Hôm nay,  

Mất cân bằng trong kinh tế toàn cầu: đi tìm nguyên nhân khoảng cách giàu nghèo trong xã hội (Bài 6)

1/7/202012:08:00(View: 13651)

Bài 4 trình bày phân tích của kinh tế gia Thomas Piketty rằng khoảng cách giàu nghèo ngày càng sâu rộng nằm trong tiến trình sơ cứng của xã hội tư sản khi mà của cải và tài sản ngày càng tích lũy vào tay thiểu số. Điều này sẽ tạo ra đẳng cấp xã  hội (kẻ thù của dân chủ) và bóp nghẹt cạnh tranh (kẻ thù của tư bản). Tình trạng nói trên chẳng khác gì cây cổ thụ trong cánh rừng già mỗi ngày thêm bám rễ để giết chết không cho các mầm non mới mọc lên xung quanh. Cho nên nhà nước phải có chính sách tái phân phối tài sản trong xã hội, thay vì đợi đến lúc hố sâu giàu nghèo dẫn đến bất mãn, bạo động và cách mạng lật đổ nguyên trạng. 


Bài 5 trình bày quan điểm của kinh tế gia Richard Koo rằng khoảng cách giàu nghèo ở Âu-Mỹ hiện là kết quả của cuộc chạy đua toàn cầu hóa khi các cơ xưởng sản xuất di dời từ Âu-Mỹ sang Đông Á nhằm khai thác nguồn nhân lực rẻ. Vào thập niên 1950-1970 chính những hảng xưởng này đã là nhịp cầu giúp cho giới công nhân Tây Phương dù không có bằng đại học vẫn tiến lên đời sống trung lưu với công ăn việc làm ổn định và đồng lương cao, thì nay các nước Âu-Mỹ đánh mất đi cổ máy đào tạo thành phần trung lưu-công nhân nên rơi vào khủng hoảng chính trị và kinh tế. Thành quả kinh tế từ toàn cầu hóa chỉ tập trung vào thiểu số tinh hoa với trình độ học vấn cao mà bỏ xa đa số quần chúng còn lại. Tiến trình này tạo ra hố sâu giàu nghèo và dẫn đến sự bất mãn trong xã hội. Cho nên nhà nước phải có chính sách để khuyến khích đầu tư vào các ngành nghề mới nhằm tạo công ăn việc làm tốt cho những người bị mất việc do toàn cầu hóa.


Một vấn đề phức tạp thường có nhiều lý do khác nhau. Người viết nghĩ rằng hai cách nhìn nói trên có thể được tổng hợp như nguyên nhân chủ quan (Thomas Piketty) rằng hố sâu giàu nghèo là tiến trình già nua của xã hội tư sản, và lý do khách quan (Richard Koo) khi hảng xưởng sản xuất di dời ra khỏi Âu-Mỹ khiến giới trung lưu–công nhân mất việc nên bị thành phần trung lưu-trí thức và thượng lưu (elites) bỏ rơi trong tiến trình toàn cầu hóa. Nhưng ngược lại hai giải pháp đề nghị không thể dung hòa vì trái ngược lẫn nhau: cánh tả Tây Phương viện dẫn Piketty đòi tăng thuế trong lúc Richard Koo đồng ý với cánh hữu cần nên giảm thuế (Ông Richard Koo không nổi tiếng bằng Thomas Piketty nên ít được viện dẫn.) 


Cánh tả (Bernie Sander, Elizabeth Warren) đòi chính quyền đánh thuế lũy tiến (progressive tax) lên tài sản và thu nhập của nhà giàu để nhà nước dùng tiền đó đầu tư vào giáo dục, y tế và hạ tầng nhằm tạo cơ hội cho đa số dân chúng chạy theo thành phần ưu tú. Ngược lại cánh hữu (Trump, Macron - nhiều người sẽ bổ ngữa khi người viết gắn gượng tìm điểm tương đồng giữa hai nhà lãnh đạo này) muốn giảm thuế để thúc đẩy tư nhân đầu tư sáng tạo (innovation) giúp nền kinh tế Âu-Mỹ tiến nhanh hơn khi bị các nước Đông-Á rượt đuổi, qua đó tạo công ăn việc làm mới cho thành phần công nhân mất việc. Cánh tả muốn tăng đầu tư từ chính quyền, cánh hữu muốn tăng đầu tư từ tư nhân. Nhà nước không đầu tư đầy đủ thì hạ tầng, y tế, giáo dục và an sinh thì không đủ để bắt chiếc cầu cho những người bị thua sút vương tới, nhưng nhà nước lại cũng thường hay xài bậy cho nên không ít người chỉ tin tưởng vào đầu tư tư nhân. 


Chẳng những hai chính sách tăng hay giảm thuế trái ngược với nhau mà một vấn đề mấu chốt chưa được giải quyết là đầu tư dù từ nhà nước hay tư nhân nhưng thế nào để tạo ra công ăn việc làm mới tương xứng với đồng lương và mức sống của giới trung lưu-công nhân vào những năm 1950-1970. Giảm thuế để khuyến khích tư nhân đầu tư vào công nghiệp hiện đại thì giới ưu tú (elites) sẽ hưởng thêm phần lợi lớn trong khi thành phần lao động tuy có việc làm nhưng vẫn chật vật với đồng lương thấp. Tăng thuế để nhà nước đầu tư vào an sinh xã hội và giáo dục thì nhiều người lao động lớn tuổi khó đi học lại, hoặc các gia đình lao động không khuyến khích con cái học lên đại học trong khi chế độ an sinh mang lại tính lười biếng và ỷ lại.


Còn thêm hai vấn đề khác chưa được nhắc đến là (1) Trung Quốc sẽ không hài lòng dừng lại ở khâu sản xuất (manufacturing) mà đang đầu tư ồ ạt nhằm tiến lên trình độ sáng tạo (innovation) và bản vẽ (design); (2) trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence) và bản in 3-chiều (3D printer) sẽ thay thế con người trong nhiều lãnh vực từ lao động trí óc đến chân tay. Trong tương lai không xa ngay cả thành phần trung lưu-trí thức ở Tây Phương cũng sẽ sợ mất việc, rồi đến cả dân chúng ở các nước đang mở mang cũng thiếu công ăn việc làm do tự động hóa. Thành quả kinh tế rốt cuộc ngày càng tích lũy vào giới ưu tú toàn cầu (global elites) có vốn tư bản (capital) và trình độ chuyên môn rất cao để đầu tư và xử dụng máy móc thay thế con người. Thuế tài sản (wealth tax) tuy có thể làm giảm phần nào  chênh lệch giàu nghèo nhưng chỉ có cần lao mang đến giá trị và sự tự tin (nhàn cư vi bất thiện). Cho nên tạo đâu ra hàng chục hay trăm triệu công ăn việc làm vốn sẽ bị thay thế trong tương lai là câu hỏi không ai mường tượng được giải pháp.


Trên đây là những nét cô động nhưng thô thiển nhằm giải thích sự tương đồng giữa hai quan điểm nhưng lại mang đến khác biệt sâu sắc trong chính sách kinh tế của cánh tả và hữu ở Tây Phương, tựu trung nhằm tăng thuế (để lấp hố sâu giàu nghèo) hay giảm thuế (nhằm khuyến khích đầu tư). Tuy có thể tổng hợp giữa hai cách nhìn của Thomas Piketty và Richard Koo, thì ngược lại không có một biện pháp dung hòa giữa tăng hay giảm thuế, và cũng chưa có một phương thức hữu hiệu để tạo ra việc làm với đồng lương và mức sống tương xứng so với công việc trong các hảng xưởng sản xuất ở Âu-Mỹ vào thập niên 1950-1970. 


Nhiều người sẽ hỏi tại sao thuế má quan trọng như vậy? Lý do ngoại trừ chế độ cộng sản nơi đó nhà cầm quyền chiếm đoạt mọi tài sản, còn trong mô hình tư bản thuế má là biện pháp để nhà nước thưởng hay phạt để thay đổi bộ mặt xã hội. Chính quyền giảm thuế khi khuyến khích đầu tư, tiêu thụ, hay sinh con tăng dân số, v.v…; nhà cầm quyền tăng thuế để trừng phạt (sin tax) nhà giàu, hũy hoại môi trường (environment tax), hạn chế hút thuốc và uống rượu, v.v… Thuế nhiều hay ít thì sự kiểm soát của chính quyền cũng theo đó tăng hay giảm giúp tăng trưởng hay bóp chết nền kinh tế.


Thuế má, tài chánh, tiền tệ, luật lệ (luật lao động, môi trường, v.v…) và các quy định (regulations) của nhà nước nhằm chi phối nền kinh tế sẽ là đề tài trong nhiều dịp khác. Riêng bài 7 tới đây sẽ tìm hiểu về hố sâu giàu nghèo và cuộc chạy đua xuống đáy vực (race to the bottom) ở các nước đang phát triển như Việt Nam.

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Bộ não con người có thể thay đổi – nhưng thường với nỗ lực rất lớn và diễn ra từ từ, chẳng hạn như khi chúng ta học một môn thể thao hoặc ngoại ngữ mới, hoặc hồi phục sau cơn đột quỵ. Học các kỹ năng mới có tương quan với những thay đổi trong não; điều này đã được nghiên cứu khoa học thần kinh với động vật và quét não chức năng ở người chứng minh. Có lẽ, nếu quý vị thành thạo Giải tích 1 (Calculus 1), thì trong não quý vị sẽ có điều gì đó khác một chút. Các tế bào thần kinh vận động trong não mở rộng và co lại tùy thuộc vào tần suất chúng được vận động – một sự phản ánh của tế bào thần kinh về việc “xài hoặc mất” (use it or lose it).
Chẳng có ai vừa ra khỏi bụng mẹ là đã biết trượt ván, lướt sóng hay thậm chí là đứng kiễng chân. Không giống như các loài động vật hữu nhũ khác, con người không có khả năng giữ thăng bằng khi mới sinh – không có em bé sơ sinh nào vừa đẻ ra là đã biết đi hoặc đứng. Trước khi có được những khả năng đó, trẻ sơ sinh sẽ phát triển thị giác, thính giác, cơ, xương và não. Quá trình này mất nhiều tháng và thậm chí là nhiều năm đối với một số hoạt động.
Trong thế giới của “Star Trek,” phi thuyền Enterprise bay xuyên không gian bằng cách sử dụng động cơ warp drive để khai thác phản vật chất. Tóm lại là, công nghệ như vậy vẫn còn nằm trong lĩnh vực khoa học viễn tưởng. Nhưng các khoa học gia đang có những bước tiến quan trọng nhằm hiểu rõ hơn về phản vật chất. Vào cuối tháng 9, các nhà nghiên cứu cho biết lần đầu tiên họ có thể chứng minh được rằng phản vật chất phản ứng với lực hấp dẫn giống như vật chất: rơi xuống. Thí nghiệm này một lần nữa củng cố cho thuyết tương đối rộng (bedrock theory of general relativity) của thiên tài vật lý Albert Einstein.
WASHINGTON, Tổng thống Joe Biden đã phát động một sứ mệnh mới nhằm thuyết phục người dân Hoa Kỳ trong việc chi thêm hàng tỷ MK để hỗ trợ Israel và Ukraine, đồng thời cho rằng chỉ có sự tham gia của Hoa Kỳ mới có thể ngăn chặn sự hỗn loạn toàn cầu, theo Reuters.
Quân đội Hoa Kỳ đã bị tấn công liên tục ở Iraq và Syria trong những ngày gần đây; Washington đang cảnh giác cao độ về hoạt động của các băng nhóm được Iran hậu thuẫn. Căng thẳng ở Trung Đông ngày càng gia tăng, theo Reuters.
Tin giả tràn ngập. Mỹ không chịu ngăn chận vì cứ bị nói là phải cho quyền tự do ngôn luận, nhưng Châu Âu thì khác. Ủy ban Châu Âu công bố hôm thứ Năm rằng họ đang mở cuộc điều tra về thông tin sai lệch trên Meta và TikTok. Theo tuyên bố, ủy ban đã chính thức gửi cho cả Meta và Tiktok một “yêu cầu cung cấp thông tin theo Đạo luật dịch vụ kỹ thuật số (DSA). Ủy ban yêu cầu cả hai công ty cung cấp thêm thông tin chi tiết về các biện pháp được thực hiện chống lại “việc phổ biến và khuếch đại nội dung bất hợp pháp và thông tin sai lệch”.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã cam kết sẽ giúp đỡ Israel và người Palestine trong chuyến thăm ngắn ngủi hôm thứ Tư, và cho rằng vụ nổ bệnh viện là do hỏa tiễn bị hỏng của phiến quân Gaza, theo Reuters.
Các viên chức Colorado cho biết, có ít nhất 189 xác chết đã được đưa ra khỏi một tòa nhà hoang, tăng so với ước tính ban đầu là khoảng 115; các xác chết này được phát hiện hai tuần trước, đang phân hủy và được bảo quản không đúng cách, theo APNews.
Bạn hãy nhớ đậu xe nơi có nhiều ánh sáng, để tránh bị trộm gỡ một bộ phận nơi ống khói xe. Ba thành viên của một gia đình ở California hôm thứ Hai đã nhận tội âm mưu đóng vai trò của họ trong đường dây vận chuyển bộ chuyển đổi xúc tác (catalytic converters) bị đánh cắp trị giá 600 triệu USD từ California đến New Jersey.
Theo tờ Theartnewspaper, ngày 12 tháng 10, các TNS Hoa Kỳ Chris Coons, Marsha Blackburn, Amy Klobuchar và Thom Tillis đã đưa ra quy định mới về trí tuệ nhân tạo (AI) trước Quốc Hội Hoa Kỳ trong dự thảo luật có tên là Nurture Originals, Foster Art and Keep Entertainment Safe Act, hay đọc tắt là No Fakes Act.
Cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Gaza hiện đã bước sang ngày thứ 9 và ngày càng tàn khốc. Sau đợt tấn công dã man của nhóm Hamas làm thiệt mạng hàng ngàn người Israel và bắt giữ con tin, Israel đã cắt đứt khả năng tiếp cận thực phẩm, nước, nhiên liệu và điện của 2.3 triệu người dân của vùng đất này, đồng thời trả đũa bằng các cuộc không kích vào Gaza. Theo chính quyền Palestine, đã có hơn 2,800 người chết (trong đó có ít nhất 724 trẻ em) và hơn 10,000 người bị thương. Hôm thứ Hai (16/10), Tổ Chức Y Tế Thế Giới (World Health Organization – WHO) cảnh báo rằng “nước, điện và nhiên liệu” ở Dải Gaza “chỉ còn đủ sử dụng trong 24 giờ.” Trong khi đó, các đợt không kích vẫn tiếp tục diễn ra. Tình hình ở Gaza đang rất thảm khốc. Nếu có lòng muốn giúp đỡ, đây là những gì quý vị có thể làm ngay bây giờ để hỗ trợ người dân Gaza.
Ít nhất 500 người đã bị giết chết khi bịnh viện Ahli Arab Baptist ở Gaza bị pháo kích vào tối thứ ba 17 tháng 10, giờ địa phương, theo lời Bộ trưởng Y tế Palestine. Hàng trăm người vẫn còn bị kẹt dưới đống gạch đổ nát, con số người chết có thể lên đến 800 người, theo Skynews.
Theo Bảo tàng viện Glasgow, một tác phẩm điêu khắc của Rodin bằng cách nào đó đã biến mất ở Scotland. Các quan chức tại bảo tàng thành phố cho biết bức tượng của Auguste Rodin, một thành viên trong nhóm Les Bourgeois de Calais của nhà điêu khắc người Pháp, được trưng bày lần cuối vào năm 1949. Trong 3/4 thế kỷ qua, dường như bằng cách nào đó nó đã bị thất lạc, tờ Guardian đưa tin.
Ngũ Giác Đài đã triển khai hai hàng không mẫu hạm – cùng với các tàu hỗ trợ – tới phía đông Địa Trung Hải từ khi xung đột bùng phát ở Israel, theo Reuters.
ổng thống Hoa Kỳ Joe Bide sẽ tới Israel vào thứ Tư, theo nhà báo Dafne Linel của đài truyền hình N12 của Israel đưa tin hôm thứ Hai. Ngay trước báo cáo, Bạch Ốc thông báo rằng chuyến đi dự kiến của Biden tới Colorado đã bị hoãn lại để tập trung vào các “cuộc họp an ninh” quốc gia. Tuy nhiên, các báo cáo trước đó chỉ ra rằng Bạch Ốc và các quan chức Israel đang thảo luận về khả năng ông Biden đến thăm Israel. Những người quen thuộc với các cuộc đàm phán cho biết Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã đưa ra ý tưởng này trong một cuộc điện thoại của họ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.