Hôm nay,  

Học Khu Lausd Và Đợt Khủng Hoảng 400 Triệu Đô

12/31/200800:00:00(View: 3251)

Học Khu LAUSD và đợt khủng hoảng 400 triệu đô

 

 

Các lớp học tiểu học có thể sẽ buộc phải tăng sỉ số học sinh lên 40 em cho mỗi lớp. Ngoài ra khoảng 45 triệu khẩu phần ăn trưa có thể sẽ bị cúp đối với những trẻ em nghèo. Các lớp học nghệ thuật sẽ bị đóng và hàng trăm giáo viên sẽ bị mất việc. Đó là viễn cảnh của học khu LAUSD và sự thiếu hụt ngân sách trị giá 400 triệu đô.
Năm 2009 sẽ là một năm khó khăn cho học khu Los Angeles khi các viên chức buộc phải cắt giảm nhân viên trong tháng tới và chi phí trợ giúp của tiểu bang cũng giới hạn. 400 triệu đô cắt giảm là một trong số những cắt giảm chi tiêu khác mà học khu phải đối phó có thể lên đến gần 1 tỉ đô cho năm học tới.
Trong khi những học khu khác trên khắp tiểu bang đang phải vật lộn với một ngân sách eo hẹp để tránh sa thải hàng loạt các giáo viên công chức thì tại LAUSD mất việc xem chừng là một sự thật khó tránh khỏi. Nếu tính tiền lương giáo viên cộng với những bổng lộc khác trong ngành thì có thể thấy những yếu tố này chiến đến trên 80% ngân sách mà học khu đang có, tương đương với 12 tỉ đô trong quỹ năm nay.
Nhiều nhà giáo dục dự đoán sẽ nghe tiếp tục nghe tin xấu từ Sacramento trong năm tới. Theo Megain Reilly, ctrưởng phòng kế toán học khu cho biết thì có hàng ngàn giáo viên sẽ bị cắt giảm trong năm tới. Các viên chức học khu đã thắt buộc phải thắt lưng buộc bụng trong những tháng qua khi tiểu bang phải đối phó với số tiền thu được từ thuế thu nhập đã giảm đáng kể.


Những mối bận tâm và ác mộng mà các nhân viên và giáo viên mới vào nghề phải đối phó đã là chuyện của quá khứ nhưng nay nó đã trở lại. Các trường dân lập cũng đang phải đối phó với tình trạng thiếu tiền không kém trường công.
Học kỳ vừa qua, các viên chức học khu LA đã bắt đầu giải thích ảnh hưởng của khủng hoảng tiểu bang đối với học khu như thế nào. Những cắt giảm đầu tiên dự tính sẽ bắt đầu với chính nhân viên học khu. Chưa biết ảnh hưởng của nó như thế nào lên việc giảng dạy ở các lớp học.
Theo tính toán thì mỗi một tiếng đồng hồ, học khu đã phải chi trả 70,000 đô trong nợ nần. 400 triệu đô chỉ là khoảng cắt giảm đầu tiên trong niên khóa 2008-2009, hết hạn vào tháng sáu năm sau. Và ít nhất học khu sẽ còn phải đối mặt với một đợt cắt giảm kế khoảng 200 triệu đô cho niên học 2009-2010. Đầu năm nay, học khu đã cắt 472 triệu đô và đã cho thôi việc khoảng 680 người.
Nói một cách chính xác hơn thì để tiết kiêm tiền học khu sẽ buộc phải tăng sỉ số học sinh của mỗi lớp tiểu học lên 25 em và cắt khoảng 1,667 nhân viên nếu bị thiếu khoảng trên 100 triệu. Nhưng nếu học khu thiếu 400 triệu thì khoảng 5,500 việc sẽ bị cắt đồng thời sỉ số học sinh sẽ tăng lên 37 em cho mỗi lớp. Vào khoảng tháng Ba các nhân viên có thể sẽ nhận được giấy báo thôi việc trước đó 2 tháng.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Mùa hè là mùa của vui chơi. Nhưng vui chơi cũng cần phải tìm đến tiền. Và nhiều bạn trẻ sinh viên đã tích cực đi xin việc, những công việc thời vụ (seasonal).
Dù người Việt Nam có cư ngụ bất cứ đâu thì tiếng mẹ đẻ vẫn có tầm quan trọng rất lớn.
Nghề PR, hay Public Relation còn có tên tiếng Việt gọi là ngành “Quan Hệ Công Chúng” là một nghề khá thịnh hành với mức lương khá cao tại Mỹ.
Luật sư Nguyễn Quốc Lân đã cùng trung tâm UNI có buổi họp báo đặc biệt với chủ đề trường công-tư và nền tảng thành công hôm Thứ Bảy tuần qua tại phòng sinh hoạt Việt Báo
Trong một cuộc nghiên cứu mới đây tại Pittsburg, Hoa Kỳ, các khoa học gia đã khám phá những hoạt động trí não có tính kích thích trí tưởng tượng, nhạy bén dành cho những người đọc sách chậm
Hầu như mỗi ngày, mọi nơi, các phụ huynh đều lên tiếng với những thắc mắc cũng như lo lắng về các khó khăn mình lẫn con em thường phải đối mặt nơi học đường và gia đình.
Có lẽ không phải là chuyện ngẫu nhiên mà có không ít học sinh đã và đang học tiếng Việt tại các trường trung học và đại học.
Vào ngày 14 Tháng Sáu tới đây tại Đai Học UCI sẽ tổ chức Lễ Tốt Nghiệp Việt Nam lúc 12 giờ trưa.
Sau khi ba mẹ tôi vượt biên đến nước Mã-lay-xia, tôi được sinh ra trong trại tỵ nạn. Sáu năm sau, gia đình tôi bị trục xuất về Việt Nam và đó là lần đầu tiên tôi được bước chân trên thành phố Sàigon.
Cứ đến khoảng đầu tháng 6 là phụ huynh của các em tất tả chạy đua tìm các trường Việt ngữ, lớp nghệ thuật, trung tâm dạy kèm để ghi danh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.