Hôm nay,  

Bất Chiến Tự Nhiên Thành

11/12/202121:26:00(Xem: 4817)

wife
Ba đồng một mớ đàn ông
Đem bỏ vào lồng cho kiến nó tha
Ba trăm một vị đàn bà
Đem về mà trải chiếu hoa cho ngồi.
(Ca dao)

 

Có nhiều người giải thích sự bất bình đẳng giữa nam/nữ trong bài hát thể hiện tinh thần phản kháng của nữ giới trong dân gian, chống lại cái trật tự gia đình và xã hội dưới chế độ quân chủ nho giáo «Nhứt nam viết hũu, thập nữ viết vô».

 

Đến cuối thế kỷ XIX, nền học thuật theo Tống Nho thật sự chấm dứt, nhường chỗ cho chế độ Tây học, với chữ quốc ngữ phổ biến trên cả nước, thì địa vị người phụ nữ chẳng những được phục hồi mà còn có bề được ưu đãi. Phải biết trọng phụ nữ hay «nịnh đầm» là nét văn minh mới du nhập vào từng lớp thị dân và Tây học. Nhưng đà văn minh này không chỉ dừng ở đó, mà nó từng bước thay đổi hẳn thân phận người đàn ông. Không phải bình đẳng nam/nữ, mà địa vị người đàn ông tuột xuống hàng chót, tức không còn hạng nào nữa hết.

 

Ở Pháp, xứ của văn minh «nịnh đầm», thì trong gia đình, công việc hằng ngày lo đời sống gia đình được phân chia đồng đều giữa vợ và chồng. Đó là phước đức cho ngài đàn ông. Vì thường, đàn ông phải lãnh những công việc phức tạp và mất nhiều thì giờ hơn. Khi đàn ông thất nghiệp thì thân phận của chàng không khác gì một chị ở. Có khi còn tệ hơn!

 

Đã vậy, khi bực mình gây nhau, chị vợ kêu cảnh sát, bảo anh chồng muốn hành hung. Lập tức, cảnh sát đưa anh chồng về bót, lập biên bản, và cũng để cô lập kẻ nguy hiểm. Khi cảnh sát cho về, vợ không cho vô nhà. Thân phận đàn ông bắt đầu thấm thía thật sự. Có tiền ở khách sạn. Không tiền, không có một hội, một tổ chức xã hội nào giúp đỡ. Cho tới nay, chỉ có hội phụ nữ, hội bảo vệ nữ quyền. Chánh quyền cũng tổ chức những chỗ đón tiếp phụ nữ, cung cấp chỗ ngủ, bữa ăn, áo quần, giúp giải quyết khó khăn bất ngờ cho phụ nữ. Đàn ông chưa có. Hay không bao giờ có!

 

Nghe nói ở Hoa Kỳ, nấc thang giá trị xã hội được xếp: trẻ con và người già, phụ nữ, chó mèo, rồi mới tới đàn ông! Có lẽ điều này đúng nên gần đây, ở Hoa Kỳ mới vừa xuất hiện quyển sách bán chạy hơn tôm tươi «The Surrendered Wife» của bà Laura Doyle?  Bestseller liền được Jean-Pierre Ricard dịch ra tiếng Pháp dưới cái tựa vô cùng hấp dẫn (Les femmes soumises/ Các bà khuất phục/ Phụ nữ đầu hàng).

 

Một trái bom nguyên tử nổ! Bởi xưa nay, thử hỏi có một người đàn ông nào dám vỗ ngực nói lớn tôi là người chưa hề bị đàn bà «xài xể»? Các bà luôn luôn cho rằng đàn ông là người hung bạo, lười biếng, vô cảm, vô trách nhiệm, bất lực, v.v… Thì nay quyển sách «The Surrendered Wife» của bà Laura Doyle đã làm cho người đàn ông cảm thấy đúng mình xứng đáng là đàn ông.

 

Bất chiến tự nhiên thành .

 

Hoa Kỳ và thế giới đều biết cuộc diễn hành vĩ đại của phụ nữ ngay sau khi Donald Trump thắng cử, bà Laura Doyle, nhà tâm lý học Hoa Kỳ, liền lên tiếng kêu gọi đình chiến, chấm dứt ngay trận chiến nam/nữ.

 

Lịch sử nữ quyền chỉ mới bắt đầu ở Pháp từ thế kỷ XX. Tới giữa thế kỷ XX, người phụ nữ Pháp mới có quyền bầu cử, mới có quyền đi làm việc mà không cần giấy cho phép của chồng, mới có quyền đứng tên trương mục ngân hàng.

 

Nay, điều kỳ lạ là bà Laura Doyle đi khắp nước Mỹ để vận động cho Câu lạc bộ «Những người phụ nữ đầu hàng» của bà. Trong lúc vận động, bà Laura Doyle không quên phổ biến một cẩm nang để giúp các ông chồng trước giờ quá «ê càng» bà vợ của mình, nay thấy có thể yêu bà ấy trở lại. Quyển sách «The Surrendered Wife» liền đó vượt đại dương qua Pháp phổ biến giúp khôi phục lại địa vị đàn ông và đồng thời hàn gắn bao nhiêu gia đình sắp đỗ vỡ.

 

Trong suốt nhiều năm dài, người chồng bị hạ bệ. Đời sống vợ chồng lâm nguy. Nay bà tìm cách giúp cải thiện. Bà sẵn lòng giúp người phụ nữ tìm thấy lý đo đẹp là chịu khuất phục chồng. Bà không làm điều gì mới lạ hay phi thường. Bà chỉ vui vẻ, có khi khôi hài, khuyên vợ chồng hãy trở về với những giá trị truyền thống: «Anh, đàn ông, anh hãy quyết định». Em, đàn bà, em sẽ bảo  «Em theo ý của anh». Nghĩa là tốt nhứt, để giữ chồng, các bà luôn luôn biết nói «Amen» trong mọi trường hợp, trong mọi việc!

 

Và điều cực kỳ hệ trọng trong đời sống vợ chồng là phải «yêu nhau» một lần trong tuần, mặc dầu các bà không cảm thấy thích đi nữa.

 

Các bà đừng bao giờ lấy sáng kiến, mặc dầu mình có đầy sáng kiến tuyệt vời đi nữa. Các bà hãy giao cho chồng ngân sách gia đình. Như đừng thèm làm GPS. Cứ để cho anh ta lạc đường hoặc sụp ổ gà vài lần cho ê càng.

 

Bà Laura Doyle nhiều lúc đưa ra những lời hướng dẫn trái ngược với chủ thuyết nữ quyền nhưng đồng thời, nó lại làm cho người đàn ông suy nghĩ và vụt  thấy nền tảng gia đình không vững, tự nhiên họ sẽ hỏi tại sao mình cư xử như vậy?

 

Đôi khi trong việc hướng dẫn các bà trong Câu lạc bộ, bà Laura Doyle giải thích ngay trong việc lựa chọn mua quần áo, cứ để cho hắn tự do chọn lựa cho hắn. Như vậy, mình cư xử với hắn là người lớn, người trưởng thành. Chớ không phải như một thiếu niên cần sự hướng dẫn. Đừng quên đàn ông có tự ái lớn tự cho mình là ngon lành từ lúc còn con nít. Chị em mình nên biết từ khước sử dụng khả năng nhạy cảm vượt trội của phụ nữ mà nên thấy mình có ý muốn làm vui lòng anh chồng. Nếu chị em mình cứ để các anh chàng có trách nhiệm, chắc chắn chúng ta sẽ ngạc nhiên vì sẽ có nhiều điều hay bất ngờ.

 

Ở Pháp, trước phong trào nữ quyền Femen (những phụ nữ thoát y biểu tình xông vào Nhà Thờ Đức Bà Paris, xông vào Vatican), một nhóm đông phụ nữ Pháp, mặc y phục trắng, biểu tình, kêu gọi hãy tôn trọng lý thuyết «Đàn ông và đàn bà là sự bổ túc cho nhau» như là chân lý. Vì nếu chỉ có đàn ông hoặc đàn bà mà thôi thì vũ trụ sẽ đi đến tự hủy diệt.

 

Và thiên chức của đàn bà là hướng về sự sống, sự tồn tại. Nói cách khác, đàn bà không có chọn lựa nào khác hơn là làm mẹ.

 

Phải thừa nhận quyển «The Surrendered Wife» của bà Laura Doyle dám  đưa ra những ý tưởng ngược trào luu và quá táo bạo đã không tránh khỏi làm cho nhiều người, cả đàn ông, phải sửng sốt và bàng hoàng. Báo chí và các đài truyền hình ở Hoa Kỳ đều hết lời ca tụng tác phẩm của bà. Tuy nhiên vẫn không tránh khỏi rất nhiều người, đặc biệt là giới nữ quyền, đả kích và chống đối kịch liệt. Còn các ông nghe xong, vỗ trán, xoa tay, không dám tin ngay đây là thực tế. Chẳng lẽ, bỗng một hôm, lại xảy ra sự thật chấm dứt cảnh vợ « xỏ mũi» chồng dẫn đi hay sao?

 

Cuốn sách chính là bản thân tác giả. Từ vai trò một người phụ nữ cấp tiến, quậy phá, thứ bà chằn lửa, chỉ huy, kiểm soát, khống chế, sai khiến chồng thẳng tay, xem chồng như tấm thảm chùi chân ngoài ngạch cửa, nay thì Laura Doyle bỗng trở thành một người ăn năn hối cải như chính bà đã tự nhìn nhận (féministe et emmerdeuse répentie).

Đúng vậy. Tác giả đã hồi tâm và đã «ngộ» ra là mình cần phải thay đổi cách cư xử với chồng mới khỏi đi đến chỗ đổ vỡ hạnh phúc gia đình. Bà thú nhận là từ khi lấy chồng lúc 22 tuổi, bà không ngớt ra lệnh, gắt gỏng, xỏ xiên, bới móc chuyện nhỏ nhặt, hạ nhục chồng về bất cứ mọi sơ suất, xem chồng như một đứa con nít cần phải «bợp tai đá đít» để dạy dỗ nếu ông ta làm không đúng như ý bà muốn.

Nhưng càng ngày ông chồng càng có khuynh hướng tách rời ra xa bà. Vợ chồng mất dần đi sự đồng cảm của buổi ban đầu. Tình yêu phai lạt. Cay đắng chán chường chồng chất thêm lên mãi, từ cả hai phía. Viễn ảnh ly dị đang trở thành thực tế không còn xa. Để cứu vãn tình trạng sắp đổ vỡ, bà cố tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm từ những cặp vợ chồng thật sự gắn bó yêu thương nhau và đang có cuộc sống hạnh phúc. Bà rút tỉa ra những kinh nghiệm quý báu của họ và đem áp dụng cho trường hợp của bà.

Lạ thay, sau một thời gian ngắn, ông chồng của bà ngày càng trở nên vui vẻ trở lại, tự tin hơn và bắt đầu quan tâm đến trách nhiệm gia đình. Phần bà thì cũng cảm thấy thanh thản, hạnh phúc hơn xưa nhiều. Tình yêu vợ chồng đã được hàn gắn nhờ bà đã biết thay đổi tư duy, thái độ và cách ứng xử với chồng.

 

Chân lý của đời sống gia đình không gì khác hơn phải tự mình thay đổi chính bản thân mình chớ không phải mong đợi sự thay đổi ở phía người khác. Bà đã trở nên một «người đàn bà đầu hàng» tuyệt đẹp! Bà quyết định đem chia sẻ kinh nghiệm của mình với các chị em phụ nữ qua tác phẩm «The Surrendered Wife».

 

Lời sau cùng của Cỏ May tôi: Chị em nào chưa đọc nên đi mua ngay về đọc, học luôn thuộc lòng, để ở đầu giường, kịp xua đuổi con sư tử thoát ra khỏi người của mình.

 

Nguyễn thị Cỏ May

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng ta phần lớn từng học sử theo niên đại với nhiều chi tiết tên tuổi cần phải nhớ để đi thi, hay đọc sử nước nhà qua lăng kính của một người công dân gắn bó với quê hương và di sản tổ tiên để lại. Tác giả Goscha là một nhà khoa bảng chuyên về sử học từng được một giáo sư sử học quốc tế nổi tiếng người Việt (từng là giáo sư của Miền Nam Việt Nam) hướng dẫn, và từng huấn luyện và khảo cứu ở nhiều nước liên hệ đến Việt Nam (Pháp, Mỹ, Canada, Úc, Thái Lan). Được một chuyên gia tầm cỡ như thế trình bày những câu chuyện về đất nước, ông bà của của chính chúng ta qua lăng kính đặc biệt của một người ngoại cuộc giúp chúng ta có một cái nhìn toàn diện hơn, và không kém phần thú vị về một đề tài tuy cũ nhưng vẫn còn nhiều điều mới mẻ.
Tối Thứ Bảy 15-4-2023 nhiều đồng hương vùng Dallas tiểu bang Texas đã đến dự đêm nhạc Sài Gòn Mơ Ngày Hội Ngộ, diễn ra tại phòng sinh hoạt của thương xá Asia Square Times, thưởng thức những ca khúc thương nhớ Sài Gòn, Vượt Biển của nhạc sĩ Trần Chí Phúc đến từ Nam Cali...
Mấy tháng đầu năm 2023 này sao mà mưa bão liên miên... Làm như thiên nhiên muốn bù đắp cho tình trạng hạn hán kéo dài cả thập niên trước đây ở tiểu bang Cali. Dường như không hẳn thế mà xem ra còn ngược lại: Đợt biến động khí hậu này liên tiếp cũng đã và đang gây nên quá nhiều thiệt hại trên hầu hết các vùng của lãnh thổ Hoa Kỳ, đe dọa nặng nề đến môi trường sống của toàn thể dân cư nữa!
“Khi tôi muốn ca hát về tình yêu thì tình yêu lại biến thành đau khổ. Nhưng khi tôi chỉ muốn hát về đau khổ thì đau khổ lại hoá thành tình yêu”. – Franz Schubert.
Chiến tranh ở bất cứ nơi nào trên thế giới đều giống nhau, nó như những hạt giống gieo trên mặt đất, nhưng điều khác biệt là hạt giống nẩy mầm và nuôi sống loài người, còn bom đạn gieo xuống tàn phá và giết chết loài người, hay để lại những hố sâu trên mặt đất và những vết thương không bao giờ lành trong tâm hồn mỗi con người. Nhưng vết thương không lành là những vết thương đau nhất và cũng "đẹp nhất." -- Trần Mộng Tú.
Đã qua thập niên thứ nhất của thế kỷ XXI, nền văn minh cơ khí vẫn liên tục phát triển với nhà cao tầng, đường cao tốc, phương tiện làm việc và sinh hoạt đều sử dụng máy móc, ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của mọi người, tạo nên một nếp sống, nếp nghĩ phù hợp. Giữa bộn bề khói bụi, có ai lắng hồn nhớ lại một thuở thanh bình ngày xưa, nghĩ về cảnh “ hôm qua tát nước đầu đình…” “trên đồng cạn dưới đồng sâu, chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa…” “Trời mưa trời gió, đem đó ra đơm, chạy về ăn cơm, chạy ra mất đó…?”
Có thể nói ai cũng có lần nói lái ở trong đời, đôi lúc chỉ vô tình thôi. Nếu bạn buột miệng nói “đi giữa trời nắng cực quá” hoặc khi đèn điện không sáng mà bạn nói “điện sao lu quá chừng”, người nghe sẽ cho là bạn nói tục, có oan cũng đành chịu vì, dù bạn không cố ý nhưng nắng cực, điện lu nói lái nghe tục thật. Tương tự như thế, hãy cẩn thận đừng nói dồn lại, dồn lên, đồn láo, đồn lầm…
Hơn 20 năm trước tôi gặp Trần Hải Sâm, khi cô còn là sinh viên ban thạc sĩ của Đại học Oregon, là một cô gái đã tốt nghiệp ngành cổ sử Đại học Quốc gia Hà Nội với dáng nét trẻ trung, tính tình vui vẻ, cởi mở. Sau này Sâm trở thành bà xã của Luật sư Đinh Ngọc Tấn, một bạn trẻ đã cùng tôi tổ chức nhiều hội thảo từ sân trường đại học và trong sinh hoạt cộng đồng vùng Vịnh San Francisco...
Câu chuyện dưới đây về Đức Đại Mục Kiền Liên là một đệ tử giác ngộ của nhân vật lịch sử Đức Phật Thích Ca, du hành đến một thái dương hệ xa xôi và đến một hành tinh gồm những cư dân khổng lồ, tại đó cũng có một vị Phật cùng những đệ tử đang tụ tập theo sự hướng dẫn của vị Phật này...
Đây chỉ là cách nói nhẹ đi, thay cho lối nói có thể bị coi là sỗ sàng, làm khó chịu, xúc phạm. Tôi chỉ muốn nói từ CHẾT...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.