Hôm nay,  

Mất cân bằng trong kinh tế toàn cầu: đi tìm nguyên nhân khoảng cách giàu nghèo trong xã hội (Bài 5)

03/01/202010:08:00(Xem: 9312)

Kinh tế gia gốc Á-châu Richard Koo trong quyển Mặt Trái của Kinh Tế Vĩ Mô và Tương Lai của Toàn Cầu Hóa (The Other Half of Macroeconomics and the Fate of Globalization) nhận xét rằng một nền kinh tế thường trải qua 3 giai đoạn trong quá trình phát triễn: tiền công nghiệp, công nghiệp và sau đó là…bị rượt (pursued phase)! Những trường hợp tiêu biểu gồm Hoa Kỳ bị Nhật Bản đuổi theo vào thập niên 1970-80, hay Trung Quốc hiện chạy đua với khối Tây Phương. Mỗi giai đoạn trong tiến trình nói trên làm thay đổi mức cung cầu về lao động khiến giới công nhân có thế mạnh hay yếu khi tranh đấu đòi tăng lương bổng và chia sẻ thành quả kinh tế trong xã hội, theo đó hố sâu giàu nghèo sẽ tăng hay giảm. 


Vào giai đoạn tiền công nghiệp dân chúng ở nông thôn đổ dồn về thành phố để tìm công ăn việc làm trong các hảng xưởng như trường hợp Việt Nam và Trung Quốc hiện thời hay Hoa Kỳ và Âu Châu ở cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Mức cung lớn hơn cầu cho nên giới lao động ở vào thế yếu khi tranh đấu đòi tăng bổng lộc, dù có biểu tình hay đình công thì lương bổng và các quyền lợi an sinh xã hội (y tế, nhà ở, giáo dục con cái, hưu trí, v.v…) vẫn không được cải tiến xứng đáng so với nhịp độ tăng trưởng của GDP. Do lương trả công nhân ít trong khi nhu cầu về vốn đầu tư và đất đai đô thị nhảy vọt nên tài sản của giới chủ và thành phần có nhà đất ở thành thị tăng nhanh so với thu nhập của người lao động, từ đó tạo ra hố sâu giàu nghèo trong giai đoạn tiền công nghiệp.


Sau đó nền kinh tế tiến lên khúc quanh từ tiền công nghiệp sang công nghiệp. Lượng người ở thôn quê và thành thị trở nên cân xứng cho nên nhân lực dồn vào thành phố để tìm việc trong hảng xưởng giảm dần (móc điểm này còn gọi là Lewis Turning Point hay LTP). Trung Quốc hiện đang ở khúc ngoặc LTP. Mức cung ít lại nên giới lao động ở thế mạnh khi đòi tăng lương và bổng lộc (y tế, nhà ở, giáo dục con cái, hưu bổng, môi trường, v.v…) để thành quả kinh tế được phân phối đồng đều hơn giữa chủ và thợ. Khoảng cách giàu nghèo giảm bớt trong giai đoạn công nghiệp như từng xảy ra tại Âu-Mỹ những năm 1950-70. 


Giai đoạn công nghiệp cũng là lúc mà giới công nhân Tây Phương tiến lên giai cấp trung lưu. Tại Hoa Kỳ vào thập niên 1950-1970 một công nhân không có bằng đại học nhưng làm việc tại các hãng Ford, GM, v.v… vẫn được hưỡng lương cao, việc làm bảo đảm trọn đời, tiền hưu trí, có bảo hiểm y tế và đủ khả năng mua nhà và xe hơi. Do không thể nào trong một nước ai cũng có bằng đại học cho nên nhiều kinh tế gia đã nhận xét rằng các cơ xưởng sản xuất (manufacturing) chính là cổ máy đào tạo giai cấp trung lưu – công nhân, trong khi giới trung lưu là nền móng của xã hội dân chủ. 


Móc ngoặc từ tiền công nghiệp sang công nghiệp cũng chính là lúc mà người dân ở Đài Loan và Nam Hàn tranh đấu thành công đòi dân chủ vào cuối thế kỷ 20. So với các cuộc cách mạng khác trong cùng khoảng thời gian ở Phi Luật Tân, Indonesia và Argentina thì nền dân chủ của Đài Loan và Nam Hàn vững chắc hơn nhiều khi được hậu thuẩn bởi một tầng lớp trung lưu lớn mạnh thay vì chỉ đơn thuần là các phong trào quần chúng bộc phát như tại các nước còn lại. 


Nhưng nền kinh tế không dừng lại trong giai đoạn công nghiệp mà theo nhịp độ toàn cầu hóa bị … rượt đuổi. Các quốc gia chậm tiến dựa vào mô hình phát triển của những nước đi trước để chạy theo. Cơ xưởng sản xuất ở Tây Phương di dời sang Đông Á để xử dụng nguồn nhân công rẻ (so với giá lao động cao ở Âu-Mỹ) và luật lệ lỏng lẻo.


Không thể phủ nhận lợi ích vô cùng to lớn của toàn cầu hóa vốn đã nâng cao sức tiêu thụ và đem hàng tỷ con người ra khỏi ngưỡng cửa nghèo khó trên toàn thế giới. Toàn cầu hóa, trên lý thuyết, là sự tái phân phối dây chuyền từ sáng tạo (innovation), bản vẽ (design), sản xuất (manufacturing), phân phối (distribution) và tiêu dùng (consumption) cho phù hợp với lợi thế của từng quốc gia nhằm hữu hiệu hóa nền kinh tế toàn cầu. Nhưng nếu chỉ tái phối trí trong phạm vi của một quốc gia thì dân chúng ở những vùng bị mất việc sẽ di cư sang các địa phương có công ăn việc làm mới và tốt hơn. Còn với toàn cầu hóa khi sản xuất di dời sang các nước như Trung Quốc hay Việt Nam thì không thể nào một người công nhân Âu-Mỹ theo đó dọn nhà qua Á Châu đi tìm việc!


Trở lại với các nước công nghiệp bị đuổi, trước đây là Hoa Kỳ bị Nhật Bản rượt vào thập niên 70-80, rồi Nhật bị Nam Hàn – Đài Loan đuổi, nay đến lúc Trung Quốc chạy đua với Âu-Mỹ-Nhật, Hoa Lục lại sẽ bị các nước Đông Nam Á và Ấn Độ rượt. Điểm đáng nói là tình trạng đuổi rượt ngày càng gấp rút như Việt Nam chưa hoàn thành công nghiệp hóa đã bị Bangladesh rượt trong các lãnh vực may mặc và lắp ráp, nhưng đây sẽ là đề tài của một bài khác về cuộc chạy đua xuống đáy vực – race to the bottom - lại cũng liên hệ đến hố sâu giàu nghèo nhưng ở các nước đang mở mang.


Trong giai đoạn đuổi rượt hiện tại nhiều cơ xưởng sản xuất ở các nước công nghiệp bị di dời sang những quốc gia đang mở mang. Nền dân chủ ở Tây Phương đánh mất đi cổ máy sản xuất thành phần trung lưu – công nhân không có bằng đại học. Mức cầu giảm nên giới lao động Âu-Mỹ nằm trong thế yếu khi đòi tăng lương bổng hay để bảo vệ các bổng lộc trước đây như tiền hưu trí (pension). Gần mất việc thì chẳng ai hó hé đòi tăng lương!


Trên lý thuyết xã hội hậu công nghiệp sẽ bù đắp những mất mát bằng cách tạo ra công ăn việc làm mới trong các ngành nghề sáng tạo (innovation), bảng vẽ (design) và dịch vụ (services) đồng thời kềm hãm lạm phát nhờ vào hàng hóa giá rẻ nhập cảng từ những nước đang phát triển. Nhưng sáng tạo và bảng vẽ đòi hỏi trình độ đại học (như ngành điện toán và kỷ thuật) nên giới hạn trong thành phần ưu tú và trung lưu – trí thức; còn các dịch vụ có lương cao như y tế và tài chánh lại cần trình độ chuyên môn, trong khi dịch vụ buôn bán ở chợ búa như Walmart chỉ với đồng lương tối thiểu không đủ sống ngày qua ngày. Cho nên thành phần trung lưu – công nhân bị thất nghiệp nhưng không tìm ra việc làm mới với đồng lương tương xứng vì không có bằng đại học hay đã lớn tuổi không thể nào trở lại trường học. Lương bổng của 80% dân chúng Tây Phương không tăng so với lạm phát trong suốt 30 năm kể từ toàn cầu hóa.


Nhưng GDP ở Hoa Kỳ vẫn tăng - tức là thành quả kinh tế không trải rộng mà chỉ tập trung vào thiểu số ưu tú. Trong số này có 0.01% là các tỷ phú nhưng cũng bao gồm 19.99% những người thành đạt và giai cấp trung lưu – trí thức. Không ít các gia đình người Mỹ gốc Việt và di dân từ Trung Quốc, Ấn Độ sống tại các thành phố ở Cali, Texas, Washington State và DC, Massachusett nằm trong diện ưu tú này (cho dù vẫn ăn phở, lái xe Toyota hay Lexus, có một vài căn nhà nên dù không cảm thấy mình thiệt giàu nhưng vẫn nằm trong nhóm ưu tú của xã hội.) 


Thành phần ưu tú và trung lưu – trí thức có tiền đầu tư vào địa ốc, cổ phiếu và đại học cho con cái là những món giá cả tăng vọt trong thời đại toàn cầu hóa. Trong khi đó giới trung lưu – công nhân thất nghiệp không tìm ra việc làm vững chãi đủ để trả tiền giữ trẻ, nhà ở, y tế thì làm thế nào dành dụm lo cho hưu trí và đại học cho con cái. Hố sâu giàu nghèo tạo ra hai đẳng cấp mà thành phần bên dưới đánh mất chiếc cầu để vươn lên. Đẳng cấp là kẻ thù của nền dân chủ và sức sống của hệ thống tư bản.


Người viết sẽ phân tích về một gạch nối giữa Thomas Piketty (Bài 4) và Richard Koo (Bài 5) trong bài 6 để tiếp tục tìm hiểu về tình trạng mất cân bằng trong kinh tế Âu-Mỹ. Bài 7 sẽ phân tích về khoảng cách giàu nghèo và cuộc chay đua xuống đáy vực (race to the bottom) ở các nước đang phát triển như Việt Nam.


 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tháng 10/1954, ông Trần Văn Hương được bổ nhiệm làm Đô Trưởng thủ đô Sài Gòn nhưng chỉ được vài tháng ông xin từ chức không cho biết lý do. Ngày 26/4/1960, ông Hương cùng 17 nhân sĩ quốc gia thành lập nhóm Tự Do Tiến Bộ, tổ chức họp báo công bố một bản tuyên cáo tại khách sạn Caravelle. Nội dung Bản Tuyên Cáo rất ôn hòa chỉ yêu cầu Tổng thống Ngô Đình Diệm mở rộng chính quyền để các nhà trí thức có thể hợp tác với chính phủ nếu được yêu cầu. Ngày 11/11/1960, ông Hương ký tên ủng hộ cuộc đảo chánh do Đại tá Nguyễn Chánh Thi khởi xướng, ông bị bắt trong tù ông có viết một tập thơ lấy tên là “Lao trung lãnh vận” (Những vần thơ lạnh lẽo ở trong tù).
Cộng Hòa nội chiến. Một dự án Cộng Hòa có tên là The Republican Accountability Project (RAP) đã thành lập, mở trang web, chấm điểm các dân cử Cộng Hòa về mức độ hành xử dân chủ, cho điểm từ "A / xuất sắc" tới "F / quá tệ" tập trung về cách họ tôn trọng quy trình dân chủ trọng bầu cử và đã có phá hoại dân chủ bằng cách đòi lật ngược kết quả bầu cử 2020 hay không.
Trong bối cảnh đó, Texas sẽ có thêm 2 ghế tại Quốc Hội trong tiến trình tái phân phối địa hạt, theo các kết quả cho thấy. Còn nữa, các tiểu bang Colorado, Florida, Montana, North Carolina và Oregon mỗi tiểu bang sẽ có thêm một ghế tại Quốc Hội. California, Illinois, Michigan, New York, Ohio, Pennsylvania và West Virginia tất cả sẽ mất nhiều ghế tại quốc hội trước các cuộc bầu cử giữa kỳ vào năm 2022.
Dân Chủ tại Hạ Viện đã công bố dự luật hôm Thứ Hai để giữ sự gia hạn khấu trừ thuế trẻ em một năm, là sáng kiến chống lại nghèo khó đã hình thành phần lớn của kế hoạch kích cầu 1.9 ngàn tỉ đô la của Tổng Thống Joe Biden đã được chấp thuận một tháng trước, theo bản tin của Business Insider cho biết hôm Thứ Hai, 26 tháng 4 năm 2021.
Kính mời các phóng viên báo chí, đài truyền thông, truyền hình địa phương tham dự lễ buổi lễ khánh thành tuyến đường dành cho người đi xe đạp và người đi bộ ở Garden Grove, và công bố một tấm bảng kỷ niệm chương (commemorative plaque).
Newsom đã hình thành nhóm tấn công chính trị để chống lại cuộc truất phế, nói rằng nỗ lực là cố gắng đảng phái bởi Cộng Hòa liên kết với cựu Tổng Thống Donald Trump để giành quyền lực từ tiểu bang Dân Chủ chiếm đa số. “Nó là như vậy. Đây là cuộc truất phế của Cộng Hòa,” theo Newsom đã châm biếm trong một cuộc phỏng vấn độc quyền của CNN trước cuộc kiểm phiếu chữ ký mới nhất. Trong khi nỗ lực truất phế đã bắt đầu trước đại dịch, phản ứng hạn chế của Newsom có vẻ đã châm dầu vào nỗ lực.
Người dân tại Ấn Độ đang chết trên những đường phố giữa lúc sự gia tăng thảm khốc của truyền nhiễm Covid-19 – làm thiếu oxy và các lò thiêu tập thể để đối phó với số tử thi tràn ngập, theo bản tin của báo New York Post tường thuật hôm Thứ Hai, 26 tháng 4 năm 2021. “Vi khuẩn đang nuốt chửng người dân thành phố của chúng tôi giống như con quái vật,” theo Mamtesh Sharma, một viên chức tại lò thiêu Bhadbhada Vishram Ghat tại Bhopal, phát biểu.
Quản Lý Casino VIP/Á Châu Marketing của Pechanga Resort Casino cùng với đội tiếp tân người Việt tạo điều kiện cho quý khách VIP tận dụng những offer và hoạt động khuyến mãi đặc biệt để trải nghiệm những đặc quyền VIP. Nhân viên tiếp tân người Việt của Pechanga sẽ trợ giúp quý vị trong việc giữ chỗ nhà hàng ăn, những buổi đánh golf ưa thích và nhiều hơn nữa.
Như thông lệ hằng năm Hội Cao Niên Á Mỹ đều tổ chức Đại Lễ Giỗ Tỗ Hùng Vương long trọng tại Saigon Performing Arts Center, Fountain Valley, đặc biệt năm nay vì tình trạng bệnh dịch Covid-19 nên lễ giỗ tổ chỉ tổ chức giới hạn trong phạm vi số người tham dự theo qui định của chính quyền. Mặc dù vậy nhưng lễ giỗ tổ năm nay cũng được long trọng tổ chức tại đền thờ của hội, 220 Hospital Circle, Thành Phố Westminster, CA 92683.
Văn phòng HarleyForCongress đã phối hợp cùng giáo sư Doãn Kim Khánh để giúp đỡ một số cư dân điền mẫu đơn xin nhập tịch N-400 và mẫu đơn xin miễn lệ phí I-912 của Sở Di Trú Hoa Kỳ (USCIS). Văn phòng cũng đã phân phát miễn phí bộ 100 câu hỏi & trả lời về môn Công Dân
“Luật Nghỉ Ốm Có Hưởng Lương Trợ Cấp Bổ Sung Năm 2021cho phép người lao động được tối đa 80 giờ nghỉ ốm có hưởng lương trong trường hợp họ hoặc một thành viên trong gia đình không thể làm việc hoặc làm việc từ xa do COVID-19, bao gồm cả các lý do liên quan đến việc chủng ngừa,” Ủy viên Lao động Lilia García- Brower cho biết.
Toàn quốc có thể chích ngừa COVID-19: CDC cho biết vào ngày 19/4 vừa qua là thuốc chủng ngừa COVID đã có đủ để toàn quốc được chính ngừa, không chừa ai từ 16 tuổi trở lên, kể cả những cư dân không có giấy phép hợp lệ và du khách.
Đảng Cộng Hòa Hoa Kỳ lại có cớ chụp mũ Đảng Dân Chủ Hoa Kỳ là xã hội chủ nghĩa... bất kể rằng nền Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam không hề có gì giống với Đảng Dân Chủ Hoa Kỳ: một nhóm 21 Thượng nghị sĩ Dân Chủ đã trình dự luật để hạ thấp tuổi bảo hiểm y tế Medicare từ 65 tuổi xuống 50 tuổi.
Một tàu ngầm hải quân của Nam Dương đã bị chìm ngoài khơi đảo Bali hôm Thứ Tư đã được tìm thấy bị vỡ làm 3 mảnh nằm dưới đáy biển, theo các viên chức của nước này cho biết qua tường thuật của Đài BBC Tiếng Anh hôm Chủ Nhật, 25 tháng 4 năm 2021. Tất cả 53 thủy thủ của chiếc tàu ngầm này đã được xác nhận đã chết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.