Hôm nay,  

Khi Bác Sĩ Thú Y Gõ "Báo Chùa"

20/12/201913:54:00(Xem: 7305)
Nguyen Thuong Chanh 01
Bác Sĩ Thú Y Nguyễn Thượng Chánh  

                                     

Nói rõ, tôi không phải là một nhà văn hay một nhà báo gì cả. Tôi chỉ là một “nhà gõ”. Tôi chỉ gõ laptop mà thôi.
Tôi gõ chùa, không vì tiền (gõ chùa) nhưng gõ cho vui, để tự mình trau dồi thêm kiến thức, để tự học hỏi, để tự mình giải khuây, để khỏi nghĩ quẩn, để khỏi bị bệnh Alzeihmer, để thoát ly và cũng để giảm bớt stress trong cuộc sống, v.v...
Thế cho nên tôi gõ cho người đọc nhưng thật sự ra là tôi cũng đồng thời gõ cho chính tôi, cho cuộc sống của mình được thêm phần ý nghĩa hơn
.

Tôi rất vui sướng vì ít nhứt mình cũng có được tự do làm một cái gì mình ưa thích..

                        

                                                    ***

 

Nghề nghiệp kiếm cơm

Sau khi ra trường CĐNLS Sài Gòn năm 1967, tôi liền xuống đầu quân làm giảng nghiệm viên với équipe Viện Đại Học Cần Thơ do Gs Phạm Hoàng Hộ làm Viện Trưởng thời đó.

Trường sở, nhân sự, và phương tiện giảng dạy đều rất thiếu thốn. Đúng là vạn sự khởi đầu nan.

Thêm nữa, tình hình miền Nam lúc đó thật bất ổn và rối ren vì chiến cuộc.

Một số không ít người trong ban giảng huấn nòng cốt đều là giáo sư thỉnh giảng từ các bộ sở quan và từ Viện Đại Học Sài Gòn. Họ chỉ đi lên đi xuống Cần Thơ dạy trong năm mười ngày rồi lấy Air Việt Nam bay trở về  Sài Gòn. Đó là tình hình của mấy năm đầu.

Chịu đấm ăn xôi, nằm luôn tại chỗ là các thầy cô trẻ vừa mới ra trường từ các đại học Sài Gon.

Tất cả đều một lòng một dạ, hăng say, xắn tay áo lên, chung sức với thầy Hộ để đặt những viên gạch làm nền mống xây dựng một đại học đầu tiên cho bà con miền Tây Nam phần.


Nguyen Thuong Chanh 02
Sinh hoạt với Sv nông nghiệp Đại học Cần thơ 1973 

Khi đổi đời, cũng như hằng triệu đồng bào miền Nam tôi và gia đình đã nhập vào làn sóng thuyền nhân...

Sau bao nhiêu năm thăng trầm, nín thở qua sông, gia đình tôi mới đến được Canada, xứ lạnh tình nồng đất lành chim đậu. Đó là tháng sáu năm 1980

Qua đến bên nầy, cái bằng DVM do chính tay Quốc vương Bhumibol, của Thái Lan trao cho tôi tại Chulalongkorn University Bangkok năm 1973 không dược nhìn nhận nên bắt buộc tôi đành phải đi học lại mà thôi.

Nguyen Thuong Chanh 03
Cố Quốc vương Thái Lan Bhumibol  trao bằng DVM cho Nguyễn Thượng Chánh tại BangKok june 1973 

 

Lúc đó nghĩ phải đi học lại trong lúc tuổi đời 37  sao tôi ớn quá. Ai lo cho gia đình đây? Lấy gì để sống đây? không biết học có nỗi không đây?

Nhưng tôi nghĩ chuyện vượt biên mấy lần, chết sống mình còn dám làm thì không lẽ ba cái chuyện nhỏ nhen lẻ tẽ khác mình lại ngán sao.

Cũng may là  Canada có chánh sách nâng đở các người tị nạn, nên cả tôi và nhà tôi đều cố gắng đi học lại và phải học ngay lập tức.

Thôi phải ráng vậy...

Thế rồi 4 năm sau, nhờ Trời Phật phù hộ hai đứa cũng xong.

Năm 1985 tôi lấy lại bằng bác sĩ thú y DVM tại Université de Montréal và bà xã cũng có được bằng hành nghề Dược Sĩ, tại Canada và tại Quebec.

Tôi liền đầu quân vào làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency thuộc chánh phủ liên bang Canada.

Tôi đã đặt chân vào hầu hết các nhà máy giết mổ thú tại khắp tỉnh bang Quebec, NewBrunswick, Nova Scotia và Prince Edward Island  thuộc miền Đông Canada.

Trong 23 năm ngụp lặn trong nghề đâm heo thuốc chó tại quê người.  Làm việc ở ngay tuyến đầu của ngành thịt, hằng ngày tôi phải  chứng kiến biết bao là cảnh máu đổ thịt rơi,  cũng như những âm thanh la rống hãi hùng của các sanh linh khốn khổ trước giờ bị hành quyết.

Thủ phạm chánh của các sự độc ác vẫn là con người.

Tôi cũng là nhân chứng của bao nhiêu là đổi thay thăng trầm hỉ nộ ái ố trong kỹ nghệ thực phẩm nói chung và kỹ nghệ thịt nói riêng.

Bởi lý do nầy, những đề tài tôi viết thường xoáy quanh những mối ưu tư của bà con mình trong vấn đề dinh dưỡng sức khỏe, vệ sinh phòng bệnh thịt thà cá mắm rau cải, v.v

Đó là chuyện cũ. Nay tôi đã nghỉ hưu rồi.được 7 năm rồi (2014)

 

Bước đầu với Thời Báo Canada

Năm 2000, Anh đại diện, Thời Báo Montréal có nhã ý mời tôi viết bài. Tôi đón nhận đề nghị nầy với một tâm trạng phân vân, nửa mừng nửa lo. Mừng vì tôi có thể thực hiện hoài bão của mình, lo vì không biết mình có làm được gì không?
Tôi chưa từng viết báo bao giờ. Tôi không có học chương trình Việt ngày nào cả nên ý thức rằng vốn liếng Việt ngữ, chữ nghĩa của tôi rất là giới hạn. Tôi biết đọc biết “viết” như ngày nay là nhờ hồi nhỏ lối 12-13 tuổi tôi ham đọc các mục xe cán chó trong mấy tờ “nhựt trình” thời bấy giờ.

Tôi thuộc loại tự học, tự biên tự diễn. Cho tới bây giờ,  chữ nghĩa, hỏi ngã của tôi còn lạng quạng lắm. Nhưng thử làm gan một lần xem sao.

 Lúc đầu tính viết chơi cho vui nhưng sau thành thiệt. Nói đúng ra, thời đó tôi đánh máy bằng 2 ngón tay chớ không phải là gõ computer như ngày nay.

Một bài không có dấu phải mất  2-3 ngày mới xong. Rồi còn trật tới trật lui. Rồi sau đó thì phải bỏ dấu bằng tay…cho đúng cũng không phải dễ.

Lúc trước, có lần  anh chủ bút Thời Báo khi gặp tôi, anh có nhắc lại chuyện xưa. Ảnh nói hồi nẵm, mỗi lần nhận bài của ông Chánh thì …mệt lắm.

Đến năm 2005, nhờ thằng con trai, tôi mới chập chững bước vào thời đại tin học…Nó mua máy, load program nầy, program nọ, gài Word perfect và Fonts tiếngViệt vào. Rồi nó phải cắt nghĩa và chỉ dẫn cách sử dụng, nhưng tôi thuộc loại thông minh nhưng sao chậm hiểu quá nên làm vẫn trật vuột và quên tới quên lui hoài. Đôi lúc thấy nó cũng có vẻ bực tui lắm.

Mò mẫm từng bước đi thật là vất vả, nhưng theo thời gian thì nay tôi cũng “hơi quen quen” rồi… Sau đó thì nó cưới vợ và phải theo vợ move đi xa để lập nghiệp. Tôi chới với, hổng phải vì thằng nhỏ lấy vợ nhưng lỡ laptop có problem thì làm sao đây? Tại mình già, thuộc thế hệ cũ,  theo hổng kịp techno nên mình sợ. Chắc các bạn gìà cũng giống tui chớ gì?

Sau đó  nó mới nói : dễ òm, no problem, có gì thì con làm remote assistance cho- để laptop open, pa cứ đi ngủ đi. Sáng thức dậy thấy notepad trên màn hình có ghi chữ DONE.

Mình thở phào nhẹ nhõm.

 

Cơ duyên với Việt Báo Cali

 

Sau đó, tháng 3 năm 2007 tôi nổi hứng gởi cầu may cho Việt Báo Cali bài “ Đất lành chim đậu” để dự cuộc thi Viết Về Nước Mỹ. Chẳng bao lâu, Việt Báo cho biết là tôi được chấm giải Vinh Danh Tác Giả. Thật là quá bất ngờ. Đúng là làm chơi mà ăn thiệt. Tây gọi đây là một một sự ngạc nhiên thích thú heureuse surprise. Tui mừng hết lớn.

Thế là hai vợ chồng, đóng cửa pharmacie vài ngày và khăn gói bay qua Westminster, Quận Cam để dự lễ phát giải thưởng và nhận chèque luôn thể.  Xin cám ơn Việt Báo.

Thừa thắng xong lên và thêm tự tin, tôi gõ liên tu bất tận và gởi bài tới tấp cho các báo hải ngoại để cho họ mệt chơi. Ai muốn đăng thì đăng. Không post thì cũng hổng sao, vì là của chùa cho không biếu không mà.

Tính đến ngày 4 tháng 6/ /2016 số bài của tôi đăng trong Việt Báo Cali cũng “phải trên” 700 bài.

Các bài viết của tác giả Bs Nguyễn Thượng Chánh trong Việt Báo Online USA

http://www.vietbao.com/author/post/85/1/bs-nguyen-thuong-chanh

 
Nguyen Thuong Chanh 04

 

                                   

Nguyen Thuong Chanh 05
Bs Nguyễn Thượng Chánh & Ds Nguyễn Ngọc Lan  Lễ phát giải thưởng VVNM 2007 tại Toà soạn Việt Báo Cali

 

 

Gõ bài cũng lắm công phu

Gõ một đề tài về khoa học để quảng bá thông tin đến đại chúng cũng không đơn giản chút nào hết. Mình phải gõ sao cho dễ hiểu bằng cách tránh tối đa những khía cạnh quá chuyên môn, quá kỹ thuật technicité, làm cho bài gõ trở nên khó hiểu, quá khô khan nhàm chán mà không có mấy người muốn đọc.
Đối tượng của tôi là người Việt trung bình bất luận đang sanh sống tại đâu.
Tôi phải phối kiểm đi phối kiểm lại các số liệu cũng như các sự kiện đang gõ, tuy vậy đôi lúc vì vô tình, sơ ý hay vì xớn xác nên tôi cũng bị tổ trát bị hố như thường.
Đối với tôi sử dụng đúng danh từ khoa học là một trở ngại chánh yếu, bởi lý do nầy mà tôi thường chêm thêm tiếng Tây hoặc tiếng U cho rõ nghĩa và cho chắc ăn hơn.
Tôi quan niệm gõ có sách mách có chứng nên tôi thường hay kèm theo các links quan trọng để bạn nào thích thì có thể tham khảo thêm.
Tôi nghĩ sao thì tôi gõ vậy, không cần màu mè, giống như tôi đang nói chuyện thẳng với các bạn. Đó là văn phong của tôi.

Tôi cố tránh né những vấn đề khoa học đang còn trong vòng tranh cãi và những chuyện mê tín dị đoan để bạn đọc khỏi nuôi một hy vọng hão huyền.

Tôi cố ý sử dụng những chữ thật bình dân, dí dỏm, tếu, và thường là những từ hoặc cụm từ rặc chảy miền Nam vì tôi là dân vùng Cần Thơ, Cái Răng, Cái Khế, cây xanh trái ngọt.

Bs thú y của Cơ quan Kiểm Tra Thực Phẩm Canada (CFIA)

Trên hai thập niên, tôi là nhân chứng của bao nhiêu là đổi thay thăng trầm hỉ nộ ái ố trong kỹ nghệ thực phẩm nói chung và kỹ nghệ thịt nói riêng tại Canada.
Bởi lý do nầy, những đề tài tôi viết thường xoáy quanh những mối ưu tư của bà con mình trong vấn đề ăn uống, dinh dưỡng, y tế công cộng, vệ sinh phòng bệnh, thịt thà cá mắm, rau quả và chăn nuôi thú y v.v... 

Đó là chuyện cũ ngày xưa. Nay tôi đã nghỉ hưu và lãnh tiền già được 7 năm rồi.

Job mới của tôi hiện giờ  là làm “việc thiên nguyện nguyện, không tên, không giờ” tại nhà. Bảo đảm không bao giờ sợ thất nghiệp cho tới ngày vô viện dưỡng lão, nursing home chờ ngày hui nhị tì.

Đổi thực đơn để bạn đọc đỡ ngán

Đôi khi tôi cũng đánh bạo đổi món nên đề cập đến tâm lý học, đến những vấn đề nhân sinh chẳng hạn như chuyện sống chết, đàn ông và đàn bà, chuyện đàn ông sơ vợ, chuyện tứ khoái ANDI và chuyện canh ba gà gáy ó o...
Đôi lúc kẹt đề tài, bí quá tôi phải liều mạng gõ các mẩu chuyện thời sự, chuyện huề vốn, chuyện tào lao tào tháo, tầm phào, ba phải chẳng hạn như chuyện múa lân,1001 chuyện ăn, 1001 chuyện tò mò, cái tên cúng cơm, chuyện huề vốn, chuyện dê, chuyện thằng nhỏ khó dạy thầng lớn buồn rầu, chuyện chim đã mỏi cánh, chuyện ăn trên bổ dưới, ông uống bà chê, chuyện homo, lại đực lại cái…?
Mục đích là giúp quý bạn tìm được giây phút thoải mái đọc chơi cho vui sau biết thêm được đôi điều hữu ích cũng tốt.
Gần đây tôi còn bạo gan, dám len lỏi cả vào trong lãnh vực Phật giáo nữa. Thật ra đó là những bài tôi đọc lóm được từ sách báo ngoại quốc, thấy hay hay, thấy hữu ích nên cố gắng dịch ra để chia sẻ với mọi người vậy thôi. Tôi rất biết ơn cư sĩ Nguyên Giác Phan Tấn Hải, chủ bút Việt Báo đã cố vấn và giúp ý tôi rất nhiều trong lãnh vực nầy.

 Tôi chưa phải là thầy tu, hay cư sĩ gì hết vì mình còn quá nhiều sân si và tham ái.

 

Coi như tôi đọc báo giùm các bạn vậy.

Nói rõ, cốt lõi của các bài tôi gõ thường được rút ra từ các tạp chí chuyên môn Anh pháp và tôi chỉ thêm mắm thêm muối bỏ tiêu cho ngọt bỏ hành cho thơm mà thôi.

Tôi đọc báo và tham khảo tập chí ngoại quốc rất thường xuyên. Theo dõi thời sự, tin tức CNN và TV 5 (France 2) mỗi ngày.

Thư viện và nhà sách là nơi chốn tôi rất thích đến từ hồi còn học trung học ở Sài Gòn cho đến ngày nay. Khi biết được một tin thời sự nào quan trọng và có ích cho bà con là mình liền thu thập tài liệu để thai nghén ra ngay một bài. Đó là trường hợp các bài về dịch Ebola, Chuyện cà phê mèo tại Hoa Kỳ, Cà phê xanh làm giảm cân, Lễ hội thịt chó tại Trung Quốc, Fast food hay Fat Food (Khai trương nhà hàng Mc Do tại Sài Gòn), Thiên tai và động đất tại Bắc Cali, Quyền được chết trong phẩm giá,  Nghịch lý Okinawa vv…

Đặc biệt một số bài liên quan đến thuốc men và tâm lý học cũng thường được bà xã tôi, Ds Nguyễn Ngọc Lan tiếp tay, góp ý và đôi khi cũng là đồng tác giả.

Một cái nhìn khác, có thể xem như tôi đọc báo giùm các bạn vậy. Đây là những thông tin mới nhứt lấy từ những nguồn đáng tin cậy, hoặc từ những tạp chí khảo cứu khoa học có uy tín quốc tế của các đại học Âu Mỹ…
Tôi tránh né những vấn đề có thể gây sự nghi kỵ, chia rẽ, tạo sự ngộ nhận hoặc làm cho độc giả nuôi dưỡng một hy vọng hão huyền nào đó.
Khoa học, dặc biệt là khoa sinh vật học và y học, là những môn học không chính xác. Chúng biến đổi không ngừng theo thời gian và theo đà của những khám phá mới.
Bởi lý do nầy, thỉnh thoảng tôi phải điều chỉnh lại, update lại những bài cũ tôi đã viết từ nhiều năm trước để cho chính xác và phù hợp thời gian tính hơn. Có bài tôi rút bớt ra, sửa lại, và có bài tôi thêm vô ý kiến mới. Đúng là bình cũ nhưng rượu thì mới.

Là người Việt Nam sống tại hải ngoại mình có lợi điểm là có được tự do, được thấy cái hay và cái dở của cả hai nền văn hóa vừa Việt Nam và vừa Tây phương.

 

Niềm vui cuối đời: ngồi buồn gõ phím sướng lăn tăn

Là người vừa cầm chuột và vừa gõ phím, không gì vui sướng hơn và hạnh phúc hơn khi thấy mình cũng làm được một cái gì có ích lợi cho bà con Việt Nam. Tính đến tháng 1/2015, dã có trên 600 bài viết được dăng tải rãi rác trên các báo vả trang mạng tại hải ngoại cũng như tại quốc nội.

Bài vở của mình được chiếu cố, có người để ý đến, có người đọc, dù khen, dù chê dù ghét cũng đều tốt hết. Xin cám ơn tất cả bà con cô bác khắp năm châu.

Tác giả cũng xin chân thành cám ơn các webmaster,  chủ biên, chủ bút và ban điều hành của các báo, tập chí, trang mạng, blogs đã giúp ý kiến và đăng tải một cách chuyên nghiệp các bài viết từ nhiều năm qua./.

Vietbao.com : http://www.vietbao.com/author/post/85/1/bs-nguyen-thuong-chanh

Vietnamdaily.com: http://www.vietnamdaily.com/?c=author&a=266

Gia đình nông Nghiệp : http://www.advite.com/TrangNguyenThuongChanh.htm

Khoahọcnet.com: http://khoahocnet.com/category/nguy%E1%BB%85n-th%C6%B0%E1%BB%A3ng-chanh/

Nguoivietboston.com: http://nguoivietboston.com/?cat=72

Thưviện Hoa Sen: http://thuvienhoasen.org/author/post/52/1/nguyen-thuong-chanh

Thoibao.com: http://thoibao.com/so-hen-co-tinh-tro-duong-khong/

TrunghocnônglâmsúcCầnthơ: http://thnlscantho-4.page.tl/

Diển đàn k7 cựu sinh viên  đại học Cần Thơ: http://k7dhct.com/index.php?threads/th%E1%BA%A7y-nguy%E1%BB%85n-th%C6%B0%E1%BB%A3ng-ch%C3%A1nh.281/

 

-Tập chí Chùa Viên Giác (Đức Quốc)

-Nội san Hội Nông Nghiệp Việt Nam Hải Ngoại.Costa Mesa

Nguyen Thuong Chanh 06
Nhờ những bài viết cho cộng đồng VN tại Canada phổ biến kiến thức vệ sinh ăn uống, đồng thời cũng là sợi dây liên lạc của cơ quan Canadian Food Inspection Agency (CFIA) với cộng đồng VN, GS Nguyễn Thượng Chánh (K5 CĐNLS Sài Gòn) được trao tặng giải thưởng Presidential Prize, Community Services tại cơ quan Canadian Food Inspection Agency (CFIA) Ottawa, Nov 2000. Các người trong hình là President, Vice presidents personnel và program của CFIA.

 

 

BÀI VIẾT CUỐI CÙNG GIẢ BIỆT ĐỌC GIẢ VIÊN GIÁC - HAI MÙA VU LAN 2015-2017

Phu Van Nguyen <phuvanpv@yahoo.de>

Thu 12-14, 9:50 AMYou

Anh Chánh và chị Ngọc Lan thân mến,

Rất vui khi nhận được mail của anh chị. Dù biết rằng sẽ có một lần phải ngưng bút để nghỉ ngơi, nhưng tôi vẫn thấy bùi ngùi vì không còn nhận được những bài viết có tính biên khảo có giá trị của anh .

Thế thôi cũng đành.

Thay mặt độc giả báo Viên Giác, tôi xin thành thật cảm ơn sự đóng góp của anh trong thời gian vừa qua.

Chúc anh chị có nhiều sức khỏe và thời gian để đi đây đi đó hay làm những gì anh chị mong muốn.

Thân mến,

TB: Anh có ý định tham dự họp mặt Xuân Mậu Tuất tháng 3.2018 của Hội NN mình không? Tôi đã trả lời cho anh Hoàng Mai Chào là không tham dự được.

(Phù Vân  = Nguyễn Hòa CĐTL3) 

 Chanh Nguyen <thuongchanh@hotmail.com> schrieb am 11:02 Donnerstag, 14.Dezember 2017:

 

CHUYỆN HAI MÙA VU LAN 2016-2017

https://drive.google.com/open?id=1D7crwJbBIAbRvuXqcMJD9TlnfC47RMG5

 

Nguyen Thuong Chanh 07
VỀ HƯU MỚI THẤY CUỘC ĐƠI ĐÁNG YÊU

          https://drive.google.com/open?id=0B5aIk5rcDcEOWmRBOV92OF9tSUU

                                                                                                                                                                

 

Đọc thêm

 

   -Về những phản hồi

  http://vietbao.com/a232288/ve-nhung-phan-hoi 

Chanh Nguyen Thuong se fait communicateur auprès de la communauté vietnamienne

http://www.advite.com/ChanhNguyen.htm 

 

                                                                             HẾT

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.