Hôm nay,  

Mất cân bằng trong kinh tế toàn cầu: đi tìm nguyên nhân khoảng cách giàu nghèo trong xã hội (Bài 6)

1/7/202012:08:00(View: 13655)

Bài 4 trình bày phân tích của kinh tế gia Thomas Piketty rằng khoảng cách giàu nghèo ngày càng sâu rộng nằm trong tiến trình sơ cứng của xã hội tư sản khi mà của cải và tài sản ngày càng tích lũy vào tay thiểu số. Điều này sẽ tạo ra đẳng cấp xã  hội (kẻ thù của dân chủ) và bóp nghẹt cạnh tranh (kẻ thù của tư bản). Tình trạng nói trên chẳng khác gì cây cổ thụ trong cánh rừng già mỗi ngày thêm bám rễ để giết chết không cho các mầm non mới mọc lên xung quanh. Cho nên nhà nước phải có chính sách tái phân phối tài sản trong xã hội, thay vì đợi đến lúc hố sâu giàu nghèo dẫn đến bất mãn, bạo động và cách mạng lật đổ nguyên trạng. 


Bài 5 trình bày quan điểm của kinh tế gia Richard Koo rằng khoảng cách giàu nghèo ở Âu-Mỹ hiện là kết quả của cuộc chạy đua toàn cầu hóa khi các cơ xưởng sản xuất di dời từ Âu-Mỹ sang Đông Á nhằm khai thác nguồn nhân lực rẻ. Vào thập niên 1950-1970 chính những hảng xưởng này đã là nhịp cầu giúp cho giới công nhân Tây Phương dù không có bằng đại học vẫn tiến lên đời sống trung lưu với công ăn việc làm ổn định và đồng lương cao, thì nay các nước Âu-Mỹ đánh mất đi cổ máy đào tạo thành phần trung lưu-công nhân nên rơi vào khủng hoảng chính trị và kinh tế. Thành quả kinh tế từ toàn cầu hóa chỉ tập trung vào thiểu số tinh hoa với trình độ học vấn cao mà bỏ xa đa số quần chúng còn lại. Tiến trình này tạo ra hố sâu giàu nghèo và dẫn đến sự bất mãn trong xã hội. Cho nên nhà nước phải có chính sách để khuyến khích đầu tư vào các ngành nghề mới nhằm tạo công ăn việc làm tốt cho những người bị mất việc do toàn cầu hóa.


Một vấn đề phức tạp thường có nhiều lý do khác nhau. Người viết nghĩ rằng hai cách nhìn nói trên có thể được tổng hợp như nguyên nhân chủ quan (Thomas Piketty) rằng hố sâu giàu nghèo là tiến trình già nua của xã hội tư sản, và lý do khách quan (Richard Koo) khi hảng xưởng sản xuất di dời ra khỏi Âu-Mỹ khiến giới trung lưu–công nhân mất việc nên bị thành phần trung lưu-trí thức và thượng lưu (elites) bỏ rơi trong tiến trình toàn cầu hóa. Nhưng ngược lại hai giải pháp đề nghị không thể dung hòa vì trái ngược lẫn nhau: cánh tả Tây Phương viện dẫn Piketty đòi tăng thuế trong lúc Richard Koo đồng ý với cánh hữu cần nên giảm thuế (Ông Richard Koo không nổi tiếng bằng Thomas Piketty nên ít được viện dẫn.) 


Cánh tả (Bernie Sander, Elizabeth Warren) đòi chính quyền đánh thuế lũy tiến (progressive tax) lên tài sản và thu nhập của nhà giàu để nhà nước dùng tiền đó đầu tư vào giáo dục, y tế và hạ tầng nhằm tạo cơ hội cho đa số dân chúng chạy theo thành phần ưu tú. Ngược lại cánh hữu (Trump, Macron - nhiều người sẽ bổ ngữa khi người viết gắn gượng tìm điểm tương đồng giữa hai nhà lãnh đạo này) muốn giảm thuế để thúc đẩy tư nhân đầu tư sáng tạo (innovation) giúp nền kinh tế Âu-Mỹ tiến nhanh hơn khi bị các nước Đông-Á rượt đuổi, qua đó tạo công ăn việc làm mới cho thành phần công nhân mất việc. Cánh tả muốn tăng đầu tư từ chính quyền, cánh hữu muốn tăng đầu tư từ tư nhân. Nhà nước không đầu tư đầy đủ thì hạ tầng, y tế, giáo dục và an sinh thì không đủ để bắt chiếc cầu cho những người bị thua sút vương tới, nhưng nhà nước lại cũng thường hay xài bậy cho nên không ít người chỉ tin tưởng vào đầu tư tư nhân. 


Chẳng những hai chính sách tăng hay giảm thuế trái ngược với nhau mà một vấn đề mấu chốt chưa được giải quyết là đầu tư dù từ nhà nước hay tư nhân nhưng thế nào để tạo ra công ăn việc làm mới tương xứng với đồng lương và mức sống của giới trung lưu-công nhân vào những năm 1950-1970. Giảm thuế để khuyến khích tư nhân đầu tư vào công nghiệp hiện đại thì giới ưu tú (elites) sẽ hưởng thêm phần lợi lớn trong khi thành phần lao động tuy có việc làm nhưng vẫn chật vật với đồng lương thấp. Tăng thuế để nhà nước đầu tư vào an sinh xã hội và giáo dục thì nhiều người lao động lớn tuổi khó đi học lại, hoặc các gia đình lao động không khuyến khích con cái học lên đại học trong khi chế độ an sinh mang lại tính lười biếng và ỷ lại.


Còn thêm hai vấn đề khác chưa được nhắc đến là (1) Trung Quốc sẽ không hài lòng dừng lại ở khâu sản xuất (manufacturing) mà đang đầu tư ồ ạt nhằm tiến lên trình độ sáng tạo (innovation) và bản vẽ (design); (2) trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence) và bản in 3-chiều (3D printer) sẽ thay thế con người trong nhiều lãnh vực từ lao động trí óc đến chân tay. Trong tương lai không xa ngay cả thành phần trung lưu-trí thức ở Tây Phương cũng sẽ sợ mất việc, rồi đến cả dân chúng ở các nước đang mở mang cũng thiếu công ăn việc làm do tự động hóa. Thành quả kinh tế rốt cuộc ngày càng tích lũy vào giới ưu tú toàn cầu (global elites) có vốn tư bản (capital) và trình độ chuyên môn rất cao để đầu tư và xử dụng máy móc thay thế con người. Thuế tài sản (wealth tax) tuy có thể làm giảm phần nào  chênh lệch giàu nghèo nhưng chỉ có cần lao mang đến giá trị và sự tự tin (nhàn cư vi bất thiện). Cho nên tạo đâu ra hàng chục hay trăm triệu công ăn việc làm vốn sẽ bị thay thế trong tương lai là câu hỏi không ai mường tượng được giải pháp.


Trên đây là những nét cô động nhưng thô thiển nhằm giải thích sự tương đồng giữa hai quan điểm nhưng lại mang đến khác biệt sâu sắc trong chính sách kinh tế của cánh tả và hữu ở Tây Phương, tựu trung nhằm tăng thuế (để lấp hố sâu giàu nghèo) hay giảm thuế (nhằm khuyến khích đầu tư). Tuy có thể tổng hợp giữa hai cách nhìn của Thomas Piketty và Richard Koo, thì ngược lại không có một biện pháp dung hòa giữa tăng hay giảm thuế, và cũng chưa có một phương thức hữu hiệu để tạo ra việc làm với đồng lương và mức sống tương xứng so với công việc trong các hảng xưởng sản xuất ở Âu-Mỹ vào thập niên 1950-1970. 


Nhiều người sẽ hỏi tại sao thuế má quan trọng như vậy? Lý do ngoại trừ chế độ cộng sản nơi đó nhà cầm quyền chiếm đoạt mọi tài sản, còn trong mô hình tư bản thuế má là biện pháp để nhà nước thưởng hay phạt để thay đổi bộ mặt xã hội. Chính quyền giảm thuế khi khuyến khích đầu tư, tiêu thụ, hay sinh con tăng dân số, v.v…; nhà cầm quyền tăng thuế để trừng phạt (sin tax) nhà giàu, hũy hoại môi trường (environment tax), hạn chế hút thuốc và uống rượu, v.v… Thuế nhiều hay ít thì sự kiểm soát của chính quyền cũng theo đó tăng hay giảm giúp tăng trưởng hay bóp chết nền kinh tế.


Thuế má, tài chánh, tiền tệ, luật lệ (luật lao động, môi trường, v.v…) và các quy định (regulations) của nhà nước nhằm chi phối nền kinh tế sẽ là đề tài trong nhiều dịp khác. Riêng bài 7 tới đây sẽ tìm hiểu về hố sâu giàu nghèo và cuộc chạy đua xuống đáy vực (race to the bottom) ở các nước đang phát triển như Việt Nam.

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
(WASHINGTON, ngày 23 tháng 2, Reuters) – Theo thông cáo nội bộ từ Cơ quan cưỡng chế thuế quan và luật di trú (ICE), chính quyền Trump đang khai triển một chiến dịch quy mô lớn nhằm truy tìm và trục xuất hàng trăm ngàn trẻ em di dân lậu không có cha mẹ đi cùng.
TNS Murphy chất vấn bà McMahon: “Bà đang nói rằng có khả năng nếu một trường có câu lạc bộ dành cho sinh viên người Mỹ gốc Việt hoặc sinh viên da đen, nơi họ gặp nhau sau giờ học, thì họ có thể có nguy cơ mất nguồn tài trợ của liên bang. Điều đó khá lạnh lùng. Tôi nghĩ các trường học trên khắp cả nước sẽ nghe thấy điều đó."
GHI CHÚ CỦA NGUYÊN GIÁC: Tác giả Marie L. Shedlock (1854–1935) viết sách này, tuyển tập 30 truyện ngắn, là phóng tác theo các truyện bản sanh của Đức Phật, trừ truyện cuối cùng là truyện của nàng Kisāgotamī ẵm xác con xin Đức Phật Thích Ca cứu mạng con để rồi bà trở thành một Trưởng Lão Ni. Sách này có nhan đề tiếng Anh là "Eastern Stories and Legends" -- "Truyện và Huyền Thoại Phương Đông." Sách này được miễn tác quyền, theo luật pháp Hoa Kỳ.
Một thời rất xưa, khi Đức Phật còn là Bồ Tát, đã tái sinh trong một gia đình Bà la môn và được gọi là Dhamapala, nghĩa là Người giữ luật.
- Thủ tướng Ba Lan: cưỡng bức Ukraine đầu hàng Nga sẽ làm cho Châu Âu sụp đổ - Cố vấn An ninh Quốc gia của Trump: châu Âu "cần phải tự bảo vệ" - Airbus SE có thể ưu tiên giao phi cơ cho nước khác nếu thuế quan của Trump gây trở ngại - 86% công ty Nhật Bản: chính sách của Trump sẽ làm hại kinh tế Nhật Bản, đặc biệt về ngành xe hơi, chất bán dẫn
Theo một bản tin đăng trên trang web của tổ chức Dịch Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (EMS), ngay sau khi nhậm chức, tổng thống Trump đã thực hiện lời hứa trong chiến dịch tranh cử của mình bằng một loạt các sắc lệnh hành pháp chống di dân, phân biệt đối xử với người chuyển giới. Chính quyền liên bang cũng cắt giảm mạnh ngân sách, khiến chương trình bảo hiểm y tế Medicaid và Obama Care (ACA) bị thu nhỏ. Tuy nhiên, California không chịu lùi bước, và nhiều tiểu bang khác cũng đang khởi kiện chống lại.
Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen từng ví von Liên Âu (EU) như một chiếc Volkswagen Beetle – biểu tượng một thời hoàng kim cho ngành công nghiệp xe của Đức, nhưng nay đang phải vật lộn để thích nghi với một thế giới mới đầy biến động. “Âu Châu cần phải sang số,” bà kêu gọi trong một bài phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ, vào đầu năm nay. Thế nhưng, lời kêu gọi này dường như không tạo được tiếng vang lớn, có lẽ vì bà đã lặp lại thông điệp này quá nhiều lần từ khi nhậm chức vào sáu năm trước.
Mùa khai thuế 2025 đã chính thức bắt đầu, và có lẽ hàng triệu người dân Hoa Kỳ đang nóng lòng với câu hỏi quen thuộc: “Khi nào tôi nhận được tiền hoàn thuế?” Sở Thuế vụ Hoa Kỳ (IRS) đã bắt đầu tiếp nhận tờ khai thuế từ ngày 27 tháng 1, và dự kiến sẽ giải quyết hơn 140 triệu hồ sơ khai thuế cá nhân trước thời hạn ngày 15 tháng 4.
Thông Báo Buổi Nói Chuyện Về Lợi Ích Của Thiền Thực Nghiệm 23/02/2025
Ngày xưa, trên bờ một hồ nước tự nhiên, có một con Diều hâu ở bờ nam, một con Diều hâu cái ở bờ tây, ở phía bắc có một con Sư tử, vua của các loài thú, ở phía đông có một con Chim ưng , vua của các loài chim, ở giữa có một con Rùa trên một hòn đảo nhỏ.
- Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick: Trump chỉ thị xóa bỏ Sở Thuế IRS và sẽ thu ngân sách từ người bên ngoài - Vài giờ sau khi nói sẽ không động đến Medicaid, Trump nói ủng hộ dự luật ngân sách do Cộng Hòa Hạ Viện đưa ra sẽ cắt giảm Medicaid, trợ cấp thực phẩm SNAP để bù cho giảm thuế
Một người mẹ đau đớn lên tiếng sau khi đứa con gái 11 tuổi của mình tự tử vì bị bắt nạt ở trường học vì em có gốc gác Hispanic (hay La Tinh). Những đứa trẻ khác đã bắt nạt, chế giễu, đe dọa rằng gia đình em sẽ bị tống cổ ra khỏi đất nước này.
(WASHINGTON, ngày 19 tháng 2, Reuters) – Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã ra lệnh tạm dừng các hợp đồng đặt báo cũng như các phương tiện truyền thông, nhằm thực hiện chiến dịch cắt giảm chi tiêu của toàn bộ chính phủ liên bang theo chỉ đạo của chính quyền Trump.
(WASHINGTON, ngày 19 tháng 2, Reuters) – Ngũ Giác Đài cho biết họ đang chỉ đạo quân đội lập danh sách các khoản có thể cắt giảm từ ngân sách cho năm tài khóa 2026, với tổng giá trị cần cắt giảm khoảng 50 tỷ MK. Số tiền này sẽ được tái phân bổ để tài trợ cho các ưu tiên quốc phòng của Tổng thống Donald Trump.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.