Hôm nay,  

Nghĩa Trang Quân Cán Chính VNCH Hải Ngoại: Một Công Trình Văn Hoá Tổng Hợp

13/09/201400:00:00(Xem: 3313)
Văn hoá có thể có ba hình thái: văn hoá hữu hình, văn hoá vô hình và văn hoá tổng hợp. Gần 40 năm sau cuộc di tản lớn nhứt trong dòng lịch sử Việt, người Việt tỵ nạn CS ở hải ngoại, đặc biệt là người Việt định cư tại Mỹ, một quốc gia cho người Việt định cư nhiều nhứt trên thế giới, đã bảo tồn và phát huy văn hoá vô hình hay tinh thần của quốc gia dân tộc Việt rồi. Nào bão tồn tiếng Việt trong cộng đồng Mỹ gốc Việt, thể hiện niềm tin tiếng Việt còn người Việt còn. Một việc làm rất khó vi tiếng Anh là chuyển ngữ bó buộc trong văn hoá, giáo dục, hành chánh ở Mỹ. Tiếng Anh lại đa âm khác tiếng Việt độc âm.

Nào không sống được với CS đang tạm chiếm nước nhà VN, người Việt hải ngoại mang hồn thiêng sông núi VN theo mình, giương cao quốc kỳ VN nền vàng ba sọc đỏ Việt Nam tại cả chục tiểu bang và hàng trăm thành phố Mỹ. Nào tổ chức lễ hội truyền thống, lịch sử Việt và thành lập hội đoàn quân dân cán chính VN Cộng Hoà và hội đồng hương các tỉnh, các trường, như tái hiện Việt Nam Cộng Hoà trên đất Mỹ.Nhưng văn hoá hữu hình hay vật thể người Việt làm chưa nhiều. Chỉ có tượng đài Chiến sĩ Việt Mỹ, tượng Thuyền Nhân VN. Còn thiếu một cái không thể thiếu được; đó là, Nghĩa Trang Quân Cán Chính VNCH.

Ở Tân Thế giới lục địa Mỹ Châu này, nhân chủng học và thế giới sử cho biết từ Thời Đồ Đá Mới, cách nay khoảng 10.000 năm, giống dân Á châu Mongoloid đã vượt eo biển Bering đi qua châu lục Mỹ, đi suốt từ bắc chí nam, để lại không biết bao nhiêu công trình văn hoá vật thể. Nào đền đài, miếu mạo, nào hệ thống dẫn thuỷ nhập điền, nào những ruộng thang trên lưng đèo, dốc núi, nào bộ lịch bằng trụ đá điêu khác chính xác niên đại, tháng ngày chính cơ quan NASA Hàng Không Không Gian Mỹ khen là bộ lịch chính xác nhứt. Nào cổ mộ, nào nghĩa trang, những di tích lịch sử về cuộc sống cái chết nền văn minh của các chủng tộc, như Aztec, Incas, Maya còn lưu lại từ Alaska chạy xuống Patagonia miền tận cùng của Châu Mỹ.

Muốn hay không muốn cũng phải công nhận một sự thật lịch sử này vì sự thật lịch sử Thượng đế cũng không đổi được. Quân Đội VNCH là một thành tố của quốc gia dân tộc Việt Nam. Quân đội VNCH thời Chiến Tranh Lạnh là một quân đội hùng cường hạng tư trên thế giới. Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà với 16.000 tử sĩ vì dân chiến đấu, vì nước hy sinh, là biểu tượng cao quí, thiêng liêng nhứt của tinh thần bão vệ chánh nghĩa Quốc gia, giữ gìn bờ cõi đất nước ông bà VN để lại. Sau 30 tháng Tư, 1975, CS đã tàn phá, cô ý bỏ hoang phế, hạ cấp thành nhị tì thường dân, với Nghị định của Thủ Tướng CS Nguyễn tấn Dũng hạ cấp thành nghĩa trang Bình An của một huyện lẻ của tỉnh Bình dương. Dù CS có cho tân trang, tu bỗ mồ mả đi nữa, thì Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà cũng đã mất tên, hạ cấp rồi.

Non 40 năm qua người Việt không sống được với CS phải gạt nước mắt tạm biệt quê cha đất tổ ra đi tìm tự do, làm lại cuộc đời. Nhưng người Việt Quốc Gia chống CS, không CS này đã lập được một thành tích ít ai dè. Đối với quốc gia dân tộc, người Việt hải ngoại đã đem hồn thiêng sông núi VN qua biểu hiệu là quốc kỳ theo mình và giương cao nơi quê hương mới. Đối với quân đội VNCH, đã liên tục đền ơn đáp nghĩa cả mấy chục năm, gần như xong đối với những anh chị em thương phế binh, nhưng chiến sĩ VNCộng Hoà, những đồng đội đã bỏ một phần thân thể trong cuộc chiến chống CS Bắc Việt. Năm nào cũng gây quỹ cả nửa triệu Đô la trở lên suốt mấy chục năm gởi về giúp anh chị em Thương Phế Binh sống ngặt nghèo trong chế độ CS.

Ba mươi chín năm đã qua, bây giờ những anh chị em bị thương tật thể chất trong chiến tranh và bị CS kỳ thị là nguỵ quân, nguỵ quyền, nay chắc không còn bao nhiêu người sống. Thử tính người trẻ tuổi nhứt vào Quân Đội VNCH năm 1974 là 18 tuổi, nay 39 năm, đã lên 57 tuổi. Với thương tật, với hoàn nguỵ quân bi CS đối xử tàn tệ, với cái nghèo, nỗi khổ tâm, nhưng thương phế binh đích thực trẻ nhứt của VNCH ắt cũng khó sống còn.

Người Việt hải ngoại đã trả ơn, đã gíup quá nhiều, giúp gần hết thương phế binh trong nước rồi. Nhưng người Việt hải ngoại chưa làm một cái gì cho những tử sĩ bị CS hành hạ vong linh trong nước. Đó là 16.000 người ở Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà và hàng trăm ngàn người ở các nghĩa trang của các chi khu, tiểu khu, khu chiến thuật và quân khu khắp bốn vùng chiến thuật. Hàng trăm những nghĩa trang Quân đội này ở xa Saigon, không có báo chí, các toà tổng lãnh sự ngoại quốc, CS tàn phá càng tàn bạo hơn. CS không cho lấy cốt, họ san lấp mặt bằng, họ làm mọi cách để mất dấu tích Quân Đội VNCH. Cũng như khi mới vào, CS đuổi thương bịnh binh đang điều trị ra khỏi quân y viện, gia đình binh sĩ ra khỏi trại gia binh.

Tại sao người Việt hải ngoại không lập một nghĩa trang để thỉnh linh vị, hương linh tử sĩ này ra một nghĩa trang ở hải ngoại, của người Việt, do người Việt, vì người Việt để khắc tên, in hình, an vị tro cốt. Để anh linh tử sĩ VNCH được an nghĩ ngàn thu trên mảnh đất của Việt Nam Cộng Hoà, dưới bóng cờ hồn thiêng sông núi, nên vàng ba sọc đỏ của Việt Nam. Để quân dân cán chính VNCH còn sống đến tưởng niệm, chiêm bái.

Tại sao người Việt hải ngoại không giúp cho những quân dân cán chính còn sống, chưa giải ngũ, chưa từ dịch, thuộc thế hệ thứ nhứt của của lớp người người di tản, xưa kia cùng chiến đấu với đồng đội, đồng ngũ, nay đã mấp mé tử sanh thực hiện mong muốn khi sống cùng chiến đấu bên nhau, lúc chết được nằm gần bên nhau, với biểu tượng, hình ảnh, họ tên, đơn vị của anh chị em đã vị quốc vong thân trước mình. Tại địa điểm tiêu biểu, thánh địa của Quân Đội VNCH, trong lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hoà do sắc tộc Việt ở Mỹ sở hữu, dưới bóng cờ Việt Nam vĩnh viễn tung bay.

Trở lại vấn đề bão tôn và phát huy văn hoá Việt ở hải ngoại. Học giả Phạm Quỳnh nói, tiếng Việt còn thì nước Việt còn. Tiếng nói tuy là một thành tố chánh nhưng cũng chỉ là một thành tố của nhiều thành tố cấu tạo văn hoá thôi. Theo giáo sư xã hội học John J. Macionis, trong quyển “Society the Basics” đả tái bán sáu bảy lần rồi, một loại xã hội học nhập môn, sinh viên đại học Mỹ nào cũng phải học, thì văn hoá có yếu tố chánh: biểu tượng, ngôn ngữ, giá trị mà nhiều người đồng ý chấp nhận chung một ý nghĩa. Nếu ai làm ngược như đốt quốc kỳ là một trong những biểu tượng thì hành động đó đa số gọi là phản văn hoá ( counter cultural). Chỉ có con người là sinh vật duy nhứt biết tạo ra văn hoá cho mình. Văn hoá là do thừa kế, chớ không do di truyền. Kiến, mối có tổ chức tinh vi; kiến thợ, kiến lính, kiến chúa hoạt động nhịp nhàng, qui củ, nhưng theo bản năng ngàn đời không thay đổi nên không có văn hoá.


Người Việt hải ngoại chẳng những bảo vệ mà còn phát huy văn hoá ở đất địa mới nơi mình sống. Cố gắng, góp một bàn tay vàng và trái tim vàng trong việc xây dựng Nghĩa Trang Quân Cán Chính VNCH Hải ngoại là một công tác tổng họp, vừa bão tồn, vừa phát huy trên phương diện văn hoá vật thể và văn hoá tinh thần và lich sử VN.

Tuy cách xa nước nhà VN nửa vòng Trái Đất nhưng người Việt hải ngoại còn bằng cách này hay cách khác, công khai hay âm thầm hun đúc cho văn hoá VN. 39 năm qua thế hệ thứ nhứt và một rưởi đã làm tất cả những gì có thể làm được và không từ bỏ cơ hội nào để làm điều ấy. Số đầu sách xuất bản ở hải ngoại, tỷ lệ quá cao so với dân số người Việt hải ngoại. Vắt tim óc ra viết, để dành tiền ra in, bán thường không đủ vốn nhưng người Việt hải ngoại vẫn làm. Số tờ báo ở hải ngoại ra rất nhiều, người làm báo làm là vì muốn đem thông tin, nghị luận đầy đủ đến cho đồng bào hơn là làm để kiếm tiền khi truyền thông quốc tế không coi VN là tiêu điểm nữa, còn CS coi truyền thông là phương tiện tuyên truyền. Phát thanh hải ngoại cũng thế, đổ mồ hôi, khô cả lưởi kiếm quảng cáo để có đủ tiền trả tiền mướn phát sóng để giữ tiếng nói của người Việt Quốc gia hơn là nghề sống. Truyền hình cũng thế, vặt gấu vá vai để người Việt có tin, có hình đầy đủ hầu có thể nhận định đúng đắn bộ mặt thật của nhà cầm quyền CS. Các cá nhân và hội đoàn, cộng đồng đi năn nỉ hết chỗ này đến chỗ khác để có nơi, có chỗ hầu truyền đạt tiếng Việt cho thế hệ thứ hai và ba. Sau 39 năm định cư, cho đến bây giờ, chưa có một sắc tộc nào trong xã hội đa văn hoá, đa sắc tộc Mỹ, đầu tư thời giờ, tiền bạc và tâm huyết để bảo tồn và phát huy văn hoá như người Mỹ gốc Việt.

Và 39 năm qua, dù bi quan thế mấy, người ta cũng thấy người Việt hải ngoại đã thành công. Văn hoá VN, tiếng Việt không bị chìm trong Anh văn, Pháp văn, mà vươn lên bầu trời tự do, vào lòng người tự do, và chuyển ánh sáng tư do, dân chủ về nước nhà VN nữa. Đài truyền hình trung ương Hà nội, VT4, các đài địa phương Saigon, Thuần Việt, của CS Hà nội làm công tác “ thông tin đối ngoại” cho CS Hà Nội, coi miển phí mà chẳng mấy ai người Việt hải ngoại gắn dĩa để xem. Trái lại, hết đài SBTN, đến VHN, rồi Hồn Việt và gần đây hàng trăm đài digital ở đia phương có công đồng VN đua nhau phục vụ khán thính giả. Tạo mối tình liên đới giữa các cộng đồng gốc Việt, và phát huy cảm nghĩ thuộc về nhau (sense of belonging). Tạo một Việt Nam hải ngoại, như France dOutre - mer của Pháp thời Đức Quốc xả chiếm nước mẹ La France, để làm một căn cứ địa tinh thần, một hồn thiêng sống núi của Pháp để nhân dân yêu nước thương nòi hướng về, nghĩa quân kháng chiến giành lại độc lập, chủ quyền và lãnh thổ cho quốc gia dân tộc Pháp.

Người Việt thế hệ thư nhứt qua đến Mỹ là những người mới lên khỏi tàu FOB (fresh off the boat). Nhưng đã làm hết sức mình, bộ trưởng đi bán xăng, tướng lãnh làm thợ sơn, giáo sư, công chức đi cắt cỏ, nuôi sống gia đình, cho con ăn học. Bây giờ theo Điều tra Dân số 2010, người Việt tỷ lệ sở hữu nhà cao nhứt nhì trong các sắc tộc, tỷ lệ đậu đại học ngang người Mỹ trắng. Thế hệ thứ nhứt dù phải lo cho yên nhà mà không quên lợi nước. Đã vận động bão tồn văn hoá tinh thần và thể chất. Dự án xây dựng Nghĩa Trang Quân Cán Chính VNCH Hải ngoại là một công tác lớn. Người Tây Phương nói Thành La Mã không xây trong một ngày một bữa. Người Việt nói có công mài sắt có ngày nên kim. Bây giờ thế hệ thứ nhứt đã mấp mé tử sanh.

Phần còn lại là lớp trẻ thế hệ thứ hai, thư ba. Ăn trái nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhờ người đào giếng. Lớp trẻ đã thành đạt trên vô vàn khó khổ của thế hệ thứ nhứt. Đã đến lúc lớp trẻ ơn đền nghĩa trả với người đi trước đã giúp đỡ mình. Giúp cho những người cha, người mẹ, người chú, bác đã đưa mình đến xứ sở nhiều cơ hội thành đạt là Mỹ này, đã tạo cho mình một tương lai sán lạn ngay nay. Sống chết là lẽ vô thường không ai tránh khỏi. Thương nhau, kính nhau là lo tạo cho người mình thương kính có nơi an nghĩ ngàn thu, theo mong muốn. Đa số quân dân cán chính VNCH sống chiến đấu nên nhau chết muốn năm gần bên nhau. Chôn cất mả mồ, bia đá gần nhau là lý tưởng. Khắc tên, in hình trên bia đá đen là một hình thức tiêu biểu, rất có ý nghĩa sống chiến dấu bên nhau chết năn gần bên nhau.

Chắc chắn thế hệ thứ một rưởi, hai và ba đang thành đạt ở Mỹ thừa biết nếu không có ngày 30-4-75, dù du học đậu bằng tiến sĩ, bác sĩ ở Mỹ muốn xin ở lại, định cư ở Mỹ, cũng không được. Nếu không có 30-4-75, dù có cả triệu Đô la xin định cư ở Mỹ để kinh doanh, cũng chưa chắc được. Nếu không có 30-4-75, nếu không có những người bị CS bắt đi tù cải tạo, đi kinh tế mới, bị trấn lột qua bao lần đổi tiền và đánh tư sản, không có những thuyền nhân dũng cảm và dứt khoác không sống với CS đã dùng thuyền nan vượt đại dương. Thì đâu có nhưng bác sĩ, kỷ sư, dân biểu, tương tá, nghị viên đang làm việc trong chánh quyền Mỹ bây giờ. Chính vì vậy mà Tướng Lương xuân Việt trong bài diễn văn nhậm chức, bày tỏ lòng tri ơn với thế hệ đi trước đưa mình qua Mỹ và dành một cái chào kính long trọng đến những đồng đội của thân phụ mình đã nêu gương của người chiến sĩ VNCH: Danh dự, Trách Nhiệm, Tổ Quốc.

Thế hệ cha anh của những người trẻ có học, có tài, có chí đó đã giữ văn hoá Việt, không để bị trốc gốc nơi quốc gia định cư mà còn vươn tay vun bồi cho nền văn hoá nhân bản, dân tộc, khai phóng đang trong lòng người dân Việt ở nước nhà VN. Thế hệ cha anh đến Mỹ với hai bàn tay trắng mà còn có thể bảo tồn và phát huy văn hoá Việt được, lẽ nào thế hệ trẻ được thừa hưởng bao nhiều cơ hội tiến thân ở Mỹ lại không làm được như cha anh. Thế hệ cha anh đã hy sinh mạng sống, những ngày hoa niên của cuộc sống, hy sinh cho con cháu để đưa con cháu đến bến bờ tự do để có cơ hội vạn lần hơn so với người đồng trang lứa ở VN, và tạo nhiều kỳ tích văn hoá cho dân tộc Việt, lẽ nào lớp trẻ không biết ơn.

Góp một bàn tay, giúp một ý kiến, bớt một bữa tiệc giúp quỷ xây dựng Nghĩa Trang Quân Cán Chính VNCH là một nghĩa cử đền ơn đáp nghĩa người đi trước và để lại một danh lam thắng cảnh nhiều ý nghĩa của nền văn hoá, lịch sử Việt ở Hải ngoại./.( Vi Anh)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đáp lời kêu gọi của Uỷ Ban, sơ khỏi hai bàn tay và hai tấm lòng vàng đầu tiên hưởng ứng một cách rất chơn tình: Chiến hữu Hội viên Đặng Hữu Khuyên ở San Jose, Nguyễn Văn Cung ở Little Saigon,
Nhà văn Mỹ Dung hay Yung Krall, tác giả quyển sách song ngữ Việt, Anh “Ngàn Giọt Lệ Rơi, Thousands Tears Falling”,
Hai tuần trước ngày 22, tháng 8, năm 2014, TM. Ủy Ban Xây Dựng Nghĩa Trang Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa,
Trong những lần họp vừa qua của Ủy Ban Xây Dựng Nghĩa Trang Quân Cán Chính VNCH, các thành viên của Ủy Ban gồm Ban Chấp Hành,
Từ trần ngày 30 tháng 8, năm 2014, tại Saigon (Việt Nam), hưởng thọ 76 tuổi.
Tuy Hoa hay tâm sự với các con, nhưng không biết giới trẻ hiện nay sống tại xứ Mỹ Tự Do với vật chất dư thừa, chúng có thấu hiểu những nỗi lòng,
Hôm nay xin được nói về gương dũng cảm của các anh hùng phi công Nam Việt Nam.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.