Hôm nay,  

Phật Xuất Gia

22/03/200800:00:00(Xem: 18457)

Xuất Gia là việc trọng đại. Lý do Xuất Gia của Phật hay của bất cứ ai đều có sự thắc mắc, băn khoăn với mọi đau thương, vô thường của kiếp phù sinh nên khao khát Chân Lý Giải Thoát để Tự Độ và Tha Độ (Giải Thoát chính mình và Giải Thoát mọi Chúng Sinh):

Xuất Gia:

- Xuất Gia vì quá thương yêu Cha Mẹ, Vợ Chồng, Con Cháu, Gia Đình và Chúng Sinh.   

- Xuất Gia vì muốn trả hiếu một cách Tuyệt Đối cho Cha Me, bởi các Ngài đã cho Thân này với đầy đủ 6 Căn.

- Xuất Gia vì muốn trả ơn Phật Tổ, ơn Thầy đã cho con đường Tâm Linh, là con đường Chân Lý Giác Ngộ Giải Thoát Luân Hồi Sinh Tử.

- Xuất Gia vì muốn ra ngoài cái "Sinh, Lão, Bệnh, Tử" Vô Thường và mọi khổ đau, mất mát.

- Xuất Gia vì muốn giải thoát phiền não sinh tử cho chính bản thân mình và giải thoát cho toàn thể chúng sinh.

- Xuất Gia vì muốn trả ơn các vị ân nhân và muôn loài, muôn vật đã tạo dựng đầy đủ mọi vật dụng cần thiết để nuôi Thân Mạng này mà Tu.

- Xuất Gia vì muốn trả ơn xã hội, quốc gia, dân tộc đã cùng hài hòa đóng góp công của, mồ hôi, nước mắt và tài năng để đất nước được phong phú về mọi mặt.   

- Xuất Gia vì muốn trả ơn các vị lãnh đạo quốc gia, xã hội đã điều động mọi qui luật, mọi an ninh, trật tự, đối nội, đối ngoại để trị nước an dân.

- Xuất Gia vì muốn trả ơn các vị Anh Hùng Liệt Sĩ, các vị Anh Thư, các Chiến Sĩ Vô Danh, Hữu Danh v…v…đã hy sinh và đang hy sinh cho lý tưởng là bảo vệ cho Quốc Gia, dân tộc để đất nước được thanh bình, muôn dân an lạc.

- Xuất Gia vì muốn trả ơn các vị Ân Nhân cũng như các Vị Oán Thù là những vị Thầy thiết thật nhất đã khuyên bảo, dạy dỗ để mở con mắt Vô Minh cho chúng ta:

- Người Ân: Là Thầy khuyên điều hay, lẽ phải để tinh tấn tiến tới Chân, Thiện, Mỹ.

- Người Oán:  Là Thầy dạy can đảm, hy sinh, nhẫn nhịn để diệt Sân Si mà tinh tấn tiến tới từ bi, hỉ xả, bao dung, tha thứ.

- Vì không muốn bỏ bất cứ một ai, dù là Chú Sâu, Cô Kiến cho đến vạn loại Hữu Tình, Vô Tình, và Hữu Hình, Vô Hình.

Xuất gia, Đi Tu là bởi các lý do tạm kể ở trên, chính những mãnh lực ấy  đã thúc đẩy chúng ta tự động, tự nguyện mà thi hành chứ không một ai có thể bắt buộc được. Chỉ vì muốn trả ơn muôn loài, muôn vật một cách Bình Đẳng và Tuyệt Đối như thế nên con đường Xuất Gia là con đường cứu cánh vẹn toàn không còn có chút sơ hở và thiếu sót nào cả!

Nếu:

- Vì bắt buộc, vì Tị Hiềm

- Vì nể ai, vì ganh đua

-  Vì Danh phận, vì Lợi dưỡng

-  Vì thất tình, vì chán đời

-  Vì muốn trốn tránh khó khăn, chông gai ngoài đời

-  Vì A tòng, tức là thấy người ta làm mình cũng làm theo.

-   Vì lười biếng, vì không nghề nghiệp v...v...

Với một trong những điều kể trên mà Đi Tu thì kết quả sẽ không được như ý lắm, bởi gieo Nhân nào thì sẽ gặt được Quả ấy.

-- Gieo Nhân nhỏ, được Quả nhỏ.

-- Gieo Nhân to, được Quả to.

-- Gieo Nhân gượng ép, được Quả gượng ép.

-- Gieo Nhân giả dối, được Quả giả dối.

-- Gieo Nhân tà, được Quả Tà.

-- Gieo Nhân chính, được Quả chính v…v…

Nhiều người nói rằng: "Không cần Đi Tu, không cần xuống tóc vì ai cũng có Phật Tính rồi, miễn sao nhận ra Phật Tính ấy và buông bỏ mọi Tập Khí đi, là kết quả cũng y chang như những Vị Xuất Gia Ngộ Đạo".

Quả đúng như thế với những Vị Đại Hùng, Đại Lực, Đại Trí Tuệ đã Tu nhiều đời, nhiều kiếp mới có thể Buông Bỏ đến tận cùng về Thân Tâm, Thế Giới này, cho dù chỉ là dư âm hay chỉ là một khái niệm mơ hồ về những thứ ấy cũng không còn gì cả!

Vậy cái gì là Thân Tâm"

Thân Tâm là:

- Ngũ Uẩn: "Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức"

- Lục Căn: "Nhãn, Nhĩ, Tỉ, Thiệt, Thân, Ý"

Cái gì là Thế Giới"

Thế Giới là:

- Sắc Trần: "Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp"

Và cái gì là Ngũ Dục"

Ngũ Dục là: 

- "Tài, Sắc, Danh, Thực, Thùy"

(Tiền Tài, Ái Dục, Chức Vị, Thức Ăn Ngon và sự Ngủ Nghỉ).

Vâng, những thứ kể trên đây, các Ngài đã buông sạch để thể hiện cái Thật Tướng, Thật Hành và Thật Dụng ngay ở nơi chúng ta đang hiện sống, đúng với nghĩa "Phật Pháp Không Rời Thế Gian Pháp", Lý Sự thật Viên Dung ngay nơi huyễn hóa đầy cám dỗ, đầy dục vọng này! Các Ngài vẫn ung dung, tự tại sinh hoạt, hoằng hóa độ đời, mà không hề dính mắc một mảy may gì về Thân, Tâm, Thế Giới và Ngũ Dục!

Còn với chúng ta thì hầu hết vì quá Vô Minh, quá yếu đuối, quá lười biếng, và sự ỷ lại đã quen, thiếu can đảm, thiếu nghị lực, thiếu tự tin nên luôn luôn tự mình tạo dựng, sản xuất những Vọng Tưởng gàn dở, ngoan cố, độc tài để dàn xếp lương tâm một cách khéo léo mà ngụy biện, che chở, chống chế, bênh vực cho Bản Ngã của mình cũng chỉ vì chúng ta là những kẽ Phàm Phu đầy ô nhiễm với Vô Minh sâu dầy của bao đời, bao kiếp nên:

- Có nhiều người chấp nhận đau thương/sinh tử bảo đó là đời mà!

- Có nhiều người dửng dưng không cần tìm hiểu gì hết, bảo là số mạng đã an bài thì phải chịu thôi!

- Có nhiều người bỏ số phận mình vào trong tay Thượng Đế để Ngài bắt sao thì chịu vậy!

- Có nhiều người vì ngạo mạn, tự ái cao, sợ sự thật, sợ sự nghiên cứu học hỏi sẽ lòi sự dốt/giỏi của mình, của người.

- Có nhiều người tự Ấn Chứng cho mình là đã thông suốt Chân Lý Giải Thoát, thua gì Duy Ma Cật nên luôn dạy người, dạy các Vị Tu Sĩ v…v…

- Có nhiều người biết khá rõ về con đường Giải Thoát, và biết rõ mình đang khổ sở, đầy nước mắt nhưng họ vẫn còn ham Ngũ Dục nên trốn tránh, ngụy biện, đổ cho hoàn cảnh này, hoàn cảnh kia.

- Có nhiều người biết rất rõ con đường Giải Thoát trước sau gì cũng không tránh được nhưng vì hèn yếu, lười, sợ va chạm, chông gai khi bước chân vào con đường ấy.

Nói cho cùng, chung qui cũng do Nghiệp Quả mà ra cả nên mới có quá nhiều trở ngại với cớ này, cớ khác v…v…Trái lại, với những người nhiệt thành khao khát Chân Lý Giác Ngộ thật sự,  thì dù phong ba, bão táp, dù vàng son ngập trời cũng không gì ngăn cản ý chí của họ được, như Thái Tử Tất Đạt Đa sống trong cung vàng, điện ngọc, vợ đẹp, con khôn, ngôi Vua sẵn sàng có trong tay mà Ngài lại buông bỏ hết để đi Xuất Gia, Tầm Sư Học Đạo, kiếm một con đường cứu khổ cho chính mình và giải thoát cho chúng sinh.

Với Đức Phật mà còn phải Xuất Gia thì thử hỏi chúng ta là cái gì mà viện đủ cớ và còn giỏi hơn cả Đức Phật"

Nói như thế không có nghĩa là khuyên hết tất cả mọi người đi Xuất Gia! Mà như đã nói ở trên, việc Xuất Gia không một ai có thể ép buộc ai được, chỉ là tự nguyện; Tuy nhiên với những ai thật chân thành, muốn thật rốt ráo không còn chút sơ hở nào trên con đường Buông Xả Thân Tâm, Thế Giới một cách Tuyệt Đối để có cái kết quả Tuyệt Đối, thì Đức Thích Ca làm sao chúng ta cũng làm y như vậy, Đức Từ Phụ từ khi Xuất Gia, đến khi Đắc Đạo, hỏi có bao giờ Ngài trở lại sống với Vợ không" Hay chỉ là trở về viếng thăm, khích lệ, độ Cha Mẹ, Vợ Con, Họ Hàng Đi Tu mà thôi, điều đó chứng tỏ sự Ái Dục không còn gì, và sự Thanh Tịnh đã Tuyệt Đối!

Kể ra thì:

- Cái răng cái tóc là góc con người, mà đem cạo bỏ nó đi thì cũng ảnh hưởng đến nhan sắc thật!

-  Đang ăn mặn mà bị ăn Chay, thì lạt lẽo làm sao!

- Đang lè phè ung dung muốn làm cái gì thì làm, thì nay tự bị khép mình trong Giới Luật!

- Đang ngủ nghỉ thoải mái thì nay Công Phu phải đúng giấc, đúng giờ!

- Đang Ái Dục chồng chồng, vợ vợ thì nay bị dẹp bỏ, không còn gì  cả!

Nhưng sự thật muốn cái này thì phải mất cái nọ, chứ còn muốn đủ thứ thì khó mà được cái Quả Viên Mãn rốt ráo, đó là đúng Lý Nhân Quả không sai trái bao giờ!

Do lẽ đó, đã gọi là Buông Xả thì nên Buông Xả Thật, đã gọt tóc thì nên gọt một cách chân thật, là Buông Bỏ "Cái Thân".

Còn Buông Bỏ "Cái Tâm" thì phải bỏ hết mọi Tập Khí, thói hư thật sự, nghĩa là bỏ không còn một chút vướng mắc nào của Thế Giới Trần Lao này nữa!

Chúng ta là những người tầm thường, yếu đuối nên cần phát nguyện thề bồi thì cái đầu trọc, tấm áo Cà Sa, với Giới Luật nghiêm chỉnh, Công Phu Miên Mật từng phút, từng giây cùng những nghi lễ đầy đủ ý nghĩa đều là những phương tiện, những hành trang khích lệ, nhắc nhở trực tiếp để chúng ta tinh tấn, nỗ lực, can đảm và hy sinh, sao cho Lý Sự Vẹn Toàn từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài, Thân Tâm đều tinh khiết thanh tịnh để Tấm Y Là Người và Người Là Tấm Y thì mới xong.

Tóm lại:

- Khi Xuất Gia là hiểu Lẽ Vô Thường Khổ Đau: "Sinh, Lão, Bệnh,Tử "

- Khi đang Tu Học: Với công phu miên mật là tự động Buông Bỏ mọi Thói  Hư, Tật Xấu tức là đang Thực Hành: Tứ Thánh Đế: "Khổ,Tập,Diệt,Đạo"

- Và khi đã mở con mắt Tâm, là đã thấy Thật Tướng thì mới hiểu đúng nghĩa để Thật Hành và mới có thể Thật Dụng được.

Tới lúc đó mới thật là Thực Hành "Bát Chính Đạo" và "Lục Ba La Mật". Khi Thực Hành đúng y chỉ của "Bát Chính Đạo" và "Lục Ba La Mật" là đúng nhiệm vụ và trách nhiệm Ba La Mật của các Vị Bồ Tát.

Thật ra mà nói thì Căn Cơ Thấy Biết của chúng sinh có nhiều trình độ nên sự Thực Hành về "Bát Chính Đạo" và "Lục Độ" cũng sai biệt theo trình độ, do đó mà Y Kinh Diễn Nghĩa Tam Thế Phật Oan là thế!

Vì:

- Khi con mắt Tâm chưa mở thì sự Thực Hành của chúng ta chưa đúng độ sâu sắc của nó, chúng ta Thực Hành toàn là Hình Tướng và Hình Thức! Do đó chỉ được Phước Báu bởi chưa được trọn vẹn cả Phúc lẫn Trí, vì lẽ đó mà có Bồ Tát Sơ Phát Tâm.

- Khi con mắt Tâm đã hé mở, nhưng tùy theo đã hé mở đến cỡ nào thì nhiệm vụ và trách nhiệm Bồ Tát Đạo sẽ tương ứng với cái rốt ráo nhiều hay ít của cỡ ấy.

Và khi con mắt Tâm đã mở thực sự thì việc Thực Hành sẽ đầy đủ cả Khế Cơ lẫn Khế Lý, là cả Lý lẫn Sự, tức là trọn vẹn cả Phúc lẫn Trí cho nên việc Thực Hành về "Bát Chính Đạo" và "Lục Độ Ba La Mật" tự động viên mãn, và:

    Bát Chính Đạo và Lục Ba La Mật Tự Hỗ Tương Cho Nhau:

(Trong Bát Chính Đạo có Lục Độ Ba La Mật,

và trong Lục Độ Ba La Mật có Bát Chính Đạo)

Bát Chính Đạo :

- Chính Kiến

- Chính Tư Duy

- Chính Ngữ

- Chính Nghiệp

- Chính Mạng

- Chính Tinh Tấn

- Chính Niệm

- Chính Định

Và Sáu Ba La Mật :

- Bố Thí

- Trì Giới

- Nhẫn Nhịn

- Tinh Tấn

- Thiền Định

- Trí Tuệ

1./ Chính Kiến : Con mắt Tâm đã mở, thấy rõ Thật Tướng của Vũ Trụ Vạn   Vật, đó là cái Chính Kiến chính xác vượt đúng/sai không    phải là cái Thấy của Vọng Tâm Thức Nhị Biên Phân Biệt.

2./ Chính Tư Duy: Với cái nhìn siêu việt như thế thì sự suy tư, tự động nhậy   bén trong tích tắc, thì làm sao mà sai cho được. Cái suy  nghĩ này không phải là cái suy nghĩ của Ý Căn (là Thức Số  7) lúc nào nó cũng nhớ/quên, biết/không biết, và hoàn toàn  bị tùy thuộc vào sự giúp đỡ của Tiềm Thức.

3./ Chính Ngữ : Đã thấy đúng, hiểu đúng thì tự phát ra những ngôn ngữ     chính xác, vô ngại và rốt ráo.

4./ Chính Nghiệp : Đã Thấy Biết, suy diễn, hiểu tường tận tuyệt đối thì mọi       hành động to, nhỏ đều Tuyệt Đối hoàn hảo, do đó mà       Chính Nghiệp là vai trò vô cùng quan trọng, nó Thực        Hành Ba La Mật về nhiệm vụ và trách nhiệm bao        gồm tất cả: Từ Bi, Hỉ Xả, Bao Dung, Độ Lượng, Tinh        Tấn, Nhẫn Nại, Nhẫn Nhịn, Bố Thí, Trì Giới, Công         Phu, Định, Huệ.

      Như vậy là trong Chính Nghiệp tự động có cả 6 Ba  La       Mật rồi. Xin nhấn mạnh là trong khi Thực Hành Chính       Nghiệp thì dù việc lớn, việc nhỏ đều được làm bằng một       cái Tâm Tuyệt Đối Bình Đẳng nên nhiệm vụ và trách       nhiệm hoàn toàn tuyệt hảo không sơ hở ; Cái không có       chút sơ hở ấy là cái Chú Ý Tuyệt Đối  tức là Chính       Niệm (Chính Niệm ở đây là Chân Như Niệm chứ không       phải  Chính Niệm/Tà Niệm của Thức Tương Đối).

       Đã Chính Niệm là có sự Chú Tâm Tuyệt Đối thì tự        động là Chính Tinh Tấn cũng là Chính Định và Chính        Tuệ vì trong Định có Tuệ, trong Tuệ có Định ; Định/Tuệ        không rời nhau.

Thực Hành Chấp Tác được đến như thế, là đang Bố Thí Ba La Mật, đang nuôi Trí Tuệ Mạng (Chính Mạng) cũng là đang Trì Giới, đang Nhẫn Nhịn, đang Công Phu, đang Chuyển Nghiệp Thiện/Ác một cách Ba La Mật đúng nghĩa, cũng là kết quả của sự việc Xuất Gia đã trọn vẹn về việc Hiếu Đễ và mọi sự Ân Cần Trả, Nghĩa Cần Đền v...v...

Thanh tịnh Liên, Thích Nữ Chân Thiền

Thiền Viện Sùng Nghiêm

11561 Magnolia Street

Garden Grove, CA 92841

Tel : (714) 636-0118

Web-Site : WWW. Thienviensungnghiem.Com

Thanh tịnh Liên, Thích Nữ Chân Thiền

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tác phẩm Thế Sự Thăng Trầm của Trần Bảo Anh, dày 280 trang, gồm các bài viết: Đẹp & Xấu, Thời Gian Hiện Tượng & Sự Tái Diễn, Từ Chối, Ngô Văn Định Lữ Đoàn Trưởng LĐ 258 TQLC, Chiến Thắng Phượng Hoàng, Ảnh Hưởng Của Lời Nói, Nói Chuyện Anh Hùng, Tôi & Ý Trời, Những Chuyện Can Đảm Cổ Kim, Cách Suy Nghĩ Của Một Người Công Chức, Lương Tâm & Lòng Tận Tụy, Bằng Trời Bằng Bể, Yêu & Rất Yêu, Đang Ở Nơi Khác, Đắc Thế Thất Thế & Tư Cách…
Sau khi nhổ răng, tôi xin anh nha sĩ trẻ mấy cái răng chết, khá thê thảm, để mang về. Lần trước cũng vậy. Anh tỏ vẻ thông cảm. “Bác giữ làm kỷ niệm?” “Vâng. Chúng nó theo tôi bảy mươi mấy năm rồi. Chiến đấu giỏi lắm. Giữ xác lại để nhớ.” Đúng. Răng kề cận người hơn tình nhân. Ở với người trung thành hơn vợ. Nói cắn là cắn, nói nhai là nhai, nói nhe là nhe, nói ngậm là ngậm. Tuyệt nhiên vâng lời, không cãi cọ gì. Chỉ có già đi, lỏng chân, rồi vĩnh biệt.
Vì là lớn tuổi mà phải lu bu với nhiều công việc không tên hàng ngày cho nên tôi ít có thì giờ đọc sách. Vậy mà tôi đã dành ra nhiều ngày liên tục để say sưa đọc từ đầu chí cuối tập truyện Trọn Đời Yêu Thương của anh Duy Nhân tặng cho tôi hồi đầu Xuân Quý Mão...
Trong tiểu thuyết HIỆP KHÁCH HÀNH, nhà văn Kim Dung kể chuyện về cuộc phiêu lưu của chàng trai trẻ Thạch Phá Thiên từ năm 12 tuổi, không cha mẹ, anh em, họ hàng, bạn hữu, không học hành chữ nghĩa, không võ công, không tiền của, mà tình cờ lạc vào giữa chốn võ lâm giang hồ. Đọc xong bộ truyện, tôi tò mò muốn tìm hiểu bài thơ HIỆP KHÁCH HÀNH của thi hào Lý Bạch...
Tôi rất phục những người viết sách, in sách, nhất là những nhà văn định cư ở Hoa Kỳ. Mỗi lần cầm quyển sách trên tay, tôi rất cảm phục tác giả đã chịu khó viết văn. Khi tôi cầm quyển sách "Thiền Tập Với Pháp Ấn" của Cư sĩ, nhà văn Nguyên Giác, nhà xuất bản Ananda Viet Foundation, Tâm Diệu, một Phật tử đã học ở Cal State Fullerton, trình bày, điều đầu tiên tôi tự nhủ: hình bìa đẹp quá, màu sắc nổi bật, Phật đang ngồi thiền trên tòa sen...
Sách Thiền Tập với Pháp Ấn dày 460 trang gồm 27 chương do Ananda Viet Foundation ở California vừa xuất bản mà tác giả gửi biếu tôi bản đầu tiên. Đây là cuốn sách thứ bảy biên khảo về Thiền của cư sĩ Nguyên Giác...
Tất cả chúng tôi, một số bạn bè và thân hữu của Ca sĩ Kim Tước, liên lạc, tìm đến nhau, để cùng tổ chức một buổi ca nhạc "bỏ túi" cho bà trước khi bà rời tiểu bang California, Hoa Kỳ. Chúng tôi chỉ có vỏn vẹn hai ngày để chuẩn bị. Thư mời hoả tốc gởi đi tối Thứ Bảy, buổi trình diễn vào trưa Chủ Nhật ngày Feb, 5, 2023 tại Viện Việt Học là một quyết định rất nhanh, gọn, của Bác Sĩ Nhãn Khoa Phạm Đỗ Thiên Hương, làm người nhận kinh ngạc. Buổi họp mặt như một lời chia tay trước khi nữ danh ca Kim Tước rời Little Sài Gòn, là nơi bà rất yêu mến, để về tiểu bang khác sinh sống với con trai, vì bệnh già của bà...
Tôi viết về Nhạc sĩ Phạm Duy, một bài khá dài, nhiều chương, với một tình cảm thân thiết, rõ ràng, đơn giản, như ta nói thân hình ông ta chia làm ba phần đầu mình và tay chân, trong đầu có bộ não, vầy thôi, nhưng/ hẳn sẽ làm rất nhiều người không đồng tình. Thậm chí cay đắng, “Thằng này đã ca ngợi thằng kia”.Đây là những người vốn không thích, chẳng ưa, rất ghét Phạm Duy. Tôi không có quyền bình phẩm đúng sai. Tôi vẫn tôn trọng những người này. Vì tôi hiểu, Tự do phải cần được tôn trọng.
Ngày 11 tháng 2 năm 2023, vài tờ báo và trang mạng trong nước đưa tin: Vũ Hoàng Chương từng được đề cử Giải Nobel Văn Chương (The Nobel Prize in Literature). Danh sách được Ủy Ban Nobel công bố trong tháng 2, năm 2023, sau 50 năm giữ kín theo quy định của giải này. Theo đó, Vũ Hoàng Chương là một trong 100 tác giả tên tuổi được đề cử giải Nobel Văn Chương năm 1972...
Khi nhận được sách của tác giả Cù Mai Công gửi tặng, nhìn mấy hình trên bìa là một trời ký ức lại ùa về vì tôi đã được sinh ra và đã lớn lên ở vùng đất có tên Ngã ba Ông Tạ...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.