Hôm nay,  

Nhìn Lại Thời Sự Tuần Qua

06/12/201922:15:00(Xem: 2525)

Thế giới này dường như ngày nào cũng có chuyện bất an xảy ra. Nhưng trong vô số bất an thì vẫn còn có điều bình an ở dưới trần thế này cho những người thiện tâm. Đó là sự có mặt của những vị lãnh đạo tâm linh tôn giáo đầy tình thương và bác ái.


afp-duc-giao-hoang-den-nhat
Đức Giáo Hoàng Francis hôn em bé từ Popemobile khi ngài đi trên xe vònh quanh Nhà Vòm Tokyo trước khi thực hiện Thánh Lễ Công Cộng vào ngày thứ ba của chuyến tông du của ngài đến Nhật Bản, hôm 25 tháng 11 năm 2019 tại Tokyo, Nhật Bản. Đức Giáo Hoàng Francis đã thực hiện chuyến tông du thứ hai chính thức của ngài đến Nhật Bản nơi ngài đã đi thăm Nagasaki và Hiroshima trước khi đi tới Tokyo để gặp Nhật Hoàng Naruhito và Thủ Tướng Abe và cũng để thực hiện Thánh Lễ Công Cộng tại Nhà Vòm Tokyo. (Photo AFP/Getty Images)


Đức Giáo Hoàng đến Thái và Nhật

Đó là cái may mắn của nhân loại, giống như những tín hữu Thiên Chúa Giáo tại Thái Lan đã có diễm phúc được tận mắt đón tiếp vị lãnh đạo tối cao của họ là Đức Giáo Hoàng Francis đến viếng thăm đất nước mà đại đa số là Phật Tử.
Đức Giáo Hoàng Francis dẫn đầu đoàn người hàng chục ngàn tín hữu đầy cảm xúc ngồi chật cứng tại sân vận động ở thủ đô Bangkok, Thái Lan hôm Thứ Năm, 22 tháng 11 năm 2019, kêu gọi tôn trọng gái mại dâm và nạn nhân buôn người tại một phần của thế giới, nơi mại dâm tràn lan.
Nhà lãnh đạo Công Giáo Thế Giới 82 tuổi đã đến sân vận động trong chiếc áo choàng màu vàng dệt từ lụa Thái, chào đám đông tín hữu vẫy cờ, một số người khóc khi nhìn thấy nhà lãnh đạo 1.3 tỉ giáo dân Công Giáo thế giới. Phỏng chừng 60,000 tín đồ tập trung thành đám đông, một số đổ vào gần sân vận động để xem thánh lễ trên màn ảnh truyền hình lớn. Được biết đến với phong cách thực tế của mình, Giáo Hoàng đã không né tránh các vấn đề khó khăn. Ngài tập trung vào tầm quan trọng của việc giúp đỡ những trẻ em và phụ nữ dễ bị tổn thương "những nạn nhân của nạn mại dâm và buôn người, bị làm nhục phẩm giá con người của họ".
Mại dâm là bất hợp pháp tại Thái Lan, nơi có ít nhất 300,000 người hành nghề này -- khoảng 4% trong số đó được tin là nạn nhân buôn người, theo một viên chức phỏng đoán.
Trong khi đó bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết thêm ít nhất 7.000 người Việt qua Thái đón Giáo hoàng Phan Xi cô, một nhân viên phát vé dự thánh lễ do Giáo hoàng Phan Xi Cô chủ sự cho Đài Á Châu Tự Do biết. Nhà thờ Chính tòa Công giáo ở Bangkok là nơi phát vé tham dự thánh lễ do Giáo hoàng cử hành tại Sân vận động Quốc gia dự kiến diễn ra vào tối ngày 21/11. Các ngả đường dẫn vào Nhà thờ Chính tòa rộn ràng tiếng nói của các giáo dân người Việt. Hai nhân viên túc trực ngồi phát vé tại đây chỉ vào số vé còn lại ít ỏi trên bàn và cho hay có ít nhất 7.000 người Việt qua Thái đón Giáo hoàng Phan Xi Cô.
Sau khi thăm Thái Lan, Đức Giáo Hoàng đã đến Nhật Bản trước hết thăm 2 thành phố bị bom nguyên tử vào Thế Chiến 2 là Hiroshima và Nagasaki trước khi đến thủ đô Tokyo để hội kiến với Nhật Hoàng và Thủ Tướng Nhật cũng như cử hành Thánh Lễ cho công chúng. Nhật Bản cũng là nước mà Phật Giáo được xem là quốc giáo với đại đa số người dân theo Đạo Phật.

afp-hong-kong-chao-mung-dao-luat-my
Những người biểu tình ủng hộ dân chủ tại Hồng Kông nói rằng họ cảm ơn Hoa Kỳ đã ủng hộ họ hôm 1 tháng 12 năm 2019 tại Hồng Kông, TQ. Các cuộc biểu tình đã kéo sang tháng thứ 6 khi các nhóm ủng hộ dân chủ đã chiến thắng trong các cuộc bầu cử Hội Đồng Quận gần đây, tiếp tục đòi hỏi một cuộc điều tra độc lập việc cảnh sát bạo hành, rút lại chữ “bạo loạn” để mô tả những người biểu tình, và tổ chức bầu cử tự do.(Photo AFP/Getty Images)



Dân Chủ Hồng Kông thắng lớn

Thế giới tuần qua cũng còn nhiều biến động khác xảy ra mà chuyện những nhà ủng hộ Dân Chủ Hồng Kông đã giành đại thắng trong cuộc bầu cử cấp quận là một tin vui cho người dân Hồng Kông đã hy sinh rất nhiều trong nửa năm qua với những cuộc biểu tình liên tục chống độc tài Bắc Kinh.
BBC đưa tin rằng 17 trong 18 HĐ nghị viên quận do phe dân chủ kiểm soát. 71% cử tri đi bỏ phiếu trong cuộc tuyển cử đầu tiên sau hơn 5 tháng biểu tình chống chính quyền, là cao kỷ lục, chưa từng có trước đây tại Hong Kong. Kết quả bầu cử là một lời xác nhận ủng hộ cho phòng trào biểu tình đòi dân chủ tại Hong Kong trong suốt nửa năm qua, và đã bị cảnh sát Hong Kong đàn áp dã man.
Tuyên bố mạng của đặc khu trưởng Lam ghi rõ “chính quyền tôn trọng kết quả bầu cử”. Bà công nhận: đó là phản ảnh sự bất bình với tình hình thực tế và các nan đề của xã hội, chính quyền sẽ lắng nghe ý dân.
Phóng viên ngoại quốc cho hay: kỳ này 1.94 triệu công dân đi bỏ phiếu (so với 1.4 triệu của năm 2015). Phe dân chủ thu 60% tổng số phiếu – chiếm 347 trong tổng số 452 ghế nghị viên cấp quận.
Phản ứng của chính quyền lục địa là tuyên bố của ngoại trưởng Vương Nghị từ Tokyo khẳng định “Hong Kong là 1 phần lãnh thổ của Trung Quốc”. Thông tấn chính thức Xinhua báo tin: kiểm phiếu đã xong, và không mô tả chi tiết.
Tin Reuters viết: các dân cử thân Beijing bị loại là cơn nhức đầu của bà Lam.
Trước cuộc chiến thắng vang dội của phe Dân Chủ tại Hồng Kông, đa số người dân Mỹ cho rằngt Washington nên ủng hộ những người biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong, theo kết quả khảo sát, bất chấp Tổng thống Donald Trump hôm 22/11 gợi ý rằng ông có thể phủ quyết Luật bảo vệ dân chủ-nhân quyền Hong Kong mà Quốc hội vừa thông qua nhằm xoa dịu Trung Quốc để đạt được một thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung.
Theo cuộc khảo sát công bố hôm 26/11/2019 của tổ chức Ronald Reagan Presidential Foundation, 68 phần trăm người Mỹ cho biết họ sẽ ủng hộ Mỹ trong việc bày tỏ sự ủng hộ của nước này cho phong trào dân chủ ở Hong Kong, ngay cả khi việc này khiến Trung Quốc phẫn nộ, trong khi chỉ có 14% người Mỹ ủng hộ chính phủ Trung Quốc.

Mỹ ra Đạo Luật Nhân Quyền và Dân Chủ Hồng Kông

Tuần trước đó trong các cuộc biểu quyết gần như đồng thuận tuyệt đối, Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hong Kong có nội dung ủng hộ người biểu tình ở Hong Kong và xem xét lại sự ủng hộ của Mỹ đối với chính quyền Hong Kong. Luật này cũng quy định Mỹ phải áp đặt chế tài đối với các cá nhân được xác định là chịu trách nhiệm về những vi phạm nhân quyền ở Hong Kong.
Với lòng dân Mỹ hướng về cuộc vận động dân chủ cho Hồng Kông như thế, TT Trump cũng không thể đi ngược lại, cho nên ông Trump ngày 26/11/2019 tuyên bố Hoa Kỳ đang trong chặng cuối của những nỗ lực đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc nhưng song song đó, Washington đứng về phía người biểu tình ở Hong Kong, nơi Mỹ muốn nhìn thấy có dân chủ.
Đáp yêu cầu bình luận của phóng viên liên quan đến kết quả bầu cử hội đồng lập pháp cấp quận vừa rồi ở Hong Kong mà qua đó phe ủng hộ dân chủ Hong Kong đã chiến thắng áp đảo, ông Trump nói: “Chúng tôi sát cánh với họ.” “Quý vị biết, tôi có quan hệ tốt đẹp với Chủ tịch Tập. Chúng tôi đang trong giai đoạn cuối của một thỏa thuận vô cùng quan trọng mà tôi đoán có thể gọi là một trong những thỏa thuận quan trọng nhất về mậu dịch từ trước tới nay. Mọi chuyện đang suông sẻ nhưng đồng thời chúng tôi muốn nhìn thấy mọi chuyện tốt đẹp với Hong Kong.” “Tôi nghĩ sẽ tốt đẹp. Tôi nghĩ Chủ tịch Tập có thể cho phép điều đó xảy ra. Tôi biết ông ấy và tôi biết rằng ông ấy muốn làm điều đó.” Ông Trump nói thế, nhưng lòng ông Tập nghĩ sao thì chắc cả thế giới đều biết rõ, nhất là người Việt Nam có quá nhiều kinh nghiệm đối với những nhà lãnh đạo cộng sản: Họ nói vậy nhưng không phải vậy.
Hôm Thứ Năm, 28 tháng 11, TT Trump đã ký ban hành Đạo Luật Nhân Quyền và Dân Chủ Hồng Kông mà lưỡng viện Quốc Hội đã thông qua trước đó làm cho những người biểu tình Hồng Kông đổ ra đường ăn mừng chiến thắng, nhưng lại khiến cho chính quyền Bắc Kinh giận dữ triệu tập Đại Sứ Mỹ tại TQ đến để lên án Mỹ về cái mà họ gọi là “thói quen bắt nạt,” và đe dọa sẽ trả đũa xứng đáng.
Còn xứ Cờ Hoa thì sao?

Trump Lên Án Điều Trần Luận Tội Trong Lúc Họp NATO Ở Anh

Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London và cho rằng TT Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã làm rõ là ông không làm sai trong cuộc phỏng vấn được phổ biến trong cùng ngày.
Nói chuyện với các phóng viên khi ông rời Bạch Ốc đi dự thượng đỉnh, Trump cho biết các nhà Dân Chủ “đã quyết định” tổ chức điều trần sắp tới ở “ngay thời điểm” ông đang ở London. Tổng thống cũng nói thêm rằng ông Zelenskiy “đã công khai mạnh dạn nói mọi thứ rằng TT Trump không làm gì sai, rằng nên chấm dứt mọi việc, nhưng điều đó sẽ không bao giờ kết thúc.”
Trump đã đề cập đến một cuộc phỏng vấn mà tạp chí Time và một số ấn phẩm
Châu Âu xuất bản hôm Thứ Hai, trong đó người đồng nhiệm Ukraine của Trump nói: "Hãy nhìn xem, tôi chưa bao giờ nói chuyện với tổng thống từ vị trí của một người lầm lỗi.”
Những bình luận của ông Trump cũng được đưa ra sau khi Ngoại Trưởng Mike Pompeo chỉ trích tương tự Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện vì đã sắp xếp một phiên điều trần luận tội vào Thứ Tư trong khi Trump ở nước ngoài, gọi đó là "rất đáng tiếc".
Hôm Chủ Nhật, Tòa Bạch Ốc nói rằng họ sẽ không tham dự vào những tiến trình đó, dù chính phủ đã để ngỏ về điều có thể họ tham dự vào các cuộc điều trần trong tương lai.

Tuần báo OC Weekly đóng cửa

Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company, đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
“Đây có lẽ là một trong những tuần lễ khó khăn nhất trong nghề làm báo của tôi và nó đã đến một ngày trước Lễ Tạ Ơn chắc chắn không hữu ích,” theo Gabriel San Roman, cựu thành viên ban biên tập của OC Weekly cho biết.
Tờ báo thắng giải thưởng đã được thành lập vào tháng 9 năm 1995 và đã có số lượng báo 60,000 tờ, với số độc giả lên tới 500,000 người một tuần. OC Weekly là một trong vài tờ báo địa phương tại Quận Cam.
Công ty Duncan McIntosh Company không đưa ra thông báo nào vào thời điểm này về việc tờ báo đóng cửa.


Công ty cũng đã đóng cửa Tạp Chí Boating World and Sea Magazine, theo cựu thành viên ban biên tập OC Weekly là Anthony Pignataro, là người đã viết twitter nhiều nhất, cho hay.
Pignataro cho biết cuộc họp toàn ban biên tập đã diễn ra vào ngày 25 tháng 11 tại văn phòng của công ty nơi chủ nhiệm tuyên bố đóng cửa sẽ diễn ra và phân phát các gói tài liệu hướng dẫn kết thúc.
“Sáng Thứ Hai chúng tôi đến đó, và mọi người đều buồn rầu,” theo Pignataro cho biết. “Đây là lần đầu tiên kể từ khi tôi ở đó với đầy đủ ban biên tập có mặt tại một địa điểm.”
Sau khi báo Oc Weekly đóng cửa, có nỗ lực bán tờ báo, nhưng việc mua không thành bởi vì người chủ tương lai muốn cắt giảm toàn bộ ngân sách cho ký giả làm việc tự do và áp dụng 30% cắt giảm lương, theo Pignataro cho hay.
Pignataro cũng cho biết thêm rằng công ty đã từ thực hiện hàng loạt cắt giảm để cố duy trì và cải thiện tài chánh của tờ báo.

Phủ Trump Đề Nghị Luật Lệ Mới Sẽ Làm Hàng Triệu Gia Đình Mất Food Stamps

Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Những luật lệ mới được đề xuất bởi Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA) sẽ chứng kiến những đòi hỏi làm việc gắt gao hơn để được đủ điều kiện nhận phiếu thực phẩm, và thay đổi cách mà 40 tiểu bang ghi danh các gia đình vào chương trình, được gọi chính thức là Chương Trình Trợ Giúp Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP), tức chương trình food stamp.
Khỏang 20 triệu gia đình với 40 triệu người sử dụng chương trình food stamps trong năm 2018, trợ cấp cho nhiều người mua thực phẩm dinh dưỡng hàng tháng trong hình thức thẻ ghi nợ đặc biệt.
Bây giờ trong một nghiên cứu sâu về các ảnh hưởng của luật lệ -- bởi Viện Urban Institute -- gồm 3.7 triệu người ít hơn sẽ nhận chương trình food stamp trong một tháng, 2.2 triệu gia đình sẽ chứng kiến các phúc lợi hàng tháng của họ giảm 127 đô la, và khoảng 1 triệu học sinh sẽ không được ăn trưa miễn phí hay giảm giá tại trường học.
Một số tiểu bang sẽ bị thiệt hại nặng nề. Chẳng hạn, Nevada có thể thấy 22% người nhận food stamps bị mất.
Tuy nhiên, tại 7 tiểu bang những thay đổi sẽ giúp nhiều người nhận food stamp hơn. Những tiểu bang nyà gồm Missouri, Tennessee, Utah và Virginia.
Sau khi đi một vòng thế giới và Hoa Kỳ, chúng ta cũng không quên nhìn qua tình hình tại Việt Nam. Vậy trong tuần qua Việt Nam có chuyện gì đặc biệt đáng lưu ý nhất?

Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng bị bắt

Chuyện nhà báo Phạm Chí Dũng, Chủ Tịch Hội Nhà Báo Độc Lập tại VN, bị CSVN bắt vào ngày 21 tháng 11 năm 2019 là tin gây nhiều chú ý và quan tâm nhất đối với không những cộng đồng người Việt trong ngoài nước mà cả cộng đồng thế giới. Chuyện ông Phạm Chí Dũng bị bắt đã làm cho tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới đã lên án vụ chính quyền CSVN bắt ông Dũng, theo đài VOA cho biết hôm 22 tháng 11 năm 2019.
Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) “lên án” việc nhà chức trách Việt Nam bắt giam ông Phạm Chí Dũng hôm 21/11, RSF cho biết qua thông cáo báo chí gửi đến VOA hôm 22/11. RSF gọi ông Phạm Chí Dũng là một nhà báo Việt Nam trực ngôn và là người đi đầu về bảo vệ tự do báo chí trong nhiều năm qua đã cố góp phần tạo ra xã hội dân sự cởi mở và nhiều thông tin ở Việt Nam, không chịu sự điều khiển của đảng cộng sản. Ông Dũng từng được đưa vào danh sách “Anh hùng thông tin” của RSF cách đây 5 năm và ông cũng là cộng tác viên có nhiều bài đăng trong mục Blog của VOA tiếng Việt.
Theo thông tin từ cơ quan tiến hành truy tố của Việt Nam, ông Dũng sẽ bị tạm giam 4 tháng trong khi công an tiếp tục điều tra ông về cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”. Với tội danh này, ông có thể phải chịu mức án tù lên đến 12 năm.
“Vụ bắt giữ ông Phạm Chí Dũng là sự xác nhận mới nhất về việc chính quyền Việt Nam hoàn toàn không thể dung thứ bất cứ thông tin nào không phải do cơ quan tuyên truyền của họ đưa ra”, ông Daniel Bastard, trưởng bộ phận châu Á-Thái Bình Dương của RSF nói, theo thông cáo của tổ chức này.
Ông Phạm Chí Dũng, 53 tuổi, cựu cán bộ Ban Nội chính Thành ủy TP. Hồ Chí Minh, từng bị tạm giam 6 tháng vào năm 2012 vì bị tình nghi biên soạn tài liệu “nhằm lật đổ chính quyền nhân dân". Ông bị khởi tố hai tội danh “Âm mưu lật đổ chính quyền” và “Tuyên truyền chống nhà nước”.
Sau khi tuyên bố ra khỏi đảng vào năm 2013, và thành lập Hội báo chí độc lập gọi tắt là IJAVN, ông Dũng trở thành cộng tác viên thường xuyên trên trang Blog của VOA tiếng Việt.
“Chúng tôi yêu cầu trả tự do ngay cho nhà báo Phạm Chí Dũng. Ở thời điểm Việt Nam muốn hoàn tất các thỏa thuận thương mại với Liên hiệp châu Âu và các hiệp định quốc phòng với Mỹ, chúng tôi thục giục Brussels and Washington đình chỉ toàn bộ tiến trình chừng nào Hà Nội còn coi thường tự do báo chí”, đại diện của RSF nói trong thông cáo.
Chuyện Bộ Quốc Phòng CSVN công bố Bạch Thư Quốc Phòng mà trong đó không những cố giữ chủ trương 3 không như từ trước tới nay, bây giờ lại có thêm một không nữa “không sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế,” đã làm cho cộng đồng quốc tế rất đỗi ngạc nhiên. Bản tin Đài Á Châu Tự Do hôm 26 tháng 11 năm 2019 đã cho biết thêm rằng, ngày 25/11/2019, bộ Quốc Phòng Việt Nam đã công bố Sách Trắng Quốc Phòng 2019. Tài liệu này được giới quan sát chú ý vì đây là lần đầu tiên Việt Nam ra Sách Trắng Quốc Phòng, kể từ năm 2009. Sách Trắng Quốc Phòng Việt Nam nhấn mạnh đến Biển Đông và nguyên tắc ‘‘không sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế'', trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tại vùng biển này.
Báo chí trong nước dẫn lại Sách Trắng Quốc Phòng, công bố chiều 25/11, với nhận định ''tình hình Biển Đông… mặc dù đã có một số chuyển biến tích cực, nhưng có yếu tố gây mất ổn định, căng thẳng vẫn tồn tại và diễn biến phức tạp đang đặt ra những thách thức mới đối với việc bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, bảo vệ hoà bình, ổn định của Việt Nam'', đặc biệt là ''các hành động đơn phương, áp đặt dựa trên sức mạnh, bất chấp luật pháp quốc tế và các hoạt động quân sự hoá, làm thay đổi nguyên trạng, xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam theo luật pháp quốc tế''.
Giới quan sát đặc biệt chú ý đến việc Sách Trắng 2019 bổ sung thêm nguyên tắc ''không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế'', vào nhóm 3 nguyên tắc trong chính sách quốc phòng Việt Nam, thường được coi là nguyên tắc ''Ba Không'' : Không liên minh quân sự, không liên kết với nước này chống nước kia, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống nước khác.

Đưa thi thể 39 người Việt chết ở Anh về nước

Tuần qua, chuyện VN cũng còn một điều đáng chú ý là việc hồi hương 39 thi thể của những người Việt di dân lậu đã chết tại Anh về nước.
Bản tin của Đài BBC tiếng Việt hôm 26 tháng 11 năm 2019 cho biết đã có ít nhất 16 thi hàn được đưa về Việt Nam vào sáng ngày 27 tháng 11.
Theo thông tin của BBC, ít nhất 16 thi hài được chuyển từ sân bay London Heathrow về tới sân bay Nội Bài Hà Nội vào sáng hôm thứ Tư 27/11. Chuyến bay chở số thi hài này đáp xuống sân bay Nội Bài vào khoảng 5 giờ sáng. Truyền thông trong nước đưa tin người nhà không ra sân bay "vì lý do an ninh." Phó chủ tịch UBND huyện Can Lộc, Hà Tĩnh Bùi Huy Cường được Vnxpress dẫn lời nói "Lãnh đạo huyện và các xã có người tử vong sẽ đi cùng. Vì lý do an ninh, người nhà nạn nhân không được theo đoàn", ông Cường nói. Bài của báo điện tử này cho mô tả nhiều gia đình ở Nghệ An, Hà Tĩnh cho biết "khi xe chở thi hài cách nhà khoảng vài tiếng, cơ quan chức năng sẽ thông báo để gia đình chuẩn bị".
Hầu hết gia đình có nạn nhân tử vong ở Anh muốn nhận thi hài người thân, theo Bộ Ngoại giao Việt Nam. Được biết ít nhất 7 gia đình có nguyện vọng hỏa táng và sẽ được thực hiện tại London trong hôm thứ Hai.
Trong khi đó bản tin của Đài Á Châu Tự Do hôm 30 tháng 11 loan tin rằng “Thi thể của tất cả 39 nạn nhân bỏ mạng ở Anh đã về đến Việt Nam.” Thi thể và tro của 23 nạn nhân còn lại trong số 39 người thiệt mạng khi tìm đường vào Anh hồi tháng 10 vừa qua, đã về đến sân bay Quốc tế Nội Bài ở Hà Nội vào sáng sớm ngày 30/11. Truyền thông trong nước loan tin này vào cùng ngày. 23 nạn nhân còn lại đến từ các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Hải Dương và Hải Phòng. Đợt bàn giao đợt 1 với 16 trường hợp khác diễn ra hôm 27 tháng 11 vừa qua.
Đất nước như thế nào mà sao người dân Việt từ mấy thập niên qua lúc nào cũng muốn bỏ xứ ra đi?
Có lẽ đó là cách bày tỏ sự chống đối chế độ độc tài đảng trị và quay lưng với cuộc sống nghèo khổ cơ cực bằng đôi chân.
Xin cầu nguyện cho những người đã chết được an giấc nghìn thu.

Tử Tù Hồ Duy Hải Thoát Khỏi Bị Thi Hành Án, Chờ Điều Tra Lại

Tòa án tối cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12. Bản tin RFA cho biết thêm thông tin chi tiết như sau.
Mẹ của tử tù Hồ Duy Hải chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do về hành trình 12 năm kêu oan ròng rã “nước mắt cạn khô" và bày tỏ mong muốn được đón con trai về nhà trước Tết Canh Tý 2020.
Sau 12 năm kêu oan, tử tù Hồ Duy Hải, người bị kết tội giết người và cướp tài sản vừa có thêm một cơ hội sống khi Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đưa ra kháng nghị giám đốc thẩm, đề nghị xoá bỏ toàn bộ các bản án trước đó để điều tra lại. Truyền thông trong nước loan tin này hôm 30/11.
Theo truyền thông trong nước, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao vừa có kháng nghị giám đốc thẩm, để nghị Hội đồng thẩm phán Toà án Nhân dân tối cao xét xử thủ tục giám đốc thẩm, huỷ toàn bộ bản án sơ thẩm năm 2008 của Toà án Nhân dân tỉnh Long An và bản án phúc thẩm năm 2009 của Tòa phúc thảm Toà án Nhân dân tối cao TP. HCM đối với Hồ Duy Hải để điều tra lại theo đúng quy định pháp luật.
Quyết định kháng nghị mới nhất này thay thế quyết định không kháng nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao vào năm 2011.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Quý vị không có bảo hiểm răng hoặc bảo hiểm mắt? Quý vị chưa có giấy tờ cư trú hợp pháp và cần ghi danh Medi-Cal? Gia đình quý vị có cần giúp đỡ về thực phẩm không? Kính mời quý vị đến hội chợ mang chủ đề sức khỏe của chúng tôi vào Thứ Bảy tuần này từ 9 giờ sáng đến 1 giờ chiều tại Valley High School, 1801 S Greenville St., Santa Ana, CA 92704! Tất cả các dịch vụ đều miễn phí! Hãy mời bạn bè và hàng xóm của quý vị cùng tham gia!
Vào trưa ngày Thứ Năm 4 tháng 4 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (Ethnic Media Services -EMS), kết hợp với tổ chức Truyền Thông Gốc Phi California (California Black Media) đã có buổi họp báo qua zoom với giới truyền thông cộng đồng sắc tộc. Chủ đề của buổi họp báo nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về Listas California, một chương trình của Văn Phòng Dịch Vụ Khẩn Cấp Thống Đốc California (Cal OES), nhằm dành cho phụ nữ vai trò trung tâm của gia đình trong việc đối phó với các tình huống khẩn cấp, thiên tai.
Một cuốn sách cổ được tìm thấy ở Ai Cập, được viết từ thời sơ khai của Kitô giáo và được coi là một trong những cuốn sách cổ nhất còn tồn tại trên thế giới, sẽ xuất hiện trong một sự kiện đấu giá tại London vào tháng 6. Theo nhà bán đấu giá Christie's, cuốn Crosby-Schoyen Codex – được viết trên giấy papyrus bằng tiếng Coptic (ngôn ngữ Ai Cập cổ đại) trong khoảng thời gian từ năm 250-350 sau Công nguyên, và được ghi chép tại một trong những tu viện đầu tiên của Kitô Giáo. Ước tính quyển sách cổ quý giá này sẽ có giá từ 2.6 triệu đến 3.8 triệu MK.
Mối quan hệ giữa xã hội và tuổi vị thành niên khá là phức tạp. Chúng ta vừa muốn bảo vệ và chăm sóc lứa tuổi này như khi còn là trẻ em, nhưng cũng muốn giúp các em trở nên độc lập và tự chủ. Trong quá trình này, thanh thiếu niên phải đối mặt với nhiều rủi ro và thách thức, từ việc học cách tự lập, xây dựng mối quan hệ với bạn bè, tới phát triển bản thân và thậm chí là phải học hỏi từ những sai lầm.
Theo thông tin được công bố trong một chỉ thị khẩn cấp từ Sở An Ninh Mạng và Hạ Tầng Hoa Kỳ (Cybersecurity and Infrastructure Security Agency, CISA), các tin tặc được chính phủ Nga hậu thuẫn đã lợi dụng quyền truy cập vào hệ thống email của Microsoft để đánh cắp thư tín giữa các viên chức và công ty, theo Reuters.
Chính quyền Biden cho biết Hoa Kỳ đã vượt qua mục tiêu ban đầu về việc cho phép triển khai hơn 25 gigawatt các dự án năng lượng sạch trên đất công cộng vào năm 2025, và hoàn tất kế hoạch cắt giảm các khoản phí cho các dự án năng lượng gió và mặt trời trên các khu đất liên bang, theo Reuters.
Hôm thứ Tư ngày 10 tháng Tư 2024 vừa qua, tại tòa liên bang khu vực DC, thẩm phán Tanya S. Chutkan đã tuyên án Antony Võ 9 tháng tù giam, 12 tháng quản thúc sau hạn tù và 1,000 đô la tiền phạt. Antony Võ là một thanh niên gốc Việt 31 tuổi tại Indiana, đã tham gia cuộc bạo loạn ngày 6 tháng Một (J6) tại tòa Quốc Hội Hoa Kỳ. Khác với nhiều bị can khác đã nhận tội hay bày tỏ sự hối hận khi bị bắt, bị truy tố hay khi bị tuyên án, Antony là một bản nhái của Donald Trump thu nhỏ khi đối mặt và thách thức cùng hệ thống pháp luật Hoa Kỳ.
Antony Võ lãnh 9 tháng tù vì nghe lời Trump, tham dự bạo lực tấn công tòa nhà Quốc Hội ra tòa thủ đô. Thẩm phán Tanya Chutkan, giám sát vụ can thiệp bầu cử của cựu Tổng thống Donald Trump, đã bác bỏ quan điểm hôm thứ Tư rằng các bị cáo bị bỏ tù bị buộc tội về một số tội ác bạo lực nhất trong cuộc bạo loạn ở Điện Capitol Hoa Kỳ là “con tin” - một nhãn hiệu mà Trump và các đồng minh của ông thường dùng để mô tả các tù nhân.
Hoa Kỳ đưa thêm 4 công ty Trung Quốc vào danh sách đen xuất cảng vì tìm cách mua chip AI cho quân đội nước này, theo Reuters.
Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ cho biết, một cựu sinh viên Đại học Cornell đã nhận tội đăng trực tuyến các thông điệp đe dọa sinh viên Do Thái trong trường, bao gồm cả dọa giết và bạo lực, theo Reuters.
Báo Nikkei hôm thứ Tư đưa tin Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida sẽ ký hơn 70 thỏa thuận tại cuộc gặp hôm nay. Một quan chức Mỹ giấu tên nói với các phóng viên: “Đây có lẽ là tập hợp các sản phẩm có ý nghĩa quan trọng lớn nhất mà chúng tôi từng thấy”. Kishida đã đến Washington ngày hôm Thứ Ba trong chuyến thăm cấp nhà nước.
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin.
Một viên chức Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho biết, Washington sẽ bán cho Ukraine thiết bị trị giá tới 138 triệu MK để bảo trì và nâng cấp hệ thống phòng không HAWK, nhằm giúp ứng phó với các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (drone) và hỏa tiễn hành trình của Nga, theo Reuters.
Tòa án cao nhất Arizona đã ra phán quyết rằng tiểu bang phải tuân thủ luật đã tồn tại 160 năm – cấm tất cả các hình thức phá thai, ngoại trừ những trường hợp “cần thiết để cứu sống” thai phụ. Đây là một phán quyết quan trọng, buộc Arizona phải thực thi luật cấm phá thai từ thời Nội Chiến, theo CNN.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.