Hôm nay,  

Mất cân bằng trong kinh tế toàn cầu: đi tìm nguyên nhân khoảng cách giàu nghèo trong xã hội (Bài 5)

1/3/202010:08:00(View: 15025)

Kinh tế gia gốc Á-châu Richard Koo trong quyển Mặt Trái của Kinh Tế Vĩ Mô và Tương Lai của Toàn Cầu Hóa (The Other Half of Macroeconomics and the Fate of Globalization) nhận xét rằng một nền kinh tế thường trải qua 3 giai đoạn trong quá trình phát triễn: tiền công nghiệp, công nghiệp và sau đó là…bị rượt (pursued phase)! Những trường hợp tiêu biểu gồm Hoa Kỳ bị Nhật Bản đuổi theo vào thập niên 1970-80, hay Trung Quốc hiện chạy đua với khối Tây Phương. Mỗi giai đoạn trong tiến trình nói trên làm thay đổi mức cung cầu về lao động khiến giới công nhân có thế mạnh hay yếu khi tranh đấu đòi tăng lương bổng và chia sẻ thành quả kinh tế trong xã hội, theo đó hố sâu giàu nghèo sẽ tăng hay giảm. 


Vào giai đoạn tiền công nghiệp dân chúng ở nông thôn đổ dồn về thành phố để tìm công ăn việc làm trong các hảng xưởng như trường hợp Việt Nam và Trung Quốc hiện thời hay Hoa Kỳ và Âu Châu ở cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Mức cung lớn hơn cầu cho nên giới lao động ở vào thế yếu khi tranh đấu đòi tăng bổng lộc, dù có biểu tình hay đình công thì lương bổng và các quyền lợi an sinh xã hội (y tế, nhà ở, giáo dục con cái, hưu trí, v.v…) vẫn không được cải tiến xứng đáng so với nhịp độ tăng trưởng của GDP. Do lương trả công nhân ít trong khi nhu cầu về vốn đầu tư và đất đai đô thị nhảy vọt nên tài sản của giới chủ và thành phần có nhà đất ở thành thị tăng nhanh so với thu nhập của người lao động, từ đó tạo ra hố sâu giàu nghèo trong giai đoạn tiền công nghiệp.


Sau đó nền kinh tế tiến lên khúc quanh từ tiền công nghiệp sang công nghiệp. Lượng người ở thôn quê và thành thị trở nên cân xứng cho nên nhân lực dồn vào thành phố để tìm việc trong hảng xưởng giảm dần (móc điểm này còn gọi là Lewis Turning Point hay LTP). Trung Quốc hiện đang ở khúc ngoặc LTP. Mức cung ít lại nên giới lao động ở thế mạnh khi đòi tăng lương và bổng lộc (y tế, nhà ở, giáo dục con cái, hưu bổng, môi trường, v.v…) để thành quả kinh tế được phân phối đồng đều hơn giữa chủ và thợ. Khoảng cách giàu nghèo giảm bớt trong giai đoạn công nghiệp như từng xảy ra tại Âu-Mỹ những năm 1950-70. 


Giai đoạn công nghiệp cũng là lúc mà giới công nhân Tây Phương tiến lên giai cấp trung lưu. Tại Hoa Kỳ vào thập niên 1950-1970 một công nhân không có bằng đại học nhưng làm việc tại các hãng Ford, GM, v.v… vẫn được hưỡng lương cao, việc làm bảo đảm trọn đời, tiền hưu trí, có bảo hiểm y tế và đủ khả năng mua nhà và xe hơi. Do không thể nào trong một nước ai cũng có bằng đại học cho nên nhiều kinh tế gia đã nhận xét rằng các cơ xưởng sản xuất (manufacturing) chính là cổ máy đào tạo giai cấp trung lưu – công nhân, trong khi giới trung lưu là nền móng của xã hội dân chủ. 


Móc ngoặc từ tiền công nghiệp sang công nghiệp cũng chính là lúc mà người dân ở Đài Loan và Nam Hàn tranh đấu thành công đòi dân chủ vào cuối thế kỷ 20. So với các cuộc cách mạng khác trong cùng khoảng thời gian ở Phi Luật Tân, Indonesia và Argentina thì nền dân chủ của Đài Loan và Nam Hàn vững chắc hơn nhiều khi được hậu thuẩn bởi một tầng lớp trung lưu lớn mạnh thay vì chỉ đơn thuần là các phong trào quần chúng bộc phát như tại các nước còn lại. 


Nhưng nền kinh tế không dừng lại trong giai đoạn công nghiệp mà theo nhịp độ toàn cầu hóa bị … rượt đuổi. Các quốc gia chậm tiến dựa vào mô hình phát triển của những nước đi trước để chạy theo. Cơ xưởng sản xuất ở Tây Phương di dời sang Đông Á để xử dụng nguồn nhân công rẻ (so với giá lao động cao ở Âu-Mỹ) và luật lệ lỏng lẻo.


Không thể phủ nhận lợi ích vô cùng to lớn của toàn cầu hóa vốn đã nâng cao sức tiêu thụ và đem hàng tỷ con người ra khỏi ngưỡng cửa nghèo khó trên toàn thế giới. Toàn cầu hóa, trên lý thuyết, là sự tái phân phối dây chuyền từ sáng tạo (innovation), bản vẽ (design), sản xuất (manufacturing), phân phối (distribution) và tiêu dùng (consumption) cho phù hợp với lợi thế của từng quốc gia nhằm hữu hiệu hóa nền kinh tế toàn cầu. Nhưng nếu chỉ tái phối trí trong phạm vi của một quốc gia thì dân chúng ở những vùng bị mất việc sẽ di cư sang các địa phương có công ăn việc làm mới và tốt hơn. Còn với toàn cầu hóa khi sản xuất di dời sang các nước như Trung Quốc hay Việt Nam thì không thể nào một người công nhân Âu-Mỹ theo đó dọn nhà qua Á Châu đi tìm việc!


Trở lại với các nước công nghiệp bị đuổi, trước đây là Hoa Kỳ bị Nhật Bản rượt vào thập niên 70-80, rồi Nhật bị Nam Hàn – Đài Loan đuổi, nay đến lúc Trung Quốc chạy đua với Âu-Mỹ-Nhật, Hoa Lục lại sẽ bị các nước Đông Nam Á và Ấn Độ rượt. Điểm đáng nói là tình trạng đuổi rượt ngày càng gấp rút như Việt Nam chưa hoàn thành công nghiệp hóa đã bị Bangladesh rượt trong các lãnh vực may mặc và lắp ráp, nhưng đây sẽ là đề tài của một bài khác về cuộc chạy đua xuống đáy vực – race to the bottom - lại cũng liên hệ đến hố sâu giàu nghèo nhưng ở các nước đang mở mang.


Trong giai đoạn đuổi rượt hiện tại nhiều cơ xưởng sản xuất ở các nước công nghiệp bị di dời sang những quốc gia đang mở mang. Nền dân chủ ở Tây Phương đánh mất đi cổ máy sản xuất thành phần trung lưu – công nhân không có bằng đại học. Mức cầu giảm nên giới lao động Âu-Mỹ nằm trong thế yếu khi đòi tăng lương bổng hay để bảo vệ các bổng lộc trước đây như tiền hưu trí (pension). Gần mất việc thì chẳng ai hó hé đòi tăng lương!


Trên lý thuyết xã hội hậu công nghiệp sẽ bù đắp những mất mát bằng cách tạo ra công ăn việc làm mới trong các ngành nghề sáng tạo (innovation), bảng vẽ (design) và dịch vụ (services) đồng thời kềm hãm lạm phát nhờ vào hàng hóa giá rẻ nhập cảng từ những nước đang phát triển. Nhưng sáng tạo và bảng vẽ đòi hỏi trình độ đại học (như ngành điện toán và kỷ thuật) nên giới hạn trong thành phần ưu tú và trung lưu – trí thức; còn các dịch vụ có lương cao như y tế và tài chánh lại cần trình độ chuyên môn, trong khi dịch vụ buôn bán ở chợ búa như Walmart chỉ với đồng lương tối thiểu không đủ sống ngày qua ngày. Cho nên thành phần trung lưu – công nhân bị thất nghiệp nhưng không tìm ra việc làm mới với đồng lương tương xứng vì không có bằng đại học hay đã lớn tuổi không thể nào trở lại trường học. Lương bổng của 80% dân chúng Tây Phương không tăng so với lạm phát trong suốt 30 năm kể từ toàn cầu hóa.


Nhưng GDP ở Hoa Kỳ vẫn tăng - tức là thành quả kinh tế không trải rộng mà chỉ tập trung vào thiểu số ưu tú. Trong số này có 0.01% là các tỷ phú nhưng cũng bao gồm 19.99% những người thành đạt và giai cấp trung lưu – trí thức. Không ít các gia đình người Mỹ gốc Việt và di dân từ Trung Quốc, Ấn Độ sống tại các thành phố ở Cali, Texas, Washington State và DC, Massachusett nằm trong diện ưu tú này (cho dù vẫn ăn phở, lái xe Toyota hay Lexus, có một vài căn nhà nên dù không cảm thấy mình thiệt giàu nhưng vẫn nằm trong nhóm ưu tú của xã hội.) 


Thành phần ưu tú và trung lưu – trí thức có tiền đầu tư vào địa ốc, cổ phiếu và đại học cho con cái là những món giá cả tăng vọt trong thời đại toàn cầu hóa. Trong khi đó giới trung lưu – công nhân thất nghiệp không tìm ra việc làm vững chãi đủ để trả tiền giữ trẻ, nhà ở, y tế thì làm thế nào dành dụm lo cho hưu trí và đại học cho con cái. Hố sâu giàu nghèo tạo ra hai đẳng cấp mà thành phần bên dưới đánh mất chiếc cầu để vươn lên. Đẳng cấp là kẻ thù của nền dân chủ và sức sống của hệ thống tư bản.


Người viết sẽ phân tích về một gạch nối giữa Thomas Piketty (Bài 4) và Richard Koo (Bài 5) trong bài 6 để tiếp tục tìm hiểu về tình trạng mất cân bằng trong kinh tế Âu-Mỹ. Bài 7 sẽ phân tích về khoảng cách giàu nghèo và cuộc chay đua xuống đáy vực (race to the bottom) ở các nước đang phát triển như Việt Nam.


 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
- Trump lên án Walmart Inc. lấy cớ thuế quan để tăng giá: Walmart phải gánh chịu thuế quan vì lợi tức lâu nay quá nhiều - Báo động: 2/3 diện tích trồng chuối ở Mỹ Latinh và Caribe sẽ thành đất chết vào năm 2080 do biến đổi khí hậu.
Trên báo Viên Âm, số 15, ấn bản tháng 5 và tháng 6 năm 1935, có câu hỏi của ông T.T. rằng trong pháp tu Tịnh Độ, ông nên niệm A Di Đà hay nên niệm A Mi Ta Ba. Bài trả lời ký tên Viên Âm, được suy đoán là cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám. Bản văn nơi đây được scan lại từ bản PDF và dịch ra Anh văn để tiện cho thế hệ sau nghiên cứu.
- Trump giấu trong dự luật: năm 2029, người thu nhập dưới 15.000 đô sẽ trả nhiều hơn 53% tiền thuế so với hiện tại, trong khi người lương hơn 1 triệu đô sẽ phải trả thuế ít hơn 6,4%. - Hiệp hội Y tá phản đối: Dự luật ngân sách của Trump sẽ giảm thuế lớn bằng cách giảm chi Medicaid.
Tôi quyết định đi dự lễ Phật đản (Vesak), do thầy Pháp Từ tổ chức tại Honolulu vào ngày 11 tháng 5/2025. Và tôi cũng quyết định đến vào sáng thứ năm trước đó, để có thể tham gia buổi pháp thoại chiều cùng ngày. Sau buổi cơm chiều, có đến hơn 60 người đến dự buổi pháp thoại, có lễ qui y cho năm người
Tỉ lệ chấp thuận Tổng Thống Trump suy giảm đáng kể- Trump làm kinh tế tồi tệ hơn- Đa số dân Mỹ phản đối việc cắt giảm các chương trình xã hội bao gồm Medicaid - Trong trận tái đấu giả định năm 2024, Kamala Harris dẫn trước Donald Trump.
- VN chấp thuận dự án 1,5 tỷ đô của Trump Organization, xây sân golf, khách sạn, cao ốc. - 1 GS Đại học Pennsylvania viết trên báo The Hill: Trump nhanh chóng đưa Mỹ trở lại thời phân biệt chủng tộc. - Giảng viên sử dụng trí tuệ nhân tạo soạn bài giảng, bị sinh viên kiện Đại học Northeastern đòi lại tiền học phí
Một trong những bài toán ngân sách lớn nhất năm nay là làm sao chính quyền Trump có thể tài trợ cho những đợt cắt giảm thuế khổng lồ cho người giàu, tăng chi tiêu quốc phòng, mà không làm gia tăng mức thâm thủng. Câu trả lời, theo các dân biểu Cộng hòa, nằm ở Medicaid — chương trình bảo hiểm y tế dành cho người nghèo và người khuyết tật.
Tại Cơ quan Bảo vệ Môi sinh (EPA), các công trình nghiên cứu tại 11 phòng thí nghiệm đã bị đình chỉ vì chính quyền ông Trump không phê chuẩn hầu hết các khoản đặt hàng mới. Tại Cơ quan Hải dương và Khí tượng Quốc gia (NOAA), các công việc then chốt liên quan đến dự báo thời tiết đang bị chậm trễ trầm trọng vì Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick buộc phải đích thân ký duyệt nhiều hợp đồng và khoản trợ cấp. Trong khi đó, tại Cơ quan An sinh Xã hội, một số nhân viên đang thiếu giấy, bút và mực in vì Cơ quan DOGE (Department of Government Efficiency – Bộ Hiệu quả Chính phủ, tuy không thuộc nội các) đã áp đặt giới hạn chi tiêu 1 Mỹ kim trên các thẻ tín dụng do chính phủ cấp.
Vào ngày 1 tháng 5 năm 2025, nhân dịp Ngày Cầu Nguyện Toàn Quốc, Tổng thống Donald J. Trump chính thức ký sắc lệnh hành pháp thành lập Ủy ban Tự do Tôn giáo của Tổng thống Hoa Kỳ — một cơ quan tư vấn mới nhằm “điều tra, bảo vệ và phục hồi quyền tự do tín ngưỡng” mà ông cho rằng đang bị đe dọa trong xã hội Mỹ hiện đại.
Số ca mắc bệnh sởi đang tăng vọt tại nhiều nơi trên thế giới, bao gồm Hoa Kỳ, Canada, Mexico, các nước Nam Mỹ và một phần Âu Châu. Trong năm 2025, số ca bệnh tại Bắc và Nam Mỹ cao gấp 11 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Ở Âu Châu, tình hình cũng rất đáng lo ngại khi tỷ lệ mắc sởi đã chạm mức cao nhất trong suốt 25 năm qua.
Theo bản tin từ Reuters, Bộ trưởng Bộ Y tế và Nhân sinh Hoa Kỳ (HHS), Robert F. Kennedy Jr., cho biết các cơ quan y tế liên bang sẽ thành lập một cơ sở dữ liệu mới, tập hợp thông tin về các bệnh nhân tự kỷ đang tham gia chương trình Medicare và Medicaid. Cơ sở dữ liệu này sẽ được sử dụng cho việc nghiên cứu nguyên nhân sâu xa của bệnh ASD.
Trong những tháng qua, giới truyền thông báo chí đã cảnh báo rằng không ai còn an toàn trước mục tiêu to lớn của chính quyền Trump là "đàn áp người nhập cư". Họ sẵn sàng sử dụng các hình thức kiểm tra gắt gao, thậm chí là phi pháp đối với những người đến và rời nước Mỹ mà chưa phải là công dân Hoa Kỳ.
Tôi năm nay đã 83 tuổi (sinh năm Nhâm Ngọ), hiểu biết kinh Phật chẳng bao nhiêu, tu hành thì biếng nhác, vợ chồng ăn chay mỗi tháng chỉ được hai lần. Thế nhưng nhờ tâm Bồ Đề kiên cố, quyết tâm theo Phật và lời dạy của chư Tổ cho nên cố gắng bỏ bớt tham-sân-si, không làm tổn hại tới ai. Ngoài thì giờ viết sách, lo chuyện gia đình, tôi vẫn thường vào youtube để nghe thuyết pháp. Tôi thấy khá nhiều giảng sư phê bình người này người kia không tu theo chánh pháp hoặc khuyên Phật tử tu theo chánh pháp. Nhưng tôi không rõ Phật tử có hiểu thế nào là tu theo chánh pháp hay không?
Anh Chị Em Việt Bút Phân Ưu: Nhận được tin buồn thân mẫu của Anh Lê Xuân Mỹ Bà quả phụ LÊ XUÂN ĐIỀM, Nhũ danh NGUYỄN THỊ LỘC, Pháp danh NHẬT PHƯỚC sinh ngày 8 tháng 4, năm 1930 - Canh Ngọ tại Triệu Phong, Quảng Trị, Việt Nam đã mệnh chung ngày 2 tháng 5, năm 2025, tại San Jose, California Hưởng thọ 96 tuổi
Nhận được tin buồn thân mẫu của Anh Lê Xuân Mỹ tác giả VVNM Bà quả phụ LÊ XUÂN ĐIỂM, Nhũ danh NGUYỄN THỊ LỘC, Pháp danh NHẬT PHƯỚC sinh ngày 8 tháng 4, năm 1930 - Canh Ngọ tại Triệu Phong, Quảng Trị, Việt Nam đã mệnh chung ngày 2 tháng 5, năm 2025, tại San Jose, California Hưởng thọ 96 tuổi
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.