Hôm nay,  

Nghĩa Trang Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hoà Thành Tố Của Việt Nam Hải Ngọai

20/09/201400:00:00(Xem: 3807)
Nhà văn Mỹ Dung hay Yung Krall, tác giả quyển sách song ngữ Việt, Anh “Ngàn Giọt Lệ Rơi, Thousands Tears Falling”, trên dạng bản email của Cô luôn có câu tiếng Anh, “WE DO NOT LIVE IN VIETNAM...VIETNAM LIVES IN US”( Chúng Ta Không Sống Ở Việt Nam, Việt Nam Sống Trong Chúng Ta). Niềm tin và hy vọng của nhà văn Mỹ gốc Việt này đã đang thành sự thật. Trong nhiều bài, nhiều người Mỹ, Úc, Pháp, Nhựt, vv gốc Việt đã minh hoạ sự hình thành của Việt Nam hải ngoại này. Nào quốc kỳ VN nên vàng ba sọc đỏ được hàng chục tiểu bang, hàng trăm thành phố Mỹ, hàng nhiều nước thừa nhận là biểu tương của người Việt Quốc gia. Nào các hội đoàn quân dân cán chính, đủ mọi binh chủng, đủ mọi ngành nghề hình thành và sinh hoạt. Nào các hội ái hữu, hội đồng hương hầu hết của các tỉnh, các trường tái xuất hiện như Việt Nam tái hiện ở hải ngoại.

Nhờ cảm nghĩ thuộc về nhau, nhờ tiến bộ khoa học kỹ thuật tin học, tin tức đi nhanh như ánh sáng, người Việt, gia đình Việt, công đồng di tản định cư ở năm châu bốn biển, liên lạc nhau, thân thiện nhau, cùng đứng trên lập trường Quốc gia dân tộc Việt và mẫu số chung chánh trị-- nên trở thành một Việt Nam Hải Ngoại.

Một công tác đang thành hình là xây dưng Nghĩa Trang Quân Cán Chính VN Cộng Hoà Hải ngoại để tưởng niệm những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà vì dân chiến đấu vì nước hy sinh, ngay tại Hải Ngoại trong vùng gần Little Saigon, thủ dô tinh thân của người Việt hải ngoại.

Việt Nam Hải ngoại là một thực thể ít ai tưởng tượng có được khi rơi nước mắt rời đất nước ra đi tỵ nạn CS. Một kỳ công do chính quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa đã làm trên đường lưu vong tỵ nạn CS sau khi Việt Nam Cộng Hòa vì chiến lược tòan cầu của Mỹ thay đổi, Việt Nam Cộng Hòa bị văng miễng, thua một trận 30-4-1975 – nhưng không thua một cuộc chiến tranh, Chiến Tranh Quốc Cộng.

Việt Nam Hải Ngọai tuy không có tuyên bố, tuyên ngôn, chánh phủ lưu vong như Pháp Quốc Hải Ngọai - France dOutre Mer- doTướng De Gaulle đã làm sau khi lưu vong để từ điểm tựa đó kết họp, điều hợp công trình tranh đấu và chiến đấu phục quốc trở về Mẫu Quốc - France.

Người Việt tỵ nạn CS làm mà không nói. Bằng nhiều phương tiện, qua nhiều giai đọan, từ nhiều nơi, nhiều nước, nhiều cá nhân, đoàn thể định cư đông nhứt ở ba châu Bắc Mỹ, Tây Âu, Úc Châu, không phân biệt tôn giáo, địa phương, giới tính,v.v; từ con tim và khối óc VN, từ lịch sử VN 4000 năm, từ tinh thần bất khuất 1000 năm chống giặc Tàu, 100 năm chống giặc Tây, mấy chục năm chống Cộng sản từng ngày, người Việt tỵ nạn CS cảm thấy thuộc về nhau (sense of belonging) cùng liên kết, hòa họp nhau thành một Việt Nam Hải Ngọai.

Tiến bộ khoa học kỹ thuật của thời đại Tin Học biến Trái Đất thành xóm nhà, các dân tộc thành láng giềng càng giúp cho người Việt Hải Ngọai tuy ở xa ngàn dặm mà tình đồng bào gần nhau trong gang tấc. Và nguồn gốc, căn cước tỵ nạn CS làm cho người Việt Hải Ngọai đứng chung trong một lập trường Quốc, chánh nghĩa tự do, dân chủ, nhân quyền, và dưới một quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ dù ở Úc, ở Pháp, ở Mỹ hay Canada, v.v. Để có một Việt Nam Hải Ngọai để đối kháng với Việt Nam Cộng sản đang bị Đảng Nhà Nước CS độc tài đảng trị tòan diện thống trị, để tranh đấu cho tư do, dân chủ, nhân quyền cho hơn 90 triệu đồng bào còn kẹt nằm trong gọng kềm CS.

Đó là vốn quí nhân tài vật lực mà Tổ Quốc VN “mong cho mai sau” để khôi phục, tái thiết, phát triển nước nhà VN khi CS Hà nội sụp đổ. Các nước CS Đông Âu, Nga không có đối lực, tiềm năng này nên công cuộc giải trừ cộng sản, dân chủ hóa, phục hồi kinh tế đất nước chậm. Còn Cộng Đồng hải ngoại Trung Hoa, Ấn Độ, Cuba, nhứt là Do Thái ở Mỹ đã giúp cho nước nhà vô vàn tiến bộ. Cái mộng của Nguyễn Trường Tộ, của Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, Tây Du, Đông Du đã thành hiện thực.

Không phải dễ gì cho một quốc gia nào đó có thể có được một cộng đồng ở hải ngoại trong lòng văn minh Tây Phương như VN. Nhứt là ở Mỹ bởi vì cơ hội được cho nhập cư hàng loạt rất hiếm. Trong khi thực tế đòi hỏi cần phải có một số lượng đông đủ nào đó mới thành một cộng đồng được. Thí dụ ở Mỹ phải trên một hai triệu người, nên anh chị em đi trước trong cuộc di tản sau 30-4-75 ở Mỹ đã nỗ lực vận động nhiều Tổng Thống Mỹ tăng số lượng cho thuyền nhân, cho HO, cho ODP người Việt để đạt được túc số trở thành cộng đồng đủ số, đủ thế và lực để phát triển.


Tuy bây giờ các cộng đồng người gốc Việt thành tố của Việt Hải Ngoại tại nhiều nơi chưa g tổ chức “thống nhứt” kim tự tháp như nhiều người mong mỏi, nhưng đã “ thuần nhứt” qua liên kết theo chiều ngang trong nhiều vấn đề. Nhứt là trong các lễ hội truyền thống, đấu tranh chánh trị chống CS, đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN. Cộng đồng này đang hoạt động liên kết nhau với nhau như liên bang của Mỹ. Đó là một Việt Nam Hải Ngọai về hình thức và nội dung.

Đáng kính phục thay những người dành công của, sức lực và thì giờ, “ăn cơm nhà ra vác ngà voi hành tổng” để phục vụ cộng đồng, thành tố của VN hải ngọai.. Được khen thì ít, bị chê lại nhiều, nhưng tinh thần cộng đồng trong tim óc vẫn mạnh hơn những tiếng bấc tiềng chì ra vào vốn phải có trong sinh hoạt quần chúng.

Quốc tế vận của các cộng đồng Việt Nam Hải ngọai rất lớn và hữu hiệu. Liên Âu đưa CS vào nhốt chung với Đức Quốc Xã. Vấn đề nhân quyền VN, tự do tôn giáo VN đi vào Quốc Hội và Ngọai Giao Mỹ. Vấn đề Trung Cộng cướp biển dảo của VN và VC thông đồng trở thành vấn đề quốc tế.

Tại Mỹ tính đến năm thứ 39 đã có cả chục tiểu bang, cả trăm quận hạt, và thành phố chánh thức công nhận quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ được treo ngang hàng với quốc kỳ Hoa Kỳ tại các cơ quan hành chánh, trong các trường học, cũng như trong các lễ hội. Số đơn vị chánh quyền tiểu bang và địa phương này nằm trong lãnh thổ của hơn 25 tiểu bang – với dân số hơn phân nữa dân số nước Mỹ.

Chính CS Hà nội còn phải than. Thứ Trưởng Ngoại Giao CS Hà Nội, Nguyễn Đình Bin, mấy năm trước đã từng than vản, nói tại trụ sở Ngân Hàng Thế Giới, “Hiện nay có hai vấn đề nổi cộm và xúc phạm không thể chấp nhận được, và đã cản trở sự phát triển quan hệ với Hoa Kỳ. Đó là dự luật Nhân Quyền và sự kiện một số thành phố hay thị trấn của Hoa Kỳ đã đưa ra nghị quyết công nhận cho treo cờ 3 sọc của chế độ thân Mỹ từ 28 năm qua vẫn còn tồn tại”.

Và bây giờ “hai vấn đề” đó công thêm vấn đề đất và biển CS Hà nội triều cống cho Trung Cộng trở thành vấn đề kẹt lớn cho CS Hà nội. Chánh quyền Mỹ nói chung trong dó có Hành Pháp và Quốc hội mới đây còn nhứt quyết tuyên bố đại ý Hà nội muốn phát triễn dối tác chiến lược với Mỹ điều thiết yếu là cải thiện nhân quyền. Các nước cấp viện cho VNCS mới đây đòi hỏi CS Hà nội phải cải thiện nhân quyển.

Được như thế là nhờ nhiều cộng đồng VN gộp lai như một Việt Nam Hải vận dụng một cách khéo léo và hữu hiệu việc hội nhập vào dòng chánh kinh tế, chánh tri, quân sự, văn hóa, giáo dục, xã hội. Tại Mỹ nơi đông người Việt định cư nhứt thế giới, chiếm phân nửa tổng số người tỵ nạn CS trên thế giới, kinh tế tài chánh sở hữu của người Việt thừa sức phục hồi nền kinh tế nước nhà khi CS sụp đổ. Người Việt đã đi vào Quốc Hội tiểu bang, liên bang, ngồi ghế Thứ Trưởng Bộ Liên bang, chủ nhiệm bộ môn đại học, tướng lãnh đứng chỉ huy hành quân chiến đoàn Thủy Quân Lục Chiến thiện chiến và Hạm trưởng Hải Quân. Lá phiếu người Việt chưa tự làm ra được một tổng thống, một nghị sĩ, dân biểu liên bang nhưng đã biết liên kết làm thành giọt nước tràn thắng cử cấp liên bang. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học Mỹ ngang hàng với người Mỹ Trắng. Kiến thức khoa học kỹ thuật người Việt qua dư thừa để tái thiết nước nhà.

CS Hà Nội khan cổ kêu gọi đầu tư, mời mọc chất xám, dùng quá thừa mỹ từ để tuyên truyền chiêu dụ “khúc ruột ngàn dặm của quê hương”. Nhưng uổng công vô ích, về chơi thì có, bỏ chút tiền giúp cho bà con trong cơn ngặt hay giúp cho bà con làm ăn thì có, chớ làm việc cho CS thì không. Vì đại đa số đều nhớ nguồn gốc, thân phận, căn cước của mình, của gia đình, của công dồng mình là Việt Hải Ngoại tỵ nạn CS, là người Quốc Gia yêu tự do, dân chủ vốn là khắc tinh của CS Hà Nội độc tài, đảng tri toàn diện. Mục tiêu cuối cùng, cứu cánh sau rốt vẫn là giành lại tự do, dân chủ cho đồng bào trong nước.(BVN)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đáp lời kêu gọi của Uỷ Ban, sơ khỏi hai bàn tay và hai tấm lòng vàng đầu tiên hưởng ứng một cách rất chơn tình: Chiến hữu Hội viên Đặng Hữu Khuyên ở San Jose, Nguyễn Văn Cung ở Little Saigon,
Hai tuần trước ngày 22, tháng 8, năm 2014, TM. Ủy Ban Xây Dựng Nghĩa Trang Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa,
Văn hoá có thể có ba hình thái: văn hoá hữu hình, văn hoá vô hình và văn hoá tổng hợp. Gần 40 năm sau cuộc di tản lớn nhứt trong dòng lịch sử Việt,
Trong những lần họp vừa qua của Ủy Ban Xây Dựng Nghĩa Trang Quân Cán Chính VNCH, các thành viên của Ủy Ban gồm Ban Chấp Hành,
Từ trần ngày 30 tháng 8, năm 2014, tại Saigon (Việt Nam), hưởng thọ 76 tuổi.
Tuy Hoa hay tâm sự với các con, nhưng không biết giới trẻ hiện nay sống tại xứ Mỹ Tự Do với vật chất dư thừa, chúng có thấu hiểu những nỗi lòng,
Hôm nay xin được nói về gương dũng cảm của các anh hùng phi công Nam Việt Nam.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.