Hôm nay,  

Thơ Phan Tấn Hải

02/03/201900:05:00(Xem: 3665)
phan tan hai_2017-a
Phan Tấn Hải 



Như Đêm Nhớ Ngày


Chờ em mắt nhìn sương khói
một thời tôi đứng bên hiên
mấy cột đèn khuya cũng hỏi
có phải tôi đã yêu em

Một sáng, một chiều rất nhớ
mươi ngày, trăm buổi, ngàn đêm
chim kêu giữa trời bạt gió
chở thêm lời tôi yêu em

Một thời ngồi như tượng đá
tóc râu mọc cả rừng cây
em có thấy tôi trong lá
nhớ em như đêm nhớ ngày

Gặp nhau một thời nước mắt
hỏi chi mây trắng quê nhà
mệt mỏi tháng ngày lưu lạc
dìu em đi hết dặm xa

Yêu nhau một thời hư vỡ
nhắc chi mưa nắng xuân thì
dòng thơ rối bời trí nhớ
thương em lạnh mấy phân kỳ.


****

Tiễn Sư Qua Bờ Kia*


Ôm bình bát, sư đi
khắp mây trời đắp y
tiễn sư về góc núi
kiếp này mấy phân ly
.
Đứng ngồi đều vì dân
ngực còn đau dao đâm
nước mắt ngập ba cõi
Quan Âm hóa toàn thân
.
Một thuở ra đi vương lụy
chân mỏi hai bờ Sông Hằng
quay đầu mới hay Minh Trí
tóc rơi theo bụi bên đàng.

49783379_10218109861077012_4214509948521938944_n


Tôi Đi Tìm Em Đời Này, Đời Này


Lời này là lời mỗi ngày tôi đọc,
mỗi ngày tôi ca, tôi hát, tôi nhẩm,
tôi ăn, tôi nuốt, tôi cười: Rằng cái
này có nên cái kia có, rằng cái

này không nên cái kia không... lời này
là lời mỗi giờ tôi thở, mỗi giờ
tôi hít, tôi nhìn, tôi rờ, tôi nắm,
tôi vò, tôi nếm: Rằng cái này sinh

nên cái kia sinh, rằng cái này diệt
nên cái kia diệt... mỗi phút, mỗi giây,
lời này, lời này.... ngấm vào người tôi,
là máu thịt tôi... là tôi, là cái

không tôi, là của tôi, là cái không
của tôi... lời này, lời này, chỉ còn
một lời này thôi. Lời này là lời
mà tôi đã nói, với em, trong lớp

học, ngoài thư viện, cuối giảng đường, bên
giường bệnh: rằng cái này có nên cái
kia có, rằng cái này không nên cái
kia không, rằng cái này sinh nên cái

kia sinh, rằng cái này diệt nên cái
kia diệt... rồi em có nhớ, rồi chỉ
vì em, một hôm hai hôm nhẫn tới
ba hôm, tôi đã vào đời, vào đời

và để tìm em, để nói với em,
với em, lời này, lời này... Một đời


một đời trĩu nặng khôn lường, rằng em
có biết không chỉ một đời, rằng tôi

ngồi đếm, một đời, hai đời, ba đời,
bốn đời... tới vô lượng đời... rằng em
có nhớ, là tôi đã ngồi, đếm số
cho em bao đời, bao đời, bao đời...

rằng tôi tìm em từ vô lượng đời,
để kể em nghe, rằng cái này có
nên cái kia có, rằng cái này không
nên cái kia không, rằng cái này sinh

nên cái kia sinh, rằng cái này diệt
nên cái kia diệt... tôi ngồi tôi đếm...
không ai, không ai, chỉ còn một nắm
thịt da đang đếm, em có nghe không,

chỉ còn tiếng đếm, chỉ còn một nắm
thịt da đang ngồi, đang ngó, đang nói
với em... Đời này, đời này... rằng em
không nhớ là vô lượng đời, là anh

đã ngồi, gõ quan tài em, ngồi ca,
ngồi ca, rằng em hãy nghe, rằng cái
này có nên cái kia có, rằng cái
này không nên cái kia không, rằng cái

này sinh nên cái kia sinh, rằng cái
này diệt nên cái kia diệt... rằng tôi
bao đời, nhìn nhan sắc em, bao đời,
bao đời, nhìn nụ cười em, bao đời,

bao đời, rồi nài nỉ em, rằng hãy
nghe tôi, hãy nghe lời này, rằng cái
này có nên cái kia có, rằng cái
này không nên cái kia không, rằng cái

này sinh nên cái kia sinh, rằng cái
này diệt nên cái kia diệt... Đời này,
đời này... rằng em hãy thấy... đời này,
đời này... rằng em hãy thấy... có cái

không sinh, có cái không diệt... có lời
đang đếm, vẫn là bất động, bất động,
bất động, bất sinh, bất sinh... có lời
đang đếm trải vô lượng đời, vẫn chưa

thành lời, vẫn chưa thành lời...

(*Bài thơ viết để tặng người bạn thân xuất gia tại một ngôi chùa Nam Tông ở Florida. Một thời, bạn này hoạt động từ thiện, lập hội Vì Dân Foundation. Nhiều năm trước, trong một chuyến đi từ thiện ở Campuchia, bạn này bị người lạ đâm 3 nhát dao trọng thương. Việc từ thiện bây giờ bạn này đã bàn giao cho nhà văn Tưởng Năng Tiến. Bây giờ, bạn là Sư Minh Trí.)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hình ý quyền là gì? Là một trong ba hệ thống nội gia quyền có nguồn gốc Thiếu Lâm của võ học Trung Hoa: Thái Cực, Bái Quái và Hình Ý Quyền.
Từ lâu rồi, tôi vẫn ước mơ được đi du lịch Bhutan, hay “Thiên Đường Hạ Giới Cuối Cùng” (The Last Shangri-la), thăm viếng một nơi chốn được mệnh danh là “Xứ Sở Hạnh Phúc” vì sự phát triển của đất nước này được đo bằng hạnh phúc toàn diện của người dân chứ không dựa trên tổng sản phẩm trong nước.
Có thể nói rằng may mắn của tôi cũng như một số anh em văn nghệ cùng thế hệ tôi là được ngồi uống trà, trò chuyện với Trần Vàng Sao trong một bối cảnh hết sức đặc biệt.
Ở đây thăm thẳm hiên đời Mù sương quyện đất với trời dưới chân
chàng là ai, ai định nghĩa được chàng chàng là trăng là sao là mênh mang
Trong đầu hắn vẽ ra cảnh một người đàn ông trần truồng rơi vào giữa khoảng trống của hai bức tường, bị bức tường kẹp dính lại ở giữa, lưng ở bức tường phía sau, ngực ở bức tường phía trước, phía sau màu trắng, phía trước màu đen
Nhưng gần hai thế kỷ trước, Phật Giáo đã có ảnh hưởng lớn trong nền văn học Mỹ qua phong trào triết lý và văn học American Transcendentalism (Phong Trào Siêu Việt Mỹ), với các văn thi sĩ lừng danh như Ralph Waldo Emerson (1803-1882), Henry David Thoreau (1817-1862), Walt Whitman (1819-1892).
Xin chào nhau giữa con đường Mùa xuân phía trước, miên trường phía sau
Thưởng ngoạn thiên nhiên tươi đẹp, sống trong thân thiện, tình cảm cộng đồng, lễ nghĩa với tổ tiên ông bà, thụ hưởng cuộc hội hè, ăn chơi trong và sau tết, bà con gọi chung thời gian này là Ăn Tết; Tết Ta.
Những lễ hội đem thêm màu sắc cho ngày Xuân, và làm cho hương vị mùa Xuân thêm mặn mà. Có lẽ dân chúng kinh đô thời ấy cũng trông cho tới ngày được thấy cảnh rước thần đầy màu sắc của lễ Tấn Xuân hay cái nghi vệ huy hoàng của lễ Du Xuân, mong được nghe trăm phát súng lệnh tống cựu nghinh tân đầy náo nức lòng người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.