Hôm nay,  

Thư Viện Anh Quốc Triển Lãm Kinh Sách Phật Giáo Hơn 2000 Năm Tuổi

10/01/202000:00:00(Xem: 2159)

Thu Vien Anh Quoc trien lam Phat Giao 02
Cảnh Thái Tử Tất Đạt Đa đản sanh nơi Vườn Lâm Tỳ Ni. (bl.uk)

 

Thư Viện Anh Quốc tại thủ đô London đang tổ chức cuộc triển lãm khám phá các nguồn gốc của truyền thống tâm linh Phật Giáo, cung cấp tia sáng rọi vào các nền tảng lịch sử và  triết học của Phật Giáo, và nghĩ về mối liên quan giáo pháp tiếp tục duy trì tới ngày nay đối với hàng trăm triệu tín đồ trên khắp thế giới, theo bản tin của www.buddhistdoor.net

 

Với nghệ thuật đương đại từ Hồng Kông, Tân Tây Lan, và  Đài Loan, và các pháp khí nghi lễ được dùng trong sự thực hành, cuộc triển lãm, được mô tả là lớn nhất thuộc loại này từ trước tới nay được tổ chức tại Thư Viện Anh Quốc, nhắm mục đích “cung cấp cánh cửa sổ vào cuộc sống hàng ngày trong các cộng đồng Phật Giáo trong thế kỷ 21,” và để “hiểu các tập quán và niềm tin hiện nay, để đạt được nội quán trong thiền định, và trải nghiệm cảm giác việc bước vào thư viện nhà chùa,” theo Thư Viện Anh Quốc.

 

Cuộc triển lãm, mở cửa vào ngày 25 tháng 10 năm 2019, gồm những kinh sách hiếm, các bản thảo, các bản kinh cuộn, và nhiều pháp khí từ 20 thế kỷ và kéo dài hơn 2,000 năm và 3 trường phái Phật Giáo chính. Những pháp khí triển lãm gồm các tác phẩm kinh điển và văn học, cũng nhưng các bộ luận và câu chuyện lịch sử, các bản kinh viết trên vỏ cây và lá cây cọ tới văn học thế kỷ 20 từ các truyền thống Nguyên Thủy, Đại Thừa và Kim Cang Thừa.

 

“Phật Giáo tiếp tục tạo cảm ứng cho việc diễn bày nghệ thuật đa đạng và các lối sống và, với quan điểm về chánh niệm đang trở thành dòng chính, chúng tôi rất có hứng thú để tổ chức cuộc triển lãm các bộ sưu tập Phật Gáio lớn nhất từ trước tới nay của Thư Viện Anh Quốc, rọi sáng lên những bảo vật ít được biết đến trên khắp thế giới của Thư Viện,” theo người quản trị về Phật Giáo của Thư Viện Anh Quốc là Jana Igunma cho biết.

 

Thu Vien Anh Quoc trien lam Phat Giao 01
Bức tranh vẽ bằng vàng Đức Phật A Di Đà trong cuộn giấy chứa đựng Kinh Pháp Hoa. Nhật Bản, năm 1636. (Thư Viện Anh Quốc)

Trong số những pháp khí nổi bật được đưa ra trưng bày là bản sao của Kinh Pháp Hoa từ Nhật Bản, được viết bằng mực vàng và bạc trên giấy nhuộm chàm, và có niên đại từ năm 1636.

 

“Gặp người phụ nữ có những câu chuyện được kể qua kinh điển Phật Giáo. Cảm phục các hiện vật được làm bằng tay được gây cảm hứng bởi một ngôi chủa Phật Giáo,” theo Thư Viện Anh Quốc cho biết trong một tuyên bố. “Từ các thánh kinh được viết trên vỏ cây, lá cọ, và dĩa vàng cho tới các cuộn kinh lớn bằng lụa tinh tế, kể vể cuộc đời của Đức Phật và những tiền thân của ngài. Tìm ra cách nào mà Phật Giáo là then chốt trong việc phát triển kỹ thuật viết và in, việc truyền tải các ý tưởng và câu chuyện đi khắp Châu Á. Thả mình trong môi trường âm thanh tự nhiên,” theo Thư Viện Anh Quốc.

 

Phối hợp với cuộc triển lãm, Thư Viện Anh Quốc sẽ ấn hành sách minh họa, “Buddhism: Origins, Traditions and Contemporary Life” [Phật Giáo: Các Nguồn Gốc, Truyền Thống và Cuộc Sống Đương Đại], và tổ chức chương trình về các sự kiện, gồm: khóa nghiên cứu 6 tuần có tên “Discovering Buddhism [Khám Phá Phật Giáo];” hàng loạt cuộc nói chuyện và thảo luận về chủ đề phong phú như nghệ thuật, lịch sử, triết lý Phật Giáo, và Phật Giáo dấn thân; tạo mạn đà la cát; hội thảo bảo tồn kinh điển; và trình diễn âm nhạc và vũ điệu.

 

Cuộc triển lãm sẽ kéo dài từ ngày 25 tháng 10 năm 2019 đến ngày 23 tháng 2 năm 2020.

 

Thư Viện Anh Quốc, thư viện quốc gia của Anh, được xây dựng vào năm 1973 sau khi được tách ra khỏi Viện Bảo Tàng Anh. Nó là thư viện nghiên cứu nhiều ngôn ngữ chính, với không gian rộng chưa hơn 1,200 người đọc, và là thư viện quốc gia lớn nhất trên thế giới, nơi chứa khoảng từ 170 tới 200 triệu đồ vật từ khắp thế giới, gồm bộ sưu tập khoảng 14 triệu cuốn sách, cũng như các bản thảo và đồ lịch sử có niên đại 2000 năm trước tây lịch.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chủ nhật tuần đó, tôi điện thoại cho nhà thơ Thành Tôn để mời Thành Tôn đi uống cà phê, Thành Tôn cho biết có nhà văn Song Thao từ Canada qua chơi. Tôi nói Thành Tôn mời luôn Song Thao, dù chưa gặp anh lần nào. Đó là lần lần đâu tiên tôi gặp Song Thao tại Quán Phở Quang Trung...
Nhắc đến GS Nguyễn Văn Sâm, người ta biết ông nhiều trong cương vị một nhà giáo, nhà nghiên cứu, nhà sưu tầm, dịch thuật, khảo cứu di sản Hán-Nôm và văn học Nam Bộ hơn là nhà văn, nhà thơ. Điều này không phải do sáng tác của ông chưa chín, mà có lẽ chính sự đóng góp quá lớn của ông ở mảng khảo cứu, dịch thuật Hán-Nôm đã làm che khuất những tác phẩm văn chương giá trị của ông...
✱ CIA: Đỗ Mậu sẽ trở thành thủ tướng trong vài ngày tới - Khiêm tuyên bố mọi việc đều nằm trong tầm kiểm soát - sẽ thực hiện các bước cần thiết để ngăn chặn không cho sự việc diễn ra. ✱ BNG: Phó thủ tướng Nguyễn Tôn Hoàn thì quả quyết kêu gọi các nhân viên chính phủ gia nhập Đảng Đại Việt - Ông Hoàn đã nạp đơn từ chức vào ngày 13 tháng 5, đã được thông qua nhưng giữ bí mật việc từ chức trong ít nhất 48 giờ. ✱ Ông Đỗ Mậu/VNMLQHT: Họ nghi ngờ tôi có thể dựa vào lực lượng sinh viên và Phật tử để chống đối lại Hiến chương Vũng Tàu - họ muốn lợi dụng tên tuổi và uy tín của tôi nhưng vẫn e ngại - Từ đó, tôi ở vào tình trạng "quản thúc vô hạn định" trên thành phố đìu hiu này. ✱ ĐS Lodge: Số tiền 1 triệu đô la “ mệnh giá lớn nhất” trong chiếc cặp da của Tổng Thống Diệm, Đại sứ Lodge yêu cầu giữ kín kẻo làm mất hòa khí.
Đọc lịch sử, ta thấy bất cứ dòng họ vua chúa nước nào cũng thường trải qua một thời hưng thịnh ban đầu rồi dần dần suy tàn, nhường chỗ cho một triều đại mới. Những kẻ cướp ngôi hầu hết đều thuộc hạng bề tôi đã gây được thế lực đủ mạnh để lấn lướt nhà vua...
Hai mươi lăm truyện trong tập sách, ngoài những mảnh đời oái oăm của thế thái nhân tình trong đời sống xã hội hiện tại. Bạn và tôi còn đọc được những câu chuyện thú vị như: Vong Hồn Trên Sông, Đứa Con Phù Thủy, Đôi Mắt Tiền Kiếp, Hẹn Hò… Những câu chuyện có tính cách hoang đường, ma mị, xảy ra ở một quận lỵ heo hút nào đó của tỉnh Quảng Trị, nơi tác giả sinh ra và đã có một thời thơ ấu êm đềm...
Hiện nay có một hiện tượng đáng ngại là một số tu sĩ thuyết pháp có một số tín đồ nghe theo, hoặc là trụ trì, trở nên vô cùng ngã mạn có những hành động, cử chỉ, lời nói khinh mạn tín đồ và tự cho mình đã chứng đắc có khi còn hơn cả Phật. Câu hỏi đặt ra là: Là trụ trì, hoặc thuyết pháp có cả triệu tín đồ đi theo, phát hành cả trăm băng đĩa, như thế đã là Phật chưa?
Cả Ấn Độ giáo và Phật giáo đều xác định rất rõ ràng về các loại “thần thông” hay còn gọi là "các siêu kiến thức" mà một vị thiền sư có thể đạt được...
Tôi đưa quyển sách cho con trai, nói con đọc đi. Nó đọc một hai truyện gì đó, rồi nói, ngôn ngữ cũ mèm má ơi. Có vài chỗ khó hiểu nữa. Phải, ngôn ngữ “cũ mèm”, và có vài chỗ “khó hiểu” nữa, ngay cả với tôi. Con tôi thuộc thế hệ của Doraemon rồi Harry Potter. Tôi thuộc thế hệ của Hương Rừng Cà Mau của Sơn Nam, của những truyện ngắn của Bình Nguyên Lộc trên tạp chí Hương Quê một thời xa lơ xa lắc có lẽ đã trên dưới 60 năm. Cho nên tôi đã miệt mài “ôm” quyển sách trong nhiều ngày liên tục, rảnh được lúc nào là đọc, không theo thói quen con-cà-con-kê của mình...
Ngày 3-5-2023. Giáo sư Lê Thành Khôi được một trăm tuổi. Sử gia Phan Huy Lê nhận định Giáo sư Lê Thành Khôi là Nhà bác học, nhà sử học và văn hóa lớn của đất nước. Là một giáo sư đại học, khoa trưởng phân khoa Giáo Dục tại Paris Sorbonne đại học hàng đầu thế giới. Được mời làm tư vấn cho các tổ chức quốc tế như UNESCO, BIT, ACCT (Tổ chức Hợp tác Văn hoá Kỹ thuật các nước Pháp ngữ), Trường Đại Học Liên Hiệp Quốc Tokyo, Chương Trình UNDP. Được Liên Hiệp Quốc gửi đi làm cố vấn Giáo Dục cho hơn 40 quốc gia trên thế giới.
Trong KINH TIỂU BỘ, Tập 1, Phần PHẬT TỰ THUYẾT, Chương Năm, PHẨM TRƯỞNG LÃO SONA, TIẾT SỐ V (Ud 51), kể lại chuyện Đức Phật Thích Ca ban một thời Pháp thoại với chủ đề so sánh tám điều vi diệu của Biển Lớn với tám điều vi diệu của Phật Pháp...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.