Hôm nay,  

Thơ Ngu Yên

24/02/201900:05:00(Xem: 3934)

NguYenYoutube


Bao Giờ Người Hóa Ma

Mươi năm nay ngủ mơ không thấy ma.
Có lẽ quá già, ma cũng chán.

Ma lúc nhỏ ít dễ sợ bằng ma lúc lớn,
nhất là đám ma quản lý mặt trời,
che nắng mỗi đêm.

Ma lúc nhỏ rượt chạy. Mặt tái mét chết trôi. Lưỡi le dài thắt cổ. Tìm bắt trẻ con giấu bụi cây. Có bầy ma đen thui mắt sáng quắc.
Ma lúc lớn ở cạnh bên. Mặt mày sống động. Áo quần tươm tất. Đi đứng bình thường, thỉnh thoảng lấp ló cái đuôi.
Bầy ma đông đảo quản lý cuộc đời. Chèn ép mọi người. Bất kỳ ai đều sợ hãi. Ngày gặp ma, đêm mơ thấy ma. Khủng khiếp nhất là đám ma giả dạng làm người.
Sống thấy ma, chết thành ma, ma ở trong lòng, thường xuyên quản lý trí óc, dẫn dắt hành động.

Thật ra, nghĩ cho cùng,
tình yêu cũng có ma.
Ma lúc nhỏ ít dễ sợ bằng ma lúc lớn, vì giấc mơ nhốt bầy ma nhỏ, còn ma lớn gọi người thức dậy.
Mươi năm nay về hưu, không còn gặp ma. Có lẽ quá già, ma không cần theo dõi.
Có lẽ, tuổi đời đã sắp thành ma.


bocucnguoi2


Lịch Sử Vẽ Qua Tranh

Họ mang màu xanh, lên đường màu đỏ,
với lòng màu hồng.
Tưởng gặp màu vàng.
Không ngờ màu đen.
Dù cố gắng mấy, chỉ được màu xám.

(Lịch sử vẽ lại, bức tranh Trừu Tượng, họa sĩ nghi ngờ. Chữ không thật, chắc gì đường nét thật? Ý không thể, chắc gì màu có thể? Vẽ qua tranh Biểu Hiện:)

Lần đầu tiên thấy con cò đỏ, gọi cò máu.
- Mẹ nó thiên nga, bố nó cò ma.
Cò không biết hót, nhưng kêu rất buồn. Chân dài, nhưng bay không xa. Cổ cong, nên cúi xuống. Mõ hẹp chỉ bắt được cá con Ốm yếu, đôi khi tưởng mình là hạc.
Giữa ruộng mạ xanh, cò máu đậu như hoa đỏ, không hương thơm. Chỉ cần la lớn, đuổi đi, nó sẽ bay mất, nhưng chung quanh mồ mả nín câm.
(Thời văn chương ngụ ý đã qua chưa? Xương máu không thể đôi lời bóng bẩy. Thực tế không phải nghệ thuật, không phải thơ văn. Ông họa sĩ cầm dao thay cọ. Chặt chém cho thỏa lòng.)

Họa sĩ già, sống từ kháng chiến đến giải phóng, ngày ngày ra chợ vẽ chân dung kiếm ăn.


Không ai trả tiền, vì ông vẽ tóc tai mắt mũi, nhưng không vẽ miệng.
Tác phẩm chính, suốt đời ông vẽ, rồi xóa trước khi công an xét nhà.

Hôm trước, trúng gió, chết ngoài đường. Tịch thu tài sản, chỉ mỗi bức tranh.
Vẽ vị chủ tịch,
có miệng.


Tho Ngu Yen


Lắm Chuyện Tức Cười

Kể Sao Cho Hết Cười

Nhiều khi rảnh rỗi ngẫm nghĩ tức cười:
Nội tâm luôn luôn xáo trộn. Xã hội bên ngoài xáo trộn. Thế giới xáo trộn. Không nơi nào bình an. Chỉ nhà Thiền nhắm mắt trốn vào cõi ảo như anh lính trước chiến trận cầu nguyện xuất thần, viên đạn vô tư bắn bể sọ.

Nhiều khi bận rộn không có giờ ngẫm nghĩ, chỉ kịp tức cười:

Nhà văn tập trung tư tưởng viết được vài câu. Bỗng dưng thay tã cho cháu, bưng đồ đi chợ, máy rửa chén nghẹt, nhà cầu tràn nước, cắt cỏ chưa?... Ai xả rác ngoài sân.

Có chuyện này vui, nghe không?
Những cơn sóng liên tục đập vào chữ.
Ý tưởng lộn nhào như cát. Cảm xúc chạy như còng sợ hãi chân người.
Nhà thơ khốn đốn hơn. Ý tưởng biến vào cảm xúc. Cảm xúc biến vào mỏi mệt.
Tức cười nhất,
họ vui vẻ một cách thảm sầu.

Nhiều khi không rảnh rỗi vẫn ngẫm nghĩ tức cười: Hội hè, tiệc tùng, hẹn hò găp nhau vui vẻ.
Người bênh đảng này, người bênh đảng kia, người chê tổng thống, người khen tổng thống, tranh cãi xâu xé. Rốt cộc, hai đảng bắt tay, tổng thống hết nhiệm kỳ, anh em, bà con, bằng hữu ly tán.
Gia đình từ bỏ nhau.
Con cháu không gặp mặt.
Nghĩ xấu hổ âm thầm.
Tức cười nhất, họ thỏa thuận chịu xấu hổ

Nhiều khi rảnh rỗi ngẫm nghĩ không tức cười: Muốn rơi xuống, dễ dàng. Muốn bay lên phải nỗ lực hết sức. Muốn buồn khổ, dễ dàng. Muốn vui sướng phải nỗ lực hết lòng. Muốn nghèo, dễ dàng. Muốn giàu phải nỗ lực suy tư cướp của. Cả đời nỗ lực cho đến phút cuối cùng, tắt thở rất dễ dàng, muốn sống thêm không thể nỗ lực.
Tức cười nhất, thấy trước mà vẫn xảy ra.

Ngu Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hình ý quyền là gì? Là một trong ba hệ thống nội gia quyền có nguồn gốc Thiếu Lâm của võ học Trung Hoa: Thái Cực, Bái Quái và Hình Ý Quyền.
Từ lâu rồi, tôi vẫn ước mơ được đi du lịch Bhutan, hay “Thiên Đường Hạ Giới Cuối Cùng” (The Last Shangri-la), thăm viếng một nơi chốn được mệnh danh là “Xứ Sở Hạnh Phúc” vì sự phát triển của đất nước này được đo bằng hạnh phúc toàn diện của người dân chứ không dựa trên tổng sản phẩm trong nước.
Có thể nói rằng may mắn của tôi cũng như một số anh em văn nghệ cùng thế hệ tôi là được ngồi uống trà, trò chuyện với Trần Vàng Sao trong một bối cảnh hết sức đặc biệt.
Ở đây thăm thẳm hiên đời Mù sương quyện đất với trời dưới chân
chàng là ai, ai định nghĩa được chàng chàng là trăng là sao là mênh mang
Trong đầu hắn vẽ ra cảnh một người đàn ông trần truồng rơi vào giữa khoảng trống của hai bức tường, bị bức tường kẹp dính lại ở giữa, lưng ở bức tường phía sau, ngực ở bức tường phía trước, phía sau màu trắng, phía trước màu đen
Nhưng gần hai thế kỷ trước, Phật Giáo đã có ảnh hưởng lớn trong nền văn học Mỹ qua phong trào triết lý và văn học American Transcendentalism (Phong Trào Siêu Việt Mỹ), với các văn thi sĩ lừng danh như Ralph Waldo Emerson (1803-1882), Henry David Thoreau (1817-1862), Walt Whitman (1819-1892).
Xin chào nhau giữa con đường Mùa xuân phía trước, miên trường phía sau
Thưởng ngoạn thiên nhiên tươi đẹp, sống trong thân thiện, tình cảm cộng đồng, lễ nghĩa với tổ tiên ông bà, thụ hưởng cuộc hội hè, ăn chơi trong và sau tết, bà con gọi chung thời gian này là Ăn Tết; Tết Ta.
Những lễ hội đem thêm màu sắc cho ngày Xuân, và làm cho hương vị mùa Xuân thêm mặn mà. Có lẽ dân chúng kinh đô thời ấy cũng trông cho tới ngày được thấy cảnh rước thần đầy màu sắc của lễ Tấn Xuân hay cái nghi vệ huy hoàng của lễ Du Xuân, mong được nghe trăm phát súng lệnh tống cựu nghinh tân đầy náo nức lòng người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.