Hôm nay,  

Mất cân bằng trong kinh tế toàn cầu: đi tìm nguyên nhân khoảng cách giàu nghèo trong xã hội (Bài 5)

1/3/202010:08:00(View: 14987)

Kinh tế gia gốc Á-châu Richard Koo trong quyển Mặt Trái của Kinh Tế Vĩ Mô và Tương Lai của Toàn Cầu Hóa (The Other Half of Macroeconomics and the Fate of Globalization) nhận xét rằng một nền kinh tế thường trải qua 3 giai đoạn trong quá trình phát triễn: tiền công nghiệp, công nghiệp và sau đó là…bị rượt (pursued phase)! Những trường hợp tiêu biểu gồm Hoa Kỳ bị Nhật Bản đuổi theo vào thập niên 1970-80, hay Trung Quốc hiện chạy đua với khối Tây Phương. Mỗi giai đoạn trong tiến trình nói trên làm thay đổi mức cung cầu về lao động khiến giới công nhân có thế mạnh hay yếu khi tranh đấu đòi tăng lương bổng và chia sẻ thành quả kinh tế trong xã hội, theo đó hố sâu giàu nghèo sẽ tăng hay giảm. 


Vào giai đoạn tiền công nghiệp dân chúng ở nông thôn đổ dồn về thành phố để tìm công ăn việc làm trong các hảng xưởng như trường hợp Việt Nam và Trung Quốc hiện thời hay Hoa Kỳ và Âu Châu ở cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Mức cung lớn hơn cầu cho nên giới lao động ở vào thế yếu khi tranh đấu đòi tăng bổng lộc, dù có biểu tình hay đình công thì lương bổng và các quyền lợi an sinh xã hội (y tế, nhà ở, giáo dục con cái, hưu trí, v.v…) vẫn không được cải tiến xứng đáng so với nhịp độ tăng trưởng của GDP. Do lương trả công nhân ít trong khi nhu cầu về vốn đầu tư và đất đai đô thị nhảy vọt nên tài sản của giới chủ và thành phần có nhà đất ở thành thị tăng nhanh so với thu nhập của người lao động, từ đó tạo ra hố sâu giàu nghèo trong giai đoạn tiền công nghiệp.


Sau đó nền kinh tế tiến lên khúc quanh từ tiền công nghiệp sang công nghiệp. Lượng người ở thôn quê và thành thị trở nên cân xứng cho nên nhân lực dồn vào thành phố để tìm việc trong hảng xưởng giảm dần (móc điểm này còn gọi là Lewis Turning Point hay LTP). Trung Quốc hiện đang ở khúc ngoặc LTP. Mức cung ít lại nên giới lao động ở thế mạnh khi đòi tăng lương và bổng lộc (y tế, nhà ở, giáo dục con cái, hưu bổng, môi trường, v.v…) để thành quả kinh tế được phân phối đồng đều hơn giữa chủ và thợ. Khoảng cách giàu nghèo giảm bớt trong giai đoạn công nghiệp như từng xảy ra tại Âu-Mỹ những năm 1950-70. 


Giai đoạn công nghiệp cũng là lúc mà giới công nhân Tây Phương tiến lên giai cấp trung lưu. Tại Hoa Kỳ vào thập niên 1950-1970 một công nhân không có bằng đại học nhưng làm việc tại các hãng Ford, GM, v.v… vẫn được hưỡng lương cao, việc làm bảo đảm trọn đời, tiền hưu trí, có bảo hiểm y tế và đủ khả năng mua nhà và xe hơi. Do không thể nào trong một nước ai cũng có bằng đại học cho nên nhiều kinh tế gia đã nhận xét rằng các cơ xưởng sản xuất (manufacturing) chính là cổ máy đào tạo giai cấp trung lưu – công nhân, trong khi giới trung lưu là nền móng của xã hội dân chủ. 


Móc ngoặc từ tiền công nghiệp sang công nghiệp cũng chính là lúc mà người dân ở Đài Loan và Nam Hàn tranh đấu thành công đòi dân chủ vào cuối thế kỷ 20. So với các cuộc cách mạng khác trong cùng khoảng thời gian ở Phi Luật Tân, Indonesia và Argentina thì nền dân chủ của Đài Loan và Nam Hàn vững chắc hơn nhiều khi được hậu thuẩn bởi một tầng lớp trung lưu lớn mạnh thay vì chỉ đơn thuần là các phong trào quần chúng bộc phát như tại các nước còn lại. 


Nhưng nền kinh tế không dừng lại trong giai đoạn công nghiệp mà theo nhịp độ toàn cầu hóa bị … rượt đuổi. Các quốc gia chậm tiến dựa vào mô hình phát triển của những nước đi trước để chạy theo. Cơ xưởng sản xuất ở Tây Phương di dời sang Đông Á để xử dụng nguồn nhân công rẻ (so với giá lao động cao ở Âu-Mỹ) và luật lệ lỏng lẻo.


Không thể phủ nhận lợi ích vô cùng to lớn của toàn cầu hóa vốn đã nâng cao sức tiêu thụ và đem hàng tỷ con người ra khỏi ngưỡng cửa nghèo khó trên toàn thế giới. Toàn cầu hóa, trên lý thuyết, là sự tái phân phối dây chuyền từ sáng tạo (innovation), bản vẽ (design), sản xuất (manufacturing), phân phối (distribution) và tiêu dùng (consumption) cho phù hợp với lợi thế của từng quốc gia nhằm hữu hiệu hóa nền kinh tế toàn cầu. Nhưng nếu chỉ tái phối trí trong phạm vi của một quốc gia thì dân chúng ở những vùng bị mất việc sẽ di cư sang các địa phương có công ăn việc làm mới và tốt hơn. Còn với toàn cầu hóa khi sản xuất di dời sang các nước như Trung Quốc hay Việt Nam thì không thể nào một người công nhân Âu-Mỹ theo đó dọn nhà qua Á Châu đi tìm việc!


Trở lại với các nước công nghiệp bị đuổi, trước đây là Hoa Kỳ bị Nhật Bản rượt vào thập niên 70-80, rồi Nhật bị Nam Hàn – Đài Loan đuổi, nay đến lúc Trung Quốc chạy đua với Âu-Mỹ-Nhật, Hoa Lục lại sẽ bị các nước Đông Nam Á và Ấn Độ rượt. Điểm đáng nói là tình trạng đuổi rượt ngày càng gấp rút như Việt Nam chưa hoàn thành công nghiệp hóa đã bị Bangladesh rượt trong các lãnh vực may mặc và lắp ráp, nhưng đây sẽ là đề tài của một bài khác về cuộc chạy đua xuống đáy vực – race to the bottom - lại cũng liên hệ đến hố sâu giàu nghèo nhưng ở các nước đang mở mang.


Trong giai đoạn đuổi rượt hiện tại nhiều cơ xưởng sản xuất ở các nước công nghiệp bị di dời sang những quốc gia đang mở mang. Nền dân chủ ở Tây Phương đánh mất đi cổ máy sản xuất thành phần trung lưu – công nhân không có bằng đại học. Mức cầu giảm nên giới lao động Âu-Mỹ nằm trong thế yếu khi đòi tăng lương bổng hay để bảo vệ các bổng lộc trước đây như tiền hưu trí (pension). Gần mất việc thì chẳng ai hó hé đòi tăng lương!


Trên lý thuyết xã hội hậu công nghiệp sẽ bù đắp những mất mát bằng cách tạo ra công ăn việc làm mới trong các ngành nghề sáng tạo (innovation), bảng vẽ (design) và dịch vụ (services) đồng thời kềm hãm lạm phát nhờ vào hàng hóa giá rẻ nhập cảng từ những nước đang phát triển. Nhưng sáng tạo và bảng vẽ đòi hỏi trình độ đại học (như ngành điện toán và kỷ thuật) nên giới hạn trong thành phần ưu tú và trung lưu – trí thức; còn các dịch vụ có lương cao như y tế và tài chánh lại cần trình độ chuyên môn, trong khi dịch vụ buôn bán ở chợ búa như Walmart chỉ với đồng lương tối thiểu không đủ sống ngày qua ngày. Cho nên thành phần trung lưu – công nhân bị thất nghiệp nhưng không tìm ra việc làm mới với đồng lương tương xứng vì không có bằng đại học hay đã lớn tuổi không thể nào trở lại trường học. Lương bổng của 80% dân chúng Tây Phương không tăng so với lạm phát trong suốt 30 năm kể từ toàn cầu hóa.


Nhưng GDP ở Hoa Kỳ vẫn tăng - tức là thành quả kinh tế không trải rộng mà chỉ tập trung vào thiểu số ưu tú. Trong số này có 0.01% là các tỷ phú nhưng cũng bao gồm 19.99% những người thành đạt và giai cấp trung lưu – trí thức. Không ít các gia đình người Mỹ gốc Việt và di dân từ Trung Quốc, Ấn Độ sống tại các thành phố ở Cali, Texas, Washington State và DC, Massachusett nằm trong diện ưu tú này (cho dù vẫn ăn phở, lái xe Toyota hay Lexus, có một vài căn nhà nên dù không cảm thấy mình thiệt giàu nhưng vẫn nằm trong nhóm ưu tú của xã hội.) 


Thành phần ưu tú và trung lưu – trí thức có tiền đầu tư vào địa ốc, cổ phiếu và đại học cho con cái là những món giá cả tăng vọt trong thời đại toàn cầu hóa. Trong khi đó giới trung lưu – công nhân thất nghiệp không tìm ra việc làm vững chãi đủ để trả tiền giữ trẻ, nhà ở, y tế thì làm thế nào dành dụm lo cho hưu trí và đại học cho con cái. Hố sâu giàu nghèo tạo ra hai đẳng cấp mà thành phần bên dưới đánh mất chiếc cầu để vươn lên. Đẳng cấp là kẻ thù của nền dân chủ và sức sống của hệ thống tư bản.


Người viết sẽ phân tích về một gạch nối giữa Thomas Piketty (Bài 4) và Richard Koo (Bài 5) trong bài 6 để tiếp tục tìm hiểu về tình trạng mất cân bằng trong kinh tế Âu-Mỹ. Bài 7 sẽ phân tích về khoảng cách giàu nghèo và cuộc chay đua xuống đáy vực (race to the bottom) ở các nước đang phát triển như Việt Nam.


 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nguyễn Hữu Liêm đã có 3 cám dỗ: Cám dỗ của Triết học, làm cho chàng thanh niên này trở thành Triết gia. “Cám dỗ Sài Gòn” cho anh nỗi ray rứt với đất nước quê hương. Và “Cám dỗ Tự do” là một nỗi cám dỗ đối với tự thân, đồng nghĩa với cám dỗ của Lý tưởng, hay siêu hình thì “Giải thoát Tự do” là mục tiêu cám dỗ rốt ráo
- Quận Cam: hội thiện nguyện giúp các thành viên gia đình tìm người thân sau khi họ mất tích hay bị giam vì ICE bố ráp nhập cư. - Trump yêu cầu Iran đầu hàng vô điều kiện; Lãnh tụ tối cao Khamenei trả lời Trump: Iran không đầu hàng
(WASHINGTON, ngày 17 tháng 6, Reuters) – Chỉ vài ngày sau khi đưa ra lệnh hạn chế các cuộc truy quét di dân tại nông trại, khách sạn, nhà hàng và lò đóng gói thịt, Cơ quan cưỡng chế thuế quan và luật di trú (ICE) đã đảo ngược quyết định. Hai cựu viên chức từng làm việc trong ngành cho biết đây là hậu quả từ kiểu ăn nói thay đổi xoành xoạch của Tổng thống Trump.
(KANANASKIS, Alberta, ngày 17 tháng 6, Reuters) – Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm Bảy nước (G7) kết thúc hôm thứ Ba: Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy rời hội nghị cùng với gói viện trợ quân sự mới từ nước chủ nhà Canada, nhưng không có được tuyên cáo chung thể hiện sự ủng hộ từ các thành viên, và cũng không có cơ hội gặp mặt Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.
- Có thẻ xanh cũng phải coi chừng: từ Mexico về lại Mỹ, bị ICE giam cả tháng, chưa có tin gì - Colorado: bồi thẩm đoàn phạt Mike Lindell có tội bôi nhọ (vu khống bầu cử 2020 gian lận cho Biden), phải đền 2,3 triệu đô cho 1 nhân viên hệ thống bỏ phiếu Dominion
(WASHINGTON, ngày 16 tháng 6, Reuters) – Chính quyền Trump vừa bổ nhiệm Charles McLaughlin, một cựu sĩ quan đặc nhiệm Lục Quân vào vị trí phụ trách chính sách Âu Châu và Nga tại Hội Đồng An Ninh Quốc Gia (National Security Council, NSC).
(WASHINGTON, ngày 16 tháng 6, Reuters) – Hôm thứ Hai (16/6), các TNS Đảng Cộng Hòa bất ngờ công bố những thay đổi đối với dự luật giảm thuế và chi tiêu quy mô lớn của Tổng thống Donald Trump. Điều này có thể khiến quá trình thông qua dự luật gặp trở ngại, do mâu thuẫn ngày càng lớn giữa hai viện.
Sáng Thứ Hai 16 Tháng Sáu, tập đoàn Trump Organization của Donald Trump ra mắt sản phẩm dịch vụ mới, đó là điện thoại thông minh (smart phone) kèm gói cước viễn thông trị giá trị giá $499. Sản phẩm sẽ ra mắt vào tháng Tám. Dự án mới này là ngành nghề mới nhất về đế chế kinh doanh mà tổng thống Trump tận dụng khi ở cương vị tổng thống đương nhiệm. Trump Organization cho biết trong một thông cáo báo chí hôm thứ Hai 16/6 rằng dịch vụ mới này được thiết kế nhằm kỷ niệm 10 năm ngày Donald Trump tuyên bố tham gia tranh cử tổng thống lần đầu tiên. Trên trang web trumpmobile.com cho thấy, dịch vụ mới này có tên Trump Mobile, sẽ cung cấp gói cước $47.45/một tháng, bao gồm gọi điện, nhắn tin và dữ liệu không giới hạn, cũng như hỗ trợ dịch vụ khẩn cấp trên đường đi và "Quyền lợi về chăm sóc sức khỏe từ xa và các nhà thuốc.”
Hạnh phúc là những người cha biết tìm ra Phật pháp, tài sản quý nhất trong cõi này, để trao lại cho con mình. Cũng y hệt như ông trưởng giả trong Kinh Pháp Hoa, giấu viên ngọc trong góc áo của cậu con trai bụi đời. Và cũng hạnh phúc là những người con nhận ra rằng cha mình đã dạy cho con từ những ngày thơ ấu về niềm tin Tam Bảo, đã dạy cho con biết tin sâu vào nhân quả để không bao giờ dám làm ác, đã dạy cho con biết từ bi với người và yêu thương với đời, và đã dạy chữ cho con bằng cách đánh vần theo những dòng kinh để không bao giờ trôi lạc trong cõi này.
- California: Antonietta Nguyen bị xử có tội biển thủ 9 triệu đô từ ABS Seafood, sẽ kêu án av2o tháng 10/2025 - Trump chỉ đạo ICE ưu tiên bố ráp di dân tại các thành phố do đảng Dân chủ điều hành, chỉ tiêu bắt 3.000 người/ngày, nhưng dừng bố ráp nông trại, nhà hàng, lò đóng gói thịt và khách sạn - Trump cân nhắc cấm toàn bộ hay bán phần công dân 36 nước nhập cảnh vào Mỹ
Hôm thứ Bảy vừa qua, Washington D.C., thủ đô Hoa Kỳ đã chứng kiến một cuộc diễn binh quy mô lớn nhân dịp kỷ niệm 250 năm thành lập quân đội Hoa Kỳ, đồng thời cũng là sinh nhật lần thứ 79 của Tổng thống Trump.
(WASHINGTON, ngày 15 tháng 6, Reuters) – Khi Tối Cao Pháp Viện (TCPV) Hoa Kỳ chuẩn bị đưa ra các phán quyết quan trọng trong những tuần tới, một cuộc thăm dò mới từ Reuters/Ipsos cho thấy công chúng Mỹ tuy bất đồng ý kiến về các vụ kiện, nhưng đa phần lại đồng thuận ở một điểm: họ không tin rằng cơ quan tư pháp cao nhất của đất nước đứng ngoài lề chính trị.
(MOSCOW/KYIV, ngày 15 tháng 6, Reuters) – Các viên chức Ukraine cho biết hôm Chủ Nhật (15/6), Ukraine vừa tiếp nhận thêm 1,200 thi hài binh lính đã hy sinh trong cuộc xung đột với Nga. Đây là một phần trong các thỏa thuận giữa hai bên về việc trao đổi tù binh và trao trả thi hài tử sĩ.
- Biểu tình "No Kings" ở khắp Hoa Kỳ, tại hơn 2.000 thị trấn nhỏ và lớn, so sánh Trump với Kim Jong Un, Hitler. Nổ súng ở Utah, 1 người biểu tình bị thương nặng - Diễn binh sinh nhật Trump, mừng 250 năm quân đội Mỹ: xe tăng, phi cơ, quân hành, 21 phát súng, và cả bọn bạo loạn ngày 6 tháng 1/2021
Bài viết này sẽ phân tích lời dạy của sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh về ý chỉ Thiền Tông: Đạo giấu kín ở chỗ có nói gì đâu, Đạo thánh nhân giấu kín trong chữ Vô vi, không thấy dấu vết nhưng người người đều chịu ơn. Trong sách này, ý chỉ đó được gọi là Tiếng Ấn Giấu – viết theo âm Hán-Việt là Tàng Thanh. Sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh là một tác phẩm về Thiền Tông Việt Nam xuất bản lần đầu vào năm 1796. Tác phẩm này được in trong Ngô Thì Nhậm Toàn Tập - Tập V, ấn hành năm 2006 tại Hà Nội, do nhiều tác giả trong Viện Nghiên Cứu Hán Nôm biên dịch.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.