Hôm nay,  

Mất cân bằng trong kinh tế toàn cầu: đi tìm nguyên nhân khoảng cách giàu nghèo trong xã hội (Bài 5)

03/01/202010:08:00(Xem: 15007)

Kinh tế gia gốc Á-châu Richard Koo trong quyển Mặt Trái của Kinh Tế Vĩ Mô và Tương Lai của Toàn Cầu Hóa (The Other Half of Macroeconomics and the Fate of Globalization) nhận xét rằng một nền kinh tế thường trải qua 3 giai đoạn trong quá trình phát triễn: tiền công nghiệp, công nghiệp và sau đó là…bị rượt (pursued phase)! Những trường hợp tiêu biểu gồm Hoa Kỳ bị Nhật Bản đuổi theo vào thập niên 1970-80, hay Trung Quốc hiện chạy đua với khối Tây Phương. Mỗi giai đoạn trong tiến trình nói trên làm thay đổi mức cung cầu về lao động khiến giới công nhân có thế mạnh hay yếu khi tranh đấu đòi tăng lương bổng và chia sẻ thành quả kinh tế trong xã hội, theo đó hố sâu giàu nghèo sẽ tăng hay giảm. 


Vào giai đoạn tiền công nghiệp dân chúng ở nông thôn đổ dồn về thành phố để tìm công ăn việc làm trong các hảng xưởng như trường hợp Việt Nam và Trung Quốc hiện thời hay Hoa Kỳ và Âu Châu ở cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Mức cung lớn hơn cầu cho nên giới lao động ở vào thế yếu khi tranh đấu đòi tăng bổng lộc, dù có biểu tình hay đình công thì lương bổng và các quyền lợi an sinh xã hội (y tế, nhà ở, giáo dục con cái, hưu trí, v.v…) vẫn không được cải tiến xứng đáng so với nhịp độ tăng trưởng của GDP. Do lương trả công nhân ít trong khi nhu cầu về vốn đầu tư và đất đai đô thị nhảy vọt nên tài sản của giới chủ và thành phần có nhà đất ở thành thị tăng nhanh so với thu nhập của người lao động, từ đó tạo ra hố sâu giàu nghèo trong giai đoạn tiền công nghiệp.


Sau đó nền kinh tế tiến lên khúc quanh từ tiền công nghiệp sang công nghiệp. Lượng người ở thôn quê và thành thị trở nên cân xứng cho nên nhân lực dồn vào thành phố để tìm việc trong hảng xưởng giảm dần (móc điểm này còn gọi là Lewis Turning Point hay LTP). Trung Quốc hiện đang ở khúc ngoặc LTP. Mức cung ít lại nên giới lao động ở thế mạnh khi đòi tăng lương và bổng lộc (y tế, nhà ở, giáo dục con cái, hưu bổng, môi trường, v.v…) để thành quả kinh tế được phân phối đồng đều hơn giữa chủ và thợ. Khoảng cách giàu nghèo giảm bớt trong giai đoạn công nghiệp như từng xảy ra tại Âu-Mỹ những năm 1950-70. 


Giai đoạn công nghiệp cũng là lúc mà giới công nhân Tây Phương tiến lên giai cấp trung lưu. Tại Hoa Kỳ vào thập niên 1950-1970 một công nhân không có bằng đại học nhưng làm việc tại các hãng Ford, GM, v.v… vẫn được hưỡng lương cao, việc làm bảo đảm trọn đời, tiền hưu trí, có bảo hiểm y tế và đủ khả năng mua nhà và xe hơi. Do không thể nào trong một nước ai cũng có bằng đại học cho nên nhiều kinh tế gia đã nhận xét rằng các cơ xưởng sản xuất (manufacturing) chính là cổ máy đào tạo giai cấp trung lưu – công nhân, trong khi giới trung lưu là nền móng của xã hội dân chủ. 


Móc ngoặc từ tiền công nghiệp sang công nghiệp cũng chính là lúc mà người dân ở Đài Loan và Nam Hàn tranh đấu thành công đòi dân chủ vào cuối thế kỷ 20. So với các cuộc cách mạng khác trong cùng khoảng thời gian ở Phi Luật Tân, Indonesia và Argentina thì nền dân chủ của Đài Loan và Nam Hàn vững chắc hơn nhiều khi được hậu thuẩn bởi một tầng lớp trung lưu lớn mạnh thay vì chỉ đơn thuần là các phong trào quần chúng bộc phát như tại các nước còn lại. 


Nhưng nền kinh tế không dừng lại trong giai đoạn công nghiệp mà theo nhịp độ toàn cầu hóa bị … rượt đuổi. Các quốc gia chậm tiến dựa vào mô hình phát triển của những nước đi trước để chạy theo. Cơ xưởng sản xuất ở Tây Phương di dời sang Đông Á để xử dụng nguồn nhân công rẻ (so với giá lao động cao ở Âu-Mỹ) và luật lệ lỏng lẻo.


Không thể phủ nhận lợi ích vô cùng to lớn của toàn cầu hóa vốn đã nâng cao sức tiêu thụ và đem hàng tỷ con người ra khỏi ngưỡng cửa nghèo khó trên toàn thế giới. Toàn cầu hóa, trên lý thuyết, là sự tái phân phối dây chuyền từ sáng tạo (innovation), bản vẽ (design), sản xuất (manufacturing), phân phối (distribution) và tiêu dùng (consumption) cho phù hợp với lợi thế của từng quốc gia nhằm hữu hiệu hóa nền kinh tế toàn cầu. Nhưng nếu chỉ tái phối trí trong phạm vi của một quốc gia thì dân chúng ở những vùng bị mất việc sẽ di cư sang các địa phương có công ăn việc làm mới và tốt hơn. Còn với toàn cầu hóa khi sản xuất di dời sang các nước như Trung Quốc hay Việt Nam thì không thể nào một người công nhân Âu-Mỹ theo đó dọn nhà qua Á Châu đi tìm việc!


Trở lại với các nước công nghiệp bị đuổi, trước đây là Hoa Kỳ bị Nhật Bản rượt vào thập niên 70-80, rồi Nhật bị Nam Hàn – Đài Loan đuổi, nay đến lúc Trung Quốc chạy đua với Âu-Mỹ-Nhật, Hoa Lục lại sẽ bị các nước Đông Nam Á và Ấn Độ rượt. Điểm đáng nói là tình trạng đuổi rượt ngày càng gấp rút như Việt Nam chưa hoàn thành công nghiệp hóa đã bị Bangladesh rượt trong các lãnh vực may mặc và lắp ráp, nhưng đây sẽ là đề tài của một bài khác về cuộc chạy đua xuống đáy vực – race to the bottom - lại cũng liên hệ đến hố sâu giàu nghèo nhưng ở các nước đang mở mang.


Trong giai đoạn đuổi rượt hiện tại nhiều cơ xưởng sản xuất ở các nước công nghiệp bị di dời sang những quốc gia đang mở mang. Nền dân chủ ở Tây Phương đánh mất đi cổ máy sản xuất thành phần trung lưu – công nhân không có bằng đại học. Mức cầu giảm nên giới lao động Âu-Mỹ nằm trong thế yếu khi đòi tăng lương bổng hay để bảo vệ các bổng lộc trước đây như tiền hưu trí (pension). Gần mất việc thì chẳng ai hó hé đòi tăng lương!


Trên lý thuyết xã hội hậu công nghiệp sẽ bù đắp những mất mát bằng cách tạo ra công ăn việc làm mới trong các ngành nghề sáng tạo (innovation), bảng vẽ (design) và dịch vụ (services) đồng thời kềm hãm lạm phát nhờ vào hàng hóa giá rẻ nhập cảng từ những nước đang phát triển. Nhưng sáng tạo và bảng vẽ đòi hỏi trình độ đại học (như ngành điện toán và kỷ thuật) nên giới hạn trong thành phần ưu tú và trung lưu – trí thức; còn các dịch vụ có lương cao như y tế và tài chánh lại cần trình độ chuyên môn, trong khi dịch vụ buôn bán ở chợ búa như Walmart chỉ với đồng lương tối thiểu không đủ sống ngày qua ngày. Cho nên thành phần trung lưu – công nhân bị thất nghiệp nhưng không tìm ra việc làm mới với đồng lương tương xứng vì không có bằng đại học hay đã lớn tuổi không thể nào trở lại trường học. Lương bổng của 80% dân chúng Tây Phương không tăng so với lạm phát trong suốt 30 năm kể từ toàn cầu hóa.


Nhưng GDP ở Hoa Kỳ vẫn tăng - tức là thành quả kinh tế không trải rộng mà chỉ tập trung vào thiểu số ưu tú. Trong số này có 0.01% là các tỷ phú nhưng cũng bao gồm 19.99% những người thành đạt và giai cấp trung lưu – trí thức. Không ít các gia đình người Mỹ gốc Việt và di dân từ Trung Quốc, Ấn Độ sống tại các thành phố ở Cali, Texas, Washington State và DC, Massachusett nằm trong diện ưu tú này (cho dù vẫn ăn phở, lái xe Toyota hay Lexus, có một vài căn nhà nên dù không cảm thấy mình thiệt giàu nhưng vẫn nằm trong nhóm ưu tú của xã hội.) 


Thành phần ưu tú và trung lưu – trí thức có tiền đầu tư vào địa ốc, cổ phiếu và đại học cho con cái là những món giá cả tăng vọt trong thời đại toàn cầu hóa. Trong khi đó giới trung lưu – công nhân thất nghiệp không tìm ra việc làm vững chãi đủ để trả tiền giữ trẻ, nhà ở, y tế thì làm thế nào dành dụm lo cho hưu trí và đại học cho con cái. Hố sâu giàu nghèo tạo ra hai đẳng cấp mà thành phần bên dưới đánh mất chiếc cầu để vươn lên. Đẳng cấp là kẻ thù của nền dân chủ và sức sống của hệ thống tư bản.


Người viết sẽ phân tích về một gạch nối giữa Thomas Piketty (Bài 4) và Richard Koo (Bài 5) trong bài 6 để tiếp tục tìm hiểu về tình trạng mất cân bằng trong kinh tế Âu-Mỹ. Bài 7 sẽ phân tích về khoảng cách giàu nghèo và cuộc chay đua xuống đáy vực (race to the bottom) ở các nước đang phát triển như Việt Nam.


 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
(SEOUL, ngày 27 tháng 5, Reuters) – Bộ Ngoại Giao Bắc Hàn đã lên tiếng chỉ trích dự án lá chắn hỏa tiễn Golden Dome (Vòm Vàng) của Hoa Kỳ, gọi đây là “sáng kiến rất nguy hiểm và đe dọa nghiêm trọng đến an ninh toàn cầu,” theo truyền thông nhà nước Bắc Hàn đưa tin hôm Thứ Ba.
- Ehud Olmert (Cựu Thủ tướng Israel 2006-2009) kêu gọi Netanyahu ngưng diệt chủng dân Palestine bằng bom và chết đói - Dân Cuba ở Mỹ kinh hoàng: ủng hộ Trump để chống cộng, không ngờ Trump thu hồi lệnh ân xá tạm đối với 300.000 tỵ nạn Cuba.
(MORRISTOWN, New Jersey, ngày 25 tháng 5, Reuters) – Theo Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, chính sách thuế quan của ông được hoạch định với mục tiêu khuyến khích sản xuất các sản phẩm công nghệ và thiết bị quân sự trên đất Mỹ, chứ không phải tập trung vào các mặt hàng tiêu dùng phổ thông như áo thun hay giày sneaker.
(New York, ngày 26 tháng 5, APNews) – Một người đàn ông mang hai quốc tịch Mỹ và Đức đã bị bắt giữ với cáo buộc cố ý đến Israel để mưu toan ném bom xăng vào văn phòng chi nhánh của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Tel Aviv.
Đại học Harvard từ lâu bị tố bị TQ lợi dụng, học, trộm công nghệ tiên tiến của Mỹ để về xây dựng khoa học TQ. Nhưng Trump cấm Harvard tuyển sinh quốc tế sẽ tự hại khoa học Mỹ. - Báo Fortune: Trump đang giết con ngỗng đẻ trứng vàng của Mỹ khi siết cổ các đại học và SV quốc tế, nơi từng làm cách mạng khoa học như Internet, AI, vaccine mRNA... Hơn 55% công ty khoa học khởi nghiệp lập từ di dân
- Chuyên gia: nếu iPhone giá 1.199 USD làm ở nước ngoài, bị Trump áp thuế (vừa thuế 25% với Apple, vừa thuế với nước sản xuất) sẽ có giá 2.300 USD, nhưng nếu mở xưởng làm ở Mỹ sẽ có giá 3.500 USD - Thẩm phán Alison Burroughs ra lệnh tạm thời cấm Trump đuổi SV quốc tế ở Đại học Harvard
Bài này trích từ Viên Âm Nguyệt San, số 21, tháng 5 và 6, năm 1936. Tác giả là Viên Âm, được suy đoán có lẽ là Cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám. Bài này kể chuyện một viên quan đời Vua Tự Đức, chỉ ra tánh vô thường và tánh vô ngã trong kiếp người. Đối với nhà Phật, hễ nhận ra tánh vô thường thường trực nơi thân tâm là đủ để giải thoát, không cần tu pháp gì khác nữa. Ngài Tuệ Trung Thượng Sỹ cùng từng có bài thơ, nói rằng muốn vượt qua dòng sông sinh tử để tới bờ giải thoát, thì hãy xem thân tâm như con trâu bùn qua sông, tan vào dòng sông.
- Trump ăn mừng dự luật giảm thuế theo tỷ suất có lợi cho tỷ phú, trong khi cắt giảm Medicaid và trợ cấp thực phẩm, làm tăng nợ công thêm gần 4 ngàn tỷ đô. - Đại học Harvard kiện chính quyền Trump vì cấm SV quốc tế là phi pháp. Harvard 2025 có 6.793 SV quốc tế, chiếm 27,2% tổng số SV, trong đó hơn 1.200 SV từ TQ.
Richard Rodriguez là một nhà văn người Mỹ nổi tiếng với tác phẩm Hunger of Memory: The Education of Richard Rodriguez (1982), một câu chuyện về sự phát triển trí tuệ của chính ông. Richard Rodriguez viết nhiều về các vấn đề ngôn ngữ, sự học hỏi, bản sắc. Cuốn sách gần đây nhất của ông, “Darling: A Spiritual Autobiography,” khám phá sự giao thoa giữa tôn giáo, nơi chốn và bản năng giới tính sau sự kiện 11/9.
Khi chưa nắm quyền, Donald Trump từng “mạnh miệng” vẽ ra một danh sách dài những điều sẽ làm nếu quay lại Tòa Bạch Ốc. Giờ đây, khi đã quay lại vị trí Tổng thống, rất nhiều điều ông từng cam kết vẫn chưa thấy đâu – mà có lẽ sẽ chẳng bao giờ xảy ra. Trump từng hứa sẽ chấm dứt chiến tranh ở Ukraine từ trước cả ngày nhậm chức. Ông cũng tuyên bố sẽ kết thúc xung đột ở Gaza. Ông còn cam kết sẽ cắt giảm 2,000 tỷ MK chi tiêu liên bang, xóa bỏ cái gọi là “Nhà Nước Ngầm” (Deep State), miễn thuế cho người nhận An Sinh Xã Hội, và tài trợ hoàn toàn chi phí thụ thai nhân tạo (IVF).
Ngay sau nửa đêm Thứ Sáu, ngày 16 tháng 5 năm 2025, một chuyên viên kỹ thuật cải huấn tại New Orleans đi kiếm thức ăn. Khi ông ấy trở lại thì khu nhà giam Orleans Justice Center đã đóng từ lúc 10 giờ rưỡi tối, như thường lệ, với các tù nhân được dự kiến sẽ vào các phòng giam của họ vào ban đêm. Nhưng trong lúc chuyên viên vắng mặt, nhiều tù nhân đã bắt đầu phá cửa Phòng Giam Delta 1006. Họ đã cố sức kéo cho đến khi cửa bung ra, và lén vào trong phòng giam người khuyết tật. Rồi, một người đàn ông chui qua một lỗ nhỏ trong tường bên sau một cầu tiêu bằng kim loại.
Văn phòng địa hạt của Dân Biểu Liên Bang Dave Min (CA-47) tọa lạc tại địa chỉ 1370 Adams Ave. Suite A Costa Mesa, CA 92626, hiện đang có nhiều dịch vụ phục vụ cư dân. Trao đổi với Việt Báo, ông Dave Min đã trình bày về những hoạt động của ông tại Quốc Hội, cũng như các công tác hỗ trợ, phục vụ cử tri của văn phòng. Ông Dave Min cho biết văn phòng địa hạt của mình tự hào hỗ trợ cử tri giải quyết các vấn đề liên quan đến các cơ quan liên bang. Văn phòng cung cấp nhiều dịch vụ, thí dụ như giúp cư dân có được sổ thông hành kịp thời; hỗ trợ các trường hợp nhập cư; bảo đảm người cao tuổi trong cộng đồng nhận được đầy đủ các quyền lợi an sinh xã hội; giải quyết các khiếu kiện của cựu chiến binh; giúp cư dân liên lạc với IRS các vấn đề có liên quan đến thuế. Văn phòng tận tâm làm việc để đảm bảo cư dân nhận được sự giúp đỡ cần thiết và kịp thời.
Chỉ sau 100 ngày đầu tiên Donald Trump trở lại làm tổng thống, người dân Mỹ giờ đây hoang mang về hướng đi của đất nước mình. Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy đa số người Mỹ đồng ý rằng Trump là "một nhà độc tài nguy hiểm"; tin rằng tổng thống đang mở rộng quyền hạn của mình, coi thường pháp quyền, đưa Hoa Kỳ đi chệch khỏi các nguyên tắc căn bản từ khi lập quốc.
Sau lời đe dọa đưa ra vào tháng 4/2025, hôm nay, 22/5/2025, Bộ trường Nội An Kristi Noem đã ra lệnh cho nhân viên Bộ Giáo Dục (DHS) thu hồi chứng nhận Chương trình Sinh viên và Trao đổi Khách mời của Đại Học Harvard, là chứng nhận cho phép các trường đại học tuyển sinh viên ngoại quốc.
- Biển Đông: Tàu TQ bắn vòi rồng và tông vào 1 tàu chính phủ Philippines đang nghiên cứu cát Trường Sa - Hiến pháp cấm đưa tôn giáo vào nhà nước, nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth đã làm lễ Cơ đốc giáo truyền giáo tại Pentagon, ca ngợi Trump là Chúa Chọn. Sẽ làm lễ như thế hàng tháng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.