Hôm nay,  

Trung Thu tùy bút

10/09/202217:04:00(Xem: 1514)

Tùy bút

trungthu

Trong suốt gần 4000 năm lịch sử của nước ta, bên cạnh ngày lễ Tết Nguyên Đán còn có ngày lễ hội Trung Thu dành cho các trẻ em. Lễ hội Trung Thu được cử hành hằng năm vào ngày rằm tháng Tám âm lịch. Vào ngày này, trẻ em thường nhận được quà tặng từ cha mẹ, ông bà để cử hành lễ hội Trung Thu. Phần nhiều quà tặng các em thích nhất là những lồng đèn có hình ngôi sao, cá chép, con gà trống, con thiên nga, con bướm... hay lớn hơn có hình con rồng dài, cái đầu con lân.

Trong đêm lễ hội Trung Thu, trẻ em ca hát tưng bừng, mừng vui, những ca khúc cổ truyền “Tết Trung Thu rước lồng đèn đi chơi/Em rước đèn đi khắp phố phường/ Em múa ca trong ánh trăng rằm/ Đèn ông sao với đèn cá chép/ Đèn thiên nga với đèn bươm bướm/ Em rước đèn này lên đến Cung Trăng/ Em múa ca vui đón chị Hằng... Chẳng những thế, theo nhạc sỹ Lê Thương, trong bài hát “Thằng Cuội” các cháu còn rủ rê cả chú Cuội: “Lặng yên ta nói cho Cuội nghe/ cung trăng mãi làm chi/ Bóng trăng sáng ngà/ Có cây đa to/ Có thằng Cuội già ôm một mối mơ...” Khi được sung sướng ca hát nhảy múa các cháu cũng không quên những bạn tí hon, “Các con dế mèn/ Suốt trong đêm khuya/ Hát xẩm không tiền/ Nên nghèo xác xơ/ Đền công cho dế nỉ non/ Trời cho sao chiếu ngàn muôn....” Phải chăng ánh sáng đêm trăng vào lễ Trung Thu là một ân phúc, là người bạn Trời cho các cháu trong ngày vui, “Sáng rơi xuống đồi/ Sáng leo lên cây/ Sáng mỏi chân rồi sáng ngồi xuống đây/ Cùng trông ánh sáng cười vui/ Chị em ta hãy đùa chơi/ Các em thích cười/ Muốn lên cung trăng/ Cứ hỏi ông Trời cho mượn cái thang...” Thật là tuyệt vời các cháu coi ông Trời như là bạn có thể hỏi mượn cái thang để leo lên cung trăng để thăm chị Hằng và rủ rê chú Cuội xuống trần nhảy múa ca hát cho vui. Tại sao vây? vì các cháu là tương lai của ông bà cha mẹ, là niềm tin yêu của nhân loại, niềm kiêu hãnh của ông Trời?

 

Các em bé chia từng đàn, từng nhóm, nhảy múa ca hát, múa Lân, múa Rồng dọc theo các đường phố, các nhà chùa, các đền đài. Các cháu cũng xin phép được múa Lân, múa Rồng trước cửa nhà của tư nhân, của các thương gia, với niềm tin sẽ đem lại cho họ nhiều may mắn, sức khỏe, tiền tài, thịnh vượng. Đổi lại các tư gia, các thương gia cho các cháu một món tiền gọi là “tiền hên” như là biểu tượng lòng tri ân của họ đối với các cháu.   

 

Bên cạnh những cái lồng đèn rực rỡ, sáng ngời, món “tiền hên”, cha mẹ ông bà còn cho các cháu những cái bánh Trung Thu ngon lành thơm phức làm từ bột pha đường và lòng đỏ của trứng gà. Bổ bánh trung thu ra làm hai, người ta thấy cái nhân là nửa lòng đỏ trứng gà, tượng trưng cho mặt trăng tròn và sáng của đêm Trung Thu.

 

Mặc dầu lễ hội Trung Thu hầu như chỉ dành riêng cho các trẻ em, nhưng trong thực tiễn nó tạo nên cơ hội giao tiếp cởi mở giữa các thế hệ xã hội và gia đình. Lễ hội Trung Thu còn là nguồn cảm hứng sâu sắc sản sinh sức mạnh của lòng tin yêu đoàn kết, cảm nhận, chẵng những giữa con người với con người mà còn là giữa con người với thiên nhiên ngay cả với thằng Cuội, chị Hằng, ánh sáng, và con… dế mèn.

 

Đào Như

(Trung Thu Nhâm Dần, 2022)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng ta phần lớn từng học sử theo niên đại với nhiều chi tiết tên tuổi cần phải nhớ để đi thi, hay đọc sử nước nhà qua lăng kính của một người công dân gắn bó với quê hương và di sản tổ tiên để lại. Tác giả Goscha là một nhà khoa bảng chuyên về sử học từng được một giáo sư sử học quốc tế nổi tiếng người Việt (từng là giáo sư của Miền Nam Việt Nam) hướng dẫn, và từng huấn luyện và khảo cứu ở nhiều nước liên hệ đến Việt Nam (Pháp, Mỹ, Canada, Úc, Thái Lan). Được một chuyên gia tầm cỡ như thế trình bày những câu chuyện về đất nước, ông bà của của chính chúng ta qua lăng kính đặc biệt của một người ngoại cuộc giúp chúng ta có một cái nhìn toàn diện hơn, và không kém phần thú vị về một đề tài tuy cũ nhưng vẫn còn nhiều điều mới mẻ.
Tối Thứ Bảy 15-4-2023 nhiều đồng hương vùng Dallas tiểu bang Texas đã đến dự đêm nhạc Sài Gòn Mơ Ngày Hội Ngộ, diễn ra tại phòng sinh hoạt của thương xá Asia Square Times, thưởng thức những ca khúc thương nhớ Sài Gòn, Vượt Biển của nhạc sĩ Trần Chí Phúc đến từ Nam Cali...
Mấy tháng đầu năm 2023 này sao mà mưa bão liên miên... Làm như thiên nhiên muốn bù đắp cho tình trạng hạn hán kéo dài cả thập niên trước đây ở tiểu bang Cali. Dường như không hẳn thế mà xem ra còn ngược lại: Đợt biến động khí hậu này liên tiếp cũng đã và đang gây nên quá nhiều thiệt hại trên hầu hết các vùng của lãnh thổ Hoa Kỳ, đe dọa nặng nề đến môi trường sống của toàn thể dân cư nữa!
“Khi tôi muốn ca hát về tình yêu thì tình yêu lại biến thành đau khổ. Nhưng khi tôi chỉ muốn hát về đau khổ thì đau khổ lại hoá thành tình yêu”. – Franz Schubert.
Chiến tranh ở bất cứ nơi nào trên thế giới đều giống nhau, nó như những hạt giống gieo trên mặt đất, nhưng điều khác biệt là hạt giống nẩy mầm và nuôi sống loài người, còn bom đạn gieo xuống tàn phá và giết chết loài người, hay để lại những hố sâu trên mặt đất và những vết thương không bao giờ lành trong tâm hồn mỗi con người. Nhưng vết thương không lành là những vết thương đau nhất và cũng "đẹp nhất." -- Trần Mộng Tú.
Đã qua thập niên thứ nhất của thế kỷ XXI, nền văn minh cơ khí vẫn liên tục phát triển với nhà cao tầng, đường cao tốc, phương tiện làm việc và sinh hoạt đều sử dụng máy móc, ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của mọi người, tạo nên một nếp sống, nếp nghĩ phù hợp. Giữa bộn bề khói bụi, có ai lắng hồn nhớ lại một thuở thanh bình ngày xưa, nghĩ về cảnh “ hôm qua tát nước đầu đình…” “trên đồng cạn dưới đồng sâu, chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa…” “Trời mưa trời gió, đem đó ra đơm, chạy về ăn cơm, chạy ra mất đó…?”
Có thể nói ai cũng có lần nói lái ở trong đời, đôi lúc chỉ vô tình thôi. Nếu bạn buột miệng nói “đi giữa trời nắng cực quá” hoặc khi đèn điện không sáng mà bạn nói “điện sao lu quá chừng”, người nghe sẽ cho là bạn nói tục, có oan cũng đành chịu vì, dù bạn không cố ý nhưng nắng cực, điện lu nói lái nghe tục thật. Tương tự như thế, hãy cẩn thận đừng nói dồn lại, dồn lên, đồn láo, đồn lầm…
Hơn 20 năm trước tôi gặp Trần Hải Sâm, khi cô còn là sinh viên ban thạc sĩ của Đại học Oregon, là một cô gái đã tốt nghiệp ngành cổ sử Đại học Quốc gia Hà Nội với dáng nét trẻ trung, tính tình vui vẻ, cởi mở. Sau này Sâm trở thành bà xã của Luật sư Đinh Ngọc Tấn, một bạn trẻ đã cùng tôi tổ chức nhiều hội thảo từ sân trường đại học và trong sinh hoạt cộng đồng vùng Vịnh San Francisco...
Câu chuyện dưới đây về Đức Đại Mục Kiền Liên là một đệ tử giác ngộ của nhân vật lịch sử Đức Phật Thích Ca, du hành đến một thái dương hệ xa xôi và đến một hành tinh gồm những cư dân khổng lồ, tại đó cũng có một vị Phật cùng những đệ tử đang tụ tập theo sự hướng dẫn của vị Phật này...
Đây chỉ là cách nói nhẹ đi, thay cho lối nói có thể bị coi là sỗ sàng, làm khó chịu, xúc phạm. Tôi chỉ muốn nói từ CHẾT...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.