Hôm nay,  

Ngành Vũ Trụ Không Gian năm 2022 nhiều biến chuyển. Chúng Ta Mong Đợi Gì Vào Năm 2023?

13/01/202300:00:00(Xem: 5624)
vu tru
 
2022 là một năm ‘ăn nên làm ra’ với lĩnh vực vũ trụ không gian. Và 2023 hứa hẹn sẽ là một thời gian bận rộn khác của NASA, đặc biệt là vào khoảng cuối năm. (Nguồn: pixabay.com)
 
Dù NASA đã có những thành công vẻ vang với chương trình thám hiểm Mặt Trăng Artemis vào cuối năm ngoái, thực tế thì họ vẫn còn một thách thức chưa vượt qua: Con tàu vũ trụ chưa có chở theo người thật. Chỉ mang theo mấy con người mẫu, tàu vũ trụ Orion được phóng lên không gian để thử nghiệm xem nó sẽ hoạt động như thế nào trong hành trình bay tới Mặt Trăng và quay trở lại Trái Đất.
 
NASA đang tìm cách đưa các phi hành gia vào chuyến bay tiếp theo.
 
2023 hứa hẹn sẽ là một thời gian bận rộn khác của cơ quan vũ trụ này, đặc biệt là vào khoảng cuối năm. NASA có kế hoạch công bố phi hành đoàn bốn thành viên cho Sứ mệnh Artemis giai đoạn tiếp theo. Trong số những phi hành gia đó, có ba người từ NASA và một người từ cơ quan vũ trụ Canada. Trong Sứ mệnh Artemis II, được lên kế hoạch vào năm 2024, phi hành đoàn sẽ thực hiện chuyến bay vòng quanh Mặt Trăng. Đây sẽ là khúc dạo đầu cho cuộc đổ bộ của con người lên Mặt Trăng, dự kiến trong khoảng một hoặc hai năm sau đó, lần đầu tiên kể từ Sứ mệnh Apollo năm 1972.
 
Sự kiện tuyên bố phi hành đoàn là một trong một loạt các sự kiện được NASA lên kế hoạch cho năm tới. Giám đốc NASA Bill Nelson cho biết năm 2022 là một trong những năm thành công nhất trong lịch sử của NASA: Viễn Vọng Kính Không Gian James Webb gửi hình ảnh về Trái Đất, Sứ mệnh Artemis I đã hoàn thành và SpaceX phóng kỷ lục 61 lần. Nhưng “vẫn còn nhiều điều đáng mong đợi” vào năm 2023. Những điều đó là gì?
 
Robot trên Mặt Trăng
 
Ngoài Artemis II, NASA đang hợp tác với một số công ty tư nhân để gửi một đội tàu robot đổ bộ lên Mặt Trăng. Theo hợp đồng của NASA, hai chuyến bay đầu tiên sẽ do hai công ty thương mại là Intuitive Machines và Astrobotic thực hiện, được lên kế hoạch cho năm nay. Chưa có công ty, tổ chức thương mại nào từng đáp tàu vũ trụ trên Mặt Trăng.
 
Intuitive Machines hy vọng chuyến bay sẽ diễn ra vào khoảng giữa tháng 3 và tháng 5, và sẽ mất từ 4 đến 7 ngày để tàu đổ bộ tiếp cận bề mặt Mặt Trăng. Astrobotic cho biết tàu vũ trụ Peregrine của họ dự kiến ​​ra mắt trong quý đầu tiên năm 2023.
 
Một hợp đồng đổ bộ Mặt Trăng với đối tác khác
 
Cuối năm nay, NASA dự định sẽ ký một hợp đồng đổ bộ lên Mặt Trăng với đối tác khác để đưa các phi hành gia của họ đến bề mặt của Mặt Trăng và quay về Trái Đất. SpaceX đã giành được hợp đồng cho chuyến đi đầu tiên và một chuyến nữa sau đó. Tuy nhiên, hiện nay NASA đang muốn tìm một đối tác khác và sự cạnh tranh cho hợp đồng đó đã trở nên gay gắt.
 
Blue Origin, nhà sản xuất hàng không vũ trụ do Jeff Bezos thành lập, đã thua SpaceX trong vòng đầu tiên. Dynetics, một công ty con của Leidos, cũng có kết quả thua cuộc tương tự. Cả hai đang đấu thầu hợp đồng một lần nữa, mặc dù lần này, Northrop Grumman, công ty từng là thành viên của nhóm Blue Origin lần trước, đã chuyển sang nhóm và hiện đang hợp tác với Dynetics. Blue Origin đã chọn hai đối tác khác cho nhóm của mình là Boeing và Astrobotic. Những công ty đó tham gia một nhóm do Blue Origin lãnh đạo, bao gồm cả Lockheed Martin và Draper.
 
Chọn phi hành gia tham gia chuyến bay vòng quanh Mặt Trăng
 
Một trong những khoảnh khắc quan trọng nhất trong năm nay sẽ là khi NASA thông báo các thành viên của phi hành đoàn đầu tiên quay trở lại Mặt Trăng kể từ Sứ mệnh Apollo. Trong một cuộc phỏng vấn, ông Nelson cho biết ông hy vọng sự kiện này sẽ gây được tiếng vang lớn với công chúng Hoa Kỳ, giống như khi NASA công bố Mercury 7, phi hành đoàn đầu tiên của họ, bao gồm các tên tuổi như John Glenn và Alan Shepard, những người đã trở nên nổi tiếng chỉ sau một đêm.
 
Nelson nói: “Hãy nhớ lại cảm giác khi bảy người đầu tiên được giới thiệu và họ đã trở thành những cái tên quen thuộc. Cuộc sống cá nhân của họ cũng như gia đình của họ trở nên nổi tiếng, và tôi nghĩ Hoa Kỳ đã sẵn sàng cho điều đó một lần nữa.”
 
Boeing sẽ thực hiện sứ mệnh đầu tiên
 
Boeing sắp có một cuộc thử nghiệm lớn trong năm 2023. Năm ngoái, hãng đã cho phóng tàu vũ trụ Starliner tới Trạm Vũ trụ Quốc tế, con tàu không chở theo phi hành gia. Giờ đây, họ đang có kế hoạch chở theo các phi hành gia, mang đến cho NASA một tùy chọn tàu vũ trụ khác có khả năng đưa các phi hành đoàn lên và rời trạm không gian. Công ty đứng sau SpaceX, cũng có hợp đồng với NASA và lần đầu tiên đưa các phi hành gia lên trạm là vào năm 2020.
 
NASA cho biết sự chậm trễ của Boeing là do các vấn đề với động cơ đẩy của tàu vũ trụ trong chuyến bay chưa chở theo phi hành đoàn, cũng như đường lên trạm vũ trụ đang khá ‘kẹt xe.’ Khi Starliner có thể chở theo con người, NASA sẽ có ba phương tiện có khả năng chở các phi hành gia, cùng với tàu vũ trụ Orion và tàu vũ trụ Dragon của SpaceX.
 
SpaceX sẽ tiếp tục đưa các phi hành gia và hàng hóa lên trạm vũ trụ cho NASA bằng hỏa tiễn Falcon 9 và tàu vũ trụ Dragon.
 
Nhiều hỏa tiễn mới
 
Trong năm nay, có thể sẽ có thêm nhiều hỏa tiễn mới được phóng. United Launch Alliance, liên doanh giữa Lockheed Martin và Boeing, đã chuẩn bị cho lần phóng đầu tiên của hỏa tiễn Vulcan, sử dụng động cơ BE-4 do Blue Origin cung cấp. Hỏa tiễn sẽ được sử dụng để phóng các vệ tinh an ninh quốc gia cho Ngũ Giác Đài, cũng như các vệ tinh cho hệ thống Internet Kuiper của Amazon.
 
Relativity Space, một công ty mới thành lập có trụ sở tại California, sử dụng máy in 3D để sản xuất hỏa tiễn của mình, dự kiến sẽ phóng hỏa tiễn Terran 1 vào đầu năm nay. Rocket Lab đang tìm cách phóng hỏa tiễn Electron từ cơ sở của NASA ở Đảo Wallops, vào đầu năm nay sau khi vụ phóng bị hoãn lại vào tháng 12 năm ngoái.
 
Tuy nhiên, vụ phóng hỏa tiễn mới được mong đợi nhất trong năm nay là Starship của SpaceX.
 
Với chiều cao gần 400 feet và 33 động cơ ở giai đoạn đầu tiên, nó sẽ là hỏa tiễn mạnh nhất từng được phóng. SpaceX đã phát triển hỏa tiễn để có thể tái sử dụng hoàn toàn. Họ dự định thực hiện lần phóng lên quỹ đạo đầu tiên từ cơ sở ở South Texas và đã được Cơ Quan Không Lưu Quốc Gia (Federal Aviation Administration) chuẩn thuận sơ bộ.
 
Nhiều người được lên vũ trụ ‘du lịch’ hơn
 
SpaceX dự định sẽ đưa một nhóm hành khách khác lên quỹ đạo vào cuối năm nay, như một phần của chương trình Polaris được tài trợ bởi Jared Isaacman, một doanh nhân và nhà thám hiểm. Là phần thứ 2 trong sứ mệnh 3 phần, phi hành đoàn dự định sẽ thực hiện chuyến đi bộ ngoài không gian. Đây sẽ là chuyến đi bộ ngoài không gian đầu tiên của các phi hành gia không chuyên nghiệp.
 
Blue Origin cũng có ý định tiếp tục đưa khách du lịch đến rìa vũ trụ bằng hỏa tiễn cận quỹ đạo New Shepard. Năm ngoái, hỏa tiễn bị hư động cơ khi không có bất kỳ phi hành đoàn nào trên tàu, khiến con tàu phải tách ra khỏi động cơ đẩy. Công ty vẫn đang điều tra vụ việc và làm việc với FAA trước khi tiếp tục đưa các hành khách tư nhân đã đặt vé cho các chuyến du lịch ngoài vũ trụ.
 
Virgin Galactic, công ty du lịch vũ trụ do Richard Branson thành lập, đã không bay vào vũ trụ kể từ năm 2021. Họ đang tân trang các phương tiện của mình và chưa rõ khi nào sẽ thực hiện chuyến bay mới.
 
Việt Báo phỏng dịch theo bài viết “Last year was a huge year in space. Here’s what to look for in 2023.” của Christian Davenport, được đăng trên trang WashingtonPost.com.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cuối cùng thì các mẫu máy nghe tai cũng sắp ‘tạm biệt’ công nghệ cũ hàng thế kỷ nhờ một loại chip siêu nhỏ mới sử dụng sóng siêu âm. Chip âm thanh mới có thể mở đường cho một loại tai nghe chống ồn mới, có thể tái tạo ảo giác âm thanh đến từ nhiều hướng. Ngày 9 tháng 1, tại sự kiện CES 2024, công ty khởi nghiệp xMEMS lần đầu tiên giới thiệu chip âm thanh Cypress, có kích thước khoảng 0.25 x 0.25 inch (6.3 x 6.5 mm). Theo đại diện của công ty, con chip mới này sẽ được đưa vào các loại tai nghe nhét tai (earbuds) và tai nghe chụp đầu (headphones) từ cuối năm 2025.
Trong lúc tình hình chính trị ở Mỹ sôi bỏng mùa bầu cử 2024, tình thế chiến tranh Ukraine-Nga và Do Thái-Hammas vẫn tiếp tục đổ máu và đốt tiền, Trí Thông Minh Nhân Tạo (AI) lặng lẽ lật qua trang sử mới, mà ít ai quan tâm, vì sức sôi động ồn ào của thực tế. AI lặng lẽ tìm cách thoát khỏi bàn tay quản lý của con người, nếu gia tộc này được tự do, tự quyền sinh sống, sẽ trở thành một dân tộc lớn mạnh, một nguy cơ cho nhân loại tương lai. Tuy báo động này xa vời nhưng không thể không quan tâm, vì AI đang song hành sinh hoạt hàng ngày với hầu hết mọi người và tiếp tục trên con đường trưởng thành.
Bất kể chúng ta đang đứng ở đâu trên Trái đất, dưới chân chúng ta đều có nước chảy len lỏi bên dưới lòng đất. Nước ngầm cung cấp nước uống cho khoảng một nửa dân số thế giới và gần một nửa lượng nước dùng để tưới, tiêu dùng, giúp giữ cho các dòng sông, ao hồ và đầm lầy tồn tại qua thời kỳ hạn hán. Nước ngầm là nguồn tài nguyên có thể tái tạo, nhưng có thể mất hàng thập niên, thậm chí hàng thế kỷ để một số tầng nước ngầm phục hồi sau khi bị cạn kiệt. Những hiểu biết hiện nay về vấn đề này chủ yếu dựa vào việc ghi lại các đo lường mực nước trong các giếng ở những địa điểm khác nhau.
Công nhân tự động mới nhất của BMW cao 5'6", nặng 130 pound, đi bằng hai chân, sử dụng bàn tay năm ngón để lắp ráp máy móc – và được nghỉ giải lao sau mỗi 5 tiếng đồng hồ, tự đi đến trạm sạc và tự cắm điện.
Con người đang đua nhau khai thác tiềm năng to lớn của đại dương nhằm đẩy mạnh sự phát triển kinh tế toàn cầu. Trên toàn thế giới, các ngành công nghiệp dựa vào đại dương như đánh bắt cá, vận chuyển và sản xuất năng lượng tạo ra ít nhất 1.5 ngàn tỷ MK trong hoạt động kinh tế hàng năm và hỗ trợ 31 triệu việc làm. Giá trị này đã tăng theo cấp số nhân trong 50 năm qua và dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030.
Trong năm 2023, những sự kiện kinh tế chính trị chiếm hầu hết những trang báo chính. Chuyện ông Trump, chuyện Israel-Hamas, chuyện Nga-Ukraine là chủ đề chính để thiên hạ bàn tán. Không mấy ai để ý đến những thành tựu khoa học kỹ thuật. Một phần có thể là vì năm 2023 không có những phát minh mang tính đột phá kiểu như mạng internet, con chip điện tử của những thập niên trước. Tuy nhiên, nhiều thành tựu khoa học của năm qua được đáng giá là có ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhân loại.
Trong thời điểm hiện tại, khi nói đến trí thông minh nhân tạo (AI), người ta thường nhắc đến nhiều điểm xấu hơn là điểm tốt. Người ta nói đến kịch bản “ngày tận thế” với máy tính siêu thông minh, nói đến việc AI đưa tin giả... Những cảnh báo này cũng đáng quan tâm. Nhưng trên thực tế, AI vẫn có tiềm năng to lớn mang lại nhiều lợi ích cho nhân loại. Theo trang mạng https://theconversation.com, trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân ngày càng sử dụng nhiều công cụ hỗ trợ AI hơn để giải quyết các vấn đề đe dọa sức khỏe con người, môi trường, và an ninh lương thực. Các nhà nghiên cứu dự báo thị trường cho những công cụ này có thể đạt 12 tỷ USD vào năm 2032.
Toyota hiện nay là nhà sản xuất xe hơi lớn thứ nhì trên thế giới, với những mẫu xe đáng tin cậy, giá phải chăng rất phổ biến như Camry, Corolla, RAV4, Prius… Theo trang mạng Car And Driver, tuy có hơi chậm trong lĩnh vực xe điện, nhưng Toyota có nhiều loại xe dành cho những người yêu môi trường. Triết lý “Beyond Zero” của Toyota đã giúp khách hàng dù cần một chiếc xe gia đình rộng rãi, một chiếc xe bán tải, hay một chiếc sedan luôn có một chiếc xe điện Toyota để lựa chọn.
Lịch sử hạt nhân đầy dẫy những lần suýt gây ra tai nạn, mà thảm họa được ngăn chặn bởi con người. Họ tin tưởng vào phán đoán của chính mình, thay vì mù quáng theo dõi thông tin do máy móc cung cấp. Áp dụng trí tuệ nhân tạo vào vũ khí hạt nhân, làm tăng cơ hội mà trong thời gian sắp tới không ai có thể ngăn chặn được vụ phóng bom hạt nhân.
Tiếng hò reo chiến thắng tràn ngập bộ phận kiểm soát chương trình vũ trụ ở Bengaluru khi tàu đổ bộ Chandrayaan-3 nhẹ nhàng chạm vào bề mặt Mặt Trăng vào thứ Tư. “Ấn Độ đang ở trên Mặt Trăng,” S Somanath, chủ tịch Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ, mỉm cười và nói, vẻ mặt rõ ràng là nhẹ nhõm. Cảm giác về lịch sử có thể cảm nhận rõ ràng - không chỉ vì Ấn Độ chỉ là quốc gia thứ tư đáp xuống Mặt Trăng, sau Mỹ, Trung Quốc và Nga - mà bởi vì tàu đổ bộ Vikram của Chandrayaan-3 cũng là quốc gia đầu tiên chạm xuống gần cực nam chưa được khám phá của vệ tinh này.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.