Hôm nay,  

Kiều Chinh Bước Qua 60 Năm Điện Ảnh

16/03/201800:05:00(Xem: 7263)
1 KC noi chuyen

1957, phim đầu tiên: Hồi Chuông Thiên Mụ


Giới thiệu: Sinh năm 1937 tại Hà Nội, mồ côi mẹ từ 6 tuổi, khi bà mẹ tử nạn trong một cơn oanh tạc do phi cơ đồng minh tấn công quân Nhật tại Việt Nam. Sau hiệp định đình chiến ký tại Geneva, nước Việt Nam bị chia đôi, gia đình thình lình bị chia ba: Bố và anh kẹt lại miền Bắc, người chị theo chồng sang Pháp, Kiều Chinh, 17 tuổi, lần đầu làm người di cư tị nạn, một mình bơ vơ tại Saigon. Đến với điện ảnh, từ 1957 tới 1975, Kiều Chinh đã là vai nữ chính trong 22 cuốn phim, trong số này có nhiều phim Mỹ thực hiện tại các nước Á Châu. Phim đầu tiên: "Hồi Chuông Thiên Mụ", Tân Việt Film -Bùi Diễm là nhà sản xuất.


Chỉ mấy tháng sau biến cố đổi đời tháng Tư 1975, Kiều Chinh đã xuất hiện trong phim ảnh Hollywood và thành người diễn viên gốc Việt duy nhất gắn bó với điện ảnh liên tục tới ngày nay. tên tuổi và hình ảnh người nghệ sĩ gốc Việt đã vượt qua mọi biên giới ngôn ngữ, địa lý, tuổi tác. và trở thành người phụ nữ Á châu được biết tới nhiều nhất.

kc1--the-joy-luck-club-daughters

- Với 60 năm điện ảnh, gần 150 phim ảnh đủ loại, đã thủ diễn vai nữ thuộc mọi sắc dân Á châu: Việt, Miên, Lào, Thái, Ấn Độ, Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật, Hawaii… Nhiều phim trở thành tài liệu giảng dạy về Á châu trong trường học Mỹ.


- 25 năm làm diễn giả của The Greater Talent Netword, mạng lưới cung cấp các diễn giả nhà nghề của nước Mỹ, Kiều Chinh đã có hàng trăm buổi nói chuyện tại các đại học và các hội thảo văn hóa Mỹ, đã trực tiếp trò truyện với nhiều lớp tuổi của nước Mỹ hợp chủng.

- 25 năm cùng Lewis B. Puller và Terry Anderson sáng lập và điều hành hội bất vụ lợi Vietnam Children Fund (VCF) cùng các cựu chiến binh Mỹ quyên góp, đã xây dựng hoàn chỉnh 51 trường học đúng qui cách Mỹ, như những tượng-đài-sống tại những nơi từng bị chiến tranh tàn phá, trao tặng cho trẻ em Việt Nam 58,000 chỗ ngồi học - tương đương số tên tử sĩ Mỹ được khắc trên bức tường Vietnam Memorial War.

Từ giải thưởng điện ảnh do Tổng Thống VNCH trao tặng năm 1969, Nữ diễn viên xuất sắc nhất tại Đại Hội Điện Ảnh Á Châu, tới “Lifetime Achievement Award tại Festival of tại California Asian Film Festival Kiều Chinh còn nhận nhiều giải thưởng nghệ thuật khác ở Tây Âu, Bắc Mỹ.

Tại Hoa Kỳ năm 1990, khi nước Mỹ chính thức có "Ngày Tị Nạn” hàng năm, Kiều Chinh là người đầu tiên được Quốc Hội Mỹ vinh danh và trao tặng danh hiệu "Người Tị Nạn Trong Năm". Sang thế kỷ mới, năm 2000, báo O.C. Register dành riêng 16 trang viết về Kiều Chinh và sau đó chọn bà vào danh sách 100 nhân vật lịch sử của Orange County.

Terry_Time cover
Hình bìa báo Time tháng 12, 2007, khi người hùng truyền thông Mỹ trở về từ nhà tù Trung Đông.


Terry Anderson, một cựu chiến binh Mỹ từng chiến đấu ở Việt Nam, là nhà báo, nhà thơ, nhà hoạt động xã hội, diễn giả. Từ 1985, ông bị tổ chức Hồi giáo quá khích Hezbollah militants bắt cầm tù 7 năm ở Trung Đông. Ngày ông bị bắt cóc làm con tin -March 16, 1985- được coi là một ngày được ghi nhớ tại nước Mỹ và Terry trở thành người hùng truyền thông. Ông hiện là Giáo sư báo chí tại nhiều đại học, và cùng Kiều Chinh là đồng chủ tịch VCF từ 1993.


Đã tròn 60 năm. Đang bắt đầu những bước tới mạnh mẽ. Cầu chúc người nghệ sĩ của chúng ta Năm Mới Mậu Tuất 2018 Tốt Đẹp .

Sau đây là một phần buổi trò chuyện dài của Nguyễn Xuân Nghĩa với Kiều Chinh, được trích thuật bởi Vũ Đình Trọng.

. . .


Mùa hè năm 1957, Kiều Chinh bắt đầu sự nghiệp điện ảnh với phim “Hồi Chuông Thiên Mụ”, theo yêu cầu của nhà sản xuất Bùi Diễm, người sau này là Đại sứ VNCH tại Hoa Kỳ.

Kỷ niệm vào nghề bắt đầu như thế nào, khi đã là bà mẹ một con và làm dâu ở với bố mẹ chồng?

Câu hỏi được trả lời với nụ cười: “Bố mẹ chồng tôi rất thương tôi, đối xử như con ruột, không có chút phân biệt nàng dâu mẹ chồng, do đó tôi kính nể các cụ. Tính một việc gì tôi đều thỉnh ý các cụ, nếu được đồng ý thì mới làm. Và cuốn phim đầu tiên của tôi đã được các cụ vui vẻ cho phép”.

Trong số 22 cuốn phim thời Việt Nam, năm 1972 có phim “Người Tình Không Chân Dung”. Đây là cuốn do Kiều Chinh vừa là nhà sản xuất vừa thủ vai chính. Cuốn phim đoạt hai giải “Phim Chiến Tranh Hay Nhất” và “Nữ Diễn Viên Chính Xuất Sắc tại đại hội điện ảnh Á Châu năm 1973.

Kieu-Chinh-Emmy 1996
Phát biểu khi nhận giải Emmy Award 1996 cho ‘Kieu Chinh, A Journey Home’.


Từ đầu năm 1975, Kiều Chinh sang đóng phim Full House tại Singapore, giữa tháng Tư mới xong trong lúc Sài Gòn đang hấp hối. Gia đình khuyên đừng về, mà nên từ Singapore sang thẳng Canada với các con đang du học ở đó. “Nhưng trong nước thì còn chồng, còn bốâ chồng, nỡ nào bỏ đi...” Kiều Chinh nói. Và trên chuyến bay Pan American bay từ Singapor về Saigon để di tản nhân viên Tòa Đại Sứ Mỹ, Kiều Chinh là hành khách duy nhất. Tiền đóng phim mang về phải đổi từ đô la sang tiền Việt. Kết quả là chỉ ít ngày sau, lại một mình, không tiền bạc, rời bỏ Saigon trên chuyến bay cuối cùng.

Chuyện được kể tiếp: Ngay khi máy bay đáp xuống Singapore, tôi bị đưa vào nhà tù vì tội nhập cảnh trái phép. Miền Nam đang bị coi là vô chính phủ.

Thông hành ngoại giao VNCH hết hiệu lực. Trong nhà tù, tình cờ thấy người cai tù đang đọc tờ tuần báo có hình Kiều Chinh trên trang bìa. tôi liền lại gần kêu lên: “It’s me. It’s me.” Tôi chỉ cho ông ta xem tấm hình. Phim Full House đang ra mắt. Hình bìa báo thì rực rỡ khác xa người nữ tù ngoài đời mặt mày thất sắc vì lo lắng, mất ngủ... May sao ông ta cũng nhận ra và tôi được phép gọi điện thoại ra ngoài.”

Nhờ Đại sứ VNCH tại Singapore lúc đó là Ông Trương Bửu Điện lập tức can thiệp, Kiều Chinh được ra khỏi nhà tù với điều kiện trong vòng 24 giờ phải rời Singapore. Đại Sứ Trương Bửu Điện đưa chạy lòng vòng các Tòa Đại Sứ khác để xin một Visa. Không nước nào chịu cấp. Cuối cùng, Ông Đại sứ Pháp nói là: Sài Gòn có thể thất thủ bất cứ lúc nào. Theo luật di trú, một hành khách VNCH trên chuyến bay hạ cánh ở bất cứ đất nước nào khi chính quyền sụp đổ, thì người đó có thể xin làm dân tị nạn.”

Kieu Chinh 60 nam dien anh-05
Cắt bánh trong tình thân mừng 60 năm: Đại tá Mimi Phan, hội trưởng VAUSA và bạn, Kiều Chinh và Tướng Châu Lập Thế.


Bạn bè trong giới điện ảnh tại Singapore giúp bà mua một vé máy bay một chiều (one way) đi khắp thế giới, với mục đích mua thời gian, chờ cho VNCH thực sự sụp đổ.

Kiều Chinh nhớ lại: “Tôi ghé Bangkok - Hongkong -Đài Loan -Đại Hàn - Nhật - Pháp. Trong thời gian chờ tại phi trường Charles de Gaulle, chị tôi biết tin ra phi trường gặp em. Hai chị em chỉ nhìn nhau khóc qua bức tường kính, không được ôm nhau cùng khóc. Sau đó máy bay qua London, - New York và cuối cùng đáp xuống Toronto lúc 6 giờ chiều ngày 30 tháng Tư 1975. Mẹ con ôm nhau. Saigon đã thất thủ. Và Kiều Chinh thành người tị nạn tại Canada. Nhờ tài tử Mỹ Tippi Hedren mờøi sang Mỹ đọc diễn văn khai mạc trại tiếp cư đầu tiên dành cho tị nạn Việt tại Sacramento mà Kiều Chinh có thể mang gia đình vào Mỹ vào trở lại với Hollywood.



Kiều Chinh kể là từ 25 năm qua, bà sống được không chỉ do nghề đóng phim, mà nhờ thù lao làm diễn giả tại các Đại học, đại hội, seminars trên khắp nước Mỹ. Từ 1993, Kiều Chinh được chọn bởi Greater Talent Network (GTN), một tổ chức cung ứng các diễn giả nổi tiếng cho sinh hoạt văn hóa thế giới ...
Kiều Chinh kể một kỷ niệm khi bà là diễn giả khai mạc Đại Hội Phụ Nữ Thế Giới Và Nước Mỹ, tổ chức ngày 12 Tháng Chín năm 2001, chỉ sau thảm họa 911 ba ngày. Bài nói chuyện ứng khẩu đã lấy đi không biết bao nhiêu giọt lệ của hàng ngàn người có mặt, khi báo trước là cuộc chiến chống khủng bố sẽ bùng nổ và kéo dài. Diễn giả bế mạc đại hội là Bà Bhuto, cựu Thủ Tướng Pakistan, sau đó tới bắt tay Kiều Chinh, hẹn sẽ gặp nhau tại Pakistan, khi bà trở lại cầm quyền. Bà Bhuto sau đó về nước, thắng cử, sửa soạn cầm quyền thì chết vì bom khủng bố.

1 the Wall
Kiều Chinh tại Đài Tưởng Niệm Tử Sĩ Chiến tranh Việt Nam, Washington DC 1993.


Năm 1992, Kiều Chinh được mời nói chuyện khi nước Mỹ kỷ niệm 10 năm bức tường đá đen, - VN Memorial Wall - tại thủ đô Washington D.C.. Chương trình được tổ chức liên tục ba ngày ba đêm, với nhiều diễn giả từ Tổng Thống, Phó Tổng Thống tới các nhân vật quan trọng khác. Chính từ cuộc nói chuyện đầy xúc động này, Kiều Chinh đã khởi xướng quyên góp xây dựng trường học tặng trẻ em tại Việt Nam và được những nhân vật cựu chiến binh nổi tiếng nhất thời đó hưởng ứng, và nhận được khoản tài trợ đầu tiên của James V. Kimsey, một cựu chiến binh hai lần tham chiến ở Việt Nam, chủ tịch sáng lập tổ hợp American Online. Đồng sáng lập hội Vietnam Children Fund (VCF), bên Terry Anderson và Kiều Chinh, còn có Lewis Puller, một cựu chiến binh bị mìn Việt cộng tại Quảng Trị cụt hết hai chân, tác giả hồi ký “Fortunate Son”, giải Pulitzer năm 1992. Chính Lewis Puller dù ngồi xe lăn, vẫn tình nguyện đi Việt Nam trước mở đường cho dự án xây trường.

Năm 1995, hai nước Việt Mỹ chính thức bang giao. Ngôi trường VCF đầu tiên tại Đông Hà Quảng Trị được xây cất, đúng như Lewis Puller đã quyết định, nhưng hai tháng trước ngày hoàn tất, Lewis qua đời, chỉ còn James Kimsey, Terry Anderson và Kiều Chinh đi Việt Nam khánh thành. Đó là lần đầu tiên sau 41 năm ly tan, Kiều Chinh có thể trở lại Hà Nội, gặp lại người anh. Hai anh em cùng thắp nhang trên mộ mẹ, mộ bố - người đã mất sau nhiều năm tù đầy không xét xử tại miền Bắc.

IMG_7485
2018: NCIS Los Angeles


Phim tài liệu ngắn về chuyến đi mang tên “Kieu Chinh, A Journey Home” của đạo diễn Patrick Perez / KTTV được Viện Khoa học và Nghệ thuật Truyền hình Mỹ (Academy of Television Arts and Sciences) trao giải Emmy.

Năm 2016, Kiều Chinh đã trở về khánh thành ngôi trường CVF thứ 51 tại quậân Thăng Bình, Quảng Ngãi. Ngôi trường thứ 52 cũng đã hoàn tất, Với mục đích cung ứng cho trẻ em Việt Nam 58,000 chỗ ngồi học - tương đương với con số tử sĩ Hoa Kỳ có tên trên bức tường đá đen - mỗi ngôi trường đã thực sự trở thành một đài tưởng niệm vinh danh những người hy sinh trong cuộc chiến và hướng về tương lai. Ý nghĩa ấy không chỉ được hưởng ứng bởi các gia đình cựu chiến binh Mỹ mà còn nối kết với các thế hệ quân nhân Mỹ gốc Việt.

Một trong những “tượng đài sống” sắp tới sẽ là ngôi trường học đặc biệt tại Cam Ranh, do sáng kiến và đóng góp của một số thành viên trong Hội Quân Nhân Mỹ gốc Việt / Vietnamese American Uniformed Services Association (VAUSA).

60-nam-kieu-chinh-lou-correa-vinh-danh-2-
2017, sáu mươi năm điện ảnh Dân biểu Lou Correa mở tiếp tân trao bảng vinh danh của Quốc Hội.


Kiều Chinh nói: “Tôi rất hãnh diện khi thấy tuổi trẻ gốc Việt tham gia mạnh mẽ và thành công trong binh nghiệp tại Hoa Kỳ. Chúng ta đã có các tướng lãnh gốc Việt tài ba như Thiếu Tướng Lương Xuân Việt, Chuẩn Tướng Châu Lập Thế. Ngoài ra còn các sĩ quan cao cấp như Đại Tá Rosh Nguyễn, Trung Tá Tuấn Nguyễn... Về bên phía nữ, cũng đã có Đại Tá như cô Mimi Phan, rất năng động trong sinh hoạt. Hiện nay, cô là Chủ Tịch hội Quân Nhân Mỹ gốc Việt / Vietnamese American Uniformed Services Association (VAUSA).” Được biết năm 2017, một số bạn trong VAUSA đã tổ chức mừng sinh nhật và kỷ niệm 60 năm điện ảnh Kiều Chinh.

Trở lại với điện ảnh, năm 2018 sẽ là kỷ niệm 25 năm “The Joy Luck Club”, bộ phim nổi tiếng nhất sự nghiệp Kiều Chinh do đạo diễn Wayne Wang thực hiện năm 1993. Hỏi về phim này, Kiều Chinh nói “Được dự một vai trong ‘The Joy Luck Club’ là vinh hạnh cho cá nhân tôi. Đó là câu chuyện do Amy Tan viết về bốn nhân vật phụ nữ Trung Hoa và bốn cô con gái gốc Hoa nhưng sinh đẻ bên Mỹ. Các nhà sản xuất làm audition interview tới 5,000 người, từ New York, San Francisco, Los Angeles cho đến Hồng Kông để kiếm tám nhân vật đó. Là người Việt không nói một câu tiếng Hoa, ngoài vai diễn chính tôi còn được hãng Disney cùng nhà sản xuất để cử làm người đại diện đi khắp thế giới quảng bá cho tác phẩm này. Đó là môt kỷ niệm đẹp trong cuộc đời một nghệ sĩ lưu vong đến nước Mỹ khi không còn tuổi trẻ.”

Bên cạnh những thành tựu đạt được trong phim ảnh thế giới, Kiều Chinh cũng đã tới với thế hệ trẻ gốc Việt khi nhận vai một bà nội thuyền nhân Việt Nam trong cuốn phim Vượt sóng, có tên tiếng Anh là Journey from the Fall.

“Tôi rất mừng, Kiều Chinh nói, khi thấy thế hệ trẻ gốc Việt theo ngành điện ảnh. Tuy lớn lên bên Mỹ, học hành bên Mỹ, nhưng tác phẩm đầu tay của họ lại hướng về Việt Nam. Đó là trường hợp của đạo diễn Trần Hàm, và nhà sản xuất Nguyễn Lâm khi thực hiện bộ phim ‘Vượt Sóng’. Tôi hân hạnh được làm việc chung với thế hệ trẻ khi đồng diễn với Diễm Liên với anh Long Nguyễn. Cuốn phim cũng được chào đón tại bên Mỹ cũng như là các đại hội điện ảnh. ‘Vượt Sóng’ cũng là một trong những cuốn phim được nhiều giải thưởng vô cùng tại Đại Hội Điện Ảnh Hoa Kỳ, Sundance Film Festival.”

IMG_7507
Và 2018: NCIS Los Angeles đồng diễn với Renee F.Smith & Andrea Bordeaux trong Episode 13 Cac Tu Nhan, Thu hình ngày 27 thang 11 2017
Trình chiếu: JAN 14, 2018 / CBS 



Vai diễn mới nhất của Kiều Chinh là trong bộ phim TV nổi tiếng NCIS Los Angeles, Episode 13 Cac Tu Nhan --tựa đề phim bộ kỳ này là chữ Việt không đánh dấu, có thể hiểu là Các Tù Nhân. Trong phim, Kiều Chinh vào vai một bà người Việt, nhập cảnh Mỹ nhờ một bà bạn người Mỹ bảo lãnh, đã thu hình 27 tháng 11 2017. Ngày này thuộc về năm điện ảnh thứ 60, nhưng ngày CBS trình chiếu là 14 tháng Một năm 2018, bắt đầu năm điện ảnh Kiều Chinh thứ 61.

Chúc mừng năm mới.

Vũ Đình Trọng

Lược thuật buổi trò chuyện Kiều Chinh và Nguyễn-Xuân Nghĩa.

[https://www.youtube.com/nguyenxuannghiadainamaxforum]



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong quá trình nhiều thập niên giảng dạy võ học và võ thuật, chúng tôi có sưu khảo, nghiên cứu nhiều môn võ Á châu và Thế giới để tìm hiểu, so sánh, chắt lọc tinh hoa nhằm nâng cao, canh tân cải tiến và hiện đại hóa một số kỹ năng võ thuật Việt Nam cho kịp đà tiến triển của võ học thế giới.
Hoan đặt chiếc ly không xuống mặt bàn ngổn ngang vỏ chai.
Nhiều người đã từng sống ở Miền Nam trước 1975 đồng ý với nhau rằng, chỉ cần nghe bài hát Ly Rượu Mừng của nhạc sĩ Phạm Đình Chương là đã thấy tết đến, xuân về.
Đã có những niềm tin rồi không màng nói đến Lặng thinh môi thở khô cằn
Tôi còn nhớ, chị tên Yến. Chị có một mái tóc dài chấm eo. Eo chị rất nhỏ, vóc dáng mảnh mai, xinh đẹp. Chị mang dòng máu nửa Hoa nửa Việt, ở đâu tuốt chợ lớn, đến nhà tôi mướn một góc mặt tiền để bán bánh ngọt.
Loài chó đã kết nghĩa từ lâu đời với con người khắp thế giới, trong đó có Việt tộc: di chỉ khảo cổ và truyền thuyết dân gian chứng minh dồi dào điều đó.
Truyện đăng trên tờ Sáng Tạo, số báo xuân Mậu Tuất 1958 đúng 60 năm trước.
Nhà văn Cung Tích Biền tên thật Trần Ngọc Thao, sinh năm 1937 tại Thăng Bình, Quảng Nam. Từ 1970 là giảng viên Trường Sĩ Quan Hành Chánh Sài Gòn. Ông giải ngũ năm 1973 với cấp bậc Đại úy. Sau đó làm Giáo Sư Thỉnh Giảng Viện Đại Học Cộng Đồng Quảng Đà, Đà Nẵng.
Bài thơ xuôi này được sáng tác trong lớp học làm thơ tài trợ bởi học bổng cộng đồng Jenny McKean Moore của đại học George Washington, Hoa Thịnh Đốn. Tôi nộp đơn và may mắn được tuyển chọn vào lớp này cùng với 14 thí sinh khác.
Cánh đồng trải rộng mênh mông ngút ngàn, nhìn xa xa chỉ thấy sương mờ tựa mây lãng đãng bay thấp, lòa xòa bôi xóa nhạt nhòa đường viền chân trời.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.