Hôm nay,  

Hãy Giải Oan Nghiệt Cho Dòng Họ Nguyễn Tất (phần 3)

19/03/200800:00:00(Xem: 17905)

IV/- Vụ án kêu oan cho mẹ

Đây là vụ án bi thảm thời đại, xảy ra từ năm 1957, chưa được soi rọi ra ánh sáng. Người còn sống sót duy nhất về phía nạn nhân chính là Nguyễn Tất Trung có thể coi là người có năng lực duy nhất để xin mở lại hồ sơ vụ án.

Điều trước tiên, cần phải nhận biết, qua hai vụ kiện trên Nguyễn Tất Trung có thể hành xử quyền của mình theo luật định một cách dễ dàng không nhiều trở ngại. Thế nhưng khi vào vụ án hình sự này, ắt rằng Nguyễn Tấn Trung sẽ phải đối diện với những khó khăn từ chủ quan đến khách quan, không dễ dàng vượt qua.

Một quyết định thiếu sáng suốt, sai lầm sẽ đem lại nhiều ân hận không những cho chính mình mà cho cả con cháu trong mai hậu. Bây giờ, Nguyễn Tất Trung chưa biết chính xác người cha ruột của mình là ai. Qua kết quả vụ án tìm cha sẽ cho câu trả lời đó.

Trường hợp cha ruột không phải là ông Hồ Chí Minh thì điều đó dễ dàng cho Trung tiến hành vụ án kêu oan cho mẹ, không chút cắn rứt lương tâm. Thế nhưng nếu ông Hồ Chí Minh thật sự là cha ruột của Nguyễn Tất Trung thì sự việc sẽ ra sao"

Chưa cần đi sâu phân tích vụ án, chỉ cần biết rằng vào thời điểm 1957 ông Hồ Chí Minh là người tình, người chồng chưa cưới, người cha, ông chủ tịch nước, cũng là chủ tịch đảng CSVN, và là chủ căn nhà sàn nơi xảy ra án mạng (sẽ trình bày ở phần dưới). Thì chắc chắn một điều ông phải chịu trách nhiệm về vụ án đó dù ít hay nhiều, cho dù phát hiện ra hung thủ giết người là ai"

Trong lịch sử nhân loại, chưa có gia đình nào, một quốc gia nào, một chế độ nào như tại đất nước CHXHCNVN, con của một ông vua, trong suốt nữa thế kỷ không được quyền kêu một tiếng “cha” từ lúc ông đang còn tại vị, hưng thịnh cho đến lúc chết. Đến lúc kêu được tiếng cha đầu đời cũng là lúc quàng khăn tang trên đầu với di ảnh của mẹ, đi lật mồ cha lên, đưa ra vành móng ngựa để trả lời những câu hỏi lịch sử, lương tâm, trách nhiệm và đạo nghĩa. Còn ngôn ngữ nào có thể diễn tả hết nổi bi thương và uất nghẹn này chăng"

Kết quả vụ án dù ra sao chăng nữa cũng ảnh hưởng sâu đậm chẳng những vào quãng đời còn lại của Trung vốn đã chồng chất quá nhiều uất ức và khổ nạn lại càng đau thương thê thảm hơn nữa. Mà kết quả này còn có thể tổn thương tinh thần (") đến các đời con cháu sau này. Vì thế trước khi có quyết định sáng suốt về vụ án, phải chăng cần phải có thời gian tỉnh táo suy nghĩ sau khi đã hoàn tất hai vụ kiện nói trên chăng"

Nói như vậy, không có nghĩa bỏ qua vụ án, mà thật ra vụ án cần phải được phân tích một cách khoa học đúng vào thời điểm lịch sử, để có thể đem lại bài học xương máu nào cho dân tộc chăng"

1)- Vụ án có khả năng mở lại không"

Trước khi trả lời cần phải nhận rõ những điểm pháp lý có thể tranh luận kéo dài như sau:

Điều trở ngại pháp lý đầu tiên mà vụ án vấp phải đó là thời hiệu. Thật vậy vụ án xảy ra năm 1957 tức là 51 năm. Theo bộ luật hình sự, điều 23.

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:

d) Hai mươi năm đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Ngoài ra vụ án còn gặp phải một trở ngại nữa đó là nguyên tắc “bất hồi tố của các đạo luật hình”. Bộ luật hình sự hiện nay có thể xét xử những tội phạm xảy ra 50 năm về trước hay không"

• Vụ án xảy ra dưới thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, nay đã đổi thay Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Vậy tòa án nhân dân hiện nay có đủ thẩm quyền xét xử hay không, dựa trên căn bản luật pháp nào" Cho dù được biện luận cả hai chế độ đều đặt dưới sự cai trị của đảng CSVN. Hệ thống luật pháp hoàn toàn được tiếp nối liên tục.

• Nhân vật chính Hồ Chí Minh đã chết, cũng là người tình, người cha, chủ tịch nước, chủ tịch đảng, có trách nhiệm trả lời chính thức những vấn đề liên quan đến vụ án. Theo tập quán, phong tục Việt Nam, người chết là hết, mọi chuyện liên quan nên đóng lại.

• Đây là vụ án lịch sử lại mang tính chính trị, có thể làm rung chuyển tận gốc rễ mọi giá trị đạo đức, lý tưởng, thần tượng... vì thế chịu rất nhiều áp lực vô hình kể từ nhiều phía, nhất là trong thời điểm lịch sử XHCN chưa sang trang.

Tất cả những điều này sẽ gây nhiều tranh cãi, không dễ dàng để có câu kết luận thống nhất. Rất tiếc những nội dung tranh cãi trên đây, lại không nằm trong chủ đích của bài viết. Vì thế, khả năng để mở lại hồ sơ của vụ án để xét xử rất mong manh.

2)- Vụ án xe cán thật hay giả"

Theo thông báo của công an đây là vụ án xe cán. Theo lời người kể lại là có dị nghị là giả xe cán. Hiện nay không còn chứng cứ cụ thể nào để khẳng định đây là vụ xe cán giả hay thật. Thế nhưng có những luận điểm khả tín sau đây chứng minh nạn nhân không thể tự mình đến hiện trương để bị xe cán, cho nên đây là một vụ xe cán giả.

• Theo kết quả khám nghiệm tử thi: Duy chỉ có xương đỉnh đầu bị rạn nứt. Mổ sọ não không còn óc, mà chỉ còn nước nhờn chảy tuôn ra. Bác sĩ tuyên bố đây có thể bị trùm chăn lên đầu rồi dùng búa đánh vào giữa đầu. (Nguồn: http://www.lmvntd.org).

• Vị trí xảy ra hung án, theo lời kể của ông Vũ Thư Hiên trong “Đêm giữa ban ngày”, tr.605:

"Tôi nhớ một buổi chiều thu 1964, cha tôi đột nhiên bảo tôi:

- Con lấy xe đưa bố đi một lát.

Hôm ấy tôi có một cái hẹn, nhưng đành phải bỏ - trong gia đình tôi sự không tuân lời người trên là lỗi nặng. Đành phải dịch cái hẹn sang ngày khác để đưa cha tôi đi. Ông ngồi sau chiếc Jawa 05 thấp tè, vốn không được thiết kế để chở hai người, hai chân khuỳnh khuỳnh. Nhưng ông chịu khó ngồi lắm, không kêu ca. ....

Cha tôi sai tôi chở ông lên đường Cổ Ngư cũ về phía Chèm. Tới dốc lên đê, ông bảo tôi dừng xe. Châm một điếu thuốc, ông chọn chỗ cỏ sạch để ngồi xuống và bảo tôi ngồi xuống bên ông...

- Con nhớ lấy chỗ này, quãng gốc cây thứ tư và thứ năm từ trên đê đổ xuống - cha tôi chỉ tay về phía trước - Nơi này đã xảy ra một tấn thảm kịch mà rồi đây con phải tìm hiểu để mà viết. Nó là tấn thảm kịch có tính chất tượng trưng cho một sự đổ vỡ lớn của một nền đạo đức và rộng ra, của một thời đại..."

Địa điểm xe cán là đường Cổ Ngư cũ, (nay đổi tên là đường Thanh Niên), cách nơi ở của ông Hồ Chí Minh cũng như nhà của Nông Thị Xuân đang ở khoảng vài cây số. Thời tiết Hà Nội đầu tháng 2 vẫn còn rét lạnh. Vậy Nông Thị Xuân là người đàn bà sinh đẻ mới mấy tháng, lại trước đó theo lời kể của anh thương binh (người đã viết đơn tố cáo tới chủ tịch quốc hội Nguyễn Hữu Thọ) là đã bị hiếp dâm (") tàn tệ, nếu không bị ê ẩm mình mảy và thương tích thì cũng rất yếu. Với một người đàn bà trong tình trạng sức khỏe kém như vậy, không ai giúp đỡ, có khả năng đi bộ một mình, từ nơi ở đến nơi đường Cổ Ngư để bị xe cán hay không"

• Nông Thị Xuân là người tình của Hồ Chí Minh, được hưởng qui chế đặc biệt về bảo vệ an ninh và an toàn yếu nhân, mọi sinh hoạt và hành động của Nông Thị Xuân đều có người giám sát cũng như theo bảo vệ. Đi đâu có xe hơi đón rước. Vậy Nông Thị Xuân không thể nào có cơ hội thoát ra hoàn cảnh đó để đi bộ một mình, đến nơi hiện trường để bị xe cán.

• Nơi ở của ông Hồ Chí Minh là căn nhà sàn nằm trong phạm vi an ninh của phủ chủ tịch là yếu nhân số 1 chắc chắn xung quanh có rất nhiều vòng rào canh gác, công khai hay bí mật, vậy nếu không có lệnh thì Nông Thị Xuân có thể đi bộ vượt ra khỏi những rào cản này không"

• Nếu đây là một vụ xe cán bình thường tại sao công an không trả xác lại cho thân nhân sau khi xét nghiệm"

Tóm lại với những lý cớ đầy thuyết phục trên, có thể kết luận rằng đây không phải là một vụ xe cán, mà chỉ là một hiện trường giả. Vậy hiện trường thật là ở đâu"

Một chi tiết quan trọng là theo lời ông Nguyễn Minh Cần ở trên: chiếc xe cán chết người chạy ra từ hướng phủ chủ tịch. Trong phần ghi chú tr. 607 của “Đêm giữa ban ngày” xác nhận chiếc xe mang số phủ chủ tịch.

Cũng theo lời kể của anh thương binh:

"Đến độ một tuần sau, vào 7 giờ tối ngày 11 tháng 2 năm 1957, ngày em còn nhớ như đinh đóng cột. Một chiếc xe com măng ca thường đón chị Xuân lên gặp bác Hồ, anh Ninh xồm, người bảo vệ Trần Quốc Hoàn chuyển lên bảo vệ Bác, vào gặp chị Xuân nói lên gặp Bác. Chị Xuân mặc quần áo, xoa nước hoa rồi ra đi. Sáng hôm sau, 12 tháng 2, một nhân viên Công an Hà Nội đến báo tin chị Xuân gặp tai nạn ô tô chết rồi".

Đêm trước khi chết cô Xuân đã được xe rước vào phủ chủ tịch, tai nạn chết người xảy ra vào buổi sáng hôm sau. Như vậy có thể kết luận rằng: cô Nông Thị Xuân ở tại căn nhà sàn của ông Hồ Chí Minh và đã nhận lãnh cái chết tại đây. Sau đó cái xác được đưa ra hiện trường giả theo một kịch bản soạn sẵn.

3)- Nông Thị Xuân có bị hiếp dâm hay không" và bị mấy lần"

Đây chính là điểm đã gây ngộ nhận cho nhiều tác giả từng viết về đề tài này, vô tình rơi vào hỏa mù của một kịch bản đã bày sẵn nhằm che đậy một sự thật. Toàn bộ câu chuyện hiếp dâm chỉ dựa trên lời tố cáo duy nhất của anh thương binh mà không có một bằng chứng cụ thể nào cả. Thế nhưng trong lời tố cáo này tự thân của nó đã có nhiều mâu thuẫn, đầy nghịch lý như sau:

• Từ sau khi sinh Nguyễn Tất Trung vào cuối 1956 đến ngày chết là 12 tháng 2 - 1957 là một thời gian ngắn trên dưới 3 tháng, vụ hiếp dâm lại có thể xảy ra cho Nông Thị Xuân vừa mới sinh đẻ lại là vợ một ông chủ tịch nước cũng là chủ tịch đảng CSVN, người có quyền lực nhất nước"

• Theo lời tố cáo của anh thương binh:

Buổi tối vào khoảng mồng 6 hay mồng 7 tháng 2 năm 1957, ông Hoàn tới, ngồi nói chuyện vu vơ một tí rồi nắm tay chị Xuân, kéo vào một cái buồng xép, từ cầu thang đi lên, vật chị Xuân lên một cái giường nhỏ, định hãm hiếp. "Chị Xuân bị nhét khăn vào miệng nhưng vẫn ú ớ la lên. Em hoảng sợ la tru tréo. Còn chị Nguyệt sợ quá, rúm người lại ngồi một góc tường. Nghe tiếng cửa sổ nhà dưới xô sầm vào tường, lão Hoàn bỏ chị Xuân ra, rút khẩu súng lục trong túi áo hoa lên nói to: “Chúng mày im mồm, không ông cho chết hết” rồi hầm hầm chạy xuống thang ra ô tô chuồn".

Một vụ hiếp dâm thông thường xảy ra chỉ có một tội phạm và nạn nhân, nếu hiếp dâm tập thể, thì có nhiều tội phạm với nạn nhân, hiếm khi có nhân chứng mục kích. Tại sao Trần Quốc Hoàn lại cố tình hiếp dâm Nông Thị Xuân trước mắt cô Vàng, cô Nguyệt tại nơi do công an bảo vệ có rất nhiều tai mắt" Là một vụ hiếp dâm hụt lần đầu"

• Hiếp lần thứ hai ("): "Nhưng chỉ được mấy hôm sau chị nghe tiếng giầy đi nhè nhẹ lên gác, chị chạy ra thì thấy nó đi lên nhếch mép cười một cách xỏ lá. Nó chào chị rồi đi thẳng vào nhà, nó ôm ghì lấy chị vào lòng rồi hôn chị. Rồi nó rút khẩu súng lục dí vào ngực chị. ... Rồi nó nằm đè lên hiếp chị. Chị xấu hổ lấy tay che mặt".

Có gì bí ẩn" khiến Trần Quốc Hoàn phải hiếp dâm Nông Thị Xuân cho bằng được trong thời gian chỉ có vài ngày mà đã xảy ra hai lần. Động cơ nào đưa đến sự kiện phải xảy ra như vậy" Điểm chú ý là Trần Quốc Hoàn là bộ trưởng bộ công an, có dư điều kiện và không thiếu gì gái để thỏa mãn nhu cầu sinh lý (nếu có").

• Từ ngày 7/02/1957 là lần đầu tiên ông Trần Quốc Hoàn hiếp dâm hụt (") đến ngày Thị Xuân bị chết là ngày 12/02/1957 chỉ vỏn vẹn có 5 ngày, vậy Trần Quốc Hoàn đã thật sự hiếp dâm thêm bao nhiêu lần nữa" có đúng như lời kêu oan của người thương binh chồng chưa cưới của cô vàng hay không":

"Nhưng chỉ được mấy hôm sau chị nghe tiếng giầy đi nhè nhẹ lên gác.... Rồi nó rút khẩu súng lục dí vào ngực chị... Rồi nó nằm đè lên hiếp chị... Rồi từ đó chị biến thành một thứ trò chơi của nó... Trong mấy tháng trời chị tính quẩn lo quanh, không biết tâm sự với ai mà không làm sao thoát khỏi nanh vuốt của nó".

Với lời tố cáo này, trong vòng 5 ngày Trần Quốc Hoàn đã hiếp dâm bao nhiêu lần để Nông Thị Xuân trở thành “một thứ trò chơi của nó”. Tại sao trong vòng 5 ngày lại là “Trong mấy tháng trời chị tính quẩn lo quanh”... Vậy đâu là sự thật"

• Kết quả khám nghiệm tử thi có câu: “Tử thi thân thể không có thương tích gì, thấy rõ không bị tai nạn ô tô và cũng không phải bị đâm chém đánh đập gì. Mổ tử thi trong cơ thể lục phủ ngũ tạng cũng không có thương tích gì.Dạ dầy không có thức ăn, không có thuốc độc. Tử cung không có tinh trùng biểu thị không bị hiếp dâm”

Với kết quả khám nghiệm tử thi này đã trả lời những câu hỏi trên là Nông Thị Xuân chưa hề bị hiếp dâm thật sự, vì rằng một người bị hiếp dâm phải có thương tích, không thể được lành lặn trong vòng mấy ngày, mà bác sĩ không khám nghiệm ra.

• Nhân gian có câu nói: “Làm đĩ bốn phương phải chừa một phương để lấy chồng”, hay là câu “đánh chó cũng phải nể mặt chủ nhà”. Nếu Trần Quốc Hoàn gian dâm có muốn hiếp Nông Thị Xuân thì cũng phải nể mặt Hồ Chí Minh. Với cương vị một người học trò, một đệ tử, một người dưới quyền , Trần Quốc Hoàn có bao nhiêu lá gan để làm công việc hiếp dâm, và giết người tình của Hồ Chí Minh mà không có lệnh của cấp thẩm quyền"

• Lên một phòng chờ, em thấy trong phòng đã khá đông người: Công an, Tòa án, Kiểm sát viên. Sau một tiếng, hai bác sĩ, một cán bộ Công an, một kiểm sát viên lên phòng chờ, đem theo một tờ biên bản đọc to lên cho mọi người nghe.

Tại sao khi mổ tử thi Nông Thị Xuân lại có mặt nhân viên Viện kiểm sát và tòa án. Những người này đóng vai trò gì" Trong khi vụ án chưa khởi tố, tại sao họ lại nhanh chóng có mặt kịp thời chứng kiến mổ tử thi khi vụ án vừa xảy ra, ngoài nhiệm vụ của họ" Phải chăng họ chứng kiến để nhằm chứng minh rằng biên bản khám nghiệm tử thi là thật, không phải là một báo cáo láo. Như vậy Trần Quốc Hoàn đã không thật sự hiếp dâm Nông Thị Xuân.

Tóm lại qua sự việc này có thể kết luận rằng, sự việc hiếp dâm chẳng qua là một động tác giả của một kịch bản đã soạn sẵn, mà kết quả khám nghiệm tử thi đã chứng minh là Trần Quốc Hoàn đã hoàn thành vai trò hiếp dâm giả một cách xuất sắc là biết dừng chân lại ở một mức độ đã được cho phép mà thôi. Từ đó Trần Quốc Hoàn mới có thể giữ nguyên chức vụ và thăng cấp sau này, cũng không hề bị truy cứu trách nhiệm hình sự về sự việc này.

Có thể nói một cách khác là Nông Thị Xuân không thật sự bị hiếp dâm, mà là bị khủng bố tinh thần bằng những hành động uy hiếp, xâm phạm thân thể chỉ nhằm mục đích làm cho nạn nhân khủng hoảng tinh thần, bị ép vào con đường là tự hủy diệt. Thế nhưng kịch bản đã không thành, cô Xuân đã không rơi vào con đường đó. Do vậy cô Xuân phải rơi vào cái chết do người khác làm, theo kịch bản hai. Đến đây đã lộ ra bản chất tàn độc của những người trong cuộc là “khủng bố tinh thần nạn nhân trước khi giết”.

(còn tiếp Phần Kết)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tác phẩm Thế Sự Thăng Trầm của Trần Bảo Anh, dày 280 trang, gồm các bài viết: Đẹp & Xấu, Thời Gian Hiện Tượng & Sự Tái Diễn, Từ Chối, Ngô Văn Định Lữ Đoàn Trưởng LĐ 258 TQLC, Chiến Thắng Phượng Hoàng, Ảnh Hưởng Của Lời Nói, Nói Chuyện Anh Hùng, Tôi & Ý Trời, Những Chuyện Can Đảm Cổ Kim, Cách Suy Nghĩ Của Một Người Công Chức, Lương Tâm & Lòng Tận Tụy, Bằng Trời Bằng Bể, Yêu & Rất Yêu, Đang Ở Nơi Khác, Đắc Thế Thất Thế & Tư Cách…
Sau khi nhổ răng, tôi xin anh nha sĩ trẻ mấy cái răng chết, khá thê thảm, để mang về. Lần trước cũng vậy. Anh tỏ vẻ thông cảm. “Bác giữ làm kỷ niệm?” “Vâng. Chúng nó theo tôi bảy mươi mấy năm rồi. Chiến đấu giỏi lắm. Giữ xác lại để nhớ.” Đúng. Răng kề cận người hơn tình nhân. Ở với người trung thành hơn vợ. Nói cắn là cắn, nói nhai là nhai, nói nhe là nhe, nói ngậm là ngậm. Tuyệt nhiên vâng lời, không cãi cọ gì. Chỉ có già đi, lỏng chân, rồi vĩnh biệt.
Vì là lớn tuổi mà phải lu bu với nhiều công việc không tên hàng ngày cho nên tôi ít có thì giờ đọc sách. Vậy mà tôi đã dành ra nhiều ngày liên tục để say sưa đọc từ đầu chí cuối tập truyện Trọn Đời Yêu Thương của anh Duy Nhân tặng cho tôi hồi đầu Xuân Quý Mão...
Trong tiểu thuyết HIỆP KHÁCH HÀNH, nhà văn Kim Dung kể chuyện về cuộc phiêu lưu của chàng trai trẻ Thạch Phá Thiên từ năm 12 tuổi, không cha mẹ, anh em, họ hàng, bạn hữu, không học hành chữ nghĩa, không võ công, không tiền của, mà tình cờ lạc vào giữa chốn võ lâm giang hồ. Đọc xong bộ truyện, tôi tò mò muốn tìm hiểu bài thơ HIỆP KHÁCH HÀNH của thi hào Lý Bạch...
Tôi rất phục những người viết sách, in sách, nhất là những nhà văn định cư ở Hoa Kỳ. Mỗi lần cầm quyển sách trên tay, tôi rất cảm phục tác giả đã chịu khó viết văn. Khi tôi cầm quyển sách "Thiền Tập Với Pháp Ấn" của Cư sĩ, nhà văn Nguyên Giác, nhà xuất bản Ananda Viet Foundation, Tâm Diệu, một Phật tử đã học ở Cal State Fullerton, trình bày, điều đầu tiên tôi tự nhủ: hình bìa đẹp quá, màu sắc nổi bật, Phật đang ngồi thiền trên tòa sen...
Sách Thiền Tập với Pháp Ấn dày 460 trang gồm 27 chương do Ananda Viet Foundation ở California vừa xuất bản mà tác giả gửi biếu tôi bản đầu tiên. Đây là cuốn sách thứ bảy biên khảo về Thiền của cư sĩ Nguyên Giác...
Tất cả chúng tôi, một số bạn bè và thân hữu của Ca sĩ Kim Tước, liên lạc, tìm đến nhau, để cùng tổ chức một buổi ca nhạc "bỏ túi" cho bà trước khi bà rời tiểu bang California, Hoa Kỳ. Chúng tôi chỉ có vỏn vẹn hai ngày để chuẩn bị. Thư mời hoả tốc gởi đi tối Thứ Bảy, buổi trình diễn vào trưa Chủ Nhật ngày Feb, 5, 2023 tại Viện Việt Học là một quyết định rất nhanh, gọn, của Bác Sĩ Nhãn Khoa Phạm Đỗ Thiên Hương, làm người nhận kinh ngạc. Buổi họp mặt như một lời chia tay trước khi nữ danh ca Kim Tước rời Little Sài Gòn, là nơi bà rất yêu mến, để về tiểu bang khác sinh sống với con trai, vì bệnh già của bà...
Tôi viết về Nhạc sĩ Phạm Duy, một bài khá dài, nhiều chương, với một tình cảm thân thiết, rõ ràng, đơn giản, như ta nói thân hình ông ta chia làm ba phần đầu mình và tay chân, trong đầu có bộ não, vầy thôi, nhưng/ hẳn sẽ làm rất nhiều người không đồng tình. Thậm chí cay đắng, “Thằng này đã ca ngợi thằng kia”.Đây là những người vốn không thích, chẳng ưa, rất ghét Phạm Duy. Tôi không có quyền bình phẩm đúng sai. Tôi vẫn tôn trọng những người này. Vì tôi hiểu, Tự do phải cần được tôn trọng.
Ngày 11 tháng 2 năm 2023, vài tờ báo và trang mạng trong nước đưa tin: Vũ Hoàng Chương từng được đề cử Giải Nobel Văn Chương (The Nobel Prize in Literature). Danh sách được Ủy Ban Nobel công bố trong tháng 2, năm 2023, sau 50 năm giữ kín theo quy định của giải này. Theo đó, Vũ Hoàng Chương là một trong 100 tác giả tên tuổi được đề cử giải Nobel Văn Chương năm 1972...
Khi nhận được sách của tác giả Cù Mai Công gửi tặng, nhìn mấy hình trên bìa là một trời ký ức lại ùa về vì tôi đã được sinh ra và đã lớn lên ở vùng đất có tên Ngã ba Ông Tạ...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.