âm nhạc Trung Hoa chắc chắn sẽ làm quý vị sảng khoái tận hưởng một chương trình giải trí vô cùng đặc sắc thực hiện lại "Năng Lượng Huy Hoàng" của Ban Nhạc.
Nhà văn Hồ Trường An đã từ trần hôm mùng 3 Tết tại Troyes, Pháp quốc, theo tin từ nhà văn Nguyễn Vy Khanh được tin từ gia đình người ra đi. Được biết, Hồ Trường An là em của nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ.
Nước mắt người dân , đổ xuống trên cánh đồng, trên mảnh vườn, trên ngôi nhà yêu thương sống bao năm qua. Nay bỗng trắng tay biến thành kẻ lang thang.
Kiều là tác phẩm có quá nhiều phó phẩm, Vịnh Kiều Tập Tự của Chu Mạnh Trinh, (chép chung trong sách Sãi Vãi, ký hiệu AB. 383) là một thí dụ nhỏ. Căn cứ trên số phó phẩm đó ta thấy rõ ràng giá trị của ĐTTT và thấy ngay ảnh hưởng vô vàng sâu đậm trong dân gian cũng như học giới
Trong khi toàn thế giới mừng Tết và dọn đường cho sự may mắn, Energy Upgrade California (Nâng Cấp Năng Lượng California) khuyến khích mọi người dọn đường cho những thói quen tốt về năng lượng khi chúng ta bước vào Năm Con Chuột.
Tôi tạm thời “chưa” bận tâm (lắm) về chuyện “trách nhiệm” của phe nào trong vụ thảm sát hàng chục ngàn người trong vụ Mậu Thân. Tôi chỉ (trộm) nghĩ rằng tại một vùng đất đã xẩy ra một trong “100 sự kiện tử vong cực cao trong lịch sử nhân loại” thì chính quyền địa phương, hàng năm, nên tổ chức một buổi lễ tưởng niệm những nạn nhân – bất kể bên nào.
Nạn dịch viêm phổi Corona đang lan rộng vượt qua sức dự trù và sự kiểm soát thường lệ của chánh quyền Trung Cộng.
Tuần qua, Đức Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn (ĐHY) đã đến huấn đức cho các ứng sinh và tiền chủng sinh cùng ban huấn từ trong Khóa học “Lãnh đạo Phục vụ” năm thứ 5 do Huynh Trưởng Nghĩa Sinh đảm trách tại NUS Thánh Gioan thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội. Sau phần huấn từ, các ứng sinh, tiền chủng sinh và tham dự viên Khóa học Lãnh đạo Phục vụ V đã kính lời chúc Tết ĐHY và mời ngài ở lại dự tiệc tất niên với quý Cha Giám đốc và Phó Giám đốc cùng quý thầy trong ban giảng huấn.
Hơn 65% các quán trà và cà phê của gia đình sử dụng thiết bị nấu ăn cảm ứng tiết kiệm năng lượng để chế biến đồ uống và món tráng miệng.
Sống trong xã hội, người nào cũng có nghĩa vụ (duty, obligation) đóng thuế hay gia nhập quân đội ở hạn tuổi nào đó khi đất nước chiến tranh; bù lại, về già sẽ được hưởng quyền lợi (benefit) lương hưu, an sinh xã hội. Tuy nhiên, nếu cơ hội (opportunity) không bình đẳng, nghĩa vụ và quyền lợi công dân chưa đầy đủ ý nghĩa.
Hôm Thứ Hai, 27 tháng 1 Trung Quốc nói rằng số người chết từ vi khuẩn corona đã tăng lên tới 80 khi tỉnh bị nặng nhất Hồ Bắc đã có 24 người mới tử vong, trong khi tổng số trường hợp bị lây bệnh trên toàn quốc là 2,744.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.