Hôm nay,  

Lời trần tình đầu năm

05/01/202021:20:00(Xem: 2568)

T.Vấn

  

 Lời trần tình đầu năm

 

blank

1.

Thế là đã hết một năm nữa. Những con số điện tử trên tờ lịch đổi chỗ cho nhau nhanh đến chóng mặt. Thời gian cứ như bay như thổi. Bao nhiêu việc phải làm vẫn còn nguyên đó. Vậy mà cứ hẹn lần hẹn lữa. Thôi để ngày mai. Thôi để tháng tới. Thôi để năm tới. Thôi để . . . Cho đến khi không còn lần lữa được nữa. Nhìn những tờ lịch vơi dần như sinh lực của mình cũng đang vơi dần mà tôi bất gíac rùng mình. Năm cùng tháng tận cũng có nghĩa là sức mỏn hơi tàn. Vậy mà có người bạn gìa vẫn còn chơi trống bỏi được. Tài thật. Nhưng mà có ích gì không khi cứ cố bám lấy cái mà mình không còn khả năng nắm giữ được nữa? Ngày vui đã qua mau, rồi thì ngày buồn cũng qua mau. Lâu rồi đời mình cũng . . . xong. Nhưng xong sao được khi còn bao nhiêu việc phải làm, còn bao nhiêu món nợ chưa trả hết? chẳng lẽ bắt con cháu chúng è lưng ra gánh? Thật lạ lùng! Việc của cả năm lại cứ dồn vào tháng cuối cùng. Việc của cả đời cũng cứ dồn vào lúc sắp sửa chào vĩnh biệt cuộc đời. Phải chi có được một cuộc đời khác dự trữ thì tuyệt vời biết mấy! Nhưng rồi tôi lại tự hỏi: liệu khi đã có một cuộc đời khác để dự trữ, người ta sẽ biết sử dụng nó một cách khôn ngoan hơn hay lại cứ chứng nào tật nấy, vung phí nó khi còn trẻ và chỉ chịu dừng tay khi nhìn lại quỹ thời gian sắp sửa cạn và khi chính mình không còn đủ sức để mà vung phí nữa? Cuộc trần ai chỉ biết chảy về phía trước. Nó không cho người ta có cơ hội để làm lại, dù chỉ một lần thứ hai. Vì thế, trong giây phút chuyển mùa của thời tiết, của năm tháng, mấy ai không bùi ngùi nhìn lại con đường đã đi qua, chép miệng thở dài, và mắt đăm đắm nhìn về phía trước, khỏang thời gian sắp tới mà sợ hãi những bất trắc, những vô định.

Và sợ nhất là những khỏanh khắc vô nghĩa.
 

2.

Đứng trước con số ngày tháng thoăn thoắt nối đuôi nhau, tôi cũng giật mình nhận ra mình đã trụ trên trang web nhỏ này một khỏang thời gian không phải là ngắn. Nhớ lại không biết bao nhiêu đêm ngồi im lặng trước màn hình trắng xóa, đầu óc khô khốc như những khớp xương gìa nua không còn tiết ra thứ chất nhờn cần thiết để giúp cơ thể chuyển động dễ dàng. Nhiều lúc tôi tưởng mình đã khô máu, có cố lắm thì cũng chỉ nhỏ ra được những giọt máu vô hồn vô tình vô cảm như những giọt nước lã. Nhiều lúc, tôi đọc những hàng chữ mình viết mà thấy xa lạ như của một ai đó, hay cảm thấy nhạt nhẽo như nồi nước lèo chưa nêm nếm gia vị. Nhiều lúc tôi thấy mình chỉ biết sa đà với quá khứ, với những nỗi đau riêng, dù qúa khứ ấy, nỗi đau ấy không phải chỉ của riêng mình tôi, mà có thể của nhiều người, có thể của cả một thế hệ. Nhưng rồi tôi lại tự trách mình (trước khi có người nào đó lên tiếng phàn nàn), có ích gì không khi cứ mãi sa đà với quá khứ khi mà hiện tại còn biết bao điều cần nói, cần làm, cần suy tư động não. Dòng sống như dòng sông, nó chảy về phía trước và chỉ có phía trước mới cần sự chú tâm của mọi người. Hồi ức chỉ có gía trị nếu nó giúp người ta nhìn kỹ hơn hiện tại và sẽ là điều tai hại nếu nó làm mất cân bằng cán cân hiện tại tương lai vốn dĩ khá chênh vênh.

Một năm 365 ngày, 12 tháng, 52 tuần lễ. Lẫn trong những con số bất di bất dịch là  những lần tôi đặt dấu chấm cuối cùng trên trang viết của mình. Rất nhiều khi, những điều tôi trang trải trong những bài viết của mình quay trở lại ám ảnh chính người viết, và để lại những dấu hằn như những vết chém khô khốc trong tim. Đôi khi, những vết chém ấy đau đến độ làm chảy nước mắt. Đôi khi, chúng chỉ nhoi nhói vừa đủ cho một cảm gíac mãn nguyện của thú đau thương. Đôi khi, chúng làm tôi xấu hổ vì cái ngây thơ đến độ ngốc nghếch, đến độ hợm hĩnh rất buồn cười của mình. Có lẽ, đó là cái gía phải trả cho những đam mê chữ nghĩa. Nhất là khi người ta chấp nhận nỗi đam mê ấy với một thái độ nghiêm túc, thành khẩn và một lòng tin mãnh liệt không kém đức tin vào một tôn gíao.

Và cũng đã có lúc, tôi nghi ngờ lòng tin của chính mình vào . . . chữ nghĩa. Dù tôi không phải là kẻ làm văn chương. Và cũng chưa bao giờ tôi có ý định đó.
 

3.

Tổng số những trang viết, những bài viết sẽ chẳng là gì hết nếu chúng không chứa đựng được “chút gì”. Cái “chút gì” ấy khiến người đọc phải nhíu mày, suy nghĩ. Cái “chút gì” ấy có thể làm vui lòng một số người này, nhưng cũng có thể gây khó chịu nơi một số người khác, có thể được sự tán đồng, và cũng có thể gây nên tranh cãi. Cái “chút gì” ấy, chính là cái Nghĩa đi kèm theo với Chữ. Nếu không thế, chữ nghĩa sẽ trở thành món hàng xa xỉ, đôi khi rất không cần thiết với những cuộc sống đầy tất bật, lo toan. Nói cách khác, chữ là chiếc xe, và nghĩa là thứ mà chiếc xe chữ chuyên chở. Thời buổi xăng cộ mắc mỏ mà xách chiếc xe không chạy tới chạy lui chẳng hóa ra phí phạm lắm sao!

Phí phạm luôn cả những “mảnh đất” trang trọng của mặt tiền trang web. Phí phạm cả sự tin cậy mà bạn hữu đã dành cho tôi. Phí phạm cả những đêm ngồi im lặng giữa không gian tịch mịch, lắng nghe tiếng thở đều đặn trong giấc ngủ trẻ thơ say nồng của lũ con mà tự tra vấn chính mình về ý nghĩa của những hàng chữ đang nhẩy múa trước mặt, liệu chúng có ích gì cho cuộc sống ngày mai trong đó có sự hiện hữu của con mình hay không.

Phí phạm nhất là thì giờ và tấm lòng người đọc. Không có người đọc, sẽ không có người viết. Chả lẽ viết xong rồi chỉ để đêm đêm lấy ra đọc lại những gì mình viết, như người điên cứ hay lảm nhảm nói một mình. Đã hết rồi cái thời người ta đóng cửa thư phòng, bịt tai nhắm mắt trước những nhiễu nhương của thế sự và bằng lòng với sự an bình riêng rất cỏn con, miễn hai bàn tay không nhuốm bùn nhân thế. Tôi tin rằng khi mình viết là viết cho một người nào đó, những người nào đó. Cũng như sống, là sống với ai đó, sống cho ai đó. Con người, chứ có phải thần thánh đâu mà sống riêng một mình giữa cõi trời hiu quạnh. Và Chữ, là để chuyên chở Nghĩa đến một địa điểm nào đó – người đọc, chẳng hạn – . Vì thế, không có Nghĩa, Chữ chỉ là những cái vỏ khô khan, vô tích sự. Càng vô tích sự hơn, cái người viết ra chữ mà không có nghĩa.
 

4.

Ngày đầu tiên của năm mới, tôi nhìn về phía trước, nghĩ đến 365 lần cập nhật bài vở của 365 ngày sắp tới ngày sắp tới mà chợt bâng khuâng lo lắng. Riêng phần tôi, trong góc của mình, tôi sẽ viết những gì? Những điều tôi viết là để cho người đọc hay chỉ để thỏa mãn chính mình? Tuổi của tôi năm nay đã bước vào “thất thập cổ lai hy”, liệu có còn đủ nhạy bén để “bắt mạch” được nhịp thở chính yếu nhất của cuộc sống đang sôi nổi và biến dạng từng giây, từng phút ngòai kia? Liệu tôi có trút bỏ được gánh nặng của quá khứ, của những công việc (có thật và tưởng tượng) còn tồn đọng từ năm ngóai, năm kia để thảnh thơi làm người ghi chép cần mẫn của hiện tại? Bao nhiêu câu hỏi là bấy nhiêu những ưu tư. Có người bảo khi ngồi một mình trước trang giấy trắng là lúc người viết trở thành tự do nhất, anh ta sẽ mặc tình tự tung tự tác, tả xung hữu đột, lên đông xuống đòai với vũ khí là cây bút trong tay. Tôi không tin như vậy. Một người viết nghiêm túc sẽ thấy thấp thóang trên trang giấy trắng bao con mắt nghiêm khắc của độc gỉa, nhận rõ hậu quả sai hay đúng của những điều mình viết tác động lên một con người, một tập thể, và quan trọng nhất, anh ta không được quyền buông thả, dễ dãi. Nói cách khác, chính cái trách nhiệm của người cầm bút với độc gỉa của mình đã giới hạn tự do của anh ta, hay đúng hơn, buộc anh ta sử dụng quyền tự do tư tưởng của mình một cách cẩn trọng. Chữ nghĩa vốn là gia sản của bao đời cha ông truyền lại, kẻ đi sau có bổn phận gìn giữ, phát triển và làm giàu có thêm kho tàng ấy cho thế hệ nối tiếp mình. Chính vì thế sự cẩn trọng và tinh thần trách nhiệm là phẩm chất không thể thiếu của một người viết nghiêm túc.

Đã có lúc tôi nghĩ đến việc nhường sân chơi cho những người trẻ tuổi. Nhưng, tâm trạng của tôi hệt như anh kép gìa về chiều thảm thương. Cả một đời say mê ánh đèn sân khấu, bao nhiêu đêm từng đứng giữa tiền trường nhìn xuống phía khán gỉa buồn thương giận ghét cùng với những vai diễn của mình, nay có người bảo anh kép hát già rằng anh đã hết thời rồi, tốt nhất là anh nên giải nghệ để còn giữ được những hình ảnh đẹp trong lòng khán gỉa. Hơn bất cứ ai, anh kép gìa hiểu rõ điều đó. Nhưng anh lại không đủ can đảm nhìn thấy sự tàn tạ của chính mình, không đủ can đảm dứt áo chia tay với nỗi đam mê của cả một đời. Bi kịch của anh kép hát gìa về chiều cũng là bi kịch của nhiều người, và tôi tin rằng mình không là ngọai lệ.
 

5.

Đêm giao thừa Tết Tây, như thường lệ hàng năm, tôi xem trực tiếp truyền hình buổi lễ Countdown trong phút cuối cùng của năm cũ từ thành phố New York. Những khuôn mặt hiện diện trên màn ảnh truyền hình, họ có thể đến từ khắp nơi trên nước Mỹ hoặc thế giới, những khuôn mặt trẻ trung háo hức. Năm mới đến ai cũng chờ đợi những điều tốt đẹp mới cho mình, cho người, cho đời. Ngòai cái háo hức chờ đợi được chứng kiến một trong những sự kiện trọng đại nhất trên thế giới là nghi lễ Countdown hạ qủa cầu thời gian (time ball) trên nóc tòa nhà One Times Square có truyền thống hàng trăm năm, họ còn tin rằng họ đang ăn mừng thế giới ngày mai sẽ thay đổi để trở nên tốt đẹp cho tất cả mọi người, không phân biệt màu da, chủng tộc, địa lý.

Hòa cùng không khí lạc quan ấy, tôi cũng hy vọng rằng trong những lần trang trải chữ nghĩa trên trang viết quen thuộc, tôi sẽ tránh được những lối mòn cũ kỹ mà một anh kép hát gìa mắt mờ tai lãng vốn khó lòng nhận ra. Lập lại chính mình, đi trên những con đường đã mòn vẹt, là những căn bệnh mà người không còn trẻ hay mắc phải. Chữ nghĩa, tuy là báu vật truyền đời của một dân tộc, nhưng luôn luôn mang khuôn mặt của thời hiện tại. Không có hơi thở và sức sống của thời đại, chữ nghĩa sẽ giống như bộ xuơng tiền sử nằm trong căn phòng bụi bậm của nhà khảo cổ học. Cuộc sống vốn thay đổi từng giờ từng phút, vậy mà cứ mỗi một năm qua, người ta còn mong đợi thêm bao thay đổi, huống gì chữ nghĩa, tấm gương phản chiếu trung thực nhất của thực tại.

Nghĩ thì nghĩ vậy, nhưng cứ mỗi một bước chân thời gian qua đi, đều lấy mất ở tôi một chút cái cảm gíac tự tin vốn vô cùng mạnh mẽ khi tôi còn trẻ. Và vì thế, ngày đầu tiên của năm mới, tôi nhìn 365 ngày sắp tới với một nỗi băn khoăn của anh kép hát gìa vẫn chưa dứt được nỗi đam mê ánh đèn sân khấu, dù biết mình sắp về chiều.
 

 T.Vấn

(Wichita 01-01-2008 – Houston 01-01-2020)

 



 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bà Merkel là một người đàn bà giản dị và khiêm tốn, nhưng nhiều đối thủ chính trị lại rất nể trọng bà, họ đã truyền cho nhau một kinh nghiệm quý báu là “Không bao giờ được đánh giá thấp bà Merkel”.
Gió đã đổi hướng, nước dần dần rút, những bờ bãi ven sông ánh lên cái màu phù sa mịn màng, loáng nước. Những gốc bần, những rặng bần vẫn bám sâu rễ vào lòng đất, xanh dân dã đến thật thà. Một chiếc ghe đã cập vào bến, mũi gát vào gốc bần. Người ta đang chuyển tôm cá lên bến, vào bờ. Ngước mắt nhìn rặng bần, bắt gặp gió lay động và nụ cười vu vơ, xạt xào như hơi thở…
Nhưng tại sao dân Afghans lại lì lợm, đánh giặc dai dẳng, làm cho các nước lớn, binh lính tinh nhuệ, trang bị tối tân, mà phải thua? Theo nhà nhơn chủng học người Mỹ, ông Carleton Coon, dân Afghans có máu họ hàng với dân Kurdes và dân Berbères, giống dân miền núi, họ lúc nào cũng sống ly khai, chống đối, không giống những sắc dân ở đồng bằng. Có thử chinh phục họ, cũng không được.
Với tấm lòng khao khát học hỏi và trí thông minh sẵn có, Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc đã tiếp nhận rất bén nhạy nhanh chóng giáo lý vi diệu Phật Đà. Cũng có thể những tri kiến này được tích lủy từ nhiều kiếp trước, đã tiềm ẩn đâu đó trong Tạng Thức của ông nên những kinh sách ông học đã thấu đáo nghĩa lý. Kiến thức Phật Học của ông được nhiều bậc Tôn Đức, thức giả khen ngợi.
Trong bài phát biểu đánh dấu 20 năm các vụ tấn công ngày 11 tháng 9, Bush nói rằng Hoa Kỳ đã chứng kiến “bằng chứng ngày càng gia tăng những nguy hiểm đối với đất nước của chúng ta có thể đến mà không đi qua các biên giới, nhưng từ sự bạo động tập họp bên trong đất nước.” “Có rất ít sự chồng chéo văn hóa giữa những người cực đoan bạo động hải ngoại và những người cực đoan bạo động trong nước,” theo Bush phát biểu. “Nhưng trong sự khinh thường của họ đối với đa nguyên, trong sự coi thường của họ đối với mạng người, trong quyết tâm của họ để làm nhơ bẩn các biểu tượng quốc gia, họ là những đứa con của cùng tinh thần xấu xa.” “Và đó là bổn phận của chúng ta tiếp tục chống lại họ,” theo ông nói thêm.
Từ đài tưởng niệm ở thành phố tới một cánh đồng xa xôi đến trung tâm sức mạnh quân sự quốc gia, Tổng Thống Joe Biden hôm Thứ Bảy, 11 tháng 9 năm 2021 đã bày tỏ sự kính trọng tại 3 nơi linh thiêng của nỗi đau buồn và tưởng nhớ để vinh danh những người đã mất mạng cách nay hai thập niên trong các cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9, theo Hãng Tin Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Bảy.
Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Minh Châu, Nguyên Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh, viên tịch tại Thiền Viện Vạn Hạnh, Sài Gòn, Việt Nam, vào lúc 9 giờ sáng ngày 1 tháng 9 năm 2012. Trong niềm tiếc thương vô hạn đối với sự ra đi của bậc ân sư khả kính mà người viết bài này đã từng thọ ân giáo dục, bài viết này xin được viết ra để tưởng niệm công đức lớn lao của Ngài đối với sự nghiệp giáo dục và qua đó xin trình bày một vài cảm nghĩ về con đường giáo dục của Phật Giáo Việt Nam.
Hai cụm từ trọng cung (supply-side) và trọng cầu (demand-side) thường dùng cho chính sách kinh tế trong nước Mỹ (đảng Cộng Hòa trọng cung, Dân Chủ trọng cầu) nhưng đồng thời cũng thể hiện hai mô hình phát triển của Hoa Kỳ (trọng cầu) và Trung Quốc (trọng cung). Bài viết này sẽ tìm hiểu cả hai trường hợp. Trọng cung là chủ trương kinh tế của đảng Cộng Hoà từ thời Tổng Thống Ronald Reagan nhằm cắt giảm thuế má để khuyến khích người có tiền tăng gia đầu tư sản xuất. Mức cung tăng (sản xuất tăng) vừa hạ thấp giá cả hàng hóa và dịch vụ lại tạo thêm công ăn việc làm mới. Nhờ vậy mức cầu theo đó cũng tăng giúp cho kinh tế phát triển để mang lại lợi ích cho mọi thành phần trong xã hội. Giảm thuế lại thêm đồng nghĩa với hạn chế vai trò của nhà nước, tức là thu nhỏ khu vực công mà phát huy khu vực tư.
Những nỗ lực trong 6 năm qua của Dân Biểu Janet Nguyễn để thiết lập mô hình giảng dạy về kinh nghiệm của người Mỹ gốc Việt tị nạn cho các trường học ở California đã thành công. Dân Biểu Janet Nguyễn phát biểu: "Cuộc hành trình này đã bắt đầu từ năm 2016. Sau nhiều năm, nhiều đêm dài, những buổi bàn luận hàng giờ và rất nhiều trở ngại, đến bây giờ đã được thông qua với khoản ngân sách đã được chấp thuận để bắt đầu thiết lập mô hình giảng dạy quan trọng này."
Làm sao dạy cho trẻ em cách giữ tâm an bình và tỉnh thức với tất cả những gì hiển lộ trong và ngoài chúng ta? Vẫn có nhiều cách. Các nhà giáo quốc tế đã nhìn thấy lợi ích của thiền tập, và đang tìm những cách đơn giản để dạy trẻ em biết giữ tâm tỉnh thức.
Thêm tài liệu được công bố hôm Thứ Sáu, 10 tháng 9 năm 2021, cho thấy, một lần nữa, rằng những người không chích ngừa dễ bị truyền nhiễm, phải vào bệnh viện điều trị và chết hơn rất nhiều từ Covid-19 so với những người đã chích ngừa đầy đủ, theo bản tin của Business Insider tường thuật hôm Thứ Sáu. Nghiên cứu của Cơ Quan CDC đã công bố vào xế trưa Thứ Sáu theo dõi hơn 615,000 người bị lây nhiễm, vào bệnh viện đều trị và chết từ Covid-19 khắp Hoa Kỳ từ đầu tháng 4 đến giữa tháng 7 tại 13 khu vực trên toàn quốc. Đây là nghiên cứu lớn nhất từ trước tới nay về các trường hợp Covid sau chích ngừa, vào bệnh viện và tử vong kể từ khi biến thể Delta trỗi dậy tại Hoa Kỳ.
Bây giờ, tất cả 3 người này nằm trong số hơn 111,000 người đã ghi danh vào Chương Trình Sức Khỏe Trung Tâm Thương Mại Thế Giới, mà đã giúp chăm sóc y tế miễn phí cho những người có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn liên quan đến bụi. 20 năm sau khi tòa tháp đôi sụp đổ, nhiều người vẫn đang còn báo cáo bệnh tật mà có thể liên quan tới vụ tấn công khủng bố. Tính tới nay, Hoa Kỳ đã chi 11.7 tỉ đô la cho việc chăm sóc và đền bù cho những người đã bị bệnh vì bụi – khoảng 4.6 tỉ đô la nhiều hơn số tiền giúp cho các gia đình bị giết hay bị thương ngày 11 tháng 9 năm 2001. Hơn 40,000 người đã nhận tiền tài trợ từ chính phủ cho những người bị bệnh tiềm ẩn liên quan tới các cuộc tấn công khủng bố.
Sự thúc đẩy mạnh mẽ của Tổng Thống Joe Biden để yêu cầu hàng triệu công nhân Hoa Kỳ chích ngừa chống lại vi khuẩn corona đang đụng phải bức tường phản kháng từ các nhà lãnh đạo Cộng Hòa đe dọa mọi thứ từ các vụ kiện đến bất tuân dân sự, nhận chìm đất nước xuống sâu hơn cuộc chiến văn hóa mà đã mưng mủ kể từ khi bắt đầu đại dịch, theo Hãng Tin Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Sáu, 10 tháng 9 năm 2021.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.