Hôm nay,  

Mất cân bằng trong kinh tế toàn cầu: đi tìm nguyên nhân khoảng cách giàu nghèo trong xã hội (Bài 5)

1/3/202010:08:00(View: 14982)

Kinh tế gia gốc Á-châu Richard Koo trong quyển Mặt Trái của Kinh Tế Vĩ Mô và Tương Lai của Toàn Cầu Hóa (The Other Half of Macroeconomics and the Fate of Globalization) nhận xét rằng một nền kinh tế thường trải qua 3 giai đoạn trong quá trình phát triễn: tiền công nghiệp, công nghiệp và sau đó là…bị rượt (pursued phase)! Những trường hợp tiêu biểu gồm Hoa Kỳ bị Nhật Bản đuổi theo vào thập niên 1970-80, hay Trung Quốc hiện chạy đua với khối Tây Phương. Mỗi giai đoạn trong tiến trình nói trên làm thay đổi mức cung cầu về lao động khiến giới công nhân có thế mạnh hay yếu khi tranh đấu đòi tăng lương bổng và chia sẻ thành quả kinh tế trong xã hội, theo đó hố sâu giàu nghèo sẽ tăng hay giảm. 


Vào giai đoạn tiền công nghiệp dân chúng ở nông thôn đổ dồn về thành phố để tìm công ăn việc làm trong các hảng xưởng như trường hợp Việt Nam và Trung Quốc hiện thời hay Hoa Kỳ và Âu Châu ở cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Mức cung lớn hơn cầu cho nên giới lao động ở vào thế yếu khi tranh đấu đòi tăng bổng lộc, dù có biểu tình hay đình công thì lương bổng và các quyền lợi an sinh xã hội (y tế, nhà ở, giáo dục con cái, hưu trí, v.v…) vẫn không được cải tiến xứng đáng so với nhịp độ tăng trưởng của GDP. Do lương trả công nhân ít trong khi nhu cầu về vốn đầu tư và đất đai đô thị nhảy vọt nên tài sản của giới chủ và thành phần có nhà đất ở thành thị tăng nhanh so với thu nhập của người lao động, từ đó tạo ra hố sâu giàu nghèo trong giai đoạn tiền công nghiệp.


Sau đó nền kinh tế tiến lên khúc quanh từ tiền công nghiệp sang công nghiệp. Lượng người ở thôn quê và thành thị trở nên cân xứng cho nên nhân lực dồn vào thành phố để tìm việc trong hảng xưởng giảm dần (móc điểm này còn gọi là Lewis Turning Point hay LTP). Trung Quốc hiện đang ở khúc ngoặc LTP. Mức cung ít lại nên giới lao động ở thế mạnh khi đòi tăng lương và bổng lộc (y tế, nhà ở, giáo dục con cái, hưu bổng, môi trường, v.v…) để thành quả kinh tế được phân phối đồng đều hơn giữa chủ và thợ. Khoảng cách giàu nghèo giảm bớt trong giai đoạn công nghiệp như từng xảy ra tại Âu-Mỹ những năm 1950-70. 


Giai đoạn công nghiệp cũng là lúc mà giới công nhân Tây Phương tiến lên giai cấp trung lưu. Tại Hoa Kỳ vào thập niên 1950-1970 một công nhân không có bằng đại học nhưng làm việc tại các hãng Ford, GM, v.v… vẫn được hưỡng lương cao, việc làm bảo đảm trọn đời, tiền hưu trí, có bảo hiểm y tế và đủ khả năng mua nhà và xe hơi. Do không thể nào trong một nước ai cũng có bằng đại học cho nên nhiều kinh tế gia đã nhận xét rằng các cơ xưởng sản xuất (manufacturing) chính là cổ máy đào tạo giai cấp trung lưu – công nhân, trong khi giới trung lưu là nền móng của xã hội dân chủ. 


Móc ngoặc từ tiền công nghiệp sang công nghiệp cũng chính là lúc mà người dân ở Đài Loan và Nam Hàn tranh đấu thành công đòi dân chủ vào cuối thế kỷ 20. So với các cuộc cách mạng khác trong cùng khoảng thời gian ở Phi Luật Tân, Indonesia và Argentina thì nền dân chủ của Đài Loan và Nam Hàn vững chắc hơn nhiều khi được hậu thuẩn bởi một tầng lớp trung lưu lớn mạnh thay vì chỉ đơn thuần là các phong trào quần chúng bộc phát như tại các nước còn lại. 


Nhưng nền kinh tế không dừng lại trong giai đoạn công nghiệp mà theo nhịp độ toàn cầu hóa bị … rượt đuổi. Các quốc gia chậm tiến dựa vào mô hình phát triển của những nước đi trước để chạy theo. Cơ xưởng sản xuất ở Tây Phương di dời sang Đông Á để xử dụng nguồn nhân công rẻ (so với giá lao động cao ở Âu-Mỹ) và luật lệ lỏng lẻo.


Không thể phủ nhận lợi ích vô cùng to lớn của toàn cầu hóa vốn đã nâng cao sức tiêu thụ và đem hàng tỷ con người ra khỏi ngưỡng cửa nghèo khó trên toàn thế giới. Toàn cầu hóa, trên lý thuyết, là sự tái phân phối dây chuyền từ sáng tạo (innovation), bản vẽ (design), sản xuất (manufacturing), phân phối (distribution) và tiêu dùng (consumption) cho phù hợp với lợi thế của từng quốc gia nhằm hữu hiệu hóa nền kinh tế toàn cầu. Nhưng nếu chỉ tái phối trí trong phạm vi của một quốc gia thì dân chúng ở những vùng bị mất việc sẽ di cư sang các địa phương có công ăn việc làm mới và tốt hơn. Còn với toàn cầu hóa khi sản xuất di dời sang các nước như Trung Quốc hay Việt Nam thì không thể nào một người công nhân Âu-Mỹ theo đó dọn nhà qua Á Châu đi tìm việc!


Trở lại với các nước công nghiệp bị đuổi, trước đây là Hoa Kỳ bị Nhật Bản rượt vào thập niên 70-80, rồi Nhật bị Nam Hàn – Đài Loan đuổi, nay đến lúc Trung Quốc chạy đua với Âu-Mỹ-Nhật, Hoa Lục lại sẽ bị các nước Đông Nam Á và Ấn Độ rượt. Điểm đáng nói là tình trạng đuổi rượt ngày càng gấp rút như Việt Nam chưa hoàn thành công nghiệp hóa đã bị Bangladesh rượt trong các lãnh vực may mặc và lắp ráp, nhưng đây sẽ là đề tài của một bài khác về cuộc chạy đua xuống đáy vực – race to the bottom - lại cũng liên hệ đến hố sâu giàu nghèo nhưng ở các nước đang mở mang.


Trong giai đoạn đuổi rượt hiện tại nhiều cơ xưởng sản xuất ở các nước công nghiệp bị di dời sang những quốc gia đang mở mang. Nền dân chủ ở Tây Phương đánh mất đi cổ máy sản xuất thành phần trung lưu – công nhân không có bằng đại học. Mức cầu giảm nên giới lao động Âu-Mỹ nằm trong thế yếu khi đòi tăng lương bổng hay để bảo vệ các bổng lộc trước đây như tiền hưu trí (pension). Gần mất việc thì chẳng ai hó hé đòi tăng lương!


Trên lý thuyết xã hội hậu công nghiệp sẽ bù đắp những mất mát bằng cách tạo ra công ăn việc làm mới trong các ngành nghề sáng tạo (innovation), bảng vẽ (design) và dịch vụ (services) đồng thời kềm hãm lạm phát nhờ vào hàng hóa giá rẻ nhập cảng từ những nước đang phát triển. Nhưng sáng tạo và bảng vẽ đòi hỏi trình độ đại học (như ngành điện toán và kỷ thuật) nên giới hạn trong thành phần ưu tú và trung lưu – trí thức; còn các dịch vụ có lương cao như y tế và tài chánh lại cần trình độ chuyên môn, trong khi dịch vụ buôn bán ở chợ búa như Walmart chỉ với đồng lương tối thiểu không đủ sống ngày qua ngày. Cho nên thành phần trung lưu – công nhân bị thất nghiệp nhưng không tìm ra việc làm mới với đồng lương tương xứng vì không có bằng đại học hay đã lớn tuổi không thể nào trở lại trường học. Lương bổng của 80% dân chúng Tây Phương không tăng so với lạm phát trong suốt 30 năm kể từ toàn cầu hóa.


Nhưng GDP ở Hoa Kỳ vẫn tăng - tức là thành quả kinh tế không trải rộng mà chỉ tập trung vào thiểu số ưu tú. Trong số này có 0.01% là các tỷ phú nhưng cũng bao gồm 19.99% những người thành đạt và giai cấp trung lưu – trí thức. Không ít các gia đình người Mỹ gốc Việt và di dân từ Trung Quốc, Ấn Độ sống tại các thành phố ở Cali, Texas, Washington State và DC, Massachusett nằm trong diện ưu tú này (cho dù vẫn ăn phở, lái xe Toyota hay Lexus, có một vài căn nhà nên dù không cảm thấy mình thiệt giàu nhưng vẫn nằm trong nhóm ưu tú của xã hội.) 


Thành phần ưu tú và trung lưu – trí thức có tiền đầu tư vào địa ốc, cổ phiếu và đại học cho con cái là những món giá cả tăng vọt trong thời đại toàn cầu hóa. Trong khi đó giới trung lưu – công nhân thất nghiệp không tìm ra việc làm vững chãi đủ để trả tiền giữ trẻ, nhà ở, y tế thì làm thế nào dành dụm lo cho hưu trí và đại học cho con cái. Hố sâu giàu nghèo tạo ra hai đẳng cấp mà thành phần bên dưới đánh mất chiếc cầu để vươn lên. Đẳng cấp là kẻ thù của nền dân chủ và sức sống của hệ thống tư bản.


Người viết sẽ phân tích về một gạch nối giữa Thomas Piketty (Bài 4) và Richard Koo (Bài 5) trong bài 6 để tiếp tục tìm hiểu về tình trạng mất cân bằng trong kinh tế Âu-Mỹ. Bài 7 sẽ phân tích về khoảng cách giàu nghèo và cuộc chay đua xuống đáy vực (race to the bottom) ở các nước đang phát triển như Việt Nam.


 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tháng Tám năm nay, nhóm Việt Bút xôn xao vì không thấy anh tham dự buổi họp mặt thân hữu trước ngày giải thưởng Viết Về Nước Mỹ như mọi năm. Ai cũng nghĩ chắc anh đi Việt Nam thăm gia đình, không về kịp.
Mới đặt chân đến Mỹ chưa được mười ngày ông Hai đã được ông James tặng một chiếc xe hơi. Ông James dẫn ông Hai băng qua cái sân rất rộng, vào nhà xe, chỉ một chiếc xe màu xám trắng nằm trên bốn bánh gần như không còn một chút hơi
Bồ Tùng Ma sinh thời là một khuôn mặt thân quen, thương yêu của giải thưởng Viết Về Nước Mỹ. Tác giả tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm 2001, ngay năm thứ hai, Ông được trao tặng giải bán kết Viết Về Nước Mỹ.
Chiều nay, ngày 12-15-2019, ngọn gió thu đông làm bay bay chiếc khăn quàng cổ, rượt những chiếc lá vàng chạy lăng quăng trên lề đường, trời se se lạnh, chúng tôi tới nhìn mặt người bạn thân lần cuối.
Tất cả chúng ta đều có ý tưởng về những gì mà chúng ta nghĩ là tốt và xấu cho sức khỏe của mình, nhưng bao nhiêu điều mà chúng ta tin thì thực sự là thật?
Hầu hết những lệnh hành pháp của ông Trump từng làm cho người ta lo âu đều bị các vị chánh án liên bang chận lại. Nếu những vụ kiện này được đưa lên Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ vào mùa Thu năm 2020 thì sẽ không thể có bất kỳ quyết định nào cho đến mùa Xuân 2021.
Sự kết hợp của khô hạn và các con đập dọc theo Sông Mekong đã làm dậy lên nhiều quan tâm về tương lai của dòng sông dài 4,700 kilômét, mà trên đó có tới 10 triệu người tùy thuộc cuộc sống của họ vào nó tại Trung Quốc, Lào, Miến Điện, Thái Lan và Việt Nam, theo www.asiatimes.com cho biết.
Nhiều người Mỹ đang chật vật tìm các khoản khấu trừ thuế phút cuối trước khi năm 2019 chấm dứt và mùa khai thuế bắt đầu.
Bức vẽ mới được khám phá tại một hang động xa mô tả cảnh đi săn, và nó là câu chuyện cổ xưa nhất mà đã từng được ghi lại. Và nếu nhà khảo cổ Maxime Aubert của Đại Học Griffith University và các đồng nghiệp của ông là đúng, thì nó có thể cũng là ghi nhận đầu tiên về niềm tin tôn giáo – và là sự hiểu biết đầu tiên của chúng ta vào những gì mà những người tạo ra nghệ thuật trong hang động đã suy nghĩ.
Vào ngày 5 tháng 12 năm 2019 vừa qua, Tòa Phúc Thẩm Rộng Quyền Thứ Chín tại San Francisco, tiểu bang California, đã mang lại một phần chiến thắng cho hành pháp Trump bằng cách gỡ bỏ sự ngăn chận quy luật "gánh nặng xã hội". Tuy nhiên, quy luật mới về gánh nặng xã hội vẫn không có hiệu lực vì hai sự can thiệp khác vẫn còn ở Hoa Kỳ.
Một bộ phim tôn vinh vai trò của phụ nữ trong Phong Trào Dân Quyền năm 1968 tại Londonderry đã chia sẻ Giải Thưởng Turner 2019 danh giá, theo bản tin hôm 4 tháng 12 của trang mạng www.bbc.com
Một năm qua với bao nhiêu biến động mà có lẽ ít ai nhớ hết. Chỉ những sự kiện xảy ra rồi để lại dư chấn lớn thì chúng ta mới nhớ tới. Việt Báo xin kể lại theo thứ tự thời gian một số sự kiện thời sự lớn xảy ra trong năm 2019 để hầu chuyện cùng độc giả.
Năm 1949 ông chuyển vào sống ở Sài Gòn làm nghề thầu khoán, cho đến năm 1952 ông làm chủ bút báo Mới của Phan Văn Tươi, rồi cộng tác với tuần báo Phương Đông cho đến hiệp định Genève 1954. Từ năm 1959 ông làm chủ bút cho báo Cách Mạng Quốc Gia, nguyệt san Sáng Dội Miền Nam. Năm 1967 ông được mời dạy một số giờ tại Đại học Vạn Hạnh, Cao đẳng Phật học Huệ Nghiêm ở Sài Gòn.
Buổi ra mắt Dự Án Lịch Sử Truyền Khẩu về Chiến Tranh Việt Nam và giới thiệu tác phẩm “Gọng Kìm Lịch Sử” của Cựu Đại Sứ Bùi Diễm được tổ chức tại hội trường Việt Báo tại thành phố Westminster, miền Nam California, Hoa Kỳ vào chiều Chủ Nhật, 22 tháng 12 năm 2019 đã diễn ra trong bầu không khí sâu lắng của trên 150 người ngồi kín hội trường, gồm các giáo sư sử học, nhà nghiên cứu, giới học thuật, các cơ quan truyền thông báo chí, và đồng hương Việt quan tâm đến lịch sử đất nước Việt Nam.
Tổng Thống Donald Trump đã cảnh báo Thống Đốc California Gavin Newsom rằng chính phủ liên bang sẽ can thiệp nếu Newsom không thể giải quyết vấn đề người vô cư của tiểu bang.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.