Hôm nay,  

Tin Văn: Vĩnh Biệt W. G. Sebald

22/12/200100:00:00(Xem: 7375)
Gửi NBD.
NQT

W.G. Sebald, tiểu thuyết gia, nhà phê bình văn học gốc Đức, đã mất, hưởng dương 57 tuổi, theo tin Tờ New York Times trên lưới số đề ngày 15 tháng Chạp, 2001.

Ông đưa cô con gái Anna về nhà (ở Norwich, Anh quốc); trên đường, lạc tay lái, chắc là do một cơn đau tim, và đâm vào xe tải, theo Andrew Wylie, nhân viên lo việc xuất bản của ông. Có lẽ ông đi liền khi tai nạn xảy ra, còn cô con gái bị thương nặng. Wylie nói thêm, cái chết của Sebald là "không thể nói được" - và là hơi thở hắt sau cùng của một năm xấu.

"Không thể nói được" (unspeakable), một "thuật ngữ" thường được dùng để chỉ những điều ghê gớm tởm lợm của chủ nghĩa Nazi và cực điểm của nó là Lò Thiêu Người. Sebald thường được coi là nhà văn của mọi nỗi bi thương và bao điều tưởng niệm, về cái gọi là "không thể nói được".

Sau đây là một số nhận xét về Sebald của những đồng nghiệp của ông, trên toàn thế giới.

Nhà thơ, tiểu luận gia, tiểu thuyết gia; những hình ảnh mãnh liệt của ông chiếu rọi vào cái thế giới đương thời, với những nhân vật không làm sao thoát ra khỏi cái bóng ma Đệ Nhị Chiến và Lò Thiêu.

Khắc khoải, liều lĩnh, cùng cực, câm nghẹn... những tính từ chỏi nhau như thế đó, được gột sạch những rác rưởi, chỉ khi đó, mới tiếp cận được cái thế giới đậm đặc luôn giãy giụa của Sebald; James Wood viết trên tờ The New Republic. "Người Đức sống ở Anh trên 30 năm này, là một trong những nhà văn Âu Châu đương thời đã đạt tới đỉnh của sự thăng hoa, và đây đúng là một điều thật kỳ bí."

Nhân vật chính của ông, hay là cái phần tử chung (common element) của thời đại chúng ta: một người kể chuyện lang thang. Tác phẩm của ông, một thứ vữa đặc biệt, được trộn bằng giả tưởng, hồi ức và lịch sử.

Ông thật sự lo lắng, về điều gọi là bản chất của hồi ức: liệu quá khứ còn hay mất"

Lẽ dĩ nhiên ông có những tiền thân - những người đi trước - nhưng hiện nay, chẳng có một người nào viết như ông, kẻ gom góp những mảnh vụn của Âu Châu.

"Lịch sử là một cơn ác mộng, ở trong đó, những nhân vật của Sebald và những cuốn sách của ông - như là một toàn thể - cố gắng thức dậy."

Khi "Di dân" (The Emigrants), cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông được dịch ra tiếng Anh và được xuất bản tại Mỹ (1996), ông được đón chào như là một nhà văn của nhà văn (a writer's writer). Susan Sontag, nữ văn sĩ Mỹ, coi đây là một "kiệt tác làm [người đọc] ngỡ ngàng", rằng "nó có vẻ tuyệt hảo vậy mà lại không giống như bất cứ một cuốn sách nào [bà đã] từng đọc".

"Di dân" là câu chuyện về hai người Do Thái thoát khỏi Lò Thiêu (trong một kỳ tới, người viết sẽ xin trình bày cặn kẽ tác phẩm này). Cuốn tiếp theo là "The Rings of Saturn" (1998), một pha trộn (hybrid) giữa hai thể loại tiểu sử và du ký, và đây là câu chuyện của một tay du lịch lạc vào thế giới hồn ma bóng quế (liêu trai chí dị"), được "đặt để" ở miền nam nước Anh. Robert Silman của tờ New York Times, coi đây là một cuộc lữ xuyên qua không gian và thời gian, "xóa sạch thời gian và thách đố tỉ giảo". "Vertigo", bản tiếng Anh của cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông (tiếng Đức, 1990) được xuất bản tiếp theo đó. Chỉ nội bốn cuốn đã đủ để xác định vị thế của ông trong điện chư thần văn học (the literary pantheon, chữ của Mel Gussow trên tờ NY Times). Cuốn tiểu thuyết sau cùng của ông "Austerlitz", được ban biên tập tờ điểm sách NY Times coi là một trong 9 cuốn hay nhất trong năm 2001. Đây là câu chuyện một người sống sót Lò Thiêu truy tìm cội rễ của mình (căn cước của cha mẹ). Trong bài điểm sách trên tờ NY Times, Michiko Kakutani cho rằng, [như một con thuyền ma], cuốn truyện chuyển độc giả của nó vào một không gian của hồi ức, chốn mù sương, với những hình ảnh - nửa là nhớ lại, nửa là mù khơi - và những hồn ma; nó làm người ta nhớ liền tới "Những trái dâu dại" của Ingmar Bergman, những chuyện ngụ ngôn [làm cho người ta sống dở chết dở khi phải đụng đầu với ý niệm] về tội lỗi và thân phận quít làm cam chịu, tức phận người, của Kafka, và lẽ dĩ nhiên, nó còn làm độc giả nhớ tới Proust, với tuyệt tác "Đi tìm thời đã mất". Với Sebald, mọi so sánh như trên đều là thiết yếu, bắt buộc phải như vậy.

(Kỳ tới: Tưởng niệm Sebald: Viết trong bóng tối)
Nguyễn Quốc Trụ

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi đương ở trong phòng giải lao của trường thì có cảm giác là lạ: Thấy rờn rợn trên xương sống
Tóm lại, cần nhứt là cái tâm, tâm còn động, còn để buồn vui, tham giận mê hướng dẫn mình là điều nên tránh. Tâm phải tịnh
Một dấu hiệu chỉ ra sự khiếm khuyết của hồi ức, đó là nó nhớ ba chuyện lẩm cẩm.
Nói cho cùng, đứa trẻ nào thì cũng cảm thấy tội lỗi đầy mình đối với bố mẹ, bởi vì, nó biết rằng,
Đồ đạc lớn nhất của chúng tôi – hay nói đúng ra, món đồ chiếm chỗ nhiều nhất – là cái giường của ba mẹ tôi.
Căn Phòng Rưỡi (không hiểu một không gian như vậy có ý nghĩa gì không, ở trong tiếng Anh),
Căn Phòng Rưỡi (không hiểu một không gian như vậy có ý nghĩa gì không, ở trong tiếng Anh),
"Ni héros ni traitres" là tên bài viết trên báo Pháp, Đọc (Lire), số tháng Năm 2002, về một cuốn sách mới ra lò:
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.