Hôm nay,  

Việt Nam Hải Ngoại Đã Thành Hình

11/10/201400:00:00(Xem: 6727)
Thấm thoát đã 39 năm di tản ra ngoại quốc để tỵ nạn CS. Rõ rệt một Việt Nam Hải ngoại đã thành hình. 39 năm là khoản thời gian dài hơn một chút của thuật ngữa mà xã hội học gọi là thế hệ. Nhưng đối với người Việt tỵ nạn CS, đó là cả ba thế hệ – thế thứ nhứt, thứ một rưởi, và thứ hai -- chụm lại thành một cuộc hành trình đầy gian khổ nhưng cũng đầy vinh quang.

Thế hệ thứ nhứt người Việt Hải ngoại bây giờ đại đa số đã thất thập cổ lai hi. Cuộc đời đang mấp mé bờ sinh tử. Mươi, mười lăm năm nữa, những nhân chứng sống, mắt thấy, tai nghe, sống và làm nên của cuộc hành trình đáng ghi nhớ ấy khó mà tìm ra được nữa. Nhìn tới và nhìn lui không khỏi mừng. Ở hải ngoại lớp trẻ kế thừa dã làm tất cả những gì có thể làm dược và không tư bỏ cơ hội nào để thực hiện cỗ lệ ông bà VN: con có hơn cha để nhà có phước; sau hơn trước để đất nước có phần. Lớp trẻ hài ngoại có làm vẻ vang dân Việt, có giúp đem ánh sánh tự do, dân chủ, có chuyển lửa về quê hương được cho đồng bào còn đang kẹt ở VN, nơi mà câu nói bất hủ của Quái Kiệt Trần văn Trạch, “ Ở VN cây cột đèn biết đi cũng đi” tỵ nạn CS, vẫn còn có lý.

Cuộc hành trình tự có thể chia làm 8 giai đoạn:

(1) Di tản trước và sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, bằng máy bay Mỹ Việt, tàu Hải Quân và công và tư;

(2) Vượt biên bằng thuyền nan vượt đại dương hay bằng đường bộ lội sông lội rừng vượt biên giới Miên và Thái Lan;

(3) Đi bán chánh thức nhơn khi CS mặc thị cho người Trung Hoa đi khỏi nước để thu một người từ 8 lượng vàng trở lên và tich thu toàn bộ tài sản để lại;

(4) Mỹ can thiệp cho đi Mỹ những cựu quân, cán, chính Việt Nam Cộng Hoà bị tù cải tạo trên 3 năm trong chương trình HO;

(6) Mỹ kế đó giúp cho con cái thành niên của anh chị em HO đi theo sau cùng gia đình cha mẹ đối tượng chánh HO được đi trước, theo Luật McCain;

(7) Mỹ giúp cho định cư tại Mỹ những người đến trại Tỵ nạn CS sau khi Liên Hiệp Quốc đã chấm dứt chương trình thuyền nhân bị trả về VN;

(8) Và sau cùng là chương trình công dân và người định cư bảo lãnh thân nhân gia đình ra đi trong vòng trật tự. Mỗi giai đoạn đều có sắc thái riêng, có những người thành bại riêng.

Lịch sử cuộc hành trình là sự nghiệp chung của quần chúng. Trước nhứt nói về việc, kế tiếp nói về người đã làm nên cuộc hành trình đầy gian khổ nhưng đầy vinh quang ấy. Nếu nhìn sự kiện lịch sử VN, chưa có một cuộc di tản, di cư nào lớn như vậy. Suốt trong dòng lịch sử Việt cũng có di cư nhưng êm đềm, vì mưu sinh hơn là chánh trị. Cuộc Nam Tiến từ khi khi Cụ Trạng Trình Nguyễn bĩnh Khiêm khuyên Nguyễn Hoàng “Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân”, cuộc di cư vào Nam có đều đều nhưng không qui mô và cấp bách. Chỉ có hai cuộc di cư vì lý do chánh trị. Cuộc di cư của đồng bào Miền Bắc vào Nam tìm tự do sau khi đất nước chia đôi, Miền Bắc thuộc CS. Số người có đông thật nhưng chỉ có được 1 triệu người và vẫn còn ở trong đất nước, chỉ khác miền thôi. Cuộc hành trình không gian khổ bằng vì có quốc tế đến tại chỗ giúp đỡ theo Hiệp định Genève, có chánh quyền Miền Nam tổ chức tiếp đón và định cư.

Còn cuộc di tản sau 30 tháng tư năm 1975 ồ ạt, đông đảo, nguy hiểm hơn nhiều, ra khỏi nước nhà, ít hy vọng trở lại. Số người của VN Cộng Hoà được đưa đi, trốn ra đi và đi ra ra khỏi nước để tỵ nạn CS, còn sống sót đến bến bờ tự do khoản ba triệu và chết bờ chết biển non một triệu. Nếu nhìn vào lịch sử thế giới, nếu tính theo tỷ lệ số người, đường xa, và gian nguy, cuộc di tản này là vô tiền khoáng hậu trong lịch sử Việt. Máu, nước mắt, mồ hội, sinh mạng tài sản thiệt hại của người Việt di tản có khi hơn rất xa cuộc di tản của dân Do Thái ra khỏi Cỗ Ai Cập. Theo ước lượng của Phủ Cao Ủy Người Tỵ nạn của Liên Hiệp Quốc, có bao nhiêu thuyền nhân (boatpeople) đến được bến bờ tự do thì có bao nhiêu người chết dưới biển.

Lương tâm Nhân Loại chấn động. Cộng đồng thế giới bàng hoàng. Liên Hiệp Quốc và Phủ Cao Ủy người Tỵ nạn xem công tác giúp người Việt vượt biên là một công tác lớn nhứt thế kỷ của mình. Hầu hết các siêu cương trên thế gìới, đặc biệt thuộc văn minh Tây Phương đều có cho người Việt tỵ nạn CS đến định cư. Nước Mỹ là nước dang tay ra đón người Việt tỵ nạn CS đến định cư nhièu nhứt nhứt thế giới. Trong lịch sử chiến tranh trên thế giới, chưa có một nước đồng minh nào như Mỹ, sau 39 năm chiến tranh chấm dứt mà còn cho cứu khổn phò nguy, cứu giúp cho định cư những thân nhân của những đồng đội, đồng minh sa cơ thất thế như vậy.

Nhưng trong cái rủi lớn nhứt của dân tộc Việt, lại có cái may nhứt cho dân tộc Việt. Trong dòng lịch sử dài của người Việt, chưa bao giờ dân tộc Việt lại có cái may như cái may trong cuộc hành trình đã kéo dài đến nay được 39 năm nhưng chưa chấm dứt này. Cái may của Nguyễn Trường Tộ xin mở cửa để thu nạp văn minh cơ khí đã trình tấu mà bất thành, cái may của Phong trào Đông Du mong mỏi mà chưa đạt, cái may của nhiều nhà hàng tâm hàng sản, trí thức Việt thời Pháp thuộc, thời độc lập đệ nhứt và đệ nhị Cộng Hoà, muốn cho con du học nhưng vì quá mắc mỏ nên không có bao nhiêu người được đi; cái may của những sinh viện dậu Cao học, Tiến sĩ Mỹ thời VNCH xin ở lại Mỹ cũng không được; tất cả những cái may phước đó “trùng lai” cho 3 triệu người Việt vượt biên, tỵ nạn CS ra khỏi nước để tìm tự do.

Thư tịch Việt Nam thêm một bộ môn về văn hoá, văn học người Việt Hải ngoại. Khó mà kể hết những tác phẩm viết về người Việt Hải ngoại đã phát hành. Và còn dài dài nhiều những tác phẩm về loại ấy nữa. Nhiều đại học Mỹ, nhiều cơ quan chánh phủ và phi chánh phủ đã cấp quỷ tài trợ những dự án nhân dạng về người Mỹ gốc Việt. Viện bảo tàng Tiêu bang Cali, Viện Bảo Tàng Simithsonian chuyên về nghệ thuật Nhân Loại đang hình thành phòng trưng bày về người Mỹ gốc Việt. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ” và hầu như tất cả báo chí, sách vở tiếng Việt đều có và đã đề cập đến cuộc hành trình đầu gian khổ nhưng đầu vinh quang này. Và còn dài dài nữa… nhưng chưa cạn ý.

Nói sao hết những vui buồn của người Việt Hải ngoại trong giai đoạn đầu của cuộc hành trình chưa chấm dứt này. Nhưng sẽ thiếu sót lớn nếu không làm nổi bật những yếu tố văn hoá tinh thần và vật chất của người Việt hải ngoại, những phạm trù văn hoá xã hội học cho là thiết yếu cấu thành một nền văn hoá nói chung trên phương diện học lý. Trước tiên là biểu tượng. Văn hoá không thể có nếu không có biểu tượng. Biểu tượng là bất cứ thứ gì đại đa số những người sống trong một nền văn hoá đó thừa nhận và cho có một ý nghĩa đặc biệt.. Con người là sinh vật duy nhứt biết tạo cho mình một nền văn hoá, có khả năng làm ra biểu tượng cho nền văn hoá của tập thể, xã hội của riêng mình. Biểu tượng được thừa nhận, thân thuộc đến mức xem như đương nhiên có. Nhưng khi ai đó làm một hành động phản văn hoá, chống lại biểu tượng, như đốt lá quốc kỳ thì sẽ thấy phản ứng trong tâm tư và hành động ngay.

Biểu tượng thứ nhứt căn bản, thiết yếu nhứt và quan trọng nhứt là ngôn ngữ. Ngôn ngữ giúp cho người cùng văn hoá thông cảm nhau và giúp cho thế hệ này truyền đạt văn hoá cho thế hệ sau. Sở dĩ phải dông dài phân tích ý nghĩa xã hội học về ngôn ngữ, là để làm nổi bật công trình khó khăn bảo tồn tiếng Việt. Khó vì đang ở trong lòng nền văn minh Tây Phương ngôn ngữ hoàn toàn khác lạ.Tây Phương đa âm, VN đơn âm. Khó vì tiếp nối tiếng nói liên tục theo điệu người Việt Quốc gia đã xài từ khi Hà nội mất, Saigon mất vào tay CS. Nhưng với quyết tâm sắt đá, riêng tại Mỹ quốc gia người Việt định cư đông nhứt, tại các vùng người Việt quần cư như California, Texas tiếng Việt được thừa nhận như một sinh ngữ thứ hai, có lớp dạy từ ở đại học nổi tiếng như Berkeley và trường nhỏ như Bolsa Grande. Văn hoá phẩm viết bằng tiếng Việt số lượng và đầu sách báo lớn và nhiều làm ngạc nhiên nhiều sắc tộc gốc Á Châu như Trung Hoa, Nhựt bổn, và Phi luật Tân ngạc nhiên. Truyền thông đại chúng tiếng Việt Hải ngoại sung mãn, cộng đồng người Việt nào cũng có. Truyền thanh, truyền hình, báo chí lên vệ tinh loan truyền khắp thế giới, đầy tràn xa lộ thông tin Internet. Chẳng những thế, người Việt hải ngoại còn nỗ lực dùng ngôn ngữ để truyền đạt văn hoá cho các thế hệ mai sau. Nhiều tờ báo, nhiều cơ sở tôn giáo, hội đoàn mở hết lớp dạy tiếng Việt này đến lớp khác. Nhưng có một đặc điểm chung, một đồng thuận mặc thị, là không chịu dùng những sách học vần, tập đọc, lịch sử do các Toà Đại sứ Việt Công tìm cách đưa vào, cho không. Còn trong ngôn ngữ viết và nói, tránh không dùng những chữ CS Hà nội du nhập vào Miền Nam. Những chữ thường dùng như chữ “đồng tình” của CS thay cho chữ đồng ý của Miền Nam, những chữ chánh trị như “sơ tán” (sétaner), “sô vanh” (chauvin) bắt chước của Pháp, hay “hồ hởi, phấn khởi, ưu việt, xã hội chủ nghĩa”, bắt chước của Tàu Cộng, người Việt Hải ngoại dùng để ngạo, chớ không phải để nói chuyện bình thường.


Biểu tượng người Việt hải ngoại cố gắng bảo tồn và đã khá thành công là lá quốc kỳ VN, nền vàng ba sọc đỏ. Nếu thời sơ khai, kinh tế săn băn, hái lượm, con người sống thành bộ lạc, chọn vật tổ (totem) là biểu tượng của bộ lạc, thi thời đại văn minh quốc gia đô thị, quốc gia dân tộc con người chọn lá quốc kỳ là biệu tượng của quốc gia. Quốc kỳ được tôn vinh trở thành thiêng liêng đến mức các nhà xã hội học xem như gần như tôn giáo (quasi -religious). Và ngưòi Việt Hải ngoại đã linh hoạt làm được điều đó đối với tập thể sống chung và đối với cư dân địa phương nơi định cư. Linh hoạt vì người Việt Hải ngoại, quốc gia cũ đã không còn pháp nhân công pháp, chưa có chánh quyền, chưa giành lại được lãnh thổ, mất thế công pháp quốc tế ngoại giao, nên vận động chánh quyền sở tại thừa nhận Cờ Nền Vàng Ba Sọc Đỏ là biểu tượng Tự do, Dân Chủ của người Việt Hải ngoại. Điểm xuất phát từ Tượng Đài Chiến sĩ Việt Mỹ ở thành phố Westminster và từ đó và từ ấy biến thành phong trào lan toả ra cả chục tiểu bang và hàng trăm thành phố, quân hạt Mỹ, và bắt đầu vượt đại dương sang Úc Châu, lên Canada. Nhơn dân Mỹ ủng hộ đem treo lên đỉnh Everest cao nhứt của dãy núi thiêng Hymalaya, nóc nhà của thế giới. Quân đội Mỹ ủng hộ cho treo ở Chiến trường Iraq, ngày Lễ Lao động Mỹ và 30 tháng tư 2005.

Những biểu tượng kế tiếp là các phong tục, lễ lộc truyền thống đều được gìn giữ và kỷ nhiệm long trọng. Gia đình VN như cây tre bị bứng gốc từ bên kia đông bán cầu sang tây bán cầu, từ miền nhiệt đới sang ôn đới, từ ở bển là đêm sang bên nây là ngày, nhưng gia đinh VN vẫn sống mạnh, sống hùng. Tinh thần gia đình VN, sự gắn bó của gia đình VN đã giúp cho lớp trẻ người Việt tốt nghiệp đại học tỷ lên ngang người Mỹ Trắng, giúp cho người Việt là sắc dân mua nhà tỷ lệ cao dù mới chân ướt chân ráo, giúp cho tiểu thương do người Việt làm chủ phát triển nhanh và mạnh nhứt ở Mỹ. Món phở VN được Mỹ hoá thành “pho” của Mỹ; món chả giò VN là món ít khi thiếu trong các cuộc tiếp tân ngoại giao Mỹ. Tỷ lệ ly dị vợ chồng, và bạo hành gia đình, bạo hành đường phố của người Việt Hải ngoại tại Mỹ thấp nhứt trong các sắc dân thiểu số.

Trong môi trường hoàn toàn tự do, tất yếu các hội đoàn, đảng phái lịch sử, và các cộng đồng non trẻ người Việt hải ngoại có khi phân hoá và chia rẻ. Nhưng mẫu số chung VN vẫn còn. Tết nhứt, lễ Bà Trưng, Bà Triệu phe này hay phái kia, dù không thuận nhau đều tổ chức, không ai nỡ nào bỏ qua. Công cuộc chống Cộng tuy có khác nhau về cách làm, nhưng cùng cứu cánh là đem lại tư do, dân chủ, nhân quyền cho đồng bào trong nước, như các tôn giáo dù khác tín lý nhưng vẫn đấu tranh cho tự do tôn giáo.

Nói tóm trong 30 năm đoạn đầu của cuộc hành trình tìm tự do, người Việt Hải ngoại đã tự tạo gần đủ điều kiện bằng việc làm tạo thành sự kiện – ngôn ngữ, biểu tượng, lối sống, kinh tế – khả dĩ có thể trở thành một Việt Nam hải ngoại, kiểu Đài Loan đối với Trung Công. Nhưng hành trình chưa chấm dứt vì chưa đạt mục tiêu là đem lại tự do cho đồng bào trong nước, liệu thế hệ thừ hai, thứ ba có kề vai gánh vác như cha anh hay không?

Thứ hai, kế đến là những minh họa cho những gì đã phân tích ở trên. Là những người vượt biên, vượt biển ra khỏi VN sau năm 1975, người Việt hải ngoại đã chứng kiến nhiều sự kiện bi thương diễn ra ngoài sức tưởng tượng của mọi người dân miền Nam. Bọn “cách mạng 30”, mang băng đỏ chạy ra khắp đường phố hò hét, hoan hô “cách mạng thành công”, bắn súng loạn xạ để thị uy. Các bằng hữu không dám nhìn nhau vì không ai tin ai, vì người nào cũng có thể là nằm vùng cho VC. Trẻ con trong nhà được cán bộ, bộ đội và “cách mạng 30” dạy dỗ tố cáo cha mẹ, vợ chồng cũng e ngại nhau, nếu có hơi bất hoà gì trong nhà. Thời gian tính đến ngày cuối năm 1976, CSVN lúc đó được gọi là thời kỳ Quân quản, là thời kỳ hỗn độn nhứt, nghĩa là CS muốn bắn giết ai trả thù hoặc đưa đi vùng kinh tế mới tùy ý họ. Họ đã đổi tiền hai lần, giới hạn mỗi gia đình chỉ được đổi lấy 200 đồng bạc mới mà thôi, nghĩa là chỉ đủ sống trong vòng một hai tháng. Tiếp theo đó, sinh hoạt của người dân xuống cấp và xáo trộn hoàn toàn. Cuộc sống tự do, no đủ mà họ đang hưởng không cánh mà bay và phải nhận chịu cái cảnh “xếp hàng cả ngày” do “cách mạng” vừa mang lại. Người dân phải xếp hàng từ 4 giờ sáng, hoặc phải ngủ qua đêm trước cửa gian hàng, đợi đến chiều tối mới mua được một ít thứ thật cần thiết như gạo, đường, muối, dầu hôi, bo bo, hoặc khoai sắn.

Còn luật pháp thì ôi thôi! Tòa án nhân dân xử tùm lum, tá la, tiêu biểu như xủ tại rạp hát Kinh đô củ ở Tân Định, Saigon. Chánh án đọc bản án đã viết sẳn, một hai tang vật được đưa ra, (không biết tang vật lấy từ đâu ra) vì phạm nhân không được nói một lời nào, và cũng không có luật sư biện hộ. Sau khi bị kết án tử hình, tội nhân bị đưa ra nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi xử bắn. Khó mà tưởng tượng có một thứ luật man rợ nào như thế trong xã hội loài người ơ thế kỷ 20.

Vượt biên, vượt biển kinh hồn nhưng vẫn đi tìm tư do. Cướp Thái Lan, tàu chìm vì sóng gió, thuyền nan vượt dại dương. Ssự sống và chết ở biển cả đều do Trời định liệu.

Trước khi may mắn được vào đất liền, mọi người đều bị say sóng, nằm la liệt trong tàu, phóng uế hôi thối, nên coi như kiệt lực đến nổi 1 lon Guigoz sữa dùng để tát nước ra khỏi tàu cũng không làm nổi. Người tỵ nạn CS ta đã trả giá tự do bằng mạng sống, bằng thân xác, bắng bất cứ cái gì quí giá nhứt trong đời.

Chương trình định cư do Hoa Kỳ theo diện HO, ODP, PIP, đã chấm dứt từ năm 1989, nhưng cho đến nay người VN yêu tự do vẫn còn tiếp tục trốn chạy khỏi chế độ CS Hà nội bằng mọi giá, mọi phương cách. Các cô gái trẻ đẹp VN chấp nhận làm vợ của những ông già Bombay râu tóc xồm xoàm, răng lợi bồng bềnh, gốc làm gác gian, để được rời khỏi VN - Lấy chồng già tật nguyền Đài Loan, Trung quốc, Mã lai, Singapore.. tự nó đã nói lên một chế độ cai trị quá bạo tàn, bạc ác của CSVN. Ngẫm nghĩ lại mà thấm thiá cho thân phận con người VN đang bị quốc nạn. Ôi tự do! Tự do sao mà quá đắt!

Tuy nhiên, cuộc đời cũng có luật bù trừ. Trong sự đau khổ cùng cực của dân tộc, hang triệu người đã hy sinh nơi biển cả, rừng sâu, nơi trại tù tập trung cải tạo. Nhưng chúng ta còn được hơn 3 triệu người dân VN đã tìm được tự do, đã bật dậy phát huy mọi khả nang để tiến đến 1 vị trí chính trị, kinh tế, xã hội hơn cả nước VNCS, và đang hình thành một VN hải ngoại với đầy đủ phẩm chất và phẩm cách của nước VN văn minh trên thế giới như Đài Loan, Tân gia ba.

Về chính trị, văn hoá, VN Hải ngoại tuy là rải rác khắp năm châu, nhưng chắc chắn là thể chế tự do dân chủ pháp trị, có một thứ ngôn ngữ VN tiếp nối văn hoá của miền Nam VN trước năm 1975 và khác với ngôn ngữ của người CSVN.

Về kinh tế - Người VN hải ngoại đã gởi về cho thân nhân hơn 7 hay 8 tỷ Mỹ kim mỗi năm, đó chỉ là những số tiền “tip” của chúng ta - chất xám, nhân tài của chúng ta đã có mặt khắp nơi trong mọi ngành nghề. Những chất xám như những Đinh Việt, bác học Eugene Trịnh, bác học Dương Nguyệt Ánh, bác học Trần Kim Huy, những triệu phú mới, những Trần Thái Văn, Hubert Vũ và vô số các Bác sĩ, Kỹ sư, Luật sư sẽ đóng góp lớn lao cho đất nước Việt Nam. Còn thành công kinh tế không thiếu hãnh diện. Ở Miền Tây Mỹ, một nhà buôn ở Thốt Nốt Ô. Lê văn Bá trở thành người chủ cả một hệ thống kinh doanh Lees Sandwich. Một người Việt gốc Hoa, Ô Triệu Phát trở thành một đại thương gia được Tổng Thống Mỹ mời làm cố vấn sắc tộc người Mỹ gốc Á châu. Ở Miền Đông Mỹ, một triệu phú Trần đình Trường hằng tâm hằng sản giúp cho người Việt khi có chuyện lên tranh đấu ở Miền Đông. Nhưng cũng có những người gặp cảnh khó khăn vì ở tù VC lâu, qua Mỹ trễ. Một cựu Tỉnh Đoàn Trưởng Xây Dựng Nông Thồn tỉnh Thừa Thiên, Ô. Nguyễn ngọc Cứ đến Mỹ trễ, tiếp tục công tác đoàn thế tới phút nhắm mắt xuôi tay trong nhà dưỡng lão. Nhưng bè bạn thân hữu không bỏ rơi. Bài viết của Cựu Dân biểu Nguyễn Lý Tưởng và Bùi Văn Nhân được nhiều người đọc, làm đám táng của Anh vô cùng ấm cúng với bè bạn đến tiễn bạn ra đi. Những cáo phó phân ưu của người Việt, hưởng thọ trung bình trên 70 tuổi. Nếu còn ở VN với CS, lo sợ, thiếu thốn, khổ sở đã làm mồ xanh cỏ sớm rồi.

Trước đây, người CS Hà nội đã đày đoạ khinh miệt dân miền Nam chúng ta, ngày nay họ thèm khát muốn ôm lấy bằng cách ve vản, dụ dỗ “khúc ruột ngàn dặm” cuả tổ quốc Việt Nam. Đó là lời nói của những người trong sọt rác Chủ nghĩa Mác Lê còn sót lại trên quả địa cầu này!. Chúng ta không cần lưu ý.

Tóm lại, khả năng người công dân của thực thể VN hải ngoại không thua bất cứ một quốc gia nào trên thế giới. Do đó, chúng ta có thể đi đến kết luận “Chính thể tự do dân chủ sẽ đưa dân tộc đến chỗ văn minh phú cường, còn chế độ độc tài đảng trị chỉ đưa đất nước xuống hố sâu vực thẳm của đói nghèo lạc hậu mà thôi.”(BVN)

Ý kiến bạn đọc
03/04/201518:18:54
Khách
"Văn hóa phẩm viết bằng tiếng Việt số lượng và đầu sách-báo lớn và nhiều,làm ngạc-nhiên nhiều sắc tộc gốc Á-châu như............................"
Dường như ông nầy đang "mơ giũa ban ngày"hay là vui đùa cùng khỉ.!!!Văn hóa phẩm,báo chí toàn dùng ngôn ngữ vc,mà ông hí-hững vui-mừng,bài viết của ông chỉ nói nhãm nhiều hơn và làm cho đầy trang báo.Chẳng có giá trị để suy-ngẩm.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong hầu hết các sinh hoạt cộng đồng của người Việt hải ngoại có phần nghi thức long trọng và tôn kính:
Tất cả các thành viên trong Ủy Ban Xây Dựng Nghĩa Trang Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa xin gửi lời chào thân ái đến tất cả Quí Vị Hội Viên
Nghe tin BBC “Quảng Trị đang diễn ra trận đánh khốc liệt. Đồng bào phải chạy tản cư vào Huế, Đà Nẳng...
Trong tuần qua Uỷ Ban Xây Dựng Nghĩa Trang Quân Cán Chính VNCH Hải Ngoại [ UB]có nhận được 10 ngân phiếu của quí ông bà:
Đơn xin gia nhập Hội viên (download từ website www.nghiatrangbienhoa.org hay liên lạc văn phòng:
Có các lớp toán Trung và Tiểu học: Từ lớp 3 đến 12, và Việt Ngữ gồm có đàm thoại và viết văn, do các giáo sư tốt nghiệp và hành nghề tại Mỹ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.