Hôm nay,  

Công Đoàn Trong Luật Lao Động Mới Có Thật Sự Độc Lập?

13/12/201915:07:00(Xem: 7284)




C:\Users\Propriétaire\Desktop\Luat LD 2019.jpg



Ngày 20/11/2019, bộ Luật Lao Động mới đã được thông qua trong kỳ họp thứ 8 của Quốc hội thứ 14 với 90,06% đại biểu tán thành.

Bộ Luật Lao Động được sửa đổi theo bộ Luật Lao Động năm 2012, sẽ áp dụng từ ngày 1/1/2021, báo chí nhà nước đưa ra 10 điểm đáng chú ý :

1. Tăng tuổi nghỉ hưu lên 62 tuổi với nam, 60 tuổi với nữ
2. Quốc khánh được nghỉ 2 ngày
3. Tăng thời giờ làm thêm theo tháng lên 40 giờ
4. Cấm tuyển dụng lao động với mục đích mua bán người
5. Mở rộng phạm vi và đối tượng điều chỉnh
6. Đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần lý do
7. Ghi nhận hình thức hợp đồng lao động điện tử
8. Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc 1 năm/lần
9. Không can thiệp trực tiếp vào tiền lương của doanh nghiệp
10. Được ký hợp đồng lao động xác định thời hạn nhiều lần với người cao tuổi


Nhưng báo chí nhà nước không nhắc gì đến một thay đổi quan trọng mà đó mới chính là nguyên nhân của việc sửa đổi lại bộ Luật Lao Động này: đó là sự xuất hiện của cụm từ «Tổ Chức Đại Diện Người Lao Động » ở chương thứ XIII của bản dự thảo.

Bộ Luật Lao Động mới gồm 17 chương và 220 điều.
Chương XIII gồm có 8 điều : Bên cạnh Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam (một công đoàn hợp pháp của nhà nước Việt Nam) xuất hiện một  tổ chức công đoàn khác mang tên «Tổ Chức Đại Diện Người Lao Đông » Trong đó, điều 170 quy định Quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở như sau :


1. Người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn
theo quy định của Luật Công đoàn.
2. Người lao động trong doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và
tham gia hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định tại các điều 172, 173 và 174 của Bộ luật này.


Rằng vui thì thật là vui !

Một số mạng truyền thông hồ hởi đưa tin : Việt Nam đã cho phép thành lập công đoàn độc lập, Hoa Kỳ chúc mừng Việt Nam đã có một cải cách lịch sử .v.v.. Một số người hoạt động nhân quyền trong nước reo vui dù vẫn cẩn thận chờ đợi xem Việt Nam có áp dụng hay không ?

Nhưng : Rằng vui thì thật là vui, 

            Nghe qua ngậm đắng nuốt cay thế nào (nhái Kiều)


Quả đúng vậy, cái vui chưa kịp trọn vẹn thì cái nghẹn ập tới ở khoản 2 điều 170 : 

« Người lao động trong doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và
tham gia hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo quy
định tại các điều 172, 173 và 174 của Bộ luật này »


Điều 172, 173 và 174 nói gì ?
Nói rằng : việc thành lập chỉ được hợp pháp sau khi được chính phủ cấp đăng ký.
Nói rằng : trình tự, thủ tục đăng ký, số lượng thành viên, liên kết sẽ do chính phủ quy định.


Nếu chính phủ xen vào nội quy, hoạt động của công đoàn thì liệu công đoàn đó có giữ được tính độc lập của mình?


Trong toàn bộ văn bản Luật Lao Động mới, người ta không tìm thấy được một chữ «độc lập» nào cả, và người ta cũng không nhận thấy được tính «độc lập» của cái gọi là «Tổ Chức của Người Lao Động» trong bộ luật mới này.


Công đoàn theo đúng hệ thống công đoàn quốc tế phải là một tổ chức độc lập : không lệ thuộc vào chính quyền, cũng không lê thuộc vào chủ sử dụng lao động.
Ngân quỷ hoạt động của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hiện tại đóng góp từ 1% tiền lương người lao động, 2% từ Chủ Sử dụng Lao động, và từ ngân sách nhà nước ; Cán bộ Tổng Liên đoàn Lao Động VN là những cán bộ cấp cao trong công ty. Do những liên hệ này, Tổng Liên đoàn Lao động VN không thể nào hoàn toàn độc lập để đại diện cho công nhân đòi hỏi quyền lợi cả. Cụ thể là 6000 cuộc đình công từ năm 1992 cho đến nay hoàn toàn do sự tự phát của công nhân. Tổng Liên đoàn Lao động VN chưa hề thực hiện được cuộc biểu tình nào cho công nhân.

Hơn nữa, khoản 1 và 4 trong điều 172 ghi nhận : Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động của Tổ Chức Người Lao Động, điều này đi ngược với sự vận hành của các nghiệp đoàn tự do trên thế giới: Theo điều 2 của ILO (Bộ phận phụ trách về Lao động của Liên Hiệp Quốc) thì các Công đoàn độc lập đương nhiên có quyền được thành lập và hoạt động mà không cần phải xin phép trước, việc đăng ký chỉ là một thủ tục hành chánh. Nhà nước không có quyền loại bỏ sự hiện hữu của công đoàn này. Có thể so sánh với trường hợp một đứa bé mới sinh ra, việc đăng ký và làm khai sinh cho đứa bé chỉ là một thủ tục hành chính, nhà nước không có quyền nói « không » khi Cha Mẹ đi đăng ký khai sinh, cũng như không thể không chấp nhận sự hiện hữu của đứa bé trên trái đất này.


Bất cập và mơ hồ

Những điều bất cập trong Bộ luật lao động mới :

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam bị chi phối bởi Luật Cộng Đoàn : Điều 1 của luật Cộng đoàn và điều 10 của hiến Pháp Việt nam quy định Công đoàn là một tổ chức chính trị, nằm trong Mặt trận tổ quốc, hoạt động dưới sự chỉ đạo của đảng cộng sản.

Vậy Tổ chức Đại diện Người Lao Động sẽ hoạt động theo Luật nào ? Nếu theo Bộ luật Công đoàn hiện hành thì rõ ràng nó sẽ phải là một công cụ tuyên truyền của đảng cộng sản Việt Nam, phải hoạt động dưới sự chỉ đạo của đảng, phải nằm trong Mặt Trận Tổ quốc và như thế dĩ nhiên sẽ không còn tính độc lập

Theo điều 3.1 của ILO, những công đoàn độc lập có quyền soạn Nội quy riêng cho mình và các thành viên chỉ tuân thủ theo Nội quy của tổ chức mình. Nếu Tổ chức Đại diện Người Lao Động lập ra một bộ Luật Công Đoàn riêng cho mình, liệu Chính phủ có can thiệp như khoản 4 điều 172 trong bộ Luật Lao Động mới ?


Ngoài ra, có 2 chi tiết nhỏ cần chú ý :


- Ngoài điều 170, Luật Lao Động dùng cụm từ « Tổ Chức Đại Diện Người Lao Động », nhưng từ điều 171 trở đi, chữ « đại diện » đã biến mất, chỉ còn cụm từ « Tổ Chức của Người Lao Động »


- Bộ Luật Lao Động mới  tránh dùng chữ « công đoàn » hay « nghiệp đoàn » mà dùng thuật ngữ : « Tổ Chức Đại diện Người Lao Động »
Họ chỉ dùng chữ « công đoàn » khi ám chỉ Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam. Trong khi chữ « công đoàn » là một danh từ chung, giống như chữ « nghiệp đoàn » để ám chỉ tất cả những tổ chức đại diện cho công nhân.

Hai thiếu sót này là một sự vô tình hay cố ý để sau này dùng những thuật ngữ mơ hồ kết tội những người muốn thành lập công đoàn độc lập ?


Vẫn chưa có luật biểu tình


Ở các nước Dân chủ : những cuộc đình công thường đi đôi với biểu tình. Đình công là để phản đối quyết định của giới chủ, để đòi hỏi quyền lợi cho công nhân. Biểu tình là để thể hiện cho xã hội thấy mong muốn của người xuống đường, để gây áp lực bên cạnh những thương thuyết giữa chủ và công nhân.

Nhưng Bộ Luật Lao Động mới vẫn còn rụt rè với luật biểu tình.
Mục 5 của bộ luật mới chỉ cho phép đình công với những thủ tục nhiêu khê và có cả sự can thiệp của chính phủ, nhưng biểu tình vẫn còn là một cụm từ nhạy cảm.
Nhà nước XHCN VN vẫn coi các công đoàn độc lập là một mối đe doạ, họ luôn luôn bị ám ảnh bởi công đoàn Solidanos sẽ trở thành một cuộc cách mạng như ở Ba Lan. Vì thế : đình công thì được, nhưng biểu tình thì không ! Cơn ác mộng của họ là hàng trăm ngàn người xuống đường sẽ làm lung lay chế độ !

Vì thế Bộ Luật Lao Động mới có Điều 210 khoản 1 như sau : « Khi xét thấy cuộc đình công có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân, lợi ích công cộng, đe dọa đến an ninh, quốc phòng, sức khỏe, trật tự công cộng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoãn hoặc ngừng đình công »
Như thế, mọi cuộc tụ tập - dù là đi xe đạp hàng đôi như bà Bùi thị Minh Hằng-  cũng có thể bị coi là phá rối trật tự công cộng, hay hơn nữa : đe doạ đến an nình quốc phòng


Những cánh cửa dẫn đến nhà tù ?


Hà Nội cho phép thành lập « Tổ chức Đại diện Người Lao Động » để trấn an thế giới, nhưng bên cạnh đó, bộ Luật Lao Động mới vẫn treo hai sợi dây thòng lọng vô cùng nguy hiểm :
- Điều 174, khoản 9 : Chính phủ quy định chi tiết Điều này
- Điều 178, khoản 8 : Các quyền khác theo quy định của pháp luật

Với những điều khoản mở ngỏ như thế này sẽ tạo cho nhà nước những khoảng trống vô tận để xen vào và cản trở tất cả mọi hoạt động của các công đoàn độc lập mới nhen nhúm.
Người ta cũng không quên 1 ngày sau khi bộ Luật Lao Động được thông qua thì nhà báo Phạm Chí Dũng bị bắt !


Thiện chí của Hà Nội ?


Một điều cần rõ ràng là việc nhà nước VN sửa đổi luật lao động hoàn toàn không phải tự nguyện, hoàn toàn không phải vì lợi ích của người lao động mà là vì phải thực hiện các điều khoản đòi hỏi trong hai hiệp định thương mại sẽ đem lại rất nhiều lợi nhuận cho Việt Nam : Hiệp thương CPTPP và EVFTA.


Sau khi tham gia ILO, Việt Nam đã ký 21 công ước, nhưng vẫn còn 3 công ước quan trọng chưa ký là công ước 87 ( quyền tự do lập hội và quyền bảo vệ tổ chức) công ước 98 ( quyền thương lượng tập thể) và công ước 105 (chống cưỡng bức lao động) mà đó là những điều khoản mà CPTPP và EVFTA bắt buộc VN phải cam kết thúc đẩy và thực hiện.

Để làm hài lòng Uỷ Ban Thương Mại EU, Hà Nội vội vã thông qua công ước 98 ngày 14/6 và thế là ngày 30/6 Viêt Nam và EU đặt bút ký thoả thuận EVFTA

Việc thông qua bộ Luật Lao Động mới này cũng là để xoa dịu những cặp mắt của các tổ chức Nhân quyền, các Dân biểu Nghị sĩ EU, các tổ chức Xã Hội Dân Sự độc lập đang soi rọi vào hai chữ « Nhân quyền » tại Việt Nam. 

Vẫn với những chiêu trò ma-mãnh, một lần nữa Hà nội muốn qua mặt thế giới bằng bộ luật mới này. Thế nhưng, « cái áo không làm nên thầy tu ». EU không phải là Việt nam nên vẫn có những dân biểu, nghị sĩ nhìn xuyên suốt qua bộ mặt gian xảo của cộng sản Việt Nam. Một vài thí dụ :

- Dân biểu EU, (Bỉ) bà Saskia Bricmont đòi : Hãy đổi luật hình sự trước khi thay đổi luật lao động

- Dân biểu EU (Pháp) ông Emmanuel Maural, cũng đã nhận xét : Việt Nam thông qua công ước 98, nhưng không thông qua công ước 87 thì không có một ý nghĩa nào cả ! Nếu không có công đoàn độc lập thì ai sẽ là người đại diện để thương lượng với giới chủ ?
- Dân biểu EU (Đức) Irina Von Weise nói rằng : cần nêu câu hỏi về sự độc lập của Tổ chức Đại diện Người Lao động khi mà điều 172 cho thấy Tổ chức của Người Lao động này bị chính phủ chi phối.


Tại sao không cho liên kết ?

Luật lao động mới chỉ cho thành lập “Tổ Chức của Người Lao Động” tại cơ sở, nhưng không cho họ liên kết giữa các công ty với nhau (khoản 4 điều 172). Điều đó có nghĩa là họ cho thành lập, nhưng không cho phát triển, không muốn cho đứa bé sinh ra được lớn mạnh. Hà Nội đánh tiếng là đến năm 2023 mới thông qua công ước 87 của ILO, tức là quyền được liên kết.
Nếu không liên kết thì các tổ chức này sẽ không mạnh, và nếu không mạnh thì việc thương lượng với giới chủ sẽ khó thành công, và như thế, sẽ không cạnh tranh được với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam với 10,5 triệu thành viên.  

 

Những điều sẽ đến :


Sau khi qua được ngưỡng cửa CTPP và EVFTA rồi, nhà nước Việt Nam sẽ làm gì ? Điều này không khó để đoán:


  • Nhà nước Việt Nam sẽ đưa ra một số luật mới dưới bộ Luật Lao Động, một số nghị định mới để bổ sung cho bộ Luật Lao Động này với mục đích giới hạn sự phát triển của các Tổ Chức của Người Lao Động.

  • Những người hoạt động tin tưởng vào «thiện chí» của Hà Nội mon men thành lập nghiệp đoàn sẽ bị gán vào tội « có âm mưu chính trị » qua các nghị định này.

  • Những cuộc biểu tình đều sẽ bị kết vào tội làm mất trật tự an ninh, do thế lực thù địch xúi dục hoặc những mục tiêu chính trị khác.

  • Và một điều chắc chắn sẽ xảy ra : hàng ngàn Công đoàn Cơ sở (thuộc Tổng Liên đoàn Lao Động VN)  sẽ chuyển mình thành cái gọi là «Tổ Chức Đại Diện Người Lao Động »
    Hoặc chính Tổng Liên Đoàn Lao Đông Việt Nam sẽ liên kết với Chủ Sử dụng Lao động để thành lập «Tổ chức của Người Lao Động » tại các cơ sở.
    Và như thế sẽ có hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn “Công đoàn Quốc doanh” sẽ ra đời, cũng như những tôn giáo quốc doanh đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
    Những “Công đoàn Quốc doanh” này cũng tương tự như những Công đoàn Vàng” (Syndicats Jaunes/Yellow Unions) cuối thế kỷ 19, là những công đoàn giả hiệu do Chủ Sử dụng Lao động thành lập.

    Quốc tế có thể không khờ dại để không nhìn thấy những điều đó, nhưng vì những lý do kinh tế, chính trị, họ phải làm ngơ. Việt Nam biết điều đó nên tiếp tục dùng những trò ma mị để xoa dịu quốc tế.
    Nhưng may mắn trong những thế chế dân chủ vẫn còn có những cá nhân, những cơ quan thật sự độc lập sẵn sàng lắng nghe chúng ta.
    Những người hoạt động nhân quyền, những tổ chức xã hội dân sự độc lập  sẽ là mắt nhìn, tai nghe để tiếp tục vạch trần những thủ đoạn dối trá của nhà cầm quyền XHCN VN ra trước công luận quốc tế.


Ca Dao
(Liên đoàn Lao Động Việt Tự Do – Free Vietlabor Federation)

14/12/2019

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Phiên xử luận tội lần thứ 3 trong lịch sử Hoa Kỳ đã bắt đầu vào Thứ Năm, 16 tháng 1 năm 2020 giữa một loạt các cáo buộc mới về các thương lượng của TT Trump với Ukraine, mà nhiều nhà lập pháp Cộng Hòa đã vội vã hạ thấp mức độ quan trọng khi họ bác bỏ các lời kêu gọi của những nhà lập pháp Dân Chủ đòi điều tra thêm.
Trong vòng một thập niên qua, số lượng – và chiều kích – của viện bảo tàng, phòng trưng bày, hội chợ nghệ thuật, và trường nghệ thuật trên khắp thế giới đã gia tăng dữ dội, và người ta cảm thấy an tâm để nói rằng nhiều nghệ thuật đã được sáng tạo trong vòng 10 năm qua hơn bất cứ thời gian nào khác trong lịch sử nhân loại.
Nghệ sĩ không phải chỉ là người sáng tạo nên tác phẩm. Nghệ sĩ còn là kẻ sáng tạo nên bản thân mình. Không ngừng. Họa sĩ Võ Đình khằng định như vậy trong cuốn Mây Chó. Về cuối đời ông viết nhiều hơn vẽ. Sau 10 năm sống ở Pháp sang Mỹ năm 1960 qua nhiều tiểu bang, nơi đâu ông cũng thích ngụ ở vùng thôn dã.
Lời tòa soạn: Từ Franz Kafka đến Milan Kundera, hai nhà văn kiệt xuất của thế kỷ XX. Cả hai đều có chung một nền tảng văn hóa, một khảo hướng và một chủ hướng văn học: làm mới văn chương và dùng tiểu thuyết để nói những điều chỉ tiểu thuyết mới nói được. Cả hai đều để lại cho hậu thế những kiệt tác văn học, ảnh hưởng bao trùm gần như toàn thể nhân loại. Kafka sống vào đầu thế kỷ, Kundera vẫn còn tại thế dù năm nay, 2020, đã trên 90 tuổi. Việt Báo hân hạnh gửi đến độc giả Việt bốn phương ít dòng tiêu biểu của hai nhà văn lừng lẫy này qua phần chuyển ngữ và giới thiệu của dịch giả Trịnh Y Thư.
Nhà văn Dương Hùng Cường sinh ngày 1/10/1934 tại Hà Nội. Ông gia nhập Không quân và học về cơ khí tại Pháp năm 1953. Ông là hạ sĩ quan phục vụ ở nhiều đơn vị từ 1955, đến những năm 1960 mang cấp bậc Chuẩn úy, làm việc tại Phòng Tâm lý chiến, Bộ Tư lệnh Không quân VNCH.
Một đất nước mà chính quyền bao che cho quan chức từ cao xuống thấp cướp đất của dân để trở thành quốc nạn là điều bất hạnh cho dân tộc, và hiện tượng này đã không dừng ở đó mà còn đi xa hơn nữa để biến nó thành mối hận thù giữa dân oan và nhà nước như trường hợp xảy ra trong tuần qua tại xã Đồng Tâm.
Nhân dịp Xuân Canh Tý Chùa Phật Tổ có liên lạc được với building gần Chùa khoảng 2 Miles, Phật tử có thể đậu xe tại 1305 E . Pacific Coast Highway, Long Beach, CA 92806 lot # 1 Mỗi xe trả lệ phí $2.00 và sẽ có xe đưa đón đến chùa vào những ngày 25, 26 tháng 1 và 1, 2, 8, 9 tháng 2. Rất mong Quý Phật Tử hoan hỉ cảm thông cho sự bất tiện về đi lại và kính mời quí vị về Chùa đón Xuân Canh Tý 2020. LL (562) 599-5100.
Hàng ngàn năm trước, một người phụ nữ trẻ thời Đồ Đá Mới mà hiện nay nằm ở nước Đan Mạch đang nhai một miếng nhựa cây thông. Phân tích DNA của “miếng kẹo cao su đang nhai” của người thời Đồ Đá Mới hiện đã được công bố, trong chi tiết rất đáng lưu ý, người phụ nữ này trông giống gì, theo bài báo được đăng hôm 17 tháng 12 năm 2019 trong tạp chí Nature Communications được phổ biến trên trang mạng www.livescience.com
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên www.Facebook.com/rmiodp vào mỗi tối thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ, hoặc sáng thứ Năm lúc 10:00 sáng, giờ Việt Nam.
Hôm nay nhằm ngày nghỉ, sáng vẫn thức sớm vì thói quen hằng ngày, cơ thể điều khiển chị giờ đó phải ngồi dậy, có muốn nướng thêm chút xíu cho chín đều cái lưng ngày xưa thon thon như cá lòng tong bây giờ bự bự như cá voi, cũng không xong.
Boot cao ống chỉ thích hợp ở những vùng mùa đông rất lạnh, hay có tuyết mà thôi. Nếu ở xứ nóng, không có tuyết mà diện giày boots có hơi khác thường. Có thể chọn loại boots cao tới mắc cá thì thích hợp hơn cho thời tiết lạnh hay mưa.
Thí sinh đi thi rất căng thẳng do đó dễ bị mệt mỏi, khi thi sẽ quên đầu quên đuôi, lập cập, lúng ta lúng túng…
Chọn kiếng mát tùy theo hình dạng của khuôn mặt. Chúng ta có thể phân loại 6 khuôn mặt như: mặt tròn, mặt dài, mặt vuông, mặt trái soan, mặt tam giác, mặt trái tim.
Thứ Hai, ngày 20 tháng 1 năm 2020, nước Mỹ ăn mừng sinh nhật lần thứ 91 của Mục Sư Martin Luther King, Jr., nhà lãnh đạo nổi tiếng của phong trào nhân quyền và dân quyền Mỹ trong 2 thập niên 1950s và 1960s.
Theo Reuters, vào hôm thứ Năm, ngày 9-1-2020, cuộc họp báo tại Washington, tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết vào ngày 3-1-2020, ông ra lệnh máy bay không người lái không kích vào chiếc xe chở tướng Qassem Soleimani tại sân bay quốc tế Baghdad ở Iraq đã tiêu diệt tướng Soleimani là người chỉ huy đội đặc nhiệm Quds của Iran. Vì lẽ “họ muốn hủy diệt Đại sứ quán của chúng ta”.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.