Hôm nay,  

Tin Văn: Kenzaburo Oe: Cha Và Con (5, Kỳ Chót)

06/02/200200:00:00(Xem: 11747)
Trong khi Oe tạm để văn chương qua một bên, ông tự hứa, sẽ sấn vào đám đông, bởi vì theo ông, những cuộc tranh luận nơi công cộng tại Nhật bây giờ chỉ là một trò chơi cho qua thời gian, hoàn toàn tự mãn, và chẳng phản ảnh bất cứ điều gì quan trọng, đấy là chưa nói đến cái mùi thèm khát tiền bạc đến phát khùng toát ra từ đó. Những ngày này, sự dấn thân chính trị tả phái của Oe, đối với hầu hết những người Nhật tỏ ra bực mình khi phải nhắc tới, chỉ là hoài nhớ một "diễm xưa" của thập niên 50 và 60. "Khi tôi bắt đầu viết", Oe nói, "trước mắt tôi bầy ra cả một thế hệ lớn lao những nhà tư tưởng độc lập - thế hệ hậu chiến - nhưng ngày nay, chỉ là trống rỗng." Những tiểu thuyết gia trẻ nổi tiếng nhất trong giới độc giả bình dân, như Banana Yoshimoto và Haruki Murakami, tỏ ra ít quan tâm tới những chuyện dấn thân hay những rắc rối đa đoan mang tính chính trị như thế hệ lớn tuổi hơn họ; những cuốn tiểu thuyết của họ là nhằm có được cái vẻ trống rỗng chói lòa, của một trò chơi điện tử, video game, và thường xuyên bán ra hàng chục triệu ấn bản. Oe không có ý định vứt những nhà văn kể trên vào thùng rác, nhưng quan tâm đến chuyện này: những tác phẩm của họ phản ảnh và nhằm biện minh cho tầng lớp dân chúng Nhật chẳng thèm có một quan điểm chính trị, và hài lòng sống ở trong cái ao tù, một thứ tiềm-văn hóa thời thiếu niên muộn (late adolestcent) hoặc hậu-thiếu niên (postadolescent).
Kệ mẹ mấy tay già nói gì thì nói. "Tôi biết, những người già hay phàn nàn, nhưng sự tình không hẳn như vậy", Oe tiếp tục. "Hoàn cảnh ở Nhật nghiêm trọng hơn nhiều. Những bè bạn của tôi ở Mỹ lo lắng về không khí trí thức trong xứ sở của chính họ, nhưng tôi nhận ra những con người ở đó có nhiều người độc lập dám ăn to nói lớn, và cũng đa đoan phức tạp hơn. Tại Nhật, văn hóa của chúng tôi quá giản dị, hoặc được giản dị hóa tới mức tối đa. Có một kiểu văn hóa được gọi là văn hóa đại chúng, và cái thứ văn hóa này gần như là tất cả, hoặc có tham vọng ôm lấy tất cả mọi thứ có mùi văn hóa vào trong nó, một thứ văn hóa "cho" và "phục vụ" quần chúng, cứ nói như vậy. Rất hiếm, phải nói là chẳng thể nào bói ra được một tiếng nói, từ những nhà trí thức, nhà tư tưởng của đất nước chúng tôi. Chỉ còn mỗi một thứ quan trọng, thảm thay, lại là hàng nhập: sự quan trọng của những kiểu mẫu mới về suy tư, triết học, từ Âu Châu; ngay cả cái món này, cũng chỉ là nhai lại, chẳng có gì sâu sắc."

Như là một độc giả, và một tư tưởng gia, Oe đắm mình vào văn học Tây Phương, ngay vào lúc, là một đứa con nít, ông bị hớp hồn bởi "Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn", và "The Wonderful Adventures of Nils", của Selma Laderlof, nhà văn người Thụy Điển đã đoạt giải Nobel văn chương [cuốn này đã được dịch ra tiếng Việt là "Những cuộc phiêu lưu trên lưng ngỗng", trước 1975 tại Miền Nam, dịch giả Lý Quốc Sỉnh]. Là một nhà văn, ông hy vọng có cho mình một tầng lớp độc giả người Nhật, tuy nhiên cách viết của ông lại đẩy ông ra ngoài dòng chính - dòng chính này bắt đầu với The Tale of Genji, chảy qua Mishima, và tiểu thuyết gia Nhật được Nobel văn chương trước ông, Yasunari Kawabata, (Nobel văn chương 1968). Oe gọi cách viết của ông là "thứ yếu, ngoại vi" (peripheral). Như Michiko Wilson chỉ ra, những câu văn của Oe thì dài, gai góc; những đề tài của ông, về bất thường, dị dạng, dục tính, và bên lề... là những đề tài ở bên ngoài truyền thống, vốn trọng sự cân bằng, hòa mình vào với vũ trụ thiên thiên, thí dụ vậy. Oe muốn, nghệ thuật Nhật sẽ từ bỏ truyền thống văn phong hóa tính hàm hồ, muốn hiểu ra thì hiểu, tính rỗng tuếch của nó, và cố gắng làm bật ra những bộ mặt thực không măng mặt nạ của người Nhật. Tác phẩm của Oe có tính thô cứng, khiến gần gần gụi với những nhà văn như Mailer, Grass hay Roth hơn là những tiểu thuyết gia Nhật khác. Nhà phê bình văn học quan trọng nhất đối với Oe là Mikhail Bakhtin, một học giả Nga về Rabelais và là lý thuyết gia về chủ nghĩa hiện thực thô kệch (grotesque realism). Có lẽ vì vậy mà nhiều độc giả Tây Phương đã nghĩ là họ bị lừa, khi đọc Oe, bởi vì họ vẫn nghĩ là sẽ gặp được một thứ nhà văn "thứ thiệt" của Nhật, giống như khi đọc tác phẩm Runaway Horses, của Mishima.
Thay vì văn chương, Oe hy vọng, sẽ có một cái gì đó đặc biệt của Nhật, từ chính trị. Trong nhiều năm, ông đã kêu gọi một chính sách phi quân sự cho Nhật. Ông lên tiếng chỉ trích nhà cầm quyền đã sử dụng quân đội quốc phòng, cho những nhiệm vụ hải ngoại, và chỉ trích những chính quyền nước ngoài đã gây sức ép để Tokyo phải làm như vậy. "Người Nhật chọn lựa nguyên lý hòa bình vĩnh cửu như là căn bản của nền đạo đức đưa đến sự tái sinh của chúng ta", ông tuyên bố, trong diễn văn nhận Nobel văn chương. "Đi chệch nguyên lý đó, sẽ là một hành động phản bội lại những dân tộc Á Châu, và những nạn nhân của bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki. Thật chẳng khó khăn gì cho một nhà văn, thí dụ như tôi, khi phải tưởng tượng, một sự phản bội như vậy sẽ đưa đến những hậu quả như thế nào."
Nguyẽn Quốc Trụ (chuyển ngữ bài viết của David Remnick về Oe: Cha và Con)

Ý kiến bạn đọc
23/05/201214:08:09
Khách
Wowza, problem solved like it never hpapeend.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi đương ở trong phòng giải lao của trường thì có cảm giác là lạ: Thấy rờn rợn trên xương sống
Tóm lại, cần nhứt là cái tâm, tâm còn động, còn để buồn vui, tham giận mê hướng dẫn mình là điều nên tránh. Tâm phải tịnh
Một dấu hiệu chỉ ra sự khiếm khuyết của hồi ức, đó là nó nhớ ba chuyện lẩm cẩm.
Nói cho cùng, đứa trẻ nào thì cũng cảm thấy tội lỗi đầy mình đối với bố mẹ, bởi vì, nó biết rằng,
Đồ đạc lớn nhất của chúng tôi – hay nói đúng ra, món đồ chiếm chỗ nhiều nhất – là cái giường của ba mẹ tôi.
Căn Phòng Rưỡi (không hiểu một không gian như vậy có ý nghĩa gì không, ở trong tiếng Anh),
Căn Phòng Rưỡi (không hiểu một không gian như vậy có ý nghĩa gì không, ở trong tiếng Anh),
"Ni héros ni traitres" là tên bài viết trên báo Pháp, Đọc (Lire), số tháng Năm 2002, về một cuốn sách mới ra lò:
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.