Hôm nay,  

Nhật Bản, Cuối Thu...

19/12/201913:14:00(Xem: 8905)

Quang Q 01
Năm nay, qua Nhật cuối tháng mười một thì cũng đã gần cuối mùa thu, không biết còn lá vàng không. Mùa thu ở đây, dù không đặc thù như mùa hoa đào, không mênh mông như mùa thu ở upstate New York, Boston, New Hampshire hay Vermont...mà có lần đã suýt đi lạc trên đường lái xe đi Montreal chỉ thay vì nhìn đường lại cứ mãi mê nhìn những tấm thảm rực rỡ đủ màu trải dài phủ kín những dãy núi xa ẩn hiện những căn nhà sơn trắng đó đây, nhưng mùa thu ở đây rất đỗi mượt mà. Vô cùng gần gủi với những cây phong trên khắp đường mình đi, đã đổi màu vàng đỏ trong nắng sớm. Đi giữa phố xá, đền chùa... mà cảm được cái lạnh của mùa thu nhẹ nhàng len lõi trong da thịt. Không còn lá vàng cũng không sao bởi có bao nhiêu điều để sống với trong hai tuần ở đây ngoài việc nhìn lá vàng... Kỳ nầy, chỉ ở Tokyo và Kyoto thôi, nhưng nhất định phải trở mấy quán ăn quen thuộc mình thích và tìm thêm những quán ăn mới nghe tiếng mà chưa có dịp trải nghiệm. Rồi chắc phải dàn xếp đi Osaka một ngày, thử mấy tiệm ăn mà ông sushi chef và một cô waitress ở một tiệm sushi gần nhà chỉ cho.

Làm reservation ở những tiệm ăn có chút tiếng tăm vô cùng khó khăn, phải làm qua khách sạn có tên tuổi vì họ sợ khách làm reservation rồi xù không tới vì tiệm thường chỉ chừng mười mấy ghế. Làm reservation qua khách sạn mà no show, hay đến quá trể, khách sạn sẽ charge tiền dùm cho tiệm ăn, đôi khi gấp đôi cả tiền bữa ăn, thường là preset menu. Có người qua Nhật thường xuyên nói có chiều hướng các tiệm ăn nổi tiếng sẽ không còn nhận reservation mà chỉ dành cho khách mời, hay được giới thiệu mà thôi.

Buổi trưa ngồi gần một cặp vợ chồng Mỹ ở một tiệm sushi vùng Rappongi. Ông chồng làm music producer ở Tennessee, đã qua Nhật nhiều lần chỉ để ... ăn. Vì là người đồng hương nên có nhiều chuyện để hỏi thăm, chia xẻ. Nhưng quanh quẩn mọi chuyện rồi cũng dẫn tới Japanese food - sushi. Đó chẳng phải là lý do chính mà mình tới đây hay sao? Hỏi họ có biết Jiro Sushi, được coi là tiệm sushi 3-starred Michelin hàng đầu trên thế giới, vừa bị Michelin đưa ra khỏi danh sách của họ ngày hôm trước không. Không phải vì Ông Jiro nay đã gần 95 tuổi, mất dần hào quang, không thể ra tiệm hằng ngày mà giao cho người con trông coi nên tiệm đi xuống, không còn xứng đáng nằm trong danh sách, mà chỉ vì không còn nhận reservation của thường nhân. Chỉ dành cho khách mời, hay dignitaries, mà thôi!

Quang Q 02
Hai vợ chồng rất ngạc nhiên, họ nói vừa mới ăn trưa ở đó hôm qua. Hỏi làm sao mà làm reservation được, họ nói họ rất may mắn. Sau nhiều lần cố gắng mà không có hy vọng gì, bỗng nhiên hôm qua có người cancel vào phút chót và họ được thế vào. Thế thì trải nghiệm được gì khi phải qua nhiều gian khổ như thế. Người chồng nói amazing food nhưng ridiculously expensive, hơn 900 dollars cho hai người. Mỗi người được hai mươi ba miếng và phải ăn trong khoảng nửa giờ. Người vợ than phiền mình chưa nuốt xong miếng nầy họ đã bỏ ra miếng khác trên khay. Ham nói chuyện chưa kịp ăn, người hầu bàn đã, nhỏ nhẹ thôi, nhắc chừng thôi đừng nói nữa, ăn dùm đi, có xuất khác đang chờ!

Chuyến qua Nhật lần trước, buổi sáng lấy subway tới tiệm Jiro Sushi nầy ở khu Ginza, dĩ nhiên là chỉ đứng ngoài nhìn vào cho mở mang kiến thức thôi, hỏi mấy người đang làm việc cho chụp vài tấm hình được không, họ trả lời rất lễ phép: no, you do not have to. Nhật mà!

Cứ tưởng chỉ có mình là ham ăn nhưng so với cặp vợ chồng nầy chưa thấm vào đâu. Nghe kể, sau khi ăn trưa ở Jiro Sushi hôm qua, họ đi ăn tối ở một tiệm Ý nào đó rất nổi tiếng. Food dĩ nhiên là amazing rồi vì họ highly recommended. Hôm nay, sau bữa trưa ở đây, họ sẽ đi quanh quẩn đâu đó vì trời mưa để đợi lúc xế chiều trải nghiệm ở một tiệm tempura rồi tối sẽ ăn ở một tiệm sushi khác! Ăn để mà chết chắc! Có những tiệm tempura ở đây không biết có lăng bột gan rồng không mà cũng có Michelin star và khách phải trả cả hơn trăm bạc mỗi người.

Nói tới Japanese food người ta hay nghĩ tới sushi, nhưng sushi chỉ một phần. Người Nhật không ăn sushi ở nhà thường ngày. Thức ăn nấu chín, xà-lách, rau cải, trái cây ... của người Nhật rất đặc sắc. Có người bạn Nhật nói người Nhật mang thức ăn mọi nơi trên thế giới về rồi cải tiến, sửa đổi cho ngon hơn. Mà đúng như thế. Bánh Tây: baguettes, croissants... thấy là cầm lòng không đậu. Kaseiki dinner như cơm cung đình của Huế với không biết bao nhiên chén dĩa. Yakitori. Steak. Chicken. Cá đút lò. Pickles đủ loại. Thức ăn Ý: một diã seafood spagetti chỉ $15 hai người ăn không hết ở một tiệm ăn bình dân trong nhà ga Kyoto nhưng không một tiệm Ý nào quanh vùng Little Saigon có thể so sánh nổi. Mỗi khi qua Nhật không thể không mua một cái old-fashioned donut 95 cents chỉ có ở 7Eleven, thêm một ly cafe đen 99 cents café xay ngay tại chổ là khởi đầu một ngày rất hoành tráng rồi. Trứng gà lòng đỏ không vàng mà đỏ như vỏ trái lựu. Chỉ tiếc một điều là họ thường bỏ nhiều bột ngọt quá trong ramen và udon, rất khổ cho những người cực kỳ dị ứng với bột ngọt như mình. Không lý vào tiệm udon hay ramen mà kêu một chén cơm trắng với một dĩa chicken karaage hay chọn bài ba miếng tempura thì quá chướng.

**

Quang Q 03
Qua Nhật lần nầy là lần thứ chín, nhưng vẫn còn nôn nóng muốn đi. Có quá nhiều điều muốn học, muốn nghe, muốn thấy ở xứ nầy. Có ai không muốn nghe lại một bài hát hay, đọc lại một cuốn sách quý? Chưa có một xứ sở nào mà truyền thống và văn minh, nay là thông tin công nghệ, hài hòa dến thế. Những tiệm ăn nhìn rất xập xệ, chỉ vài ba người hầu bàn mà người nào cũng dùng handheld device để lấy order. Vừa lấy order xong là người nấu đang đứng trong bếp đã có tờ giấy in ra trước mặt rồi.

Lần nầy, nói về thẻ Suica. Những chuyến đi trước, khi nào cũng mang theo một cái bọc nhỏ đựng bạc kên. Mỗi khi vào tiệm mua một ly cà phê, vài ba cái bánh ngọt, một miếng chocolat hay vài ba trái apple là lấy cái bao ra, đổ hết tiền lên khay của người bán hàng để tùy họ lấy bao nhiêu thì lấy, còn bao nhiêu bỏ lại vào trong bao. Lần nầy thì biết rồi. Lúc ra JR station đổi JR pass và đặt vé đi Kyoto, luôn tiện mua một cái thẻ Suica, tương tự như debit card ở Mỹ, nhưng vô cùng giản tiện. Không cần ra ngân hàng, không cần gặp ai, chỉ cần tìm cái máy có bán thẻ nầy cạnh không biết bao nhiêu là máy khác bán vé xe lưả ở mọi nhà ga, bỏ vào số tiền mình muốn mua và máy sẽ in ra một cái thẻ, thế là xong. Nếu mình muốn, có thể in cả tên mình lên thẻ để nếu bị mất có thể làm thẻ khác. Khi mua xong những món hàng nhỏ chỉ đặt cái thẻ trên cái reader trước mặt người bán hàng là coi như trả xong tiền. Trước dây, mỗi khi đi xe bus phải chuẩn bị chính xác tiền lẻ để bỏ vào máy trước khi xuống, nhiều lúc chỉ vì mình mà không biết bao nhiêu người phải chờ. Nay thì chỉ đặt cái thẻ trên cái reader cạnh người tài xế rồi lẹ làng xuống xe, không làm phiền ai. Muốn biết thẻ còn bao nhiêu, đã xài gì, ở đâu, chỉ bỏ thẻ vào máy và máy sẽ hiện hay in ra tại chổ cho mình.

**

Quang Q 04
Đã cuối mùa thu nhưng vẫn còn mùa cảm cúm. Đi đâu cũng thấy người mang mask. Trước khi đi cẩn thận mang theo vài cái mask xin ở phòng mạch bác sĩ, nhưng ở đây, tiệm tạp hoá, 7Eleven, Family Mart nào cũng treo bán đầy ngoài cửa. Dù không ho cũng lợi dụng cơ hội mang cái mask vào để cố gắng tập bớt nói đi, nói nhỏ lại, để được nghe, được nhìn nhiều hơn, để thêm suy ngẫm, để sống tỉnh thức...như những cái YouTube Góc Suy Ngẫm, Thiền Học..hay mấy cái link, bài viết..của bạn bè gởi cho đã dạy. Tập nói ít đi để chú tâm vào việc săn sóc thân xác, chăm bón trí tuệ, đọc nhiều hơn, cho mỗi ngày có thêm những cành lá mới.... Có niềm vui nào bằng vượt hơn chính bản thân mình của ngày hôm qua, của một giờ trước? Tập nói ít đi để đừng ba hoa nói những điều mình không biết tới nơi tới chốn làm thú tiêu khiên ở đời. Để đừng lấy chuyện mình tưởng mình biết hơn người khác làm điều tự hào. Để cẩn trọng hơn trong cách sống, trong tương quan với người khác- dù thân, dù sơ. Để biết chia xẻ với áp đặt khác nhau rất xa. Để tập từ bỏ. Cuộc đời rốt lại như chiếc xe chạy trên đường. Muốn ít hao xong, chạy được lâu, không nằm đường, ngồi rộng rãi, thoãi mái... mà thấy cục gạch, viên đá nào cũng dừng lại mang lên xe. Phải sở hữu, phải của mình mới bằng lòng mà không biết trên đường đi còn vô số viên gạch, hòn đá đẹp hơn đang chờ. Không cần phải chất lên xe cũng là của mình. Khi tới cuối đường, xe đã không còn thì gạch đá thu lượm đi về đâu? Giới trẽ bây giờ không còn cho việc tích lũy hàng khủng, đắt tiền là quan trọng mà dùng thời giờ và tiền bạc để trải nghiệm: đi và ăn.



Biết là tri dị hành nan, nhưng cứ gắng... Không gieo có đâu mà gặt. Không dành dụm để tiền vào nhà băng thì tiền đâu ra ATM mà rút. Không mua vé số thì không nên than phiền số mình thiếu may mắn, chẳng bao giờ trúng được cái chi?

Có một người rất nổi tiếng, gây ra không biết bao nhiêu tranh cãi trong gần sáu mươi năm qua và sẽ còn nhiều năm nữa sắp tới, đã viết trong tự truyện khi gần cuối đời: Rốt cuộc, tôi không biết gì, không có ý định gì cả nên cuộc đời tôi ‘không vẫn hoàn không’, không có gì đáng nhớ, đáng nói... Còn có gì cần nói thêm nữa không?


**

Quang Q 06
Mấy hôm nay Tokyo mưa lạnh lại có thêm chút không khí Giáng Sinh vì nhiều nhà ga, thương xá, khách sạn đã treo đèn và trưng bày cây thông. Không hoành tráng như ở mấy thành phố u Tây, nhưng rất nhẹ nhàng. Có nơi lại có hàng chữ mà mình ít thấy: Happy Christmas! Tìm ra được Jingu Gaiden Ginkgo Ave. để đến hai lần coi những hàng cây Ginkgo đầy lá vàng rực rỡ với những quán cà phê rất thơ mộng dọc bên đường làm mình chỉ muốn ngồi lại suốt ngày. Người đi như trẫy hội, thấy ai cũng vui!

Đêm cuối ở Tokyo, dọn về ở Tokyo Bay vì muốn đi quanh vịnh vài ba giờ buổi chiều, chụp vài ba tấm hình lúc tối đèn lên và lúc mặt trời mọc để thêm vào cuốn lịch năm 2011 vì sẽ có nhiều hình mùa thu rồi. Sáng sớm trước khi ra ga đi Kyoto, đi quanh vịnh một vòng và tìm ra được một công viên còn lá vàng dù lúc nầy đã cuối thu. Rất lạnh nhưng quá đỗi bình yên. Thỉnh thoảng mới có một người vội vàng đi ngang qua, còn không thì chỉ có mình với đàn chim đang kiếm ăn trên sân vắng, dọc theo bốn hàng cây lá vàng đã bắt đầu sáng lên trong nắng sớm.

Đang nhìn trước nhìn sau thì đằng xa có bốn người đi lại, chắc là một gia đình người Nhật. Cậu bé đi ngoài mặc chiếc áo jacket đỏ mang giày neon nổi bật lên giữa mấy hàng cây, chụp vội mấy tấm hình rồi chận họ lại, đưa cho họ coi và xin e-mail để gởi cho. Họ cho nhưng chắc nghĩ mình sẽ không bao giờ gởi, du khách nào mà bỏ thì giờ làm việc tào lao, trời ơi đất hỡi nầy!

Email mấy tấm hình cho họ lúc ngồi trên xe lửa đi về Kyoto và nhận được trả lời trước khi tới. ‘Thank you for your nice photos. We are lucky.’. Có chút vui vui trong lòng khi nghĩ tới sự ngạc nhiên và niềm vui họ có khi nhận được những tấm hình không mong đợi của gia đình. Nhưng họ đâu biết được người lucky cũng chính là mình. Nhờ họ, tự nhiên xuất hiện đúng nơi, đúng lúc, mà mình có được một tấm hình ưa thích để bỏ vào lịch chia xẻ với bạn bè, đồng nghiệp. Nhưng quan trọng hơn, mình được vui chung trong niềm vui của họ.

Nhớ lần về lại Huế sau mấy mươi năm, chụp được tấm hình cuả đôi vợ chồng đang câu cá sáng sớm trên sông Hương, rất thích, phóng lớn treo trong phòng làm việc rồi gởi cho ông Cậu, một người cũng ham chữ nghiã như mình, xem. Ông trả lời: hình đẹp vì có người. Cảnh mà không có người thì chẳng đẹp chi. Người đã làm cho tấm hình thêm đẹp ở đây không phải là người mẫu chân dài chân ngắn, mà là một cặp vợ chồng câu cá kiếm sống, dù nhìn từ xa trên thành cầu vẫn thấy chiếc nón lá tã tơi và chiếc áo bạc màu sờn vai.

Chuyến đi nầy gặp quá nhiều người Việt ở Tokyo và Kyoto. Hầu hết còn rất trẽ và đang làm nghiên cứu sinh. Một hôm bên đó, tình cờ vào YouTube của một người thanh niên Việt Nam đang ở Nhật đã từng là nghiên cứu sinh mấy năm nói về một tin không vui mà TV Nhật đang nói tới. Có mấy người nghiên cứu sinh Việtnam gây gỗ rồi hành hung một người chủ Nhật. Video chiếu cảnh người chủ nói lập đi lập lại ‘tao đã nói bọn mầy đừng nói dối mà tại sao bọn mầy cứ tiếp tục nói dối ...’

Có lẽ gia đình những người nghiên cứu sinh nầy đã phải trả một khoảng tiền lớn cho những tổ chức đưa họ sang đây, hy vọng không những họ sẽ làm nhiều tiền để dành, gởi về phụ giúp gia đình trả nợ, mà còn đem theo sự huấn luyện ở đây khi trở về để có một công việc tốt, lương bổng cao. Nhưng theo anh YouTube nầy, nghiên cứu sinh thật sự chỉ là cheap labor, không toàn màu hồng như nhiều người vẫn nghĩ. Thù lao rất rẽ, làm việc rất dài ngày và có khi cả mấy tháng không có được một ngày nghỉ. Trách ai? khi mà tất cả mọi người bị cuốn hút trong một xã hội cổ xúy dùng của cải vật chất, bất kỳ từ đâu tới, làm thước đo sự thành đạt của con người. Các thành phố Sài gòn, Hà Nội... còn bao nhiêu nhà sách, có bao nhiêu thư viện? Sách chưa phát hành đã có ấn bản giả bán ngoài vĩa hè thì làm sao những người viết sách còn tâm huyết, phương tiện để tiếp tục viết lách. Có kênh truyền hình nào có chương trình Đố Vui Để Học? Những tờ báo chỉ muốn loan tin ca sĩ nầy mới mua xe xịn, người mẫu hoa hậu kia mới tậu một căn hộ khủng, nhạc sĩ nọ với vợ mới chia tay... để câu độc giả.

Nói chi tới nghiên cứu sinh, ngay cả những người Nhật trẽ tuổi cũng khó khăn. Thấy họ làm việc, cung cách đối xử với khách hàng mới thương. Trời mưa gió rất lạnh mà phải đứng ngoài cửa để đưa dù cho khách của khách sạn. Những người thiếu nữ chạy bộ kéo xe cho du khách nặng cả trăm pound trên những con đường dốc. Vì thương con mà hay thương lây những người trẽ còn lận đận. Nhưng tuổi trẽ mà, rồi họ sẽ tìm cách thích ứng với hoàn cảnh để vươn lên. Sự khó khăn tôi luyện con người. Không ai có thể nằm đắp chăn đọc truyện Kim Dung mà trở thành TrươngVô Kỵ, Quách Tĩnh với Kiều Phong! Như mình đây, không có một cái giường riêng cho đến khi vào nội trú ở đại học. Thời tiểu học, đạp xe cả giờ đến trường khi trời còn tối mịt. Gặp lúc trời mưa, phải quấn quần dài lên cổ vì gia thân chỉ có hai cái, mưa ướt rồi làm sao. Thời trung học, mùa hè ngủ bằng miếng váng trên mái nhà hay cạnh bờ sông chờ đêm khuya dùng đèn đường học thi. Rồi cũng xong!

**


Quang Q 05
Ở Kyoto, nhiều đền chùa vẫn còn ... mùa thu: Eikendo, Arashiyama, Tenryuji, Tofukuji... Thiên nhiên đã đẹp lại có thêm bàn tay người săn sóc nên đẹp thêm bội phần. Như một người đàn bà, trời sinh đã đẹp lại còn biết cách chăm sóc, trau chuốt cho mình thì có chi bằng.

Những nơi nầy đã đến nhiều lần rồi nhưng mỗi lần đi lại vẫn thấy cái mới. Vẫn còn muốn chậm rãi đi quanh, hay ngồi xuống cạnh bên bờ hồ, để nhờ cảnh giới mà soi rọi mình hơn. Có những cặp thanh niên nam nữ ăn mặc giản dị ngồi rất lâu với nhau trên hành lang của chùa hướng ra khu vườn nhỏ có mấy cây lá vàng và vài tảng đá. Có người ngồi hướng ra bờ hồ nhắm mắt tĩnh tâm mặc cho mọi xôn xao chung quanh. Không phải chỉ khuôn mặt mà cả người họ toát ra mộ vẽ thanh thoát, ung dung tự tại làm sao.

Có điều, những chỗ nầy nhiều người đi xem quá. Tìm ra được một góc đẹp, vừa mới đưa máy ảnh lên thì đã có mấy cô mặc kimono đủ màu hiện ra trong ống kính, rồi kêu gọi nhau bằng tiếng Tàu ơi ới. Rất khổ tâm.Vì thế mà có nhiều nơi phải trở lại lúc sáng sớm trước khi mở cửa, hy vọng sẽ kiếm được vài ba tấm hình không có những cô mặc kimono nầy, thì nắng lại chưa lên!


Hai tuần nầy không rớ tới cái keyboard. Có mang theo cuốn sách để thực tập vổ tay đếm nhịp nhưng không mang ra khỏi cái backpack vì mãi chạy theo mấy cây lá vàng, mấy miếng cá sống, thịt gà nướng, baguettes, croissants, 7Eleven donut, 99-cent coffee...Khi trở về, không biết phải mất bao lâu mới tìm ra cái middle C nằm ở đâu. Nhưng không sao, cứ vô tư mà trở lại từ đầu. Đến đích chắc gì vui hơn như khi đang trên đường đi tới.

Lúc đi không an tâm vì không biết cứ đi hoài như vậy thì công việc trong sở ai lo, vì thế mà phải mang theo cái laptop, thế mà cả hai tuần chỉ nhận một tin nhắn của một người nhờ reset lại password! Bộ không ai làm việc trong mùa Thanksgiving hay sao? Hay system mình setup đã quá ổn định rồi?
Hiểu ra mình chẳng quan trọng chi, chẳng cần thiết nhiều cho ai như mình vẫn tưởng. Không mợ chợ vẫn đông...

Nguyễn Q.
Tháng mười hai, 2019.

Ý kiến bạn đọc
22/10/202012:56:43
Khách
Bài viết đã lâu rồi, nay tình cờ đọc được, thấy thật là hay. Tôi thích cách hành văn và suy nghĩ của tác giả. Cám ơn tác giả đã làm sống lại trong tôi những kỷ niệm về nước Nhật. Mong đọc thêm nhiều bài viết của ông.
28/01/202021:24:52
Khách
Hay quá, bạn. Bạn tiếp tục đi tiếp nhé :-)
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vụ sập cầu Francis Scott Key ở Baltimore đã nêu bật một vấn đề cấp bách: cần phải tăng cường bảo vệ các cấu trúc nền móng của các cây cầu, đặc biệt là những trụ cầu đỡ các nhịp cầu bắc qua những khúc tàu thuyền thường qua lại, theo Reuters.
Hoa Kỳ đang lập danh sách các nhà sản xuất chip tiên tiến của Trung Quốc bị cấm nhận các công cụ quan trọng cần thiết cho quá trình sản xuất chip, nhằm ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận các công nghệ tiên tiến của Hoa Kỳ để sản xuất chip, theo Reuters.
Sáng nay, ngày 28 tháng Ba, nhà thơ Viên Linh đã bỏ cuộc nhân sinh từ giã chúng ta vào lúc 11:11 giờ sáng, tại Virginia, Hoa Kỳ, hưởng thọ 86 tuổi. Việt Báo nhận được tin từ bà Dương Nghiễm Mậu, theo tin từ bà Thúy Diệm nhắn. Tin này cũng đã được gia đình và thân hữu xác nhận. Được biết, từ đầu tuần, hôm thứ Hai, Viên Linh đã hôn mê và được chuyển vào hospice, với thân nhân bên cạnh chăm sóc vào những ngày cuối đời.
Hôm nay là ngày Thứ Năm Tuần Thánh, Đức Giáo Hoàng Francis trông sức khỏe có vẻ ổn định khi ngài bắt đầu bốn ngày đầy sự kiện căng thẳng dẫn đến Lễ Phục sinh, và tái lập lời thề thụ phong vào ngày Giáo hội Công giáo La Mã đánh dấu ngày Chúa Jesus thành lập chức linh mục vào đêm trước khi bị đóng đinh.
Một tòa kháng án Hoa Kỳ đã quyết định tạm ngưng thực thi một dự luật được Đảng Cộng Hòa hậu thuẫn ở Texas, cho phép các cơ quan thực thi pháp luật của tiểu bang bắt giữ những người bị nghi ngờ là di dân vượt biên trái phép vào Hoa Kỳ. Chính quyền Tổng thống Joe Biden lập luận rằng việc thực thi dự luật này là can thiệp vào quyền lực của chính phủ liên bang, theo Reuters.
Cựu TNS Joe Lieberman, từng là ứng viên Phó Tổng Thống của Đảng Dân Chủ năm 2000, đã từ trần vào chiều thứ Tư (27/3), thọ 82 tuổi, theo Reuters.
Phân ưu: Nhận được tin Anh TRẦN VỊNH từng là cựu học sinh tại các trường tiểu, trung học tại Ban Mê Thuộc, cũng là CSV/QGHC DS 11 và Cựu CH 8 KT đã từ trần ngày 20 tháng 3 năm 2024 tại San Diego, Californai Hưởng Thọ 83 tuổi. Tang lễ sẽ cử hành ngày 29 tháng 3 năm 2024 lúc 12 giờ trưa tại Garden Crematory, số 1835 S. Lewis Street, Anaheim, CA 92805. Chúng tôi một nhóm thân hữu gồm đồng môn, đồng sự, đồng hương... xin thành thật chia buồn cùng tang quyến. Xin nguyện cho hương hồn anh, một người con ưu tú của đất nước, đã luôn sống đẹp với người, với đời, và với quốc gia dân tộc sớm được về nơi cửa Phật để hưởng Niết bàn miên viễn.
Thái Lan trên đà trở thành nước Đông Nam Á đầu tiên công nhận hôn nhân bình đẳng. Hạ viện đã bỏ phiếu ủng hộ dự luật hôn nhân đồng giới với tỷ lệ áp đảo, với 400 người ủng hộ việc thông qua và chỉ 10 người phản đối trong lần đọc cuối cùng vào thứ Tư. Nếu dự luật có hiệu lực, Thái Lan sẽ là quốc gia châu Á thứ ba hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính.
Theo các hình ảnh mà Financial Times được Viện Quân chủng thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI) chia sẻ, Ít nhất 5 tàu chở dầu của Bắc Hàn đã di chuyển để thu gom các sản phẩm dầu từ cảng Vostochny ở vùng Viễn Đông của Nga.
Tối Cao Pháp Viện (TCPV) Hoa Kỳ đã ra dấu hiệu sẽ không hạn chế quyền tiếp cận thuốc phá thai Mifepristone, vì các thẩm phán tỏ thái độ hoài nghi rằng các nhóm chống phá thai và các bác sĩ đệ đơn kiện loại thuốc này không có đủ tư cách pháp lý cần thiết để tiếp tục vụ kiện, theo Reuters.
PHÂN ƯU: Nhận được tin buồn: Ông TRẦN VỊNH Sinh ngày 8 tháng 10 năm 1941 tại Thủ Dầu Một, Việt Nam. Đã từ trần ngày 20 tháng 3 năm 2024 tại San Diego, California. Hưởng thọ 83 tuổi Xin thành thật chia buồn cùng tang quyến, Nguyện cầu hương linh Ông TRẦN VỊNH sớm tiêu diêu miền cực lạc. ĐỒNG THÀNH KÍNH PHÂN ƯU: Phạm Việt Cường, Nguyễn Kim Chi, Phan Tấn Hải, Nguyễn Hương, Nguyễn Diệu Liên Hương, Nguyễn Khắc Hiếu, Phạm Kim Khải, Nguyễn Khiết, Thập Lang, Trần Việt Long, Trương Đình Luân, Thân Trọng Mẫn, Đỗ Thái Nhiên, Hoàng Chính Nghĩa, Hoàng Khởi Phong, Hà Khắc Quỳnh, Hà Thế Ruyệt, Nguyễn Văn Sâm, Đỗ Hữu Tài, Trịnh Y Thư, Tư Đồ Tuệ, Nguyễn Bá Tùng, Khánh Trường, Nguyễn Tiến Văn, Trương Vũ.
Thượng Nghị Sĩ Lisa Murkowski (Cộng Hòa, Alaska) kinh ngạc trước khả năng ra tranh cử của cựu Tổng Thống Donald Trump và đường lối của đảng của bà, vừa tuyên bố với CNN trong một cuộc phỏng vấn truyền hình phổ biến trên cách đây hai ngày rằng bà sẽ không loại trừ việc rời khỏi Đảng Cộng Hòa. Là một đảng viên Cộng Hòa kỳ cựu ở Alaska và là một trong bảy đảng viên Cộng Hòa đã bỏ phiếu kết tội Trump trong phiên tòa luận tội lần thứ hai sau hậu quả của ngày 6-1-2021, Murkowski nói rằng bà đã xong việc với cựu tổng thống và nói rằng bà "tuyệt đối” sẽ không bỏ phiếu cho ông ấy.
Một phần lớn của cây cầu Francis Scott Key ở Baltimore đã bị sập sau khi một chiếc tàu lớn va chạm vào lúc 1:30 giờ sáng Thứ Ba, và nhiều xe đang chạy trên cầu rơi xuống nước. Nhà chức trách đang cố gắng giải cứu ít nhất 7 người. Một tàu lớn đâm vào cầu, bốc cháy trước khi chìm khiến nhiều xe rơi xuống sông Patapsco, theo video đăng trên X.
Các viên chức Hoa Kỳ và Anh đã đệ đơn tố cáo, áp đặt các biện pháp trừng phạt lên một số đối tượng, đồng thời cáo buộc Bắc Kinh đã thực hiện một chiến dịch gián điệp mạng quy mô lớn, được cho là đã ảnh hưởng đến hàng triệu người, bao gồm các nhà lập pháp, học giả và nhà báo cũng như các công ty, kể cả các nhà thầu quốc phòng, theo Reuters.
Ngày 20/3/2024, Neuralink, công ty của Elon Musk, đã tiết lộ về danh tính của người đầu tiên được cấy chip não – và chàng trai trẻ này tỏ ra vô cùng biết ơn công nghệ “mang lại thay đổi lớn lao cho cuộc sống.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.