Hôm nay,  

Mất cân bằng trong kinh tế toàn cầu: đi tìm nguyên nhân khoảng cách giàu nghèo trong xã hội (Bài 4)

12/28/201917:26:00(View: 14606)

Có rất nhiều nghiên cứu về khoảng cách giàu nghèo ở Âu-Mỹ nhưng bài này chỉ chọn ra 2 giải thích được người viết xem như đáng chú ý nhất: quan điểm thứ nhất của kinh tế gia người Pháp Thomas Piketty cho rằng khoảng cách giàu nghèo là tất yếu một khi tài sản tích tụ trong xã hội tư bản, và lập luận thứ hai của kinh tế gia người Mỹ gốc Nhật Richard Koo cho thấy hố sâu giàu nghèo hiện là hậu quả của toàn cầu hóa. Hai gốc nhìn này có thể bổ túc lẫn nhau như giữa hai yếu tố nội tại và khách quan. Riêng phạm vi bài này sẽ sơ lược về Piketty và ảnh hưởng đến nền chính trị cánh tả Tây Phương, bài sau sẽ trình bày về Richard Koo và kế đó là một bài tổng hợp.

 

Thomas Piketty nổi tiếng với tác phẩm đồ sộ Vốn Tư Bản Trong Thế Kỷ 21 (Capital in the Twenty-First Century) nhưng tóm gọn trong 2 câu nói dân gian là “nhà giàu ngày càng giàu” để rồi “con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa.”

 

Hố sâu giàu nghèo trong xã hội được san bằng sau khi trải qua một cơn đại biến như Trận Dịch Đen (khiến 200 triệu người chết vào tế kỷ 14) hay Đại Chiến (Thế Chiến Thứ Hai) tàn sát cả giới chủ lẫn người lao động. Vì tài sản bị hủy diệt cho nên chỉ còn lao động, trí tuệ và lương bổng của từng cá là những yếu tố chính để mỗi người tự vươn lên. Những người thành công sau đó lại bắt đầu sở hữu tài sản. Trong khi lương bổng không thể chuyển nhượng từ cha sang con thì tài sản lại trở thành gia tài nên lâu ngày tích tụ trở thành yếu tố chính phân biệt giàu nghèo trong xã hội. Tài sản (nhà đất, cổ phiếu, v.v…) còn được dùng làm Vốn Tư Bản (Capital) để đầu tư sinh lợi, và lợi tức từ tài sản có thể tăng nhanh hơn lương bổng (thí dụ giá nhà hay cổ phiếu có thể nhảy vọt 20% trong một năm trong khi lương chỉ tăng 5%). Một khi tài sản và lợi tức của xã hội tích tụ vào trong tay một thiểu số ưu đải thì lương bổng của đa số dân chúng còn lại không thể nào chạy theo kịp. Nói đơn giản nhà giàu ngày càng giàu.

 

Một thí dụ dễ hiểu là một gia đình có nhà trị giá 800 ngàn đô-la ở Saigon để lại gia tài thì con tự động giàu, trong khi một thanh niên khác từ quê lên học và làm việc dù tài giỏi bậc nào cũng không thể nào mơ mộng mua được nhà ở thành phố nếu chỉ với đồng lương vài ngàn đô-la mỗi tháng.

 

Tài sản lại sản sinh ra quyền lực bóp méo nhà nước nhằm ưu đãi thành phần chóp bu trong khi bỏ rơi đại đa số còn lại. Hố sâu giàu nghèo một khi trở nên sâu rộng sẽ đe dọa đến nền dân chủ do quyền lực bị tập trung và dân chúng bất mãn chống đối. Trở lại thí dụ ở Việt Nam có tiền thì cho con cái du học lấy bằng đại học Hoa Kỳ trong khi thanh niên học giỏi ở dưới quê cố hết sức thì cũng chỉ lấy được mãnh bằng kém giá trị trong nước. Cho nên “con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa.” Một khi lớp người ăn trên ngồi trước thụ hưỡng lợi tức của xã hội bằng thế lực và tài sản được hình thành – Piketty gọi đây là “rent seekers” tạm so sánh với những đại điền chủ không đi cày ruộng mà vẫn hưỡng lợi tức cao - thay vì bằng lao động và trí tuệ thì nền dân chủ lẫn hệ thống tư bản đều bị khủng hoảng.

 

Cánh tả ở Mỹ gồm hai ứng cử viên Tổng Thống ông Bernie Sander và bà Elizabeth Warren chủ trương đánh thuế tài sản (wealth tax) thay vì chỉ thu thuế lợi tức (income tax) để san bằng khoảng cách giàu nghèo. Tiền thuế được dùng đầu tư vào giáo dục, y tế và an sinh xã hội nhằm tạo cơ hội đồng đều cho đa số dân chúng còn lại.

 

Điểm mạnh của cánh tả ở chổ đề cập đến vấn nạn mà cánh hữu không hề nhắc đến tức tình trạng chênh lệch tài sản làm tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội, và nếu kéo dài sẽ đe đọa đến nền dân chủ một khi quyền lực bị tập trung và dân chúng bất mãn nổi loạn. Hố sâu này còn đe dọa đến sức sống của nền tư bản khi cá nhân thành công nhờ vào thế lực và tài sản thay vì trông cậy vào lao động và trí tuệ của chính mình. Điểm yếu của cánh tả là chỉ đưa ra giải pháp tái phân phối tài sản (wealth distribution) qua thuế má - tức là theo kiểu xã hội chủ nghĩa - thay vì khuyến khích tạo ra tài sản (wealth creation) - tức là tư bản chủ nghĩa. Thành quả xã hội như chiếc bánh kinh tế không cần phân chia đồng đều mà phải tìm cách làm chiếc bánh nở to ra để mọi người có thêm phần trong đó. Thuế má càng cao thì người tài không có động cơ thúc đẩy làm giàu để tạo hàng triệu công ăn việc làm mới như trường hợp của các nhà tỷ phú Bill Gates (Microsoft), Jeff Bezzo (Amazon), Mark Zuckerberg (Facebook). Tài sản thu vào từ thuế má lại bị nhà nước tiêu xài phung phí khiến xã hội trở nên lười biến và ỷ lại dựa vào bổng lộc như y tế miễn phí, giáo dục miễn phí, giữ trẻ miễn phí, v.v… (cái gì cũng miễn phí thì dân chúng đừng có lo để nhà nước no) thay vì dùng tiền thuế đầu tư thúc đẩy dân chúng làm việc cho tương lai. Cho nên trong mùa tranh cử ứng viên nào đòi tăng thuế thì phải xem xét cẩn thận là tiền thuế để xài bậy (tax and spend) hay đầu tư (tax and invest) có hiệu quả, vì các chính trị gia chuyên mập mờ đánh lận con đen gọi tiêu xài là đầu tư.

 

Bài sau sẽ bàn về các yếu tố khách quan từ toàn cầu hóa khiến hố sâu giàu nghèo tăng vọt.

 

 

 

 

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nhập cư không giấy tờ là một vấn đề quan trọng trong chính trị Hoa Kỳ, nhưng việc xác định rõ những thông tin cơ bản về nhóm người này, nơi họ sống và cách số lượng của họ thay đổi trong vài thập kỷ qua không hề dễ dàng. Là một người nghiên cứu về nhân khẩu học của người nhập cư tại Hoa Kỳ, Jennifer Van Hook, Giáo sư danh dự về Xã hội học và Nhân khẩu học của Đại học Penn State viết rằng Bà đã chứng kiến sự thay đổi của các dữ liệu này qua thời gian. Bà cũng đưa ra những thông tin cơ bản để làm rõ bức tranh nhập cư tổng thể, đặc biệt khi Tổng thống Donald Trump bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai với cam kết mạnh tay trấn áp người nhập cư, bao gồm cả việc trục xuất hàng loạt.
Là một hành tinh đá có kích thước tương đương Địa cầu với nhiệt độ bề mặt lên đến 1,000 độ Fahrenheit (khoảng 537 độ C), Kim tinh từ lâu đã được mệnh danh là “chị em song sinh đáng sợ” của Địa cầu. Biệt danh này xuất phát từ ý kiến phổ biến cho rằng Kim tinh có thể từng được bao phủ bởi các đại dương, giống như Địa cầu.
Vào năm 2024, nhiều người ở Trung Quốc đã trở thành nạn nhân của những vụ sát hại bí ẩn trên đường phố. Riêng trong tháng 11, hai vụ việc nghiêm trọng đã xảy ra. Ngày 11/11, một người đàn ông ngoài 60 tuổi đã lái chiếc SUV lao vào đám đông, giết chết 35 người vô tội trước sân vận động thể thao ở Chu Hải, tỉnh Quảng Đông. Năm ngày sau, vào 16/11, một thanh niên 21 tuổi đã đâm chết tám người trong một vụ tấn công bằng dao tại trường dạy nghề cũ ở Vô Tích, miền đông Trung Quốc.
Vào ngày 27 tháng 12 năm ngoái, với viễn vọng kính ATLAS ở Chile, các nhà thiên văn học đã phát hiện một tiểu hành tinh (asteroid) đang di chuyển ra xa Địa cầu. Tiểu hành tinh này được đặt tên là 2024 YR4, được phát hiện chỉ vài ngày sau khi “lang thang” đến khá gần Địa cầu. Nhưng sau khi quan sát thêm, họ phát hiện 2024 YR4 đang đi theo quỹ đạo có thể khiến nó va chạm với Địa cầu vào ngày 22 tháng 12 năm 2032.
Người nhập cư là xương sống của nền kinh tế Hoa Kỳ, là lực lượng lao động chính của nhiều ngành nghề, trong đó có xây dựng, các dịch vụ khác liên quan đến việc tái thiết sau thảm họa. Sau các vụ cháy rừng khủng khiếp ở Los Angeles, giống như mọi thảm họa khác từng xảy ra ở Hoa Kỳ, những người nhập cư đã làm việc chăm chỉ để dọn dẹp khi khu vực này. Nhiều người trong số những công nhân này là người nhập cư chưa có giấy tờ.
Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần thề sẽ hủy bỏ các chính sách của chính quyền Biden hỗ trợ ngành công nghiệp xe điện của Hoa Kỳ. Vào cuối tháng 1, chính quyền Trump đã nhắm vào mục tiêu đầu tiên trong nhiệm vụ đó: các chương trình liên bang cung cấp ngân sách $7.5 tỷ để xây dựng các trạm sạc EV trên khắp cả nước.
Bạn cư ngụ ở Quận Cam và muốn học khóa Cơ bản, và khóa Nâng cao về Thư Pháp? Sau đây là Thư Mời từ Nhóm Thư Pháp Hương Việt.
Panama nói: không cho đi qua kênh đào miễn phí. Vào khuya Thứ Tư, Cơ quan quản lý kênh đào Panama thông báo, phủ nhận việc thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với lệ phí quá cảnh sau khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thông báo rằng Panama đã đồng ý cho phép các tàu của chính phủ Hoa Kỳ đi qua tuyến đường thủy này miễn phí.
Trong buổi họp báo tại Washington, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã gây chấn động khi bất ngờ đề nghị là Hoa Kỳ nên “tiếp quản” Dải Gaza và tái định cư vĩnh viễn gần hai triệu người Palestine đang sống ở đó sang các nước láng giềng.
Chương trình gây quỹ tặng quà Xuân Ất Tỵ cho các vị thương phế Binh Việt Nam Cộng Hòa ở Việt Nam qua Dòng Chúa Cứu Thế, được Đài Truyền Hình SBTN phối hợp với Cơ Sở Hy Vọng thực hiện vào ngày Chủ Nhật 02 tháng 02, 2025.
HOA KỲ – Hôm thứ Tư (5/2), hàng loạt cuộc biểu tình đã bùng phát tại nhiều thành phố trên khắp Hoa Kỳ, để phản đối những chính sách đầu tiên của chính phủ Trump trong nhiệm kỳ mới. Người biểu tình lên án hàng loạt quyết định gây tranh cãi, từ việc thắt chặt chính sách nhập cư, bãi bỏ quyền lợi của người chuyển tính, cho đến đề nghị cưỡng ép di dời người Palestine khỏi Dải Gaza, theo APNews.
(HOA KỲ, ngày 5 tháng 2, Reuters) – Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA) vừa xác nhận một chủng cúm gia cầm mới đã được phát hiện trên đàn bò sữa Hoa Kỳ. Đây là lần đầu tiên chủng siêu vi trùng này xuất hiện ở bò, càng làm tăng mối lo ngại về sự lây lan dai dẳng của cúm gia cầm.
Khi nào bạn thấy tâm và cảnh vốn là không, bạn sẽ thấy bất kỳ nơi nào cũng là Niết Bàn. // When you recognize that the mind and its objects are inherently empty, you will realize that Nirvana exists everywhere.
Hôm nay, nước Mỹ tổng biểu tình chống Trump. Một phong trào phản đối các hành động ban đầu của chính quyền Tổng thống Trump đang diễn ra trực tuyến, với kế hoạch biểu tình trên khắp Hoa Kỳ vào thứ Tư, AP đưa tin. Phong trào này đã tổ chức theo các hashtag #buildtheresistance và #50501, tượng trưng cho 50 cuộc biểu tình, 50 tiểu bang, một ngày.
THỤY ĐIỂN Một vụ xả súng xảy ra vào lúc 12 giờ 33 trưa thứ Ba, ngày 4 tháng 2 (giờ địa phương) tại trường Risbergska, thành phố Örebro, Thụy Điển, khiến 11 người thiệt mạng, bao gồm cả can phạm.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.